Mai Vân – RFI
Đăng ngày 26-11-2019
Trong
một báo cáo được công bố hôm 26/11/2019, Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc
(PNUE) cảnh báo : Nếu nhân loại muốn tránh thảm họa, phải giảm 7,6% lượng
khí thải mỗi năm, trong vòng 10 năm tới đây, tức là kể từ 2020 đến 2030.
Theo cơ quan Liên Hiệp Quốc này, nếu không giảm
lượng khí thải mỗi năm ở tỷ lệ nói trên thì không thể hy vọng kềm hãm đà gia
tăng nhiệt độ Trái Đất ở ngưỡng 1,5°C.
Trước mắt, theo Liên Hiệp Quốc, không có dấu
hiệu cho thấy là lượng khí thải giảm đi. Năm 2018, hành tinh chúng ta đã đạt
kỷ lục về mức tập trung khí thải CO2 với 55,3 giga tấn.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, nếu mức độ
thải khí tiếp tục tăng như hiện nay, đến cuối thế kỷ này, hành tinh sẽ bị nóng
thêm từ 3,4° đến 3,9°C.
Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc vẫn tin tưởng có
thể đạt được mục tiêu kềm hãm mức hâm nóng Trái Đất nếu kể từ năm 2020 giảm
ngay được lượng khí thải theo mức 7,6% mỗi năm, và các quốc gia, không những
thật sự cố gắng thực hiện những cam kết đưa ra trong Hiệp Định Khí Hậu Paris,
mà còn phải đi xa hơn nữa.
Theo Hiệp Định Paris, các quốc gia ký kết phải
xem xét, đánh giá lại những cam kết của mình cho hội nghị khí hậu COP 26 vào
cuối năm 2020 ở Glasgow. Thế nhưng hiện tại, chỉ có 68 quốc gia đồng ý làm việc
này, và trong số này không có thành viên nào của nhóm G20.
Trong nhóm quốc gia thải khí nhiều nhất,
chịu trách nhiệm đến 78% khí thải của hành tinh, mà Liên Hiệp Quốc đã nêu
đích danh, một số nước như Hoa Kỳ hay Nhật Bản đã không muốn cam kết gì cả.
Báo cáo của Liên Hiệp Quốc được xem như một
lời cảnh báo và thúc giục hành động, vài ngày trước hội nghị khí hậu COP
25 ở Tây Ban Nha.
Giáo
hoàng kêu gọi thanh niên đấu tranh cho khí hậu
Hôm 26/11/2019, nhân ngày cuối trong chuyến
thăm Nhật Bản, giáo hoàng Phanxicô đã kêu gọi thanh niên bảo vệ Trái Đất
và đấu tranh cho tương lai của hành tinh. Giáo hoàng đưa ra lời kêu gọi trên
khi viếng trường đại học Sophia, một trong những trường Công Giáo tại Nhật.
--------------------------------------
27/11/2019
BBC có bài: Giải
thích từ Climate Central về nguy cơ biển dâng ở VN. TS Benjamin
Strauss, GĐ điều hành và Trưởng nhóm nghiên cứu của Climate Central cho biết: “Phân
tích toàn cầu của chúng tôi cho thấy hơn 100 triệu người trên thế giới hiện
đang sống dưới mực thủy triều. Điều đó có nghĩa là họ phải được bảo vệ bởi các
tuyến phòng thủ ven biển như đê. Vì vậy, chính phủ Việt Nam rõ ràng cần kiểm
tra tính khả thi của tuyến phòng thủ tự nhiên, hoặc thiết kế các tuyến như vậy
trong các vùng dễ bị tổn thương và bắt đầu phát triển chúng”.
TS Strauss cảnh báo: “Nghiên cứu của
chúng tôi chỉ ra rằng một phần tương đối lớn của Việt Nam nằm dưới mực nước biển,
do đó nhiều khả năng dễ bị tổn thương khi nước biển dâng, khi ngập lụt như hiện
nay và trong vài thập kỷ tới. Một phần ba dân số Việt Nam đang sống ở những nơi
mà, như nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra, có khả năng chìm nước mực nước lũ hàng
năm vào giữa thế kỷ này”.
Báo Công Lý dẫn lời ông Alden Meyer, GĐ chính
sách của Liên minh các nhà khoa học, nhận định về khả năng con người đối mặt với thảm họa khí hậu: “Chúng ta đã hết thời gian”.
Ông Meyer nói thẳng: “Không phải chúng ta sắp hết thời gian mà là chúng ta
đã hết thời gian”.
Một trong những lý do: Lượng phát thải toàn cầu
sẽ cần giảm ít nhất 55% vào năm 2030 để duy trì mức tăng nhiệt toàn cầu ở quanh
ngưỡng 1,5 độ C, một mức giảm cao chưa từng thấy tại thời điểm tăng trưởng toàn
cầu kéo dài, rất khó khả thi khi những người như Donald Trump, Tập Cận Bình,
Boris Johnson, Scott Morrison… còn nắm quyền.
Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu cảnh
báo, vượt quá mức 1,5 độ C sẽ làm tăng tần suất và cường độ của sóng nhiệt,
siêu bão và lũ lụt. “Chỉ với 1 độ C nóng lên, năm 2019 đã được dự đoán
là đợt nóng thứ hai trong lịch sử loài người, một năm bị tàn phá bởi hỏa hoạn
và lốc xoáy gây chết người thường xuyên hơn khi nhiệt độ lên cao”.
Mời
đọc thêm:
No comments:
Post a Comment