Phụng
Việt, viết từ Singapore
2012-10-19
Về
ngữ nghĩa, bi kịch thường được dùng để chỉ những xung đột không thể hóa giải
giữa thiện và ác, giữa cao cả với thấp hèn… và những xung đột đó diễn ra trong
tình huống thường là hết sức căng thẳng, với kết cục hết sức bi thảm, khiến
người khác suy tư và xúc động mạnh.
Từ
định nghĩa như thế về bi kịch, đem định nghĩa này đối chiếu với tương quan thời
sự - dư luận tại Việt Nam trước, trong và sau Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11, có lẽ, có thể gọi toàn bộ tiến trình này là
một bi kịch…
Ai phải chịu trách nhiệm?
Hội
nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11 (thường được gọi
tắt là Hội nghị Trung ương 6) đã kết thúc mà không có tập thể hoặc cá nhân nào
bị kỷ luật, kể cả khi vẫn còn “một số hạn chế, khuyết điểm, chưa được làm rõ
thực chất, mức độ, địa chỉ cụ thể, ai phải chịu trách nhiệm”, như ông
Nguyễn Phú Trọng thừa nhận trong diễn văn bế mạc.
Nói
cách khác, tuy giữ vai trò lãnh đạo Đảng cầm quyền, chỉ đạo, chi phối toàn
diện, triệt để chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam nhưng cả Bộ Chính trị, Ban
Bí thư lẫn Ban Chấp hành Trung ương Đảng vẫn không có ai phải chịu trách nhiệm
về những sai lầm trong điều hành kinh tế vĩ mô, khiến cả hệ thống ngân hàng lẫn
hệ thống doanh nghiệp rơi vào tình trạng được nhận định là có thể sụp đổ hàng
loạt.
Cũng
sẽ không có ai chịu trách nhiệm về tình trạng nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước
hiện khoảng 200 ngàn tỷ đồng (số liệu được công bố tại Diễn đàn
Kinh tế mùa Thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, phối hợp tổ chức tại thành phố
Vũng Tàu, hồi cuối tháng 9).
Tương
tự, sẽ không có ai chịu trách nhiệm về tình trạng khoảng 85 ngàn doanh nghiệp
giải thể hoặc phải đóng cửa, ngưng hoạt động hồi năm 2011 (theo báo cáo của
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2011), và trong 4 tháng đầu năm
nay, có thêm gần 20 ngàn doanh nghiệp rơi vào tình trạng tương tự
(theo số liệu do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Tổng cục Thống kê công bố). Đồng thời,
đi kèm theo đó là tình trạng thất nghiệp tràn lan, dân chúng đói khổ. Tại một
số đô thị lớn, báo chí Việt Nam ghi nhận, dịch vụ bán cơm trắng (cân cơm theo
lạng, không kèm thức ăn) đang phát triển vì người lao động không còn tiền để
trả cho những bữa ăn bình thường (cơm kèm thức ăn).
Cũng có thể vì Ban
Chấp hành Trung ương chỉ quan tâm đến yếu tố: kiên định mục tiêu, lý tưởng
của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết bảo
vệ Đảng, bảo vệ chế độ… nên những sai lầm dẫn đến sự thất thoát hàng
trăm ngàn tỉ đồng đầu tư vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, không đủ làm các
đồng chí bận tâm, bất kể sự phung phí đó khiến cho nguồn lực quốc gia cạn kiệt,
không còn khả năng đầu tư vào hệ thống phúc lợi công cộng. Bệnh viện, trường
học không đủ chuẩn, không kham nổi nhu cầu. Tình trạng bệnh nhân nằm dưới gầm
giường, nằm ngoài hành lang, thậm chí nằm cả ngoài sân, sẽ phải chờ đến sau năm
2015 mới giải quyết được, như bà Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Y tế - xác
nhận hồi tháng 5 vừa qua.
Và cũng có thể vì… quán
triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo là giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn kết, thương
yêu đồng chí, vừa có lý, có tình, vừa phải xử lý nghiêm minh những trường hợp
có khuyết điểm, vi phạm, theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùng
tiến bộ…
nên
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương không cần quan tâm xem ai
phải chịu trách nhiệm về việc đã phê duyệt đủ loại dự án thu hồi đất vô tội vạ,
cho dù sau đó, có hàng trăm khu công nghiệp bỏ hoang, hàng trăm ngàn căn hộ
không có người mua, góp phần dẫn tới hiện trạng, dư nợ bất động sản hiện chiếm
một nửa trong số 2 triệu tỷ dư nợ ngân hàng, như ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch
Quốc hội, vừa tiết lộ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 16 tháng 10. Chưa kể
theo sau đó là hiện tượng mà Thanh tra Chính phủ loan báo hồi giữa năm nay: “Khiếu
nại – tố cáo tăng và tính chất, mức độ gay gắt hơn. Nội dung khiếu nại về đất
đai chiếm trên 70%, trong đó phần lớn là khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã
hội”.
