Wednesday,
October 10, 2012
I. Chủ Nghĩa Tư Bản
Ngay từ khi xuất hiện cho đến ngày nay
chủ nghĩa tư bản luôn là đối tượng nghiên cứu và đánh giá của môn xã hội học
của thế giới và đến tận hôm nay vẫn chưa thể có đánh giá nhất quán về vai trò
và tương lai của chủ nghĩa tư bản. Trong thế kỷ 20 đã xuất hiện phong trào cộng
sản và nhiều phong trào cánh tả khác mà mục tiêu cơ bản là để loại bỏ bất công
của chủ nghĩa tư bản. Với thất bại của những nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản
cổ điển, với độ lùi nhất định về thời gian sự đánh giá về chủ nghĩa tư bản đã
có một nội dung mới khách quan hơn và toàn diện hơn:
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh
tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và
phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập
như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 17. Sau cách mạng Pháp
cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của “nhà nước tư bản chủ nghĩa” dần dần
chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ
phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản
chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Chủ nghĩa tư
bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách
khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu,
và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách
an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư
bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn
là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà
nước.
Đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là
nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã
hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm
phạm của con người.
Trong hình thái kinh tế tư bản chủ
nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các
công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của
thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của
các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành
thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh
doanh tự do, cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị
trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải
là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên tự
do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản thành phần kinh tế tư nhân chiếm toàn bộ nền
kinh tế. Sau này cùng với mô hình kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước với sự can
thiệp điều phối của nhà nước vào quá trình kinh tế thì tỷ trọng của thành phần
tư nhân có giảm xuống nhưng đối với một nền kinh tế tư bản đặc trưng nó luôn
chiếm tỷ trọng là thành phần lớn nhất trong nền kinh tế. Thành phần kinh tế tư
nhân đóng vai trò năng động, lực đẩy quyết định tính hiệu quả của nền kinh tế
tư bản, còn thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu để giải quyết các vấn đề xã hội
đảm bảo công ăn việc làm cho lực lượng lao động tránh gây xáo trộn lớn trong xã
hội và để kinh doanh trong các ngành cần thiết nhưng khó sinh lời.
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tự do
kinh doanh lấy công nghệ, máy móc, và chất xám làm phương tiện sản xuất chính
và là nền kinh tế định hướng sang công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Sự định
hướng này hoàn toàn do yếu tố lợi nhuận và thị trường điều phối. Do phương tiện
sản xuất là công nghệ, tri thức nên nền sản xuất tư bản chủ nghĩa để có lợi
nhuận tối đa luôn có xu hướng hướng đến “nền sản xuất lớn” với sự tái đầu tư mở
rộng và gắn liền với cách mạng khoa học-công nghệ. Việc nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả kinh doanh là lợi ích sống còn của các chủ sở hữu doanh nghiệp
trong cạnh tranh giành lợi nhuận.
Mua bán sức lao động là đặc điểm rất
nổi bật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Giữa người thuê lao động và người lao
động ràng buộc kinh tế với nhau bằng hợp đồng lao động: người lao động và chủ
doanh nghiệp mua bán sức lao động theo các yếu tố của thị trường. Công nhân có
thể thanh lý hợp đồng lao động với người thuê lao động này và sang làm việc cho
người thuê lao động khác và nếu muốn cùng với có khả năng hoặc may mắn thì cũng
có thể trở thành chủ doanh nghiệp.
Cả xã hội là một thị trường lao động
lớn và thường thì cung ứng lao động nhiều hơn yêu cầu lao động do vậy trong xã
hội tư bản chủ nghĩa thường tồn tại nạn thất nghiệp. Tuy nhiên nguy cơ của nạn
thất nghiệp đóng vai trò kích thích người lao động nâng cao kỹ năng và kỷ luật
lao động trong cuộc chạy đua bảo vệ chỗ làm việc, đó chính là một trong những
động lực giúp nên khoa học kỹ thuật và cả con người trong xã hội tư bản không
ngừng phát triển theo thời gian.
Vì nền kinh tế được điều hành bởi cá
nhân và các doanh nghiệp tư nhân định hướng đến quyền lợi cá nhân nên kinh
doanh trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về cơ bản là tự định hướng, tự điều hành,
tự phát theo quy luật của thị trường tự do và quy luật cạnh tranh hay đó là nền
kinh tế thị trường..
