Wednesday, 27 November 2019

PHÊ BÌNH VIỆC LUẬN TỘI MẤY ÔNG CỐ ĐẠO. . . (Trương Nhân Tuấn)




NỘI DUNG :

.
.
Nguyễn Văn Nghệ
.

============================================



Nếu có nghiên cứu lịch sử VN (khách quan một chút) thì ta phải nhìn nhận là nếu không có Pháp “đô hộ” VN thì VN cũng trở thành thuộc địa của một đế quốc Tây phương khác (như Anh, Tây Ban Nha…). VN cũng có rất nhiều cơ hội để trở thành một “tỉnh” của TQ. Và ta cũng thấy rằng “chữ quốc ngữ” của các ông cố đạo không hề là phương tiện để thực dân chinh phục VN.

VN bị lệ thuộc Pháp là do “tình cờ địa lý” chớ không hề do “tham vọng lãnh thổ” của đế quốc Pháp. Mục tiêu chinh phục của Pháp thời đó, cũng như Anh và các đế quốc Tây phương khác, là lục địa Trung hoa. Lục địa này cực kỳ giàu có vì đông dân lại nhiều vàng bạc, ngọc ngà châu báu tơ lụa… trong khi quân sự lại yếu kém. VN thời đó, nhìn lại qua hình ảnh của các nhà du hành Pháp, rõ ràng kém mở mang, nếu không nói là cực nghèo, không có gì để gợi lòng tham của đế quốc. (Nếu không thì VN đã bị Anh chiếm trước cả Pháp).

Quân Pháp tiếp nối quân Anh, cùng các đế quốc Tây phương khác, “phân liệt” Trung Hoa, mỗi đế quốc buộc Thanh triều dành một “tô giới” cho mình.

Đế quốc Pháp đi sau nước Anh, trâu chậm uống nước đục, phải lựa chọn “Cochinchine” tức Nam kỳ để làm “hậu cứ” dưỡng quân. Tàu bè Pháp thời đó đã được trang bị máy hơi nước do đó rất cần than đá mà miền Nam không có. Pháp quyết định (cùng với Tây Ban Nha) đánh VN ban đầu là để “trừng phạt” nhà Nguyễn vì triều đình đã có các chính sách giết chóc người theo đạo. Đến khi thấy “dễ ăn” quá, các vị tướng chỉ huy đạo quân viễn chinh mới lấy quyết định (ngược với Paris) là chiếm vĩnh viễn Nam kỳ để làm “bàn đạp chiếm Trung hoa”.

Bắc kỳ (Tonkin) chỉ được đế quốc Pháp để ý, sau khi nhận thấy sông Cửu long không thể sử dụng để thông thương với các tỉnh Vân Nam, Quí Châu… (qua các cuộc du hành ngược sông Cửu long của Auguste Pavie). Các “nhà thám hiểm” Pháp thời đó tưởng rằng vùng thượng du Bắc Việt, cũng như các tỉnh lục địa TQ rất giàu (bởi vì họ thấy dân thiểu số ở đây đeo vòng, kiềng… kim loại màu vàng mà họ tưởng là vàng thật!). Các bản “báo cáo” của phe thương nhân (tức phe chủ trương chinh phục) ghi nhận rằng Bắc Kỳ có nhiều mỏ vàng, than đá v.v… Tonkin (Bắc kỳ) vì vậy được chia làm hai vùng: Vùng đồng bằng và vùng hầm mỏ.

Cuộc “chinh phục” Bắc kỳ của Pháp rất gian nan, nhiều lần tưởng bỏ cuộc. Một mặt do mẫu quốc không mặn mà vì rất tốn kém. Mặt khác do dân VN chống đối với sự trợ giúp của tàn quân Trung hoa (Cờ đen, Cờ Vàng…). Cuộc chiến Pháp-Thanh cuối cùng 1885 diễn ra hai mặt: mặt trận biển và mặt trận các tỉnh thượng du. Pháp thắng trong đường tơ kẻ tóc, buộc Thanh triều ký hiệp ước Hòa bình ở Thiên Tân năm 1885, cam kết “nhượng” VN lại cho Pháp (trong đó có công ước phân định biên giới và các công ước về kinh tế). Tức là trên tinh thần Hiệp ước Thiên tân 1885, Pháp nhìn nhận VN trước đó “thuộc” về Trung Hoa.

Tài liệu đã được giải mã (Văn khố Pháp ở Aix-En-Provence) cho thấy lý ra Pháp đã đồng ý “chia hại” VN với TQ. Từ Quảng bình trở về phía bắc thuộc TQ. Quảng bình về phía nam thuộc Pháp. Nếu không có phe “chủ chiến” phản đối thì “thôi rồi lượm ơi”! Lý Hồng Chương mua chuộc quan chức Pháp để Trung Hoa lấy tới Quảng Bình.

Ta cũng thấy nguyên nhân chiến tranh Pháp-Trung (1883-1885) là triều đình nhà Nguyễn quan niệm VN là một bộ phận của Trung Hoa. Thời đó triều đình Mãn Thanh đã rệu rã, ốc không mang nổi mình ốc, mà vua quan VN luôn gởi sứ đi triều cống (để tỏ lòng thần phục) và yêu cầu Thanh triều gởi quân sang tiếp cứu. Tăng Kỷ Trạch lấy đó làm “bằng chứng” để yêu cầu Pháp nhượng bộ.

Vì vậy các “học giả” VN phán rằng “chữ quốc ngữ” của mấy ông cố đạo là phương tiện để Pháp chinh phục VN là trật lất. Nói cho đúng là Pháp đã sử dụng chữ quốc ngữ như là phương tiện để dễ dàng “cai trị” VN. Tức là sau khi “gạo nấu thành cơm”, vai trò “chữ quốc ngữ” trở thành quyết định cho văn hóa và văn minh VN bây giờ.

