Posted
on Dec 26, 2013
Dân
chủ là một thuật ngữ mà ai cũng biết nhưng vẫn bị
hiểu và dùng sai ở thời điểm mà các nhà độc tài,
các chế độ độc đảng và lãnh đạo các cuộc đảo
chính quân sự đòi dân chúng ủng hộ vì tự cho rằng
mình bảo vệ dân chủ. Tuy nhiên, sức mạnh của ý tưởng
dân chủ vẫn phát triển trong suốt chiều dài lịch sử
với nhiều biến cố. Các chính phủ dân chủ dù phải
đối mặt với nhiều thách thức, vẫn tiếp tục
tiến bộ và lan rộng trên toàn thế giới.
Xem
thêm:
----------------------
BA
TRỤ CỘT CỦA CHÍNH PHỦ
Như
đã trình bày, thông qua các cuộc bầu cử tự do, công
dân của một nền dân chủ chuyển giao quyền lực cho các
nhà lãnh đạo của họ theo quy định của luật pháp.
Trong một nền dân chủ hợp hiến, quyền lực của chính
phủ được phân chia để nhánh lập pháp ban hành luật,
nhánh hành pháp thi hành luật và nhánh tư pháp hoạt động
độc lập ngang với hai nhánh trên. Những quy định này
đôi khi được gọi là “chia sẻ quyền lực”. Tuy nhiên
trên thực tế, sự phân chia đó hiếm khi rõ ràng và ở
hầu hết các nhà nước dân chủ hiện đại, những quyền
này vẫn bị chồng chéo và được chia sẻ như chúng đã
được tách ra. Các cơ quan lập pháp có thể muốn quản
lý các chương trình bằng những quy định chi tiết; các
cơ quan hành pháp thường xuyên tham gia vào hoạt động
làm luật chi tiết; cả các nghị sĩ lẫn các quan chức
chính phủ đều tiến hành điều trần theo kiểu tư pháp
về hàng loạt vấn đề.
Hành
pháp
Ở
các nền dân chủ hợp hiến, quyền hành pháp nhìn chung
bị giới hạn ở ba phương diện: (i) Sự phân chia quyền
lực giữa ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp như đã
trình bày ở trên trong đó ngành lập pháp và tư pháp có
thể kiểm soát quyền lực của ngành hành pháp; (ii) Các
quy định của hiến pháp về việc bảo vệ các quyền cơ
bản và (iii) Các cuộc bầu cử theo định kỳ.
Những
người chuyên quyền và những người chỉ trích khác đều
hiểu sai khi cho rằng các nền dân chủ thiếu quyền lực
để trấn áp, đồng thời cũng thiếu quyền lực để
cai trị. Quan điểm này hoàn toàn sai lạc: Các nền dân
chủ đòi phải giới hạn quyền lực của chính phủ, chứ
không phải họ yếu kém. Quyền hành pháp ở các nền dân
chủ hiện đại nhìn chung được tổ chức theo một trong
hai cách sau: hệ thống nghị viện hoặc tổng thống.
Trong
hệ thống nghị viện, đảng đa số (hoặc liên minh các
đảng sẵn sàng cùng nhau nắm quyền) trong cơ quan lập
pháp sẽ thành lập chính phủ, đứng đầu là một thủ
tướng. Ngành lập pháp và hành pháp không hoàn toàn khác
biệt với nhau trong hệ thống nghị viện, do thủ tướng
và các thành viên nội các đều là người của quốc
hội; dù vậy nhưng thủ tướng là nguyên thủ quốc gia.
Ngược
lại, trong hệ thống tổng thống, tổng thống thường
được bầu lên riêng rẽ từ các thành viên của cơ quan
lập pháp. Cả tổng thống lẫn cơ quan lập pháp đều có
cơ sở quyền lực và các khu vực cử tri riêng, chúng
kiểm soát và cân bằng lẫn nhau.
