Sun, 10/21/2012 - 08:07 — Kami
Cho dù là thông tin chính
thức lần thứ hai từ truyền thông nhà nước, thì kết quả của Hội nghị Trung ương
6 (HNTƯ 6) - Khóa XI, kết thúc bằng bài diễn văn bế mạc của Tổng Bí thư đảng
CSVN được công bố trên VTV và các phương tiện truyền thông khác đồng loạt đưa
tin. Điều đặc biệt là màn khóc rất xúc động, nhưng dù sao cũng không giảm bớt
nỗi thất vọng của người dân về kết quả của HNTƯ 6. Đặc biệt là trong bối cảnh
nhận thức chính trị của đông đảo người dân Việt nam được nâng cao chưa từng
thấy và được hâm nóng bởi các thông tin bêu xấu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ
trang blog Quan làm báo trong, trước và sau hội nghị. Điều đó đã tạo nên sự
quan tâm đặc biệt.
Về danh chính ngôn thuận, thì kết quả đạt
được của hội nghị Trung ương 6 là hòa cả làng, vì Ban chấp hành Trung ương đã
không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ
Chính trị như ý kiến của Bộ Chính trị đã thống nhất 100% trước đó. Đây là 1 kết
quả đáng thất vọng ngay với cả Bộ Chính trị và phần lớn nhân dân, vì chắc cũng
có nhiều người thất vọng vì kết quả của Hội nghị Trung ương 6 - Khóa 11 đã
không thỏa mãn cho những ước muốn của họ. Đó là phải có một sự thay đổi mạnh
mẽ, nghĩa là ông Thủ tướng Dũng phải bị kỷ luật và phế truất. Nhưng nghĩ cho
cùng, mọi ước nguyện đó chỉ là viển vông, vì nó chỉ là cái thứ thuốc bổ rẻ tiền
cho một người bệnh ung thư giai đoạn cuối, mà không mang lại bất kỳ lợi ích nào
cho người dân, cho đất nước cả. Có chăng chỉ là uy tín của Đảng sẽ bị thiệt hại
đi không ít sau cuộc tổng chỉnh đốn này. Nhưng dù sao đây cũng là một giải pháp
tình thế được mọi người cho là hợp lý nhất có thể có của Hội nghị Trung ương 6.
Việc 5 chiếc ghế trên chủ tịch đòan của HNTƯ 6 luôn bị bỏ trống, cũng đã nói
lên điều khó nói, đó là chúng ta đều tham nhũng giống như nhau cả, các ông
không để tôi yên thì các ông cũng không yên. Hơn nữa nếu thi hành kỷ luật đối
với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị thì không có lẽ
đảng CSVN mà đứng đầu là Bộ chính trị, từng được coi là bộ tham mưu của đảng đã
sai lầm, mắc lỗi. Như thế là vi phạm nguyên tắc bất di bất dịch gắn liền với
lịch sử hoạt động của đảng CSVN là "Đảng luôn luôn đúng, không bao giờ
đảng có thể sai", đó chính là lý do vì sao đảng CSVN lại vin vào lý do
không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.
Chuyện HNTƯ 6 đúng ra là không có gì đáng
nói, đáng viết vì tất cả nó đã diễn ra theo một kịch bản đã được định sẵn trên
cơ sở các nguyên tắc bất di bất dịch của đảng CSVN như đã nói ở trên. Tuy
nhiên, điều đáng nói là ngay sau khi HNTƯ 6 kết thúc, thì người ta lại thấy các
hoạt động rốt ráo của một số nhân vật lãnh đạo cao cấp của đảng và chính quyền
trong vai trò đại biểu Quốc hội gặp gỡ tiếp xúc với cử tri ở các thành phố lớn.
Đặc biệt là hoạt động của ông TBT Nguyễn Phú Trọng ở Hà nội và ông CT Nước
Trương Tấn Sang ở Sài gòn với những phát biểu mang tính đánh bóng bản thân để
nhằm lôi kéo quần chúng với chủ ý làm mất uy tín của một đồng chí trong Bộ
Chính trị.
Ví dụ phát biểu trước cử tri quận Ba Đình,
Tây Hồ (Hà Nội), Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng cho biết: "... chưa bao giờ Đảng có cuộc
phê bình và tự phê bình kéo dài như thời gian qua - từ đầu tháng 5 đến tháng 7.
Việc kiểm điểm công phu từ khâu chuẩn bị lấy ý kiến, tài liệu (có bộ hơn 2.000
trang), trung ương tiến hành trong 21 ngày. 4 lãnh đạo cấp cao đã được kiểm
điểm trong 5 ngày, có một vị tiến hành kiểm điểm trong 2 ngày, sau đó
dừng lại bổ sung rồi lại viết kiểm điểm. Ban chấp hành Trung ương đã dành 5
ngày góp ý, bỏ phiếu. Hay Tổng bí thư cho biết, kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ
thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh mà Quốc hội bầu, phê chuẩn.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm cần tiến hành đạt hiệu quả, khách quan, nếu không sẽ có
hai chiều hướng xảy ra. Có những lãnh đạo không làm gì để không mất lòng ai,
làm tròn vo để đạt tín nhiệm cao, người làm nhiều thì va vấp có khi lại đạt
phiếu tín nhiệm thấp. Trường hợp khác là đi vận động, tranh thủ sự đồng
tình, hứa hẹn..."
Chưa hết, trong cuộc gặp gỡ cử tri tại TP/HCM ngày 17 tháng 10, Chủ tịch Trương Tấn Sang nói: “Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ Chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả”. Có nghĩa là khuyết điểm của Bộ Chính trị và cá nhân “đồng chí đó” là rõ ràng. Nghĩa là không có ai nêu lý do để bênh vực tập thể Bộ Chính trị và cá nhân một đồng chí nào đó đã bị quy lỗi. Nói cách khác, lỗi lầm của Bộ Chính trị và một cá nhân trong tập thể này đã rành rành, không bênh vực được, và chẳng có ai lên tiếng bênh vực". Ông Trương Tấn Sang còn giải thích thêm rằng: "...dù Ban Chấp hành Trung ương quyết nghị không thi hành kỷ luật, “Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.” Và "...Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ. Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng... Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy. Đừng hòng tôi lấy thêm một mi li mét vuông đất nào của Đảng, của Nhà nước, nhưng Đảng và Nhà nước phân công mình thì mình phải làm tròn chức trách. Tính tôi nói rất là thẳng, chứ khiêm tốn cái kiểu mà về nhà ấm ức là không được." Rồi lại còn "Khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng, không làm được thì gửi đơn xin nghỉ, Vinashin chưa phải là chấm hết, hay không hoàn thành nhiệm vụ thì rút lui v.v..."
Chưa hết, trong cuộc gặp gỡ cử tri tại TP/HCM ngày 17 tháng 10, Chủ tịch Trương Tấn Sang nói: “Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ Chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả”. Có nghĩa là khuyết điểm của Bộ Chính trị và cá nhân “đồng chí đó” là rõ ràng. Nghĩa là không có ai nêu lý do để bênh vực tập thể Bộ Chính trị và cá nhân một đồng chí nào đó đã bị quy lỗi. Nói cách khác, lỗi lầm của Bộ Chính trị và một cá nhân trong tập thể này đã rành rành, không bênh vực được, và chẳng có ai lên tiếng bênh vực". Ông Trương Tấn Sang còn giải thích thêm rằng: "...dù Ban Chấp hành Trung ương quyết nghị không thi hành kỷ luật, “Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.” Và "...Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ. Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng... Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy. Đừng hòng tôi lấy thêm một mi li mét vuông đất nào của Đảng, của Nhà nước, nhưng Đảng và Nhà nước phân công mình thì mình phải làm tròn chức trách. Tính tôi nói rất là thẳng, chứ khiêm tốn cái kiểu mà về nhà ấm ức là không được." Rồi lại còn "Khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng, không làm được thì gửi đơn xin nghỉ, Vinashin chưa phải là chấm hết, hay không hoàn thành nhiệm vụ thì rút lui v.v..."
Những dẫn chứng trên để thấy các lãnh tụ ở
Việt nam hiện nay thiếu tinh thần trách nhiệm đối với đảng của họ. Họ quên mất
rằng về mặt nguyên tắc, khi còn ở trên võ đài thì họ có thể đánh nhau chí tử,
thậm chí dùng mọi cách để hạ đo ván đối thủ của mình. Nhưng khi đã kết thúc
trận đấu thì các võ sĩ lại là bạn bè, đồng chí. Trên tinh thần ấy, thì khi HNTƯ
6 kết thúc thì mọi việc phải diễn ra tương tự. Nghĩa là mọi mâu thuẫn phải được
gác bỏ, kể cả trong cuộc chiến Ba - Tư cũng vậy, dù hai bên có phang nhau chí
tử thì cũng là chuyện dưới chân bàn gầm ghế. Còn trên danh nghĩa thì các ông
vẫn đang là đồng chí của nhau. Và nếu hiểu nguyên tắc của đảng CSVN là đồng
thuận tập thể, nghĩa là hai cái đồng đó, trên danh nghĩa là điều tuyệt đối
không ai được phép vi phạm. Chứ còn đã hết hiệp đấu, khi không hạ được đối
phương thì cũng đừng dở trò nói sau lưng để hạ uy tín của người khác. Là những
người nắm cương vị đứng đầu đảng và nhà nước dám nói mà không dám nêu đích danh
thì quả là một lũ hèn. Một khi phe chủ chiến dẫu có đã tung hết đủ mọi ngón
đòn, cả xe pháo mã mà vẫn không hạ được đối thủ, nghĩa là lực bất tòng tâm thì
cũng phải chấp nhận. Đừng có dở chiêu dí tốt chiếu "cùn" khi ván cờ
đã ở thế hòa. Bằng không thì nghĩ lại chuyện cái kênh Nhiêu lộc thối hoắc hồi
năm 2001 - 2002, mà việc tham nhũng đã khiến cho ai đó bị kỷ luật đi?