Điều này tốt hay xấu?

Theo tôi, nếu không có mấy ông cố đạo “chế” ra “chữ quốc ngữ” thì Pháp sẽ sử dụng tiếng Tàu để cai trị VN. Dĩ nhiên qua những viên chức người Hoa. Điều này sẽ ra sao, sau 1945 “Hoa quân nhập Việt” để tước khí giới quân Nhật? 100% Bắc Kỳ (nếu không nói toàn cõi VN, ngoại trừ Cochinchine) sẽ thuộc về TQ.

Còn văn hóa VN, nếu “cắt bỏ” khúc thúi là “văn hóa xã hội chủ nghĩa”, thì không thể chối cãi có rất nhiều cái hay, đẹp… nhờ tiếp cận văn hóa Tây phương. (Điển hình VNCH với nền giáo dục, xã hội, mô hình quốc gia pháp trị… cho thấy ưu việt và nhân bản hơn các quốc gia đồng thời ở Châu Á.)


----------------------------------------

CÙNG CHỦ ĐỀ 
.
27/11/2019
Mấy ngày qua rộ lên chuyện thành phố Đà Nẵng dự định lấy tên hai giáo sĩ phương Tây là Francesco de Pina và Alexandre de Rhodes để đặt cho hai con đường, với nhiều dư luận trái chiều nhau đang râm ran trên khắp ngõ ngách truyền thông. Trong một xã hội mà lắm khi kẻ khủng bố và người anh hùng chỉ cách nhau một nhận thức mong manh thì sự thận trọng của cộng đồng trước những nhân vật đã thuộc về lịch sử cũng là điều dễ hiểu.
Cách đây hơn 20 năm, trên tạp chí Thế Giới Mới, người viết bài này từng phản bác một dự định dựng tượng cho giáo sĩ Alexandre de Rhodes, với lập luận căn bản là một khi muốn vinh danh ai, về một công việc gì, thì trước hết phải xác định rõ, người ấy làm việc đó nhắm vào những mục đích gì. Bài viết nhắc lại lời mở đầu của giáo sĩ Alexandre de Rhodes trong quyển từ điển Việt-Bồ-La năm 1651 nêu rõ hai mục đích chính mà ông nhắm đến:
– Giúp cho hàng giáo sĩ dễ dàng truyền thụ giáo lý Thiên chúa cho giáo dân
– Giúp cho giáo dân dễ tiếp thu các bài giảng bằng tiếng Việt từ các giáo sĩ.
Không thấy ông nhắc đến một mục tiêu cao cả hơn nhắm vào lợi ích chung của cộng đồng dân Việt.

----------------------------
.
Nguyễn Văn Nghệ
27-11-2019
Ngày 7/10/2019, Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng cho biết: đang lấy ý kiến dự thảo Đề án đặt tên gần 140 đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2019 trước khi trình HĐND thành phố thông qua tại kỳ họp vào tháng 12 tới.
Trong danh sách đề xuất đặt tên đường lần này của Đà Nẵng, đáng chú ý có hai giáo sĩ (linh mục) Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes. Cụ thể tên tuổi hai vị giáo sĩ này được đề nghị lấy ý kiến để đặt tên cho 2 tuyến đường (7,5m và 10,5m) ở khu đông nam đài tưởng niệm thuộc quận Hải Châu.
Theo ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng, cho biết, hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes có công lao rất lớn trong quá trình tạo ra chữ Quốc ngữ. (1)
Khi Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng lấy ý kiến thì có một số ít cán bộ hưu trí nêu quan điểm không đồng ý với việc lấy tên của hai vị giáo sĩ để đặt tên đường ở thành phố Đà Nẵng.

---------------------------------------

28/11/2019
Chế độ Việt Nam Cộng Hoà có cách đặt tên đường rất hay. Song song với đường Alexandre de Rhodes là đường Hàn Thuyên. Một người có công phát triển và truyền bá chữ Quốc ngữ, một người có công với chữ Nôm. Cả hai nhân vật đều có phần giúp người Việt thoát khỏi việc dùng Hán tự.
Cả hai con đường chạy trước dinh Tổng thống, cho thấy nhà cầm quyền đương thời đặt họ trước mặt uy quyền là để nhắc nhớ về quyền uy nào cũng cần chữ nghĩa. Vật đổi sao dời sau 1975, nhiều con đường bị đổi tên nhưng hai con đường ấy vẫn nguyên vẹn. Cho thấy, chính quyền hiện tại cũng nghĩ đến công ơn của họ với sự phát triển của văn hoá Việt Nam.
Thế mà, hôm nay ở Đà Nẵng khi muốn đặt tên đường bằng tên hai vị cha Thừa sai là Alexandre de Rhodes và Francisco de Pina lại vấp phải sự phản đối từ những tiếng nói… không phải ở Đà Nẵng. Lấy một lý do hết sức cổ hủ đó là những vị này dù đã phát triển và truyền bá chữ Quốc ngữ cũng chỉ nhắm mục đích làm công cụ cho cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Hãy đọc xem một đúc kết của tác giả Yuval Noah Harari trong tác phẩm best seller “Sapien Lược sử loài người” nói gì về chế độ đế quốc với thuộc địa. Học giả này đúc kết:
“Hầu hết mọi đế quốc đã được hình thành bằng máu, và duy trì quyền lực của họ bằng chiến tranh. Thế nhưng hầu hết những nền văn hoá ngày nay đều dựa trên những di sản của đế quốc. Nếu đế quốc theo định nghĩa là xấu, điều đó nói gì về chúng ta?







No comments:

Post a Comment

View My Stats