Toàn Đảng sẽ “giúp nhau cùng tiến bộ”?
Nghe, rồi đọc lại diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6
của ông Nguyễn Phú Trọng, người viết bài này có vài thắc mắc.
Thứ nhất, ngoài việc xác định Đảng CSVN là “lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, Điều 4 Hiến pháp hiện hành còn ghi: “Mọi
tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Khi
tuyên bố bế mạc, dù có nói đến “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “buông
lỏng, kiểm tra, giám sát không chặt chẽ gây tổn thất lớn, để lại hậu quả hết
sức nghiêm trọng”... – vốn là dấu hiệu của những tội đã được quy định trong Bộ
Luật Hình sự Việt Nam như: “hối lộ”, “cố ý làm trái”, “thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng”,… – song theo ông Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung
ương không đồng tình ban cho “tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ
Chính trị” bất kỳ hình thức kỷ luật nào. Thay vì chuyển cho các cơ
quan bảo vệ pháp luật xem xét những dấu hiệu tội phạm như qui định của pháp
luật, Ban Chấp hành Trung ương chỉ: Yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích
cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc,
chống phá.
Phải
chăng, nếu là thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương thì
khi có sai phạm, chỉ cần “tự phê bình, phê bình và lắng nghe ý kiến góp ý”
rồi tỏ ra “thấm thía, day dứt” và “tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều
chỉnh một số hành vi trong công tác và cuộc sống hằng ngày của mình, của gia
đình, vợ con và người thân” là đủ? Trong nội bộ lãnh đạo Đảng, giải quyết
các sai phạm và hậu quả chỉ cần trên tinh thần “đoàn kết, thương yêu đồng
chí” và “giúp nhau cùng tiến bộ”, không cần luật pháp và cũng không
nên làm phiền những cơ quan bảo vệ pháp luật?
Thắc mắc thứ hai là phương thức này có áp dụng trong toàn
Đảng? Sở dĩ có thêm thắc mắc này là vì trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung
ương 6, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết: Trung ương yêu cầu các cấp uỷ, tổ
chức đảng, từ Trung ương đến cơ sở, từng cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng
đầu, phải tiếp tục thực hiện thật tốt việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình
theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4, không làm qua loa, hình thức.
Càng xuống cấp dưới, cấp cơ sở càng phải được chỉ đạo chặt chẽ, hết sức tránh
tư tưởng đại khái, “làm chiếu lệ”, “làm cho xong”; đặc biệt phải có những việc
làm thật cụ thể, thiết thực, tạo chuyển biến rõ rệt trong thực tế để mỗi tổ
chức mạnh hơn, mỗi cá nhân tiến bộ, gương mẫu hơn, củng cố niềm tin của nhân
dân đối với Đảng và Nhà nước.
Khi
thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo đúng tinh thần của Nghị
quyết Trung ương 4, nếu “cấp dưới, cấp cơ sở” làm triệt để, không “làm
chiếu lệ”, “làm cho xong”, đặc biệt “là có những việc làm thật cụ thể, thiết
thực” như kỷ luật các Đảng viên có sai phạm, chuyển cơ quan điều tra yêu cầu
xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự những cá nhân mà sai phạm có dấu hiệu tôi
phạm thì “cấp dưới, cấp cơ sở” có bị xem là vi phạm nguyên tắc ứng xử “không
thi hành kỷ luật”, “không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá” mà Ban
Chấp hành Trung ương vừa áp dụng với “tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí
trong Bộ Chính trị” không?
Thắc mắc thứ ba là nếu “Kinh
nghiệm lịch sử Đảng ta cho thấy, một khi Đảng tự nhận ra sai lầm, khuyết
điểm và tự nghiêm khắc, quyết tâm khắc phục, sửa chữa thì sức mạnh của Đảng
càng được nâng lên, nhân dân càng tin yêu và ủng hộ Đảng” thì sau đợt chỉnh
đốn Đảng này, có nên tổ chức một cuộc thăm dò trên toàn quốc về sự tin yêu và
ủng hộ Đảng trong nhân dân không?
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment