Khánh An, phóng viên RFA
2012-10-18
Trong
buổi tiếp xúc với cử tri TPHCM hôm 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thừa
nhận tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng và kêu gọi toàn dân cùng tham
gia chống tham nhũng.
Người
dân phản hồi thế nào? Khánh An có bài tìm hiểu.
Tố
tham nhũng, bắt người tố trước?
Ngay
sau khi kết thúc Hội nghị trung ương 6, các lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam
lập tức tiến hành việc tiếp xúc cử tri ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM
trong cùng ngày 17/10.
Tại
buổi gặp gỡ, cả hai vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội và Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang tại TPHCM đều lên tiếng khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà
nước trong việc chống tham nhũng. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thừa nhận vấn
nạn tham nhũng hiện nay không còn dừng lại ở mức độ “một bộ phận nhỏ” như những
khẳng định trước kia nữa, mà đã tràn lan đến mức “tập đoàn” như lời một cử tri.
Chủ tịch nước kêu gọi toàn dân hãy cùng tham gia chống tham nhũng vì đây là một
trách nhiệm của công dân.
Từ
những phát biểu và kêu gọi của các lãnh đạo, một lần nữa, tệ nạn tham nhũng đầy
nhức nhối tại Việt Nam lại được dư luận nhắc đến nhưng không mấy lạc quan và
tin tưởng.
Bà Lê Hiền Đức, 81
tuổi, người được biết đến với biệt danh “Công dân chống tham nhũng”, cho rằng
không thể tin được những khẳng định, tuyên bố, quyết tâm của các lãnh đạo được
nếu như bà chưa tận mắt nhìn thấy những thay đổi trong thực tế.
Bà nói:
Tôi
chẳng hiểu các ông ấy chống kiểu gì mà càng ngày càng nhiều tham nhũng. Dân oan
ngày càng nhiều. Bây giờ trong nhà bác, đơn dân kêu cứu càng ngày càng nhiều.
Nếu mà chất thẳng lên từng phong bì cỡ khổ A4 thì có lẽ phải cao bằng hai đầu
người bác. Càng ngày tham nhũng càng nhiều. Cho nên bác không còn tin gì nữa
cả. Không phải chỉ một mình ông này mà cách đây 6 năm, 2006, ông thủ tướng Tấn Dũng cũng kêu
gọi toàn dân chống tham nhũng và hứa rằng “nếu
không chống được tham nhũng thì tôi xin từ chức”. Bác ghi nhớ câu
ấy. Sự thật để cho công luận thấy rằng càng ngày càng nhiều tham nhũng. Không
chống gì cả!
Bên
cạnh việc kêu gọi người dân tham gia chống tham nhũng, ông Trương Tấn Sang cũng
không quên đẩy một phần trách nhiệm về phía người dân khi họ không dám lên
tiếng tố cáo tham nhũng. Ông đặt câu hỏi: “Nếu ai cũng sợ bị trù úm thì đất
nước này sẽ thế nào?”.
Trên
thực tế, nhiều người dân hẳn vẫn còn chưa quên những vụ việc nổi tiếng mà người
chống tham nhũng là các nhà báo đã bị “xử” một cách phi lý và nặng nề như hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn
Văn Hải với 2 năm tù giam và 2 năm phạt cải tạo khi họ dám “nhúng tay” vào
vụ án tham nhũng PMU 18; hay gần đây nhất là vụ nhà báo Nguyễn Hoàng Khương với bản án 4 năm tù giam vì viết bài chống
tham nhũng trong ngành cảnh sát giao thông. Thử hỏi, nhà báo là những người có
quyền và nghĩa vụ điều tra, đưa tin về những vấn đề tiêu cực trong xã hội mà
còn bị trả giá như thế thì những người dân bình thường liệu có mấy ai dám đứng
ra để chống lại tệ nạn được xem là “mang tính hệ thống” này?
Bởi vậy, khi được hỏi có suy nghĩ gì về lời kêu gọi của
Chủ tịch nước, không ít người dân đã bật cười!
Ông Vĩnh, một người
dân ở Hà Nội, tỏ ra không ngạc nhiên:
Người
ta cười là đúng bởi vì những ông bỏ phiếu là những ông tham nhũng. Những ông
đấy là cán bộ, ủy viên trung ương, bí thư tỉnh ủy hoặc quan chức một bộ ngành
nào đó, không ít thì nhiều đều dính đến vấn đề chi tiêu tiền của quốc gia. Cho
nên chống là khó.
