Ngô
Nhân Dụng
Friday,
November 28, 2014 6:18:34 PM
Ngân
sách quốc phòng nước Mỹ sẽ tăng, vì sang năm Đảng
Cộng Hòa sẽ kiểm soát cả hai viện Quốc Hội. Các công
ty sản xuất vũ khí ở Mỹ đang vui mừng. Mừng hơn nữa,
một bản báo cáo 600 trang mới nộp Quốc Hội Mỹ đã
báo động về khả năng quân sự gia tăng của Trung Quốc,
kết luận rằng, “Trong tình trạng Trung Quốc hiện đại
hóa quân sự toàn diện và nhanh chóng, cán cân lực lượng
so với Hoa Kỳ và đồng minh đang nghiêng về phía Trung
Quốc.”
Bản báo cáo của một ủy ban gồm những cựu nhân viên ngoại giao, tình báo, và các đại diện các doanh nghiệp, cho biết đến năm 2020 nước Mỹ sẽ đưa tới vùng Á Châu Thái Bình Dương 67 chiến thuyền và tàu ngầm, thật nhỏ so với con số 351 của Trung Quốc. Trong năm nay, Trung Quốc đã hai lần thử các hỏa tiễn WU-14, với tốc độ 8,000 dặm (12,800 km) một giờ. Thứ tên lửa này sẽ khiến cho các giàn phòng thủ chống hỏa tiễn của Mỹ kém hiệu năng, có thể vô dụng. Ngoài ra, tham vọng của Bắc Kinh trong không gian ngoài khí quyển sẽ đe dọa các vệ tinh an ninh và tình báo của Mỹ trong năm đến mười năm tới. Bộ Quốc Phòng Mỹ chỉ công bố vào năm 2006 Trung Quốc có 100 bom hạch tâm; nhưng hiện nay con số đó chắc đã tăng hàng chục lần. Từ năm 2010 đến giờ Ngũ Giác Đài cũng không báo cáo thêm về số hỏa tiễn của Trung Quốc.
Nhân dịp này, nhật báo Wall Street Journal đã viết bài xã luận khuyến cáo chính phủ Mỹ phải lo đối phó với tình trạng trên. Nhưng tờ báo vốn có khuynh hướng bảo thủ này cũng công nhận bản báo cáo còn thiếu sót; và nhắc nhở rằng các phi cơ, tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc phẩm chất kém xa tàu Mỹ. Quân đội của họ được huấn luyện ít và thiếu kinh nghiệm chiến trường. Về hải quân, Trung Quốc chỉ có một hàng không mẫu hạm trong khi Mỹ đang có 11 chiếc.
Chiếc mẫu hạm Liêu Ninh (Liaoning) dài 300 mét, trọng tải 50,000 tấn của Trung Quốc mua lại của Ukraine vẫn còn đang chạy thử, phải nhiều năm nữa mới thật sự dùng được, đã cho chạy một chuyến đi xa đầu tiên, gặp nhiều trục trặc và thấy còn phải tu bổ thêm nhiều. Bắc Kinh trù tính sẽ chế tạo ba mẫu hạm. Nhưng một mẫu hạm chỉ có hiệu lực khi được điều động trong một hạm đội với các loại tàu chiến khác. Liêu Ninh chưa bao giờ được tập trận trong một hạm đội đầy đủ như khi lâm trận. Trung Quốc đang chế những máy bay chiến đấu theo mẫu Su-33 của Nga, ngang sức với loại F-15 và F-18 của Mỹ. Máy bay J-31 của Trung Quốc sẽ có khả năng “tàng hình,” cũng như Nga cũng đang thử loại PAK-FA tàng hình. Còn chiếc F-35 của Mỹ đã là loại phi cơ tàng hình thế hệ thứ tư.
Các nước Á Đông khác phải chạy đua vũ trang đối phó với hải quân Trung Cộng. Các nhà sản xuất vũ khí trên thế giới, nhất là ở Mỹ sẽ còn nhận được nhiều đơn đặt hàng. Việt Nam mua tàu ngầm của Nga và đã được chính quyền Mỹ chấp thuận cung cấp vũ khí có khả năng chiến đấu. Nhật Bản đang cung cấp tàu tuần tiễu duyên hải cho Việt Nam và Philippines. Hai nước Indonesia và Nam Hàn đang hợp tác chế tạo tàu ngầm. Nhưng hai quốc gia phản ứng mạnh nhất là Nhật Bản và Australia.
