Thu, 10/11/2012 - 04:14 — Kami
Trong thời gian gần đây,
đặc biệt là trong những ngày này, các diễn biến của sự kiên Hội nghị Trung ương
6 (khóa XI) đảng CSVN đang là chủ đề nóng hổi đang được dư luận xã hội trong và
ngoài nước chăm chú theo dõi. Không theo dõi sao được vì đây là một cuộc
"tắm rửa" mang tính quy mô lớn và có thể tắm rửa toàn diện từ đầu não
trở xuống, mà đối tương chính không ai khác là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Uỷ viên Bộ Chính trị một trong tứ trụ của triều đình chính quyền cộng sản ở
Việt nam hiện nay.
Đối với người Việt nam thì đây là sự kiện
bất thường, vì trong lịch sử nắm chính quyền của đảng CSVN thì đây là lần đầu
tiên một nhân vật đứng đầu cơ quan hành pháp có thể bị xử lý kỷ luật vì những
cáo buộc có các hành động cố ý vụ lợi cho gia đình và các nhóm lợi ích có liên
quan. Điều đó dẫn tới thảm họa lớn cho nền kinh tế Việt nam, bỗng chốc đang từ
con Hổ thành con Mèo ướt, với các tập đoàn, tổng Cty một thời từng được biết
đến với như là các quả đấm thép của nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đến
nay đã và đang bên bờ vực của sự phá sản. Đồng thời kéo theo hàng loạt các
doanh nghiệp khác cũng bị ảnh hưởng và ở tình trạng tương tự. Tất nhiên nếu
tỉnh táo thì người ta sẽ hiểu rằng đó không phải chỉ là lỗi của một mình ông
Dũng mà như nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nhận xét rằng Việt Nam hiện
đang mắc lỗi hệ thống và ông An còn cho rằng "Với thể chế như hiện nay ở
Việt Nam thì mọi thành công hay thất bại đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của
Đảng"
Việc chấn chỉnh hay sửa đổi về tư cách đạo
đức của các đảng viên thuộc các đảng chính trị phải là việc làm thường xuyên,
liên tục từng ngày từng giờ, vì quyền lực nếu để cho một cá nhân hay một chính
đảng nắm tuyệt đối sẽ dẫn tới sự tha hóa tuyệt đối là điều không thể chối cãi.
Điều đó rất dễ nhận thấy và là kinh nghiệm của những ai đã từng sống trong một
xã hội đa nguyên đa đảng, vì chỉ có việc đa đảng chính trị mới tạo điều kiên
cho các đảng phái đối lập thực hiện vai trò trong việc kiểm soát và điều chỉnh
quyền lực (check and balances) của chính phủ nói riêng, hay của một tổ chức nhà
nước nói chung. Chứ không thể để 2-3 kỳ đại hội đảng cầm quyền người ta mới tiến
hành chấn chỉnh đảng với mục đích kéo lại uy tín của đảng như ở Việt nam.
Trong một xã hội dân chủ đa nguyên áp dụng
chế độ dân chủ nghị viện thì cơ quan lập pháp (Quốc hội) được hình thành sau
một cuộc bầu cử dân chủ trung thực và công bằng. Các chính đảng tuy có một hệ
tư tưởng hay một đường lối, mục tiêu thực hiện một nhiệm vụ, lý tưởng để bảo vệ
quyền lợi của một tầng lớp, giai cấp khác nhau và có thể có những thời điểm có
sự xung đột về quyền lợi của phe chính phủ và phe đối lập, nhưng chỉ là tạm thời.
Song điểm chung nhất của các chính đảng là phải trung thành với lợi ích quốc
gia, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của quốc gia đó. Và khi tổng số ghế dân
biểu được chia thành hai phe: phe chính phủ và phe đối lập. Phe chính phủ được
hình thành bởi một hay nhiều đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội và phe đối lập
cũng hình thành từ một hay nhiều đảng nhưng chiếm số ghế trong Quốc hội ít hơn.