Chính vì đặc điểm kinh tế cơ bản là
quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất và kinh tế thị trường tự do kinh
doanh nên đã kéo theo các đặc điểm khác về mặt luật pháp, triết học và tâm lý
của xã hội tư bản chủ nghĩa
Mọi giá trị kinh tế, văn hoá, chính
trị, xã hội đều có thể và phải được lượng giá bằng tiền tệ trong các mối quan
hệ xã hội, dựa trên sự lượng giá đó để đánh giá giá trị đối với xã hội, do đó
sự lượng giá các giá trị này hoàn toàn mang tính thị trường và thay đổi rất
nhanh theo thời gian, xã hội rất năng động như một thị trường các giá trị lên
giá và xuống giá rất nhanh.
Về phương diện nhân quyền, đối với xã
hội tư bản chủ nghĩa cá nhân là chủ thể trung tâm của xã hội: là người sáng tạo
ra của cải vật chất và tinh thần và là người thụ hưởng các thành quả đó. Cá
nhân có trách nhiệm hoàn toàn trước xã hội và có các quyền bất khả xâm phạm đó
là nhân quyền. Quyền lợi của cá nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa là tối cao
nếu nó không phủ định quyền của cá nhân khác. Ở đây khái niệm cá nhân là rất cụ
thể, mọi người đều được hưởng đầy đủ và trọn vẹn mọi quyền tự do dân chủ như đã
được quy định trong tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.
Vì nền tảng kinh tế tư bản chủ nghĩa
khước từ mô hình chỉ huy tập trung, kinh tế tư bản đề cao sự hành động sáng tạo
của cá nhân nên tâm lý xã hội cũng xa lạ với những giáo điều là “chân lý” không
cần bàn cãi. Các quốc gia tư bản chủ nghĩa không có giáo lý chung cho “chủ
nghĩa” của hệ thống này. Xã hội tư bản chủ nghĩa không bắt buộc công nhận bất
cứ “chủ nghĩa”, học thuyết hoặc nhân vật thần thánh nào. Thượng đế cũng bị phán
xét, mọi lý thuyết xã hội, chính trị hoặc lý luận của các tổ chức và cá nhân
đều phải qua thực tế kiểm nghiệm và phán xét công khai và được chấp nhận hoặc
loại bỏ thông qua bầu cử của hệ thống chính trị. Do đó chế độ chính trị của xã
hội tư bản chủ nghĩa thường dựa trên chế độ đa đảng cạnh tranh đa đảng và đa
nguyên chính trị. Đây là đặc điểm tư tưởng chính trị khác nhau cơ bản của một
nhà nước tư bản chủ nghĩa với một nhà nước cộng sản.
Lịch sử đã ghi lại những tiến bộ tuyệt
diệu đạt được nhờ chủ nghĩa tư bản trong một khoảng thời gian ngắn ngủi – sự
cải thiện ngoạn mục các điều kiện tồn tại của con người trên trái đất.
Chuyện ấy không bị che giấu, tránh né,
không bị bác bỏ bởi đủ những tuyên truyền từ chế độ công sản, những kẻ thù của
chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều cần đặc biệt nhấn mạnh là một thực tế rằng tiến bộ
này đã đạt được bởi những phương thức không cần có sự hy sinh.Tiến bộ không thể
đạt được bằng việc bắt người ta phải thiếu thốn, bằng việc ép cho ra một lượng
“thặng dư xã hội” từ những nạn nhân chết đói như trong chế độ cộng sản.
Tiến bộ chỉ có thể đến từ thặng dư cá
nhân, tức là từ công việc, năng lượng, sự dư thừa sáng tạo của những con người
mà năng lực của họ sản xuất ra nhiều hơn mức tiêu dùng cá nhân của họ đòi hỏi,
những người có khả năng về trí tuệ và tài chính để tìm kiếm cái mới, để cải
thiện cái đã biết, để tiến lên.
Trong một xã hội tư bản, nơi những con
người đó được tự do hoạt động và mạo hiểm, tiến bộ không phải là chuyện hy sinh
bản thân mình cho một tương lai xa vời nào đó, nó là một phần của thực tại mà
người ta đang sống, là cái bình thường và tự nhiên, người ta đạt được nó như
người ta sống và khi người ta sống – và hưởng thụ – cuộc sống của mình.