Từ năm 2011, Nhật Bản đã bắt đầu sản xuất loại tàu chiến Izumo, chi phí 1.5 tỷ đô la Mỹ. Trên lý thuyết Izumo chỉ dùng cho trực thăng trong công tác cứu cấp, vì hiến pháp hòa bình của Nhật cấm vũ khí tấn công. Nhưng chiếc Izumo dài 248 mét, trọng tải 27,000 tấn, tuy gọi là chiến hạm (destroyer) nhưng khi cần sẽ được trang bị thêm, nhanh chóng biến thành hàng không mẫu hạm; cho các loại F-35A và F-35B lên xuống. Quân đội Mỹ đang đóng ở Nhật cũng được phép cho F-35 của họ dùng chung. Chiếc Izumo đầu đã hạ thủy năm ngoái, chiếc thứ hai đang tiến hành. Nhật Bản cũng đang mua các máy bay V-22 Ospreys của Boeing, có thể lên xuống trên các tàu thủy này; cùng các máy bay không người lái Global Hawk và hệ thống báo động từ xa.
Australia là quốc gia Á Đông thứ hai tăng cường vũ trang trên mặt biển, và đang hợp tác với Nhật Bản phát triển kỹ thuật tàu ngầm mới nhất. Mẫu hạm HMAS Canberra cũng được mô tả cốt dùng cho trực thăng cứu cấp. Vì Australia từng hợp tác với Mỹ trong việc sản xuất F-35 cho nên nếu cần sẽ trang bị thêm để dùng cho F-35 lên xuống.
Trước cảnh toàn vùng Đông Á chạy đua vũ trang, chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh sẽ phải dè dặt trước khi tỏ thái độ hung hăng hiếu chiến. Nếu Trung Cộng cứ tiếp tục xâm lấn các nước láng giềng, cuộc chạy đua vũ trang sẽ tăng cường độ và tốc độ trong cả vùng Đông Á Châu, lúc đó khả năng kinh tế của Trung Quốc không cho phép Bắc Kinh theo kịp.
Mối đe dọa lớn nhất của hải quân Trung Cộng là đội tàu ngầm nguyên tử của Mỹ. Nhiều người trên thế giới không nhìn thấy sức mạnh này, vì chính dân Mỹ cũng không để ý. Tàu ngầm nguyên tử của Mỹ chưa bao giờ lâm chiến. Không chính phủ Mỹ nào tính đến chuyện đổ quân đánh vào nước Tàu, cho nên không cần so sánh lực lượng trên bộ. Trong một cuộc đối đầu trên mặt biển, tàu ngầm của Mỹ sẽ chiếm thế thượng phong. Chúng có khả năng tiêu diệt các chiến hạm cũng như các thương thuyền của Trung Cộng, nếu có chiến tranh giữa hai nước.
Mỹ có 74 chiếc tàu ngầm, 60 chiếc được trang bị tấn công bằng hỏa tiễn để đánh chìm tàu địch hoặc bắn lên đất liền, 33 tàu ngầm trang bị đầu đạn nguyên tử. Chỉ cần mỗi chiếc tàu ngầm nguyên tử phóng ra ba thủy lôi, và chỉ cần một nửa số thủy lôi đó bắn trúng đích, tất cả các tàu chiến của Trung Cộng sẽ bị loại.
Tầu ngầm có khả năng chạy im lặng dưới mặt biển, bất ngờ tấn công bằng thủy lôi hoặc hỏa tiễn, kể cả hỏa tiễn nguyên tử và hỏa tiễn bay là là ngang mặt đất. Năm 1982, chiếc tàu ngầm Conqueror của hải quân Anh đã đánh đắm chiến hạm General Belgrano, làm tê liệt hạm đội Argentina.
Hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương có 33 tàu ngầm, đặt căn cứ ở Tiểu bang Washington, California, Hawaii, và Guam, thường ghé bến ở Nhật Bản và Nam Hàn và lâu lâu đi lên vùng Bắc Cực. Mỗi ngày có 17 chiếc đang hoạt động ngoài biển, trong đó 8 chiếc sẵn sàng ứng chiến ở những vùng có thể giao tranh, tức là gần hải phận Trung Quốc. Loại tàu ngầm Virginia-class đang dần dần thay thế loại tàu cũ Los Angeles-class, được trang bị khả năng tàng hình (stealth) và các máy thăm dò mới. Năm 2012 Quốc Hội Mỹ đã chuẩn y ngân sách cho mỗi năm sản xuất hai tàu ngầm loại này, giá 2.5 tỷ Mỹ kim mỗi chiếc. Loại tàu bí mật nhất gọi tên là Seawolfs, lớn, nhanh và trang bị vũ khí mạnh hơn, hiện có ba chiếc và cả ba đều hoạt động ở Thái Bình Dương. Loại Ohio-class trang bị mỗi chiếc 154 hỏa tiễn có thể bắn ngang. Lực lượng tàu ngầm mới của Mỹ vượt trên tất cả các nước, kể cả Anh quốc (bảy chiếc), Nga (12), mà Trung Cộng thì không thể so sánh được.
Với lực lượng hải quân, nhất là tàu ngầm của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương, trong 20 năm tới chính quyền Trung Cộng sẽ không thể nghĩ đến chuyện gây hấn với Mỹ. Sau 20 năm thì lúc đó chính nước Trung Hoa cũng sẽ thay đổi.
Khả năng kinh tế của Trung Quốc đang chạm tới đỉnh cao nhất, nếu không thay đổi toàn bộ hệ thống tài chánh, xí nghiệp và ngân hàng. Tới năm 2030, Trung Quốc sẽ là nước có tỉ số dân trên 65 tuổi cao nhất thế giới, ngân sách nuôi dưỡng người già sẽ chiếm ưu tiên thay vì ngân sách quân sự.
Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên nếu chính quyền Bắc Kinh phải chọn thái độ hòa hoãn đối với Mỹ cũng như với các đồng minh của Mỹ. Có thể chắc chắn là trong 20 năm tới Bắc Kinh không thể tính đến chuyện gây chiến với Nhật, Philippines; sẽ không dám xâm lăng Đài Loan mà họ chắc đã vẽ sẵn kế hoạch. Cả ba nước này đều được chiếc dù Mỹ che chở. Chỉ có Việt Nam thì không, trừ khi có biến chuyển ngoại giao mới.
Bản báo cáo của một ủy ban gồm những cựu nhân viên ngoại giao, tình báo, và các đại diện các doanh nghiệp, cho biết đến năm 2020 nước Mỹ sẽ đưa tới vùng Á Châu Thái Bình Dương 67 chiến thuyền và tàu ngầm, thật nhỏ so với con số 351 của Trung Quốc. Trong năm nay, Trung Quốc đã hai lần thử các hỏa tiễn WU-14, với tốc độ 8,000 dặm (12,800 km) một giờ. Thứ tên lửa này sẽ khiến cho các giàn phòng thủ chống hỏa tiễn của Mỹ kém hiệu năng, có thể vô dụng. Ngoài ra, tham vọng của Bắc Kinh trong không gian ngoài khí quyển sẽ đe dọa các vệ tinh an ninh và tình báo của Mỹ trong năm đến mười năm tới. Bộ Quốc Phòng Mỹ chỉ công bố vào năm 2006 Trung Quốc có 100 bom hạch tâm; nhưng hiện nay con số đó chắc đã tăng hàng chục lần. Từ năm 2010 đến giờ Ngũ Giác Đài cũng không báo cáo thêm về số hỏa tiễn của Trung Quốc.
Nhân dịp này, nhật báo Wall Street Journal đã viết bài xã luận khuyến cáo chính phủ Mỹ phải lo đối phó với tình trạng trên. Nhưng tờ báo vốn có khuynh hướng bảo thủ này cũng công nhận bản báo cáo còn thiếu sót; và nhắc nhở rằng các phi cơ, tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc phẩm chất kém xa tàu Mỹ. Quân đội của họ được huấn luyện ít và thiếu kinh nghiệm chiến trường. Về hải quân, Trung Quốc chỉ có một hàng không mẫu hạm trong khi Mỹ đang có 11 chiếc.