Tuy vai trò của phe chính phủ và phe đối lập khác nhau, nhưng vị thế trong Quốc
hội là ngang nhau. Lãnh tụ phe đối lập có vị thế tương đương với chức vụ Thủ
tướng, đồng thời có quyền yêu cầu chủ tịch Quốc hội tổ chức chất vấn buộc Thủ
tướng và các thành viên nội các phải điều trần trước Quốc hội theo định kỳ hay
bất thường nếu có các bằng chứng cụ thể về việc vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Nói nôm na thì khái niệm quốc gia được hiểu như một căn nhà, mà bên trong là vô
số tài sản từ tài nguyên, tiền bạc từ ngân sách quốc gia v.v...mà người chủ căn
nhà đó là toàn thể dân chúng Thì phe đối lập thực hiện chức năng của một con
chó giữ nhà, canh phòng đề phòng bọn ăn cắp (chính phủ). Như vậy để thấy rằng
chế độ độc đảng là nguyên nhân của sự tham nhũng, bởi khi kẻ trộm và người bảo
vệ tài sản quốc gia có cùng chí hướng. Nghĩa là không thể để thằng ăn trộm và
và người bảo vệ tài sản quốc gia ở trong cùng một đảng được. Đó là một nguyên
tắc bất khả kháng của một nhà nước pháp quyền.
Ở Việt nam, với chế độ chính trị là một mô
hình độc đảng duy nhất nắm vai trò lãnh đạo toàn diện trên mọi mặt của nhà nước
và xã hội thì đã trái với lẽ tự nhiên, vì không ai hay tập thể nào muốn tự đánh
vào mình dưới danh nghĩa tự phê cả. Nguy hiểm hơn mọi chủ trương chính sách của
đảng CSVN đều được cụ thể hoá trong Hiến pháp và Pháp luật, thế là công dân
chấp hành Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước là chấp hành sự lãnh đạo của Đảng
và xã hội sẽ được nhà nước quản trị bằng chỉ thị, nghị quyết trực tiếp của đảng
thay cho bằng pháp luật. Vô hình chung họ đã buộc mọi công dân phải chấp nhận
vai trò như một đảng viên. Ở nước có đa đảng tham chính, thông thường các đảng
quy định đảng viên của Đảng đó có trách nhiệm tuân thủ theo lập trường của đảng
đó... và các đảng tranh giành sự ủng hộ của người dân, tranh giành lợi ích cho
đảng mình thông qua lá phiếu bầu. Còn ở Việt Nam, là chế độ độc đảng nên đảng không
phải tranh giành lá phiếu với đảng nào cả, mà chỉ là lá phiếu của những đảng
viên, của những người đại biểu nhân dân được đảng chỉ định thì thử hỏi ai sẽ là
người thực hiện vai trò trong việc kiểm soát và điều chỉnh quyền lực (check and
balances). Đó là nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng lòng tin của dân chúng đối
với chính quyền, điều mà lẽ ra phải được kiểm tra, giám sát không ngừng nghỉ
trong mọi thời gian của một phe phái đối lập. Nếu có đầy đủ hệ thống tam quyền
phân lập (độc lập), tự do báo chí và một phe đối lập đủ mạnh thì không bao giờ
đảng câm quyền phải mất thì giờ với việc chỉnh đốn đảng để khôi phục lòng tin
như đảng CSVN đang làm trong lúc này. Vừa tốn của, mất thời gian và mất lòng
tin nhưng những cái đó không bằng những mất mát như chính phủ của Thủ tướng
Dũng đã gây ra trong một vài năm gần đây.
Vai trò của đối lập trong mọi quốc gia giữ
một vai trò đặc biệt quan trọng, trong Quốc hội các đại biểu của phe đối lập là
công cụ thay mặt người dân nhằm giám sát các hoạt động của chính phủ trong giới
hạn của pháp luật cho phép. Sự có mặt của đối lập với những phản biện thẳng
thắn, thậm chí gay gắt và dứt khoát với những bằng chứng, chứng cớ cụ thể phần
nào đã giúp chính quyền luôn đưa ra những quyết định đúng đắn và sáng suốt.
Đồng thời phe đối lập còn là phương tiện để giúp chính quyền nắm bắt những ý
kiến và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Khi những ý kiến đòi hỏi của dân
chúng, kể cả sự bất mãn của họ nếu được phản ảnh kịp thời từ phe đối lập và
được lãnh đạo chính phủ có biện pháp đáp ứng thỏa đáng, kịp thời thì đấy nghĩa
là nhiệm vụ của phe đối lập đã hoàn thành. Ở các quốc gia dân chủ và đa nguyên,
chính quyền khuyến khích và tài trợ kinh phí hoạt động từ ngân sách cho các
đảng phái chính trị, bất kể đảng đó là đảng đối lập hay đảng cầm quyền, kể cả
là đảng đã đăng ký hoạt động mà không có ghế trong quốc hội.
