Nguyễn Thảo Chi (Luật Khoa) dịch
25/11/2019
Dịch
từ bài “What
Happens to Hong Kong When ‘One Country, Two Systems’ Expires in 2047“, đăng
trên website Bloomberg ngày 28/8/2019.
Năm 1997, Trung Quốc giành lại chủ quyền đối
với Hong Kong từ Anh theo một hiệp định cho phép thành phố này “được hưởng mức
độ tự trị cao” trong 50 năm. Thoả thuận đó, được gọi là “một quốc gia, hai chế
độ”, đã đi được gần nửa chặn đường cho đến ngày hết hạn.
Nhiều tháng hỗn loạn trên khắp đường phố Hong
Kong vừa qua với hàng trăm ngàn người biểu tình chống lại sự xâm phạm các quyền
tự do ở thành phố này, càng khiến người ta đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra vào
năm 2047?
1. Đã có giải pháp pháp lý nào cho Hong Kong
từ năm 2047 trở đi chưa?
Chưa. Hong Kong với 7,5 triệu dân sẽ mất quyền
là một khu vực tự trị đặc biệt và không còn được hưởng các quyền tự do theo “tiểu
hiến pháp”, còn được gọi là Luật Cơ bản. Số phận của Hong Kong sau đó sẽ do đảng
Cộng sản Trung Quốc quyết định.
2. Có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ý định của
Trung Quốc không?
Gợi ý công khai duy nhất là của Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2017, khi ông phát biểu trước Đại hội Đảng lần
thứ 19 rằng “chúng ta nên đảm bảo rằng nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ vẫn
không thay đổi”. Một số nhà quan sát nhận định lời nói của ông Tập như bày tỏ
quyết tâm kéo dài tình trạng này, hoặc là một cái gì đó giống như vậy.
3. Có những lựa chọn nào khác?
Hong Kong có thể sẽ chính thức sáp nhập vào Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa với một phiên bản cao cấp hơn đi kèm với việc được
hưởng quyền tự trị vốn dành cho một số khu vực năng động của Trung Quốc, như đặc
khu kinh tế Thâm Quyến. Tuy nhiên, những đặc quyền của các khu vực đó liên quan
đến kinh doanh và thương mại nhiều hơn là quản trị nhà nước hoặc tư pháp độc lập.
4. Vì sao Hong Kong lại trở nên như ngày nay?
Từng là thuộc địa của đế quốc Anh trong
156 năm, công
dân Hong Kong đã không có quyền bầu ra nhà lãnh đạo của họ, nhưng vẫn được hưởng
các quyền tự do khác. Điều đó giúp thành phố này trở thành một trung tâm kinh tế
toàn cầu.
Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 đặt ra các
điều khoản về việc bàn giao, bao gồm việc đảm bảo về quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, thị trường tư bản và hệ thống thông luật của Anh. Nhiều người ở
Hong Kong không muốn từ bỏ các quyền tự do đó và đòi hỏi quyền tự quyết cao
hơn. Đòi hỏi này khiến Trung Quốc phải tăng cường khẳng định quyền lực của mình
đối với các vùng lãnh thổ đầy biến động như Tân Cương, Tây Tạng hay Hong Kong.
5. Điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế?
Nền quản trị khác biệt của Hong Kong đã giúp
nó trở thành cửa ngõ chính cho các nguồn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Một
phần vì nhiều công ty toàn cầu không tin tưởng vào các cơ quan quản lý và hệ thống
pháp lý của đại lục. Hoa Kỳ cũng coi Hong Kong khác biệt với phần còn lại của
Trung Quốc trong các vấn đề thương mại. Vì vậy, nó được miễn thuế thời Tổng thống
Donald Trump đối với hàng hóa Trung Quốc.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng lớn
đã nói rằng họ sẽ xem xét lại tình trạng đặc biệt của Hong Kong nếu nhận thấy
Trung Quốc đang phá hoại quyền tự trị của thành phố này. Luật Hoa Kỳ không nói
gì về thời kỳ sau năm 2047.
6. “Một quốc gia, hai chế độ” có kéo dài được
đến năm 2047?
Nó là một sự sắp đặt phù hợp với Trung Quốc
theo nhiều cách, bao gồm cả việc củng cố vị thế của Hong Kong như một trung tâm
tài chính toàn cầu. Trung Quốc luôn để ý đến việc duy trì tình trạng thành phố
này bởi vì nó được xem như là một hình mẫu tiến đến việc thống nhất Đài
Loan.
Jonathan Robison, điều phối viên chương trình
và trợ lý nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for
Strategic and International Studies) đã viết một bài báo được đăng trên trang
web của tổ chức này, lập luận rằng “một quốc gia, hai chế độ” không nên được
coi là khuôn khổ cho nền tự do dân chủ, điều mà Hong Kong chưa bao giờ có được
ngay cả dưới thời thuộc địa Anh. Chỉ nên coi nó như một sự dàn xếp mà đảng Cộng
sản Trung Quốc có thể chấp nhận.
