Saturday, 30 November 2019

CẬP NHẬT LẦN HAI THÔNG TIN VỀ HỘI THẢO “100 NĂM TÔN VINH CHỮ QUỐC NGỮ” TẠI ĐÀ NẴNG (Trần Đức Anh Sơn)





Hội thảo do Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tao Đàn Thư Quán tổ chức tại Khách sạn Hilton (50 Bạch Đằng, thành phố Đà Nẵng) trong 2 ngày 28 và 29 tháng 12 năm 2019.

Cùng tham gia tổ chức hội thảo còn có:

- Viện Tôn vinh chữ Quốc ngữ (Đà Nẵng, Việt Nam)

- Hội Hữu nghị Bồ Đào Nha - Việt Nam (Porto, Bồ Đào Nha)

- Hội Ái mộ Bác sĩ Yersin (Montpellier, Pháp)

- Trường Âu Lạc Việt (Genève, Thụy Sĩ)

1.
Đến nay, đã có 27 học giả, nhà nghiên cứu, đăng ký THAM GIA hội thảo, trong đó có 10 người đã gửi toàn văn tham luận, 12 người đã gửi tên tham luận kèm theo tóm tắt, và 5 người đăng ký tham gia hội thảo nhưng chưa gửi tên và tóm tắt tham luận. Cụ thể như sau:

A. ĐÃ GỬI TOÀN VĂN THAM LUẬN

- ANTONIO SALVADO (Guarda, Portugal): Tham luận “Morgado Francisco de Pina (1585 - 1625). A Linguist from Guarda in Cochinchina (Vietnam)”.

- CHÂU YẾN LOAN (Thành phố Hồ Chí Minh): Tham luận “Chữ Quốc ngữ - Hình thành và phát triển”, và tham luận: “Tiến trình hoàn thiện chữ quốc ngữ trong Kinh lạy cha”.

- DƯƠNG XUÂN QUANG (Đại học QG Hà Nội): Tham luận “Chữ Quốc ngữ. Sự lựa chọn phù hợp của dân tộc Việt”.

- LÊ NAM (Câu lạc bộ Thanh Chiêm, TPHCM): Tham luận “Chữ Quốc ngữ - Sơ lược các giai đoạn hình thành và phát triển”.

- NGUYỄN CUNG THÔNG (Melbourne, Úc): Tham luận “Tiếng Việt từ thời Alexandre de Rhodes: Kinh lạy cha (phần 5a)”.

- NGUYỄN LÂN BÌNH (Trang tin Tannamtu.com, Hà Nội): Tham luận “Nguyễn Văn Vĩnh với quyết tâm quảng bá chữ Quốc ngữ những thập niên đầu của thế kỷ 20”.

- NGUYỄN MINH HUỆ (Viện Văn học, Viện hàn lâm KHXH Việt Nam): Tham luận “Truyện thơ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Một nhịp cầu kết nối truyền thống và hiện đại”.

- PHẠM THÚC HỒNG (Hội An, Quảng Nam): Tham luận “Sự tương liên giữa chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ”.

- TRẦN THANH HƯNG (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên): Tham luận: “Đóng góp của Chân phước - Thầy giảng André Phú Yên với Giáo sĩ Đắc Lộ trong quá trình hoàn thiện chữ Quốc ngữ”.

- VÕ XUÂN TÒNG (Thành phố Hồ Chí Minh): Tham luận “100 năm chữ viết Việt Nam”.

B. ĐÃ GỬI TÊN VÀ TÓM TẮT THAM LUẬN

- DƯƠNG HỒNG HẠNH (Hà Nội): Tham luận “Phim điện ảnh viễn tưởng về ngôn ngữ tiếng Việt trong hoàn cảnh đấu tranh với một ngôn ngữ áp chế CODE - một tiếp cận về cách khai thác kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt bằng nghệ thuật điện ảnh, khả năng tác động của nó lên xã hội Việt Nam và quốc tế”.

- LÊ THỊ KIM DUNG (University of Bucharest, Romania): Tham luận “Xã hội hóa: mấu chốt thành công của cuộc cách mạng chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX”.

- LÊ THỊ THANH GIAO (Khoa Du lịch, Đại học Huế): Tham luận “Tìm hiểu một số chính sách nhằm cổ xúy chữ Quốc ngữ của các vị vua cuối triều Nguyễn”.

- NGUYỄN ĐÌNH KHÁNH (Đại học Trung Sơn, Quảng Châu, Trung Quốc): Tham luận “Quan điểm của Phan Bội Châu về chữ Quốc ngữ trong nền giáo dục thời hậu khoa cử”.