II. Chủ Nghĩa Tư Bản Đỏ
Chủ nghĩa tư bản đỏ cũng là một hình
thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu thế kỷ 20 cũng tại
Âu sau cuộc cách mạng vô sản vào tháng 10 năm 1917 tại Nga rồi dần loang đến
các nước láng giềng ở Đông Âu rồi Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba và một
số quốc gia Châu Phi. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đỏ từ chủ nghĩa tư bản
hay phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng mà đó là một sự phát
triển tự nhiên và tất yếu của xã hội dưới tác động của hệ thống chính trị. Chủ
nghĩa tư bản đỏ không đồng nhất với chủ nghĩa xã hội dù nền tảng là kinh tế
công hữu hóa, nói cách khác chủ nghĩa tư bản đỏ là một biến thái của Chủ Nghĩa Xã
Hội và Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Bởi trong thực tế, không có Chủ Nghĩa
Xã Hội hay Chủ Nghĩa Cộng Sản, nơi không có sự bất bình đẳng về các thành phần
kinh tế xã hội, không có quyền tư hữu về của cải vật chất hay tư liệu sản xuất,
không có kẻ giàu người nghèo và không có chế độ người bóc lột người, không có
sự dị biệt về giai cấp xã hội, nơi của cải vật chất thuộc về sở hữu nhà nước và
con người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu: Tức là thích thì lao động sản
xuất, không thích thì cứ nghỉ ngơi vui chơi giải trí, và muốn hưởng thụ những
thành quả lao động của xã hội bao nhiêu là tùy thích… Tất cả những điều này là
hoang đường, là hoang tưởng, là phi thực tế, là trái với quy luật phát triển tự
nhiên, bởi bản năng gốc của con người là SỞ
HỮU. Ngay từ khi vừa lọt lòng mẹ, một đứa trẻ chưa có nhận thức về con
người hay xã hội mà đã biết sở hữu bầu vú mẹ, và quyết chiếm hữu độc quyền bầu
vú mẹ, chống lại mọi sự “xâm phạm” của những đứa trẻ láng giềng rồi, tất nhiên
khi càng lớn lên, con người càng nhận thức về những nhu cầu khác của đời sống
thì tính sở hữu càng lớn, càng sâu sắc hơn. Những xung đột của các ấu nhi trong
các vườn trẻ, mẫu giáo, để lại những vết cắn, vết quào trên mặt nhau khi tranh
giành đồ chơi, ghế ngồi… cũng là một biểu hiện của quyền tư hữu.
Sau khi cướp chính quyền bằng bạo lực
cách mạng, chính quyền cộng sản tiến hành cuộc cách mạng vô sản nhằm xóa bỏ
giai cấp, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ quyền tư hữu về tư liệu sản
xuất bằng cách tống giam các nhà tư sản bóc lột nhân dân vào các trại cải
tạo,tịch biên nhà cửa và công hữu hóa nhà máy, công ty, xí nghiệp của các tập
đoàn tư bản, chuyển hóa quyền sở hữu tư nhân trước đây sang quyền sở hữu tập
thể và tiếp tục vận hành, sản xuất theo cơ chế mới, cơ chế quản lý phương tiện
sản xuất và lực lượng sản xuất theo đường lối XHCN, rồi bế tắc vì đường lối xã
hội chủ nghĩa là một con đường ảo theo trí tưởng tưởng của Karl Marx là một nhà
hoang tưởng, bị bệnh tâm thần phân liệt rất nặng, vì vậy mà sản xuất đình trệ,
kinh tế suy sụp chạm đáy, xã hội khủng hoảng thiếu nghiêm trọng, con người phải
ăn thức ăn gia súc để tạm sống qua ngày. Để cứu vãn tình thế đó, nhà cầm quyền
vô sản phải thực hành chính sách Perestroyka (перестройка) có nghĩa là “cải tổ”
hay “đổi mới” mà theo nhận định của Gorbachov, một lãnh tụ của nhà nước vô sản
Nga lúc bấy giờ là: “Tính ưu việt của cơ chế thị trường đã được biểu hiện
trên quy mô quốc tế, và vấn đề giờ đây là, liệu có thể đảm bảo được an toàn về
mặt xã hội ở một mức độ cao trong các điều kiện của cơ chế thị trường. Câu trả
lời như sau: không những chỉ có thể đảm bảo được điều đó, mà nền kinh tế thị
trường được điều tiết sẽ cho phép tăng của cải quốc gia lên tới một mức độ mà
mức sống của mọi người cũng sẽ được nâng cao. Và tất nhiên quyền lực nhà nước
nằm trong tay chúng ta”. Như vậy, sau ngót 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã phá
chủ nghĩa tư bản đang giãy chết, những người cộng sản đầu sỏ bắt đầu nhận thức
ra tính ưu việt của Chủ Nghĩa Tư Bản, và quyết định đổi mới bằng cách quay về
chốn cũ, đó là bối cảnh ra đời của Chủ Nghĩa Tư Bản đó. Tuy nhiên, dù là quay
về, dù là trở lại “mái nhà xưa” nhưng Chủ Nghĩa Tư Bản Đỏ không phải là Chủ
Nghĩa Tư Bản, bởi Chủ Nghĩa Tư Bản là sự ra đời một cách tự nhiên theo sự phát
triển của khoa học kỹ thuật và của công nghệ máy móc hiện đại, còn Chủ Nghĩa Tư
Bản Đỏ là con đẻ của chủ nghĩa xã hội.
Đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản đỏ
là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân của nhà tư bản đỏ, tức là các quan chức chính
phủ, lãnh đạo các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương là những cổ đông
của những tài sản gồm các công ty xí nghiệp, các tập đoàn các Trusts được quốc
hữu hóa trước đây trong cuộc cách mạng vô sản, đến khi perestroika, tức đổi mới
về đường lối chính trị và kinh tế, thì các khối tài sản và các công ty xí
nghiệp, các tập đoàn các Trusts được cổ phần hóa cho gia cấp lãnh đạo và tất
nhiên quyền tự do sản xuất và kinh doanh của giai cấp này cũng được xã hội bảo
vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của
con người tư bản đỏ.
Trong hình thái kinh tế của chủ nghĩa
Tư Bản Đỏ, các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức
các công ty tư nhân, các tập đoàn để thu lợi nhuận không qua cạnh tranh trong
các điều kiện của thị trường tự do, mà hoàn toàn độc quyền: Các công ty tư của
các nhà tư bản đỏ tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế
chủ yếu của nền kinh tế chủ nghĩa tư bản đỏ. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu
đặc quyền của giai cấp thống trị, kinh doanh độc quyền, không cạnh tranh, bất
bình đẳng trong phân phối của cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư
bản đỏ.
Điểm khác biệt giữa nền kinh tế tập
trung XHCN với nền kinh tế Tư Bản Đỏ đó là sự thừa nhận tồn tại các giai cấp,
cũng như thừa nhận chế độ người bóc lột người trong xã hội: Giai cấp thống trị
bao gồm các lãnh đạo đảng và nhà nước và thân bằng quyến thuộc của họ, tồn tại
theo hình thức “cáo mượn oai hùm” gồm những nhà tài phiệt, những ông bầu, là
giai cấp bóc lột, đây chính là những nhà Tư Bản Đỏ, họ có toàn quyền quy hoạch
các khu đô thị sinh thái, các khu công nghiệp, các khu chế xuất, các sân gofl
và họ có toàn quyền giải tỏa, cưỡng chế, thu hồi đất đai nhà cửa, đưa dân cư
đến những khu tái định cư mới, và họ có toàn quyền định mức giá đền bù cho các
loại đất mà họ thu hồi. Giai cấp bị trị là toàn thể nhân dân nghèo, không đảng
viên, đặc biệt là những thành phần có liên quan đến các tổ chức tôn giáo hay
thân nhân của những người từng tham gia trong chính quyền cũ, chính quyền Việt
Nam Cộng Hòa ở Miền Nam trước đây.
Xuất Khẩu Lao Động, tức là mua bán sức
lao động theo hình thức buôn bán nô lệ thời hiện đại là đặc điểm rất nổi bật
của nền kinh tế tư bản đỏ. Giữa người thuê lao động và người lao động không
ràng buộc kinh tế với nhau bằng hợp đồng lao động, mà hợp đồng lao động chỉ
được ký kết giữa những nhà Tư Bản đỏ với người thuê lao động là những chủ cả
của các công ty, xí nghiệp tư bản ngoại quốc: Người lao động được đối xử như nô
lệ thời Trung cổ và chủ doanh nghiệp mua bán sức lao động theo các yếu tố của
thị trường. Người lao nô không thể thanh lý hợp đồng lao động với người thuê
lao động ngay cả khi bị tai nạn lao động hay ốm đau bệnh tật, bởi mọi đặc quyền
đặc lợi thuộc về các nhà tư bản đỏ, tức là các lãnh đạo đảng và nhà nước.