Không
ít lãnh đạo thế giới cũng đã lên tiếng cảnh báo và bày tỏ sự bất bình đối với
những vụ việc xử án các nhà báo chống tham nhũng tại Việt Nam. Thậm chí, đại sứ
Thụy Điển Jean-Hubert Lebert còn nói rằng việc xử các nhà báo “khiến cho người
ta có cảm tưởng rằng ở Việt Nam hễ ai viết về tham nhũng đều có thể bị bỏ tù”.
Báo
cáo kết quả nghiên cứu gần đây của Thanh tra chính phủ và các nhóm chuyên gia,
nhà báo cho thấy trong vòng 5 năm trở lại đây, kể từ năm 2006, số lượng thông
tin liên quan đến chủ đề chống tham nhũng đã giảm hẳn, đặc biệt là sau khi xảy
ra việc bắt giam hai nhà báo của vụ PMU 18.
Một
số người dân có suy nghĩ tương đối tích cực thì ghi nhận thiện chí, mong muốn
chống tham nhũng của một vài nhân vật nhất định trong đội ngũ lãnh đạo của Việt
Nam, tuy nhiên vẫn không tin vào khả năng thực hiện mong muốn ấy trên thực tế.
Ông Vĩnh ở Hà Nội
nói:
Thực
ra trong thâm tâm của một số người chẳng hạn như ông Sang thì có lẽ ông cũng
muốn làm một cái gì đó khỏi lối mòn, khỏi cái mà người ta vẫn nghĩ về các ông
ấy. Nhưng mong muốn của một số người với việc cả một hệ thống chống lại được
điều đó không thì lại là một chuyện khác. Người ta không đủ bản lĩnh, đủ khả
năng, đủ quyết tâm và sự thống nhất cao để có thể chống tham nhũng được bởi vì
cái cơ chế nó là như vậy, có muốn cũng không làm khác được.
Không
cần các ông nói chỉ cần các ông làm
Ông Vĩnh cho rằng
những sự kiện xảy ra gần đây đã quá rõ để chứng minh sự hoài nghi hay mất lòng
tin của ông đối với việc chống tham nhũng trên thực tế. Ông nói:
Tôi
tin là nó chỉ giảm bớt được thôi chứ còn chống một cách triệt để hoặc có tính
hệ thống toàn bộ thì rất khó. Bằng chứng là vừa rồi cái kết luận của Hội nghị
trung ương 6 đó. Rất buồn cười! Bộ Chính trị và Ban Bí thư đều nhất trí sẽ tự
kỷ luật mình, đề nghị mọi người tự kỷ luật mình và kỷ luật một đồng chí trong Ban
Chính trị. Nhưng sau đó Ban Chấp hành trung ương lại không kỷ luật nữa. Điều đó
thật buồn cười vì nó khác, nó không giống như tất cả hệ thống từ trước tới giờ.
Khi mà Bộ Chính trị đã có ý kiến thì chẳng ai làm ngược lại cả. Nhưng lần này
làm ngược lại thì đều phấn khởi cả, chẳng ai làm sao.
Như
phát biểu của một cử tri tại TPHCM, sau khi tiến hành “phê và tự phê” tại Hội
nghị trung ương 6, thì “bước tiếp theo sẽ là gì? Biện pháp xử lý sẽ ra sao?”
cũng là những câu hỏi mà nhiều người dân đang mong chờ lời giải đáp từ phía
hàng ngũ lãnh đạo.
Công dân chống tham
nhũng Lê Hiền Đức
cho rằng chỉ nội một việc là tập trung giải quyết tất cả những khiếu nại, tố
cáo của người dân một cách thỏa đáng thôi thì cũng đã giải quyết một phần lớn
tệ tham nhũng đang lan tràn hiện nay. Bà
nói:
Bây
giờ chống trước hết là giải quyết tất cả những người dân oan đi. Thế là chẳng
cần phải tuyên bố gì cả. Dân hoan nghênh ngay lập tức. Dân ủng hộ ngay. Không
cần tuyên bố một lời nào trên đài báo cả, cứ giải quyết tất cả những đơn thư
khiếu nại, kêu cứu của những người dân oan. Thế thôi!
Đề
nghị trên của công dân Lê Hiền Đức liệu có khả thi hay không một khi hàng loạt
những vụ sai phạm lớn đã bị báo chí phanh phui như vụ Vinashin, Vinalines hay
vụ tham nhũng trong hợp đồng in tiền polymer vẫn chưa thấy có những người chịu
trách nhiệm cao nhất bị xử lý?
Những
chần chừ, lấp liếm, bưng bít trong các vụ việc cụ thể lại đẩy người dân đến chỗ
phải một lần nữa đặt câu hỏi: “Liệu chính quyền có thực sự muốn chống tham
nhũng hay không?”.
Theo
dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment