HT,
VRNs
29.11.2014
VRNs (29.11.2014)
– Sài Gòn – Hồ Duy Hải nguyên là một sinh viên bị
kết tội tử hình do giết chết hai nữ nhân viên Bưu
điện Cầu Voi, huyện Thủ Thừa, Long An, vào tháng 3 năm
2008.
Rất
nhiều bài báo viết về vụ án Hồ Duy Hải và khẳng
định, Hồ Duy Hải không phải là hung thủ, những căn cứ
cơ bản để kết tội Hồ Duy Hải thì không có, ví dụ
như tại hiện trường, cơ quan cảnh sát điều tra thu
được rất nhiều dấu vân tay nhưng không có một dấu
vân tay nào trùng với 10 dấu vân tay trên 10 ngón tay của
Hồ Duy Hải; Con dao và cái thớt được xem là tang vật
thì cơ quan điều tra cử dân quân ra chợ mua mang về. Đây
là hai chứng cớ cơ bản nhất, còn rất nhiều chứng cớ
khác chưa được điều tra làm rõ.
Bà
Nguyễn Thị Loan (SN 1963) ngụ tại ấp 1, xã Duy Thành,
huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An cho biết, con bà là Hồ Duy
Hải, bị công an bắt sau 3 tháng xảy ra vụ án giết
người ở Cầu Voi và bị công an cáo buộc phạm tội
giết người, cướp của.
“Kể
từ thời điểm 21/3/2008 tới nay, Hồ Duy Hải bị hai cấp
tòa xét xử tội tử hình”, bà Loan nói.
Bà
Loan khẳng định con trai bà không có tội và cho biết
thêm, “cảnh sát hình sự Tỉnh Long An đã giám định và
khẳng định, 10 dấu vân tay của Hồ Duy Hải không trùng
khớp với nhiều dấu vân tay trên lavabô và vòi nước,
tại nơi hiện trường. Vậy các dấu vân tay này là của
ai mà cơ quan cảnh sát điều tra không điều tra ra hung
thủ, mà lại bắt và kết án oan con trai tôi. Hung thủ
đang ở đâu, tôi không biết.
Công
an đã sai người –nhân viên bưu điện ở xã Nhị Thành
ra chợ mua con dao và cái thớt về, để nộp cho cơ quan
công an làm tang chứng vụ án. Hồ sơ bị cạo sửa…”
Bà
Loan, mẹ của Hồ Duy Hải chạy khắp nơi kêu oan cho con.
Bên
cạnh đó, bà Loan nói “nhân chứng cho biết không nhìn
thấy Hồ Duy Hải mà công an nói là người đó thấy Hồ
Duy Hải. Nhân chứng này vẫn còn sống và họ sẵn sàng
làm chứng điều này.”
“Có
người viết thư mật cấm các nhà báo không được viết
về vụ Hồ Duy Hải.” Bà nghẹn ngào nói tiếp: “bức
xúc cho gia đình tôi quá. Trong khi mình oan mà không cho ai
phụ với gia đình mình.” Nguyên phó giám đốc Công an
Tp.HCM “cũng bức xúc và nói với các nhà báo ‘tử hình
dễ thế sao’. Thế nhưng không có ai can thiệp hết.”
Bà
Loan khóc nấc từng cơn và nói: “tôi bức xúc quá! Tôi
từ Nam ra Bắc mà hổng có ai dòm ngó dùm mình hết.”
Với
tiếng khóc nấc xen lẫn những tiếng không rõ thành câu,
bà Loan nói tiếp “tôi ra trước quốc hội cũng không ai
cho tôi nói hết… Trước tòa tôi cũng bị công an bắt
đuổi đi. Tôi đi đến đâu khiếu kiện và biểu tình
thì công an đều đuổi tôi đi. Không ai giải quyết cho
con tôi hết.
Bảy
năm nay con tôi bị giam cầm trong ngục tối thật sự là
oan sai, mà không ai để ý giải quyết giùm. Lần nào tôi
đi thăm con tôi đều nói, mẹ ơi, mẹ kêu oan và minh oan
cho con. Trước tòa, con chỉ đọc theo cáo trạng chứ con
không thực hiện hành vi đó, tại sao công an bắt nhốt
con hoài không tha mẹ ơi. Tôi khóc riết bảy năm nay không
còn nước mắt nữa.”
Bà
Nguyễn Thị Rưỡi –cô Hồ Duy Hải cho biết thêm: “Dư
luận xôn xao rằng, Hồ Duy Hải cháu nhà tôi là chết
thay cho con một quan chức hay một đại gia nào đó. Thông
tin này được phóng viên báo Nông Thôn Ngày Nay đã nói
cho tôi.”
Bà
Loan đi khiếu kiện ròng rã suốt 7 năm nay, nhưng các cơ
quan thẩm quyền vẫn câm lặng trước nỗi đau của người
mẹ có đứa con mang án tử hình, thay cho hung thủ đang
nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Bà
nói “chỉ nộp đơn, rồi về vì không ai tiếp mình hết.
Cũng không gặp được lãnh đạo, chỉ gặp được cô
tiếp dân.
Xuống
quốc hội dưới tỉnh Long An và họ nói rằng, đã hết
thẩm quyền [thụ lý vụ án], khuyên tôi ra ngoài
trung ương để giải quyết. Ra đến trung ương, chỉ được
nộp đơn, rồi về, không ai giải quyết, lặng lẽ khóc
rã rồi đi về. Không có công lý gì hết, tự than khóc,
rồi tự đi về, họ không nhìn tới người dân vô tội.
Năm
nào cũng ra [Văn phòng tiếp dân ở Hà Nội], cầm băng
rôn kêu oan hàng tháng rồi đi về, chứ không được ai
tiếp nhận đơn.”
Bà
Loan nấc nghẹn từng tiếng nấc, nghẹn ngào nói: “Nguyện
tâm cũng đi chừng nào minh oan được cho con rồi mới về,
còn không là chết thiêu tại lăng Hồ chủ tịch luôn.
Con mình bị oan thì mình về để làm cái gì nữa. Bây
giờ gấp rút lắm rồi, họ sẽ tiêm thuốc độc giết
chết cho con trai tôi, tôi sợ không minh oan kịp cho con
trai tôi.”
Bà
Rưỡi cho hay, gia đình bà đã cầu cứu đến gia đình
ông Chủ tịch Nguyễn Minh Triết –Nguyên Chủ tịch Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhưng vụ việc vẫn
im hơi lặng tiếng: “Vào năm 2009, tôi có gặp bà Nguyễn
Minh Triết và trình bày về vụ việc này. Sau đó, gia
đình chúng tôi nhận được hai văn bản yêu cầu Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao
điều tra làm rõ sự việc, nhưng sự việc vẫn im trôi
suốt 7 năm nay.”
Cách
đây ba ngày, vào ngày 25.11.2014, Chánh án Tòa án tỉnh
Long An và thư ký tòa án gặp gia đình bà Loan thông báo,
đã có quyết định tử hình nhưng không cho gia đình bà
biết là ngày nào.
Chánh
án Tòa án tỉnh Long An –Đại diện cho một cơ quan công
quyền đã thẳng thừng hỏi bà Loan: “bà có đồng ý
tiêm thuốc độc cho con trai bà và mang xác con trai bà về
nhà hay không?”. Ngay sau đó, bà Loan liền hỏi: “ông có
con không?”. Bà Loan uất ức nói: “Con tôi không có tội,
phải minh oan cho con trai tôi, người nào giết con trai tôi
thì người ấy sẽ chết chung với tôi luôn.”
Ngay
sau đó, bà Loan và bà Rưỡi đã ra Văn phòng quốc hội ở
Hà Nội để tiếp tục kêu oan, nhưng phòng tiếp dân nói
rằng, “thứ hai bà quay lại, cán bộ sẽ giải quyết”.
Tại
sao cơ quan công quyền lại dửng dưng, thờ ơ trước nỗi
đau oan khiên của một người mẹ có đứa con đang cận
kề với cái chết oan?
Bà
Rưỡi mong muốn: “Hồ Duy Hải được thả tự do. Từ
khi Hồ Duy Hải vào tù ảnh hưởng đến cả gia đình
chúng tôi, không một ai làm ăn được gì. Hồ Duy Hải
rất ngoan hiền, dễ thương. Cả họ rất đau lòng và bức
xúc dữ lắm. Cả tuổi thanh xuân của Hải bị nhốt
trong tù.”
Bà
Loan thổn thức: “Mong muốn các anh, các chị Việt Nam
sống ở nước ngoài và sống trong nước VN hãy lên
tiếng với giới công quyền tại Việt Nam trả con tôi
về, chứ tôi không cần bồi thường gì hết. Tôi mong
muốn con tôi được thả về với tôi, tôi cần con tôi,
nó không có tội, tôi không cần tiền bồi thường, không
có cái gì có thể đánh đổi được con tôi.”
.
HT,
VRNs
.
.
VIDEO
:
.
No comments:
Post a Comment