Athena
chuyển ngữ (Dịch
giả gửi tới Dân Luận)
Thứ
Hai, 17/11/2014
Khi
đường Shibuya, một trong những phố đi bộ đông đúc
nhất ở thủ đô Nhật Bản bắt đầu lên đèn, cũng là
lúc hàng trăm người vừa dán mắt vào chiếc điện thoại
thông minh vừa đổ xuống lòng đường.
Một
người vừa sử dụng điện thoại vừa đi đường. Việc
càng ngày càng nhiều người nghiện điện thoại thông
minh đang biến đường đi bộ ở thành phố thành nơi
nguy hiểm.
Mặc
dù mải mê với trò chơi Candy Crush vừa được cập nhật
phiên bản mới nhất hay bận rộn chat với bạn bè qua
ứng dụng tin nhắn Line, hầu như tất cả mọi người
vẫn cố gắng lách qua những người đi xe đạp, trượt
ván hay những người đi bộ khác.
Tình
trạng nghiện sử dụng điện thoại di động ngày càng
tăng đã biến các thành phố như Tokyo, London, New York và
Hong Kong trở thành điểm nóng nguy hiểm, nơi mà những
người đi mua sắm trở nên đờ đẫn như những xác chết
biết đi đang tham gia vào một trò chơi pinball bằng người
khổng lồ.
“Này,
cẩn thận chứ!” tiếng một doanh nhân trung tuổi quát
một thanh niên ăn mặc hippy đang gõ lia lịa trên chiếc
điện thoại và đâm sầm vào ông đúng giờ cao điểm
vào tối thứ Sáu gần đây.
“41%
các vụ va chạm giữa người đi bộ và đi xe đạp có
liên quan đến việc sử dụng điện thoại khi đang đi
trên đường,” Tetsuya Yamamoto, một quan chức có thâm
niên tại thuộc Phòng an toàn và ngăn ngừa thảm họa, Sở
Cứu Hỏa Tokyo, trả lời AFP.
“Nếu
mọi người cứ tiếp tục vừa đi đường vừa sử dụng
điện thoại như vậy, tôi cho rằng sẽ còn có nhiều vụ
tai nạn xảy ra hơn nữa.”
Theo
Sở Cứu Hòả Tokyo, nơi điều hành dịch vụ cấp cứu
tại một trong những khu đô thị lớn nhất thế giới,
cho biết trong vòng bốn năm kể từ năm 2010 đến hết
năm 2013, đã có 122 người phải đi cấp cứu trong các vụ
tại nạn mà chủ yếu là do người đi bộ sử dụng điện
thoại gây ra.
Tương
tự những vụ tai nạn bi hài như có người vừa đi bộ
vừa sử dụng điện thoại đã đâm sầm vào cột đèn
đường hay vấp phải con chó, bản tổng kết này cũng
bao gồm cả trường hợp một người đàn ông trung niên
đã tử vong sau khi vấp ngã trên đường ray tàu hỏa vì
vừa đi vừa nhìn chằm chằm vào điện thoại.
Hơn
một nửa dân số tại Nhật Bản sở hữu ít nhất một
chiếc điện thoại thông minh và tỉ lệ này đang tiếp
tục gia tăng rất nhanh, bao gồm cả những trẻ em còn
đang đi học.
.
TẦM
NHÌN HẠN CHẾ
.
Nghiên
cứu bởi NTT Docomo ước đoán rằng tầm nhìn khi đi bộ
của những người đang sử dụng điện thoại chỉ bằng
5% so với những người đi bộ bình thường.
“Trong
trường hợp đó trẻ em sẽ không hề an toàn,” ông
Hiroshi Suzuki, chịu trách nhiệm quản lý về hợp tác xã
hội của công ty cho biết. “Điều đó cực kỳ nguy hiểm
và nhiệm vụ của chúng tôi là phải đảm bảo rằng nó
sẽ không xảy ra.”
Công
ty này đã thử thiết lập một tình huống giả định
bằng máy tính để xem điều gì sẽ xảy ra ở Shibuya nếu
mọi người vừa băng qua giao lộ vừa dán mắt vào điện
thoại thông minh.