Theo định nghĩa đảng chính trị là một tổ
chức tập hợp những cá nhân có cùng chí hướng, lý tưởng và mục tiêu, chính vì
thế những người cộng sản thường gọi nhau là đồng chí (hướng). Nhắc đến điều này
lại làm cho ta nhớ lại bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu, nói
về tình đồng chí, đồng đội gắn bó thắm thiết của những người lính trong hoàn
cảnh khó khăn, thiếu thốn, tình cảm có đoạn:
Anh với tôi đôi người xa lạ,
tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu nép bên đầu
Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí !
Và:
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vừng trán đổ mồ hôi
Áo anh rách vai, quần tôi có hai mảnh vá
Miệng còn cười buốt giá chân không giày
Thương nhau ta nắm lấy bàn tay
Người Việt có câu "Đánh nhau chia gạo, nhưng chào nhau ăn cơm", nghĩa là mọi việc phải hết sức sòng phẳng nhưng trong giới hạn nhất định. Việc gì đã xong thì mọi chuyện cũ phải bỏ qua, cho dù mọi bên đều biết rằng cốc nước đã đổ thì lấy lại cũng không còn nguyên như cũ. Trong chính trị cũng vậy, ở các quốc gia đa đảng chính trị, khi có mâu thuẫn ở mức trầm trọng hết tình đồng chí như đã và đang diễn ra trong nội bộ đảng CSVN hiện nay, thì chắc chắn một trong hai bên sẽ tìm cách rời bỏ đảng để lập hay chuyển sang làm thành viên của một đảng khác. Trong trường hợp của đảng CSVN, tình đoàn kết trong đảng nay đã cạn kiệt và không còn nữa, khi ban lãnh đạo đảng đã và đang mất hoàn toàn quyền lực trong đảng và cơ quan hành pháp. Quyền lực giờ đây đã nằm trong tay phe hành pháp và được gắn chặt với đồng tiền, thì phe nhóm muốn khôi phục lại quyền lực thì người ta bất chấp thủ đoạn cũng là điều dễ hiểu. Nhưng cần phải tỉnh táo để nhận biết, đừng biến mình trở thành công cụ của họ.
tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu nép bên đầu
Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí !
Và:
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vừng trán đổ mồ hôi
Áo anh rách vai, quần tôi có hai mảnh vá
Miệng còn cười buốt giá chân không giày
Thương nhau ta nắm lấy bàn tay
Người Việt có câu "Đánh nhau chia gạo, nhưng chào nhau ăn cơm", nghĩa là mọi việc phải hết sức sòng phẳng nhưng trong giới hạn nhất định. Việc gì đã xong thì mọi chuyện cũ phải bỏ qua, cho dù mọi bên đều biết rằng cốc nước đã đổ thì lấy lại cũng không còn nguyên như cũ. Trong chính trị cũng vậy, ở các quốc gia đa đảng chính trị, khi có mâu thuẫn ở mức trầm trọng hết tình đồng chí như đã và đang diễn ra trong nội bộ đảng CSVN hiện nay, thì chắc chắn một trong hai bên sẽ tìm cách rời bỏ đảng để lập hay chuyển sang làm thành viên của một đảng khác. Trong trường hợp của đảng CSVN, tình đoàn kết trong đảng nay đã cạn kiệt và không còn nữa, khi ban lãnh đạo đảng đã và đang mất hoàn toàn quyền lực trong đảng và cơ quan hành pháp. Quyền lực giờ đây đã nằm trong tay phe hành pháp và được gắn chặt với đồng tiền, thì phe nhóm muốn khôi phục lại quyền lực thì người ta bất chấp thủ đoạn cũng là điều dễ hiểu. Nhưng cần phải tỉnh táo để nhận biết, đừng biến mình trở thành công cụ của họ.
Nói như vậy cũng vì, điều đáng ngạc nhiên
là trong lúc cùng quẫn bế tắc như lúc này, thì có những lãnh tụ của đảng CSVN
lại ngang nhiên lôi kéo nhân dân vào cuộc để cùng đứng về phía họ. Với những
lời nói bịp bợm rằng đó là nhiệm vụ của nhân dân giao cho? Xin hỏi nhân dân
nào, nhân dân ở đâu chọn lựa và giao cho các ông trọng trách đó? Để rồi những
gì diễn ra trong và sau HNTƯ 6 giống như câu thành ngữ của Trung quốc “Giảo thố
tử, cẩu tảo thanh”, nghĩa là "Hết mùa săn, giết sạch chó" cũng chỉ vì
muốn chiếm giữ quyền lực.
Mà họ quên đi việc đảm bảo sự đoàn kết
trong đảng, cái được ví như con ngươi của mắt mình.
Xin hỏi các ông còn hay không tình đồng
chí? Nếu không còn thì đứng với nhau trong cùng một đội ngũ làm gì cho lắm
chuyện.
Ngày 21 tháng 10 năm 2012
© Kami
————————
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài
viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
No comments:
Post a Comment