Chiếc mẫu hạm Liêu Ninh (Liaoning) dài 300 mét, trọng tải 50,000 tấn của Trung Quốc mua lại của Ukraine vẫn còn đang chạy thử, phải nhiều năm nữa mới thật sự dùng được, đã cho chạy một chuyến đi xa đầu tiên, gặp nhiều trục trặc và thấy còn phải tu bổ thêm nhiều. Bắc Kinh trù tính sẽ chế tạo ba mẫu hạm. Nhưng một mẫu hạm chỉ có hiệu lực khi được điều động trong một hạm đội với các loại tàu chiến khác. Liêu Ninh chưa bao giờ được tập trận trong một hạm đội đầy đủ như khi lâm trận. Trung Quốc đang chế những máy bay chiến đấu theo mẫu Su-33 của Nga, ngang sức với loại F-15 và F-18 của Mỹ. Máy bay J-31 của Trung Quốc sẽ có khả năng “tàng hình,” cũng như Nga cũng đang thử loại PAK-FA tàng hình. Còn chiếc F-35 của Mỹ đã là loại phi cơ tàng hình thế hệ thứ tư.
Các nước Á Đông khác phải chạy đua vũ trang đối phó với hải quân Trung Cộng. Các nhà sản xuất vũ khí trên thế giới, nhất là ở Mỹ sẽ còn nhận được nhiều đơn đặt hàng. Việt Nam mua tàu ngầm của Nga và đã được chính quyền Mỹ chấp thuận cung cấp vũ khí có khả năng chiến đấu. Nhật Bản đang cung cấp tàu tuần tiễu duyên hải cho Việt Nam và Philippines. Hai nước Indonesia và Nam Hàn đang hợp tác chế tạo tàu ngầm. Nhưng hai quốc gia phản ứng mạnh nhất là Nhật Bản và Australia.
Từ năm 2011, Nhật Bản đã bắt đầu sản xuất loại tàu chiến Izumo, chi phí 1.5 tỷ đô la Mỹ. Trên lý thuyết Izumo chỉ dùng cho trực thăng trong công tác cứu cấp, vì hiến pháp hòa bình của Nhật cấm vũ khí tấn công. Nhưng chiếc Izumo dài 248 mét, trọng tải 27,000 tấn, tuy gọi là chiến hạm (destroyer) nhưng khi cần sẽ được trang bị thêm, nhanh chóng biến thành hàng không mẫu hạm; cho các loại F-35A và F-35B lên xuống. Quân đội Mỹ đang đóng ở Nhật cũng được phép cho F-35 của họ dùng chung. Chiếc Izumo đầu đã hạ thủy năm ngoái, chiếc thứ hai đang tiến hành. Nhật Bản cũng đang mua các máy bay V-22 Ospreys của Boeing, có thể lên xuống trên các tàu thủy này; cùng các máy bay không người lái Global Hawk và hệ thống báo động từ xa.
Australia là quốc gia Á Đông thứ hai tăng cường vũ trang trên mặt biển, và đang hợp tác với Nhật Bản phát triển kỹ thuật tàu ngầm mới nhất. Mẫu hạm HMAS Canberra cũng được mô tả cốt dùng cho trực thăng cứu cấp. Vì Australia từng hợp tác với Mỹ trong việc sản xuất F-35 cho nên nếu cần sẽ trang bị thêm để dùng cho F-35 lên xuống.
Trước cảnh toàn vùng Đông Á chạy đua vũ trang, chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh sẽ phải dè dặt trước khi tỏ thái độ hung hăng hiếu chiến. Nếu Trung Cộng cứ tiếp tục xâm lấn các nước láng giềng, cuộc chạy đua vũ trang sẽ tăng cường độ và tốc độ trong cả vùng Đông Á Châu, lúc đó khả năng kinh tế của Trung Quốc không cho phép Bắc Kinh theo kịp.
Mối đe dọa lớn nhất của hải quân Trung Cộng là đội tàu ngầm nguyên tử của Mỹ. Nhiều người trên thế giới không nhìn thấy sức mạnh này, vì chính dân Mỹ cũng không để ý. Tàu ngầm nguyên tử của Mỹ chưa bao giờ lâm chiến. Không chính phủ Mỹ nào tính đến chuyện đổ quân đánh vào nước Tàu, cho nên không cần so sánh lực lượng trên bộ. Trong một cuộc đối đầu trên mặt biển, tàu ngầm của Mỹ sẽ chiếm thế thượng phong. Chúng có khả năng tiêu diệt các chiến hạm cũng như các thương thuyền của Trung Cộng, nếu có chiến tranh giữa hai nước.
Mỹ có 74 chiếc tàu ngầm, 60 chiếc được trang bị tấn công bằng hỏa tiễn để đánh chìm tàu địch hoặc bắn lên đất liền, 33 tàu ngầm trang bị đầu đạn nguyên tử. Chỉ cần mỗi chiếc tàu ngầm nguyên tử phóng ra ba thủy lôi, và chỉ cần một nửa số thủy lôi đó bắn trúng đích, tất cả các tàu chiến của Trung Cộng sẽ bị loại.
Tầu ngầm có khả năng chạy im lặng dưới mặt biển, bất ngờ tấn công bằng thủy lôi hoặc hỏa tiễn, kể cả hỏa tiễn nguyên tử và hỏa tiễn bay là là ngang mặt đất. Năm 1982, chiếc tàu ngầm Conqueror của hải quân Anh đã đánh đắm chiến hạm General Belgrano, làm tê liệt hạm đội Argentina.
Hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương có 33 tàu ngầm, đặt căn cứ ở Tiểu bang Washington, California, Hawaii, và Guam, thường ghé bến ở Nhật Bản và Nam Hàn và lâu lâu đi lên vùng Bắc Cực. Mỗi ngày có 17 chiếc đang hoạt động ngoài biển, trong đó 8 chiếc sẵn sàng ứng chiến ở những vùng có thể giao tranh, tức là gần hải phận Trung Quốc. Loại tàu ngầm Virginia-class đang dần dần thay thế loại tàu cũ Los Angeles-class, được trang bị khả năng tàng hình (stealth) và các máy thăm dò mới. Năm 2012 Quốc Hội Mỹ đã chuẩn y ngân sách cho mỗi năm sản xuất hai tàu ngầm loại này, giá 2.5 tỷ Mỹ kim mỗi chiếc. Loại tàu bí mật nhất gọi tên là Seawolfs, lớn, nhanh và trang bị vũ khí mạnh hơn, hiện có ba chiếc và cả ba đều hoạt động ở Thái Bình Dương. Loại Ohio-class trang bị mỗi chiếc 154 hỏa tiễn có thể bắn ngang. Lực lượng tàu ngầm mới của Mỹ vượt trên tất cả các nước, kể cả Anh quốc (bảy chiếc), Nga (12), mà Trung Cộng thì không thể so sánh được.
Với lực lượng hải quân, nhất là tàu ngầm của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương, trong 20 năm tới chính quyền Trung Cộng sẽ không thể nghĩ đến chuyện gây hấn với Mỹ. Sau 20 năm thì lúc đó chính nước Trung Hoa cũng sẽ thay đổi.
Khả năng kinh tế của Trung Quốc đang chạm tới đỉnh cao nhất, nếu không thay đổi toàn bộ hệ thống tài chánh, xí nghiệp và ngân hàng. Tới năm 2030, Trung Quốc sẽ là nước có tỉ số dân trên 65 tuổi cao nhất thế giới, ngân sách nuôi dưỡng người già sẽ chiếm ưu tiên thay vì ngân sách quân sự.
Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên nếu chính quyền Bắc Kinh phải chọn thái độ hòa hoãn đối với Mỹ cũng như với các đồng minh của Mỹ. Có thể chắc chắn là trong 20 năm tới Bắc Kinh không thể tính đến chuyện gây chiến với Nhật, Philippines; sẽ không dám xâm lăng Đài Loan mà họ chắc đã vẽ sẵn kế hoạch. Cả ba nước này đều được chiếc dù Mỹ che chở. Chỉ có Việt Nam thì không, trừ khi có biến chuyển ngoại giao mới.
No comments:
Post a Comment