------------------------------------
Các số liệu thì mọi người đã đọc hết rồi. Đọc CNN có một bài phân tích rất dài về chiều sâu của
cuộc bầu cử hôm qua ở Hongkong. Xin lược tóm…
…Đó là sự trừng trị cay nghiệt đối với chính
quyền thành phố, thể hiện chiều sâu căm giận và sức mạnh thực sự của dân
Hongkong. Một ngày bình tĩnh nhất sau 5 tháng, người Hongkong không muốn xuống
đường, biểu tình. Họ tham gia, bảo vệ cuộc bầu cử. Theo RTHK của đài truyền
hình công cộng, các ứng cử viên phe đối lập đã chiếm gần 90% tổng số ghế dân cử.
Mới hôm thứ bảy, tất cả 18 quận đều do các đảng thân Bắc Kinh kiểm soát. Sau
ngày chủ nhật là đảo lộn hoàn toàn. Người Hongkong cho thấy, họ là những công
dân có kỷ luật nhất và ai vì họ mà đấu tranh đều được thưởng bằng lá phiếu tín
nhiệm đanh thép.
Bầu cử
cấp quận thôi nhưng là một cuộc trưng cầu dân ý trên thực tế.
…Trong nhiều tháng nay, chính phủ đã từ chối
mọi cuộc dàn xếp chính trị, khăng khăng biểu tình là một vấn đề luật pháp và cần
đưa lực lượng cảnh sát để kiểm soát trật tự. Chính phủ Hongkong nói, đa số thầm
lặng, rất bất bình bọn biểu tình làm kinh tế suy sụp. Thì đây, hãy xem dịp may
để họ bày tỏ bất bình bằng bầu cử. Tuy nhiên, “đa số im lặng” của các cử tri chống
biểu tình đã không xuất hiện vào Chủ nhật, mà một sự thật long trời lở đất được
họ bày tỏ.
Bây giờ, một số đại diện đắc cử đã nhắc
lại năm yêu cầu.
Đó là: Bỏ hẳn dự luật dẫn độ; Khởi động một cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc
sự tàn bạo của cảnh sát; Rút lại cáo buộc cuộc biểu tình vào ngày 12 tháng 6 là
một “cuộc bạo loạn”; Trả tự do cho người biểu tình bị bắt; Và lập lại quyền bầu
cử phổ quát cho người Hongkong.
Joseph Cheng, giáo sư khoa học chính trị tại
Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết:
“Phải có một quá trình hòa giải, một cuộc đối thoại với phong trào dân chủ, nếu không, những người biểu tình lại sẽ xuống đường và đụng độ với cảnh sát, v.v.”.
“Phải có một quá trình hòa giải, một cuộc đối thoại với phong trào dân chủ, nếu không, những người biểu tình lại sẽ xuống đường và đụng độ với cảnh sát, v.v.”.
Phong trào đòi quyền bầu cử phổ quát đã bị
đình trệ kể từ năm 2014. Lời kêu gọi này ít được chú ý nhất trong 5 yêu cầu,
nhưng đây cũng là yêu cầu duy nhất người Hongkong tìm cách đạt được thay đổi cơ
bản.
Bây giờ các cử tri đã chỉ ra không chỉ chiều
sâu của sự bất mãn, mà cả sức mạnh của họ. Và yêu cầu thứ 5 về quyền bầu cử có
thể là điều duy nhất chỉ được thỏa mãn khi đại tu toàn bộ hệ thống.
CÂU
CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI THẤT BẠI
Một trong những mất mát lớn nhất cho phe thân
Bắc Kinh là sự thất bại của Junius Ho, ông bị đá văng khỏi cái ghế Hội đồng lập
pháp Hongkong, khiến ông phải thốt lên rằng “trời và đất đã bị đảo lộn”.
Người Hongkong còn nhớ, năm 2017, Junius Ho
kêu gọi hãy “giết hết bọn biểu tình, không thương xót”. Và trước tình hình biểu
tình gần đây, nhiều lần ông lên tiếng ủng hộ đàn áp của cảnh sát. Vào tháng 7,
ông được trông thấy bắt tay với một nhóm người mặc áo trắng sau đó, chúng tấn
công người biểu tình ở trạm tàu điện. Nhiều báo đã đưa các hình ảnh người
Hongkong “tỏ thái độ” với kẻ bưng bô chiếu trên nhất, rất lý thú, mời bạn xem ảnh.
- Mừng thắng lợi...cho
thế hệ tương lai.
- UCV Đảng Dân chủ Andrew Chiu đi bầu (ông bị
cắn đứt tai hôm biểu tình trước).
- Joshua Wong bị cấm ứng cử, xếp hàng đi bầu.
- Chuyện của Junius Ho, 3 ảnh. Thứ bảy còn đi
vận động bầu cử. Dân HK đem sâm banh nổ trước nhà JH mừng ông thất cử. Và lập
luôn bàn thờ, đốt nhang tiễn ông ta ...
No comments:
Post a Comment