- NGUYỄN QUỐC PHƯƠNG (University of Bucharest, Romania): Tham luận “Bảo tồn tiếng Việt ở nước ngoài dựa vào cộng đồng: Những bằng chứng từ khảo sát tại Romania”.

- NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH (Đại học QG TPHCM): Tham luận “Đóng góp của cư dân bản địa trong sự ra đời phát triển chữ quốc ngữ từ thế kỷ XVII - XVIII”

- NGUYỄN THỊ VĨNH LINH (Đại học Quảng Nam): Tham luận “Quá trình truyền giáo của Dòng Tên Bồ Đào Nha ở Hội An và sự ra đời của chữ Quốc ngữ”.

- TRANG HONG VU (Beijing University, China): Tham luận “The Europeanization of non-European languages: Case studise of and Turkish”.

- TRẦN HỮU PHÚC TIẾN (Giáo dục Hợp Điểm, TPHCM): Tham luận “Petrus Trương Vĩnh Ký - người tiên phong sử dụng và truyền bá chữ quốc ngữ trong nghiên cứu, giảng dạy và viết sách, viết báo”.

- TRẦN QUỐC ANH (Santa Clara University, USA): Tham luận “Từ Cristofori Borri đến Huình Tịnh Của: Chính tả Quốc ngữ 1631 - 1895”.

- TRƯƠNG THỊ HẢI (Viện Sử học, Hà Nội): Tham luận “Tạp chí Tri Tân và vai trò của nó với việc truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam, giai đoạn 1941 - 1946”.

- TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG (Viện Sử học, Hà Nội): Tham luận “Những đóng góp của Hội truyền bá quốc ngữ với công cuộc chống nạn mù chữ ở Việt Nam trước năm 1945”.

C. ĐÃ ĐĂNG KÝ THAM GIA HỘI THẢO NHƯNG CHƯA GỬI TÊN VÀ TÓM TẮT THAM LUẬN

- ISABEL AUGUSTA TAVARES MOURÃO (CHAM Centro de Humanidades, Lisboa, Portugal)

- NGUYỄN VĂN HIỆP (Viện Ngôn ngữ học, Viện hàn lâm KHXH Việt Nam)

- ROLAND JACQUES (Saint Paul University, Canada)

- THÁI PHÁC NGÔ TOÀN (Đà Nẵng)

- THỦY TIÊN DE OLIVIERA (NAMPOR, Porto, Portugal)

Hạn chót nhận toàn văn tham luận là lúc 17h ngày 29/11/2019 (ngày mai).
Mong các tác giả sớm gửi tham luận để Ban tổ chức Hội thảo hoàn thiện biên tập, biên dịch và in kỷ yếu.

2.
Ban tổ chức cũng đã nhận được e-mail đăng ký THAM DỰ hội thảo (không có tham luận) của 47 người từ nhiều nơi ở trong nước và nước ngoài.

Nếu ai có ý định tham dự hội thảo nhưng chưa đăng ký thì xin đăng ký bằng cách gửi tên họ, địa chỉ, số điện thoại đến email: anhsontd@gmail.com  để đăng ký.

Ban tổ chức sẽ căn cứ vào số lượng người đăng ký tham gia và tham dự để bố trí tiểu ban, sắp xếp thời gian và chuẩn bị phòng họp cho thích hợp.

Rất mong quý vị lưu ý.

3.
Đặc biệt, nhân có 12 vị là nhà giáo, nhà nghiên cứu, nghệ sĩ ở Huế, Sài Gòn và Hà Nội, gửi thư đến chính quyền thành phố Đà Nẵng kiến nghị không nên đặt tên hai giáo sĩ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes cho đường phố ở Đà Nẵng, với tư cách cá nhân, tôi xin mời 12 vị (có tên trong ảnh dưới đây) đến tham dự hội thảo “100 NĂM TÔN VINH CHỮ QUỐC NGỮ” sẽ diễn ra tại Đà Nẵng vào ngày 28 và 29 tháng 12 năm 2019, để quý vị có thêm thông tin và diễn đàn tranh luận về một vấn đề mà quý vị đã quan tâm, kiến nghị và đang gây tranh cãi ở Việt Nam.

Nếu quý vị đồng ý, tôi sẽ đề nghị BTC hội thảo gửi thư mời đến từng vị. Với các vị ở Huế, tôi sẽ mang thư mời đến tận nhà, còn các vị ở xa, BTC sẽ gửi thư mời qua đường bưu điện.

Trân trọng.
TRẦN ĐỨC ANH SƠN







No comments:

Post a Comment

View My Stats