Kết
quả dựa trên cuộc khảo sát đối với gần 1500 người
đi trên đường tại bất kỳ thời điểm nào thức sự
đáng báo động: 446 trường hợp xảy ra va chạm, 103
người bị ngã và 21 người đánh rơi điện thoại. Chỉ
có một phần ba tổng số người trên tránh được vụ
va chạm.
82
trong tổng số 103 người khi bị ngã đã cố giữ chặt
lấy chiếc điện thoại quý giá của họ.
Giới
truyền thông Nhật Bản cho biết gần một nửa trong số
56 thi thể được tìm thấy sau thảm họa núi lửa phun
trào gần đây đang cầm điện thoại chụp ảnh dòng nham
thạch và khói bụi trên miệng núi lửa.
Rõ
ràng những người này thấy rằng chụp ảnh núi lửa
phun trào và khoe với bạn bè trên các trang mạng xã hội
còn quan trọng hơn là tự cứu bản thân.
Suzuki
đã đi đến khắp các trường học trên đất nước Nhật
Bản để dạy cho trẻ em cách sử dụng điện thoại
thông minh có trách nhiệm qua các đoạn phim hoạt hình.
“Chúng
tôi sử dụng câu chuyện về thỏ và rùa. Trong truyện,
thỏ mải mê dùng điện thoại thông minh nên bị ngã
xuống hố. Chúng tôi muốn bọn trẻ hiểu rằng chúng
hoàn toàn có thể gặp phải trường hợp tương tự con
thỏ.”
.
SỰ
HÒA THUẬN XÃ HỘI
.
Có
những người luôn lãng phí thời gian trong các tiệm làm
móng nhưng lại tranh thủ sử dụng điện thoại khi đi
trên đường, khiến những người đi xe đạp hay các bà
mẹ đang đẩy xe cho em bé phải tránh đường đã khiến
dư luận ở Tokyo cực kỳ bức xúc, các biển báo công
cộng thậm chí còn cảnh báo những người phạm lỗi
rằng đừng trông mong gì hơn ngoài “ánh mắt lạnh lùng”
và kêu gọi người dân Nhật Bản về ý thức trong việc
hòa thuận xã hội.
Các
ứng dụng của điện thoại thông minh được kích hoạt
bởi bộ phận cảm biến với đèn flash phát tín hiệu
hoặc hiển thị đoạn vỉa hè trên màn hình sẽ được
phát triển trong nay mai để đối phó với vấn nạn này.
Thực
tế Tokyo chỉ là một trong số những nơi phải đối mặt
với mối đe dọa trong thế kỷ 21 này.
Tại
Trung quốc, một công viên giải trí phía tây nam của
thành phố Chongqing thậm chía đã phải chia khu vực đi bộ
thành hai phần- một phần có tấm biển “không sử dụng
điện thoại” và phần còn lại ghi rõ “được phép sử
dụng điện thoại nhưng bạn tự chịu trách nhiệm mọi
hậu quả.”
Tại
các bến tàu điện ngầm của Hong Kong, hệ thống loa phát
thanh luôn cảnh báo bằng tiếng Quảng Đông, tiếng Quan
Thoại và tiếng Anh rằng hành khách đang chuẩn bị bước
lên thang cuốn.
Trong
khi đó, ở một thành phố thuộc tiểu bang New York, thậm
chí mọi người còn cố hợp pháp hóa điều luật cấm
sử dụng thiết bị điện tử khi đi sang đường.
Ông
Suzuki thuộc NTT Docomo ở Tokyo nói rằng mặc dù mật độ
dân số của thành phố rất cao – 35 triệu người ở
khu đô thị -- nhưng hiện tại mọi người vẫn chưa cần
thiết phải đội mũ bảo hiểm khi họ đi mua sắm tại
khu trung tâm.
“Tôi
không nghĩ rằng chúng ta sẽ cần đến những lời nhắc
nhở này trong tương lai gần,” ông Suzuki nói. “Nhưng
mọi cảnh báo của chúng tôi đều có thể xảy ra. Tất
cả chúng ta đều có khả năng trở thành nạn nhân.”
Theo
Business
Insider
No comments:
Post a Comment