Mọi giá trị kinh tế, văn hoá, chính
trị, xã hội đều không được lượng giá bằng tiền tệ trong các mối quan hệ xã hội,
Không dựa trên sự lượng giá đó để đánh giá giá trị đối với xã hội, mà mọi sự
lượng giá các giá trị này hoàn toàn phụ thuộc vào sự chỉ đạo và quy định của
đảng và nhà nước, mà đại diện là của các nhà tư Bản Đỏ.
Về phương diện nhân quyền, đối với xã
hội tư bản đỏ, lãnh đạo đảng và nhà nước là các chủ thể trung tâm của xã hội:
Họ được xem là người sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần và là người thụ
hưởng các thành quả đó. Nhân dân không có một vai trò gì trong xã hội, nhân dân
là giai cấp bị trị, cho nên họ không có bất cứ một quyền tự do nào. Xúc phạm
đến thân thể hay nhân phẩm của các nhà Tư bản đỏ hay thuộc hạ của họ, sẽ bị kết
tội chống người thi hành công vụ có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 18 năm. Người
lại các nhà tư bản đỏ và thuộc hạ của họ có quyền trấn áp tất cả mọi người dân,
có thể dùng các điều 79, 88… của bộ luật hình sự để quy kết nhân dân tội tuyên
truyền chống nhà nước hoặc âm mưu lật đổ chính quyền, và họ có thể bị giam tù
từ 4 năm đến 20 năm hoặc từ chung thân đến tử hình.
Trong xã hội tư bản đỏ, nơi những con
người bị tước đoạt hết mọi tự do hoạt động hay mạo hiểm, tiến bộ nhất định phải
là chuyện hy sinh bản thân mình cho một tương lai xa vời nào đó, nó không phải
phần của thực tại mà người ta đang sống, mà người ta chỉ có thể đạt được nó khi
người biết dân thân, biết hy sinh, bởi tự do, dân chủ nhân quyền chỉ là đặc
quyền của giai cấp thống trị, tức là của tập đoàn tư bản đỏ, còn đối với người
dân, với giai cấp bị trị thì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền chỉ tồn tại trong
giấc mơ của họ mà thôi.
Một số người cho rằng con đường phát
triển Chủ Nghĩa Tư Bản Đỏ là một đường tròn khép kín, đi từ Chủ Nghĩa Tư Bản
đến Chủ Nghĩa Tư Bản nhưng vì đường kính của vòng tròn quá lớn, nên những người
cộng sản lầm tưởng là họ đang đi trên đường thẳng. Điều này không hoàn toàn
đúng, vì thực ra khi quay lại với Chủ Nghĩa Tư Bản, những nhà lãnh đạo đảng và
nhà nước đã thâu tóm hết mọi quyền lợi cả vật chất lẫn tinh thần, và chỉ có
giai cấp thống trị là đối tượng duy nhất được hưởng lợi trong xã hội, còn nhân
dân là giai cấp bị trị, là nạn nhân của đói nghèo, của mọi đàn áp, bóc lột và
mọi sự tước đoạt từ của cải đến các quyền tự do dân chủ, cũng như quyền làm
người. Và một điều dễ nhận thấy đó là người cộng sản rất giỏi dùng các uyển ngữ
để đánh tráo khái niệm, chẳng hạn trong quá khứ, họ đã dùng “chuyên chính” để thay cho “độc tài” khiến cho toàn dân
Bắc Kỳ ai cũng ủng hộ “chuyên chính” nhưng đả đảo “độc tài” và hiện nay cũng để
tranh thủ sự ủng hộ của nhiều người, họ đã thay “Chủ Nghĩa Tư Bản Đỏ” bằng “Nền
Kinh Tế Thị Trường Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”. Nhờ chính sách đánh
lận con đen này mà chủ nghĩa tư bản đỏ hiện vẫn đang phát triển, và những nhà
Tư Bản Đỏ vẫn đang sống hiên ngang, đang rất an nhiên tự tại trên đầu trên cổ
của cả 95 triệu người dân Việt, mà không ít là các nhân sỹ trí thức có đầy đủ
học hàm học vị.
Thương thay!
Ngày
07 tháng 10 năm 2012
Nguyễn Thu Trâm
Posted
by Nguyễn Thu Trâm at 3:20 AM
No comments:
Post a Comment