Thanh
Phương
– RFI
Đăng ngày 29-11-2019
Vụ
phóng tên lửa Bắc Triều Tiên hôm 28/11/2019 diễn ra vào lúc sắp hết thời hạn cuối
năm mà Bình Nhưỡng đưa ra để Washington phải « thể hiện sự linh hoạt »
trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa, bị bế tắc từ nhiều tháng qua.
Hình
ảnh vụ phóng tên lửa được phát trên truyền thông Hàn Quốc, Seoul ngày
28/11/2019.Jung Yeon-je / AFP
Kim Jong Un có vẻ rất thích những gì mang
tính biểu tượng. Ông đã cho thử nghiệm « bệ phóng nhiều tên lửa có kích
thước rất lớn » đúng vào ngày Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ, và một ngày trước dịp
kỷ niệm hai năm Bắc Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có
khả năng bắn tới lãnh thổ lục địa của Mỹ.
Trong những tháng qua, Bình Nhưỡng đã bắn nhiều
tên lửa nhằm buộc Hoa Kỳ có những nhân nhượng trong các cuộc đàm phán về phi hạt
nhân, vốn không có tiến triển gì kể từ sau thất bại của cuộc họp thượng đỉnh tại
Hà Nội tháng 2 năm nay. Nhưng mục tiêu của các cuộc thử nghiệm đó cũng là tiếp
tục nâng cao tiềm lực quân sự của Bắc Triều Tiên.
Theo hãng tin Reuters, vào tuần trước, đại diện
đặc biệt của Mỹ về Bắc Triều Tiên Stephen Biegun tuy khẳng định thời hạn cuối
năm chỉ là một thời hạn « giả tạo », nhưng ông nhìn nhận là
quá thời hạn đó, Bình Nhưỡng có thể sẽ quay trở lại các hành động khiêu khích
như trước năm 2017.
Ông Leif-Eric Easley, giáo sư giảng dạy về
nghiên cứu quốc tế tại Seoul, nhận định với Reuters rằng, qua cuộc thử nghiệm
tên lửa hôm qua, Bình Nhưỡng đang gia tăng áp lực với Wasshington cũng như với
Seoul. Các quan chức Bắc
Triều Tiên yêu cầu Hoa Kỳ phải từ bỏ « chính sách thù địch » đối
với Bình Nhưỡng, cụ thể là phải giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt, nếu không họ
sẽ rút khỏi đàm phán hạt nhân. Bắc Triều Tiên còn đòi Hoa Kỳ và Hàn Quốc
chấm dứt các cuộc tập trận chung thường niên, được cho là nhằm chuẩn bị một cuộc
xâm lược Bắc Triều Tiên. Đó là những yêu cầu mà tổng thống Trump hiện không thể
đáp ứng được.
Trả lời hãng tin Bloomberg, ông Chun Yung
Woo, cựu trưởng đoàn Hàn Quốc trong đàm phán phi hạt nhân hóa với Bắc Triều
Tiên, cho rằng Kim Jong Un
xem Donald Trump như là một « con tin chính trị » và tự xem là
đang ở một vị thế có thể áp đặt ý muốn của mình trong cuộc đàm phán với Trump.
Mặt
khác, chính tổng thống Mỹ dường như đang dung túng cho Kim Jong Un bắn thử tên
lửa. Trong khi Nhật Bản và các nước khác nhấn mạnh các vụ bắn
thử tên lửa của Bắc Triều Tiên là vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An
Liên Hiệp Quốc, thì ông Trump lại xem những vụ bắn thử đó là không đáng quan
tâm, mặc nhiên cho phép Kim Jong Un tiếp tục chương trình vũ khí, khi nào mà
Bình Nhưỡng không bắn thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Kể từ sau thượng đỉnh Hà Nội, phần lớn các
tên lửa mà Bình Nhưỡng bắn thử đều là tên lửa tầm ngắn. Vấn đề được đặt ra là nếu
hết hạn cuối năm mà tổng thống Trump vẫn chưa có đề nghị gì mới về phi hạt nhân
hóa, Bắc Triều Tiên có sẽ tiến hành trở lại các vụ bắn thử tên lửa tầm xa và thử
nghiệm hạt nhân, đã bị đình chỉ từ năm 2017, hay không.
Trước mắt, theo nhà phân tích Kim Dong Yub,
Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Seoul, được hãng tin AP trích dẫn, cuộc thử nghiệm
hôm qua cho thấy dường như Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị sản xuất hàng loạt và
triển khai bệ phóng tên lửa đó. Nếu đúng như thế thì rõ ràng là cơ may khai
thông bế tắc trong đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều càng thêm xa vời.
No comments:
Post a Comment