Mỗi
hệ thống đều có những điểm mạnh, điểm yếu về
thể chế. Đặc trưng cơ bản của hệ thống nghị viện
mà cho đến nay tạo nên đa số các nền dân chủ chính
là khả năng ứng phó và linh hoạt của chúng. Các chính
phủ trong hệ thống nghị viện, đặc biệt là nếu được
bầu lên thông qua tỉ lệ đại diện, có xu hướng hình
thành các hệ thống đa đảng, trong đó ngay cả những
đảng nhỏ cũng có đại diện tại cơ quan lập pháp. Do
vậy, các nhóm thiểu số vẫn có thể tham gia vào tiến
trình chính trị ở cấp cao nhất của chính phủ. Nếu
như liên minh cầm quyền sụp đổ hoặc đảng mạnh nhất
thất bại, thủ tướng từ chức và một chính phủ mới
sẽ được hình thành hoặc các cuộc bầu cử mới sẽ
diễn ra – tất cả điều diễn ra trong khoảng thời gian
ngắn.
Điểm
yếu cơ bản đối với hệ thống nghị viện chính là
mặt trái của sự linh hoạt và chia sẻ quyền lực, đó
là tính bất ổn định. Các liên minh đa đảng có thể
lỏng lẻo và sụp đổ ngay khi nổ ra khủng hoảng chính
trị, khiến cho các chính phủ cầm quyền chỉ tồn tại
trong thời gian ngắn và không có khả năng giải quyết
các vấn đề chính trị khó khăn. Nói cách khác, các hệ
thống nghị viện khác sẽ ổn định nhờ có các đảng
chiếm đa số mạnh.
Đối
với hệ thống tổng thống, điểm mạnh chủ yếu là
trách nhiệm trực tiếp, tính liên tục và sức mạnh. Các
tổng thống – được dân bầu lên trong một nhiệm kỳ
cố định – có thể khẳng định quyền lực từ các
cuộc bầu cử trực tiếp, bất chấp vị thế của đảng
họ tại quốc hội. Bằng việc xây dựng các nhánh chính
quyền riêng rẽ và bình đẳng về mặt lý thuyết, hệ
thống tổng thống muốn xây dựng các thể chế hành pháp
và lập pháp mạnh, mỗi thể chế đều được nhân dân
uỷ quyền và có khả năng kiểm soát và cân bằng lẫn
nhau.
Điểm
yếu của các tổng thống và cơ quan lập pháp được bầu
lên riêng rẽ là khả năng dẫn đến bế tắc. Các tổng
thống có thể không lôi kéo đủ đồng minh chính trị
trong cơ quan lập pháp để bỏ phiếu thông qua các chính
sách mà họ muốn. Tuy nhiên, với việc sử dụng quyền
phủ quyết (trong các trường hợp nhất định đây là
quyền được bác bỏ các luật do quốc hội thông qua),
tổng thống có thể ngăn không cho cơ quan lập pháp ban
hành các chương trình làm luật riêng của họ. Nhà khoa
học chính trị Richard Neustadt đã mô tả quyền lực của
tổng thống Mỹ là “không phải quyền ra lệnh, mà là
quyền thuyết phục”. Neustadt muốn nói rằng tổng thống
Mỹ nào muốn Quốc hội ban hành chương trình nghị sự
pháp luật mà được tổng thống ưa thích – hoặc ít
nhất là tránh ban hành những luật mà tổng thống không
nhất trí vì được các đối thủ chính trị thông qua –
đều phải có được sự ủng hộ chính trị của dân
chúng và có khả năng lôi kéo liên minh hiệu quả tại
Quốc hội.
Lập
pháp
Các
cơ quan lập pháp được bầu lên – dù là theo hệ thống
nghị viện hay tổng thống – đều là diễn đàn chủ
yếu để soạn thảo, tranh luận và thông qua luật trong
một nền dân chủ đại diện. Những cơ quan này không
phải là cái gọi là những quốc hội bù nhìn, chỉ có
việc thông qua những quyết định của một lãnh đạo
chuyên quyền. Các nghị sĩ có thể chất vấn các quan
chức chính phủ về những hành động và quyết định
của họ, phê chuẩn ngân sách quốc gia và thông qua thành
viên chính phủ bổ nhiệm vào tòa án và các bộ. Ở một
số nền dân chủ, các ủy ban lập pháp là diễn đàn cho
các nhà làm luật công khai xem xét các vấn đề quốc
gia. Các nghị sĩ có thể ủng hộ chính phủ đang nắm
quyền hoặc họ có thể là lực lượng chính trị đối
lập đề xuất những chính sách hoặc các chương trình
thay thế.