Hậu quả của chế độ độc đảng toàn trị ở Việt
nam hiện nay hết sức lớn, khó mà kể hết. Nhưng một điều nguy hiểm nhất là với
cơ chế độc đảng, nhất nguyên là người ta đã tuyên truyền một chiều đã khiến cho
nhiều người đã hiểu sai về ý nghĩa đa đảng chính trị và vai trò kiểm tra giám
sát hoạt động của chính phủ của phe đối lập. Ai cũng nghĩ rằng có đa đảng là có
sự xâu xé, tranh giành quyền lực giữa các đảng phái chính trị. Vì có lẽ họ hiểu
rằng các đảng chính trị đều lộng quyền và đứng trên pháp luật như đảng CSVN
đang làm? Mà ít ai hiểu được đó mục tiêu thật của mấy thằng đầy tớ đi ăn trộm
thì luôn luôn sợ và nói xấu các "con chó" canh nhà (đảng đối lập) cho
nhân dân. Nên hiểu trong một nhà nước pháp quyền thì không có cá nhân hay đảng
phái nào được đứng trên luật pháp, tất cả hoạt động của các đảng chính trị dù
thuộc phe chính phủ hay phe đối lập đều nằm trong khuôn khổ hiến pháp và pháp
luật với một hệ thống tư pháp độc lập, cộng với một Tòa án Hiến pháp sẽ xét xử
công minh.
Nhưng kiến thức và hiểu biết trên đây không
có gì mới mẻ, vì trong lịch sử xã hội loài người cho thấy các quốc gia theo thể
chế dân chủ nghị viện trước kia kể carcasc quốc gia theo chế độ Quân chủ lập
hiến hiện nay đã áp dụng mô hình này khoảng hơn 200 năm, từ sau cuộc cách mạng
tư sản Pháp (1789-1799). Nhưng ở Việt nam một quốc gia gần đội sổ bảng xếp hạng
của thế giới vẫn còn một số kẻ thiểu năng trí tuệ vẫn ôm mộng lãnh đạo thế
giới. Chắc là họ muốn đưa xã hội loài người đi ngược lịch sử về thời đại cộng
sảng nguyên thủy, ăn lông ở lỗ sống kiểu bầy đàn?
Hiện nay Việt nam đã và đang lâm vào khủng
hoảng toàn diện về mọi mặt kinh tế, xã hội và kể cả chính trị cho dù đang được
dấu dưới vỏ bọc ổn định sẽ mãi mãi không có lối thoát nếu không tiến hành cải
các toàn diện và sâu rộng về chính trị ngay lập tức. Một thể chế chính trị phù
hợp để đáp ứng đó là: phải bảo đảm được sự độc lập và phân quyền rõ rệt giữa ba
ngành Lập Pháp - Hành Pháp - Tư Pháp (Tam quyền phân lập) để không tạo điều
kiện cho bất cứ một đảng phái nào có thể khống chế nền chính trị quốc gia. Tự
do tư tưởng và tự do báo chí cộng với đa nguyên, đa đảng để tạo điều kiện cho
phe đối lập hình thành và hoạt động trong Quốc hội để làm nhiệm vụ giám sát
hoạt động của chính phủ.
Khổ hải mang mang,
Hồi đầu thị ngạn.
Đó cũng chính là những biện pháp để đưa
quốc gia Myanmar thoát ra khỏi sự khủng hoảng. So với Myanmar thì chính trị
Việt nam quá nhiều thuận lợi để tiến hành cải cách chính trị, trở ngại duy nhất
là sự ích kỷ, lòng tham và sự ham mê quyền lực của một thiểu số nắm quyền lãnh
đạo quốc gia chiếm tỷ lệ khoảng 0,01% dân số. Nếu tự bọn họ vượt qua được chính
mình thì quả là hồng phúc của cả dân tộc. Và nếu ngược lại, nếu họ cứ cố bấu
víu thì chúng ta phải làm gì?
Nếu là bạn?
Ngày 10 tháng 10 năm 2012
© Kami
————————
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài
viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
No comments:
Post a Comment