Các
nghị sĩ có trách nhiệm giải thích quan điểm của họ
một cách hiệu quả nhất có thể. Tuy nhiên, họ phải
làm việc trong khuôn khổ đạo đức dân chủ với sự
khoan dung, tôn trọng và thỏa hiệp để có được sự
nhất trí có lợi vì lợi ích chung của người dân, chứ
không chỉ vì những người ủng hộ họ về mặt chính
trị. Mỗi nghị sĩ phải tự mình quyết định cách cân
bằng giữa lợi ích chung và nhu cầu của bộ phận cử
tri địa phương. Do thiếu đặc điểm phân chia quyền lực
của hệ thống tổng thống, nên hệ thống nghị viện
phải dựa nhiều hơn vào động lực chính trị bên trong
của hệ thống này để kiểm soát và cân bằng quyền
lực của chính phủ. Những động lực này thường là
phe đối lập được tổ chức riêng rẽ “bao vây”
chính phủ hoặc cạnh tranh giữa các đảng đối lập.
Ngành
tư pháp độc lập
Các
thẩm phán có chuyên môn và độc lập là nền tảng của
một hệ thống tòa án công bằng, vô tư và được hiến
pháp bảo vệ. Sự độc lập này không có nghĩa là các
thẩm phán có thể đưa ra những quyết định dựa trên ý
muốn cá nhân họ. Họ phải được tự do đưa ra các
quyết định pháp lý – ngay cả khi những quyết định
đó mâu thuẫn với chính phủ hoặc các đảng có quyền
lực khác có liên quan tới vụ việc.
Ở
các nền dân chủ, cấu trúc hiến pháp mang tính bảo vệ
và uy tín của ngành tư pháp bảo đảm sự độc lập
trước áp lực chính trị. Do vậy, các phán quyết của
ngành tư pháp mới vô tư, dựa trên thực tiễn vụ việc,
các lập luận pháp lý và các luật liên quan, không bị
chính phủ hoặc cơ quan lập pháp áp đặt hạn chế hoặc
gây áp lực. Những nguyên tắc này đảm bảo mọi người
đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật.
Quyền
của các thẩm phán được xem xét lại các bộ luật và
tuyên bố các luật đó vi phạm hiến pháp là hình thức
kiểm soát cơ bản khả năng chính phủ lạm dụng quyền
lực – ngay cả khi chính phủ đó được bầu lên bằng
đa số. Tuy nhiên, quyền này đòi hỏi các tòa án phải
được nhìn nhận là độc lập và phi đảng phái và có
khả năng đưa ra quyết định dựa trên luật pháp chứ
không phải các tính toán chính trị.
Dù
được bầu lên hay được chỉ định, các thẩm phán đều
phải được an toàn trong nghề nghiệp hoặc nhiệm kỳ
theo quy định của luật pháp, để họ có thể đưa ra
những quyết định mà không phải lo ngại những người
có quyền lực gây áp lực hoặc tấn công. Để đảm bảo
sự vô tư, không thiên vị của họ, đạo đức tư pháp
đòi hỏi các thẩm phán phải đứng bên ngoài (hoặc náu
mình) không được ra quyết định trong các vụ việc mà
họ có xung đột lợi ích cá nhân. Tin tưởng vào sự vô
tư, không thiên vị của hệ thống tòa án – tin tưởng
vào việc nó được đánh giá là một nhánh chính quyền
“phi chính trị” – là nhân tố cơ bản quyết định
sức mạnh và tính hợp pháp của ngành tư pháp.
Thẩm
phán ở một nền dân chủ không thể bị bãi nhiệm vì
những khiếu nại nhỏ nhặt, hoặc chỉ là đáp ứng sự
chỉ trích chính trị. Thay vào đó, họ chỉ có thể bị
bãi nhiệm nếu vi phạm những tội ác nghiêm trọng hoặc
vi phạm luật thông qua thủ tục luận tội và xét xử
kéo dài và nhiều bước (để đưa ra các cáo buộc) tại
cơ quan lập pháp hoặc trước một hội đồng tòa án
riêng rẽ.
Còn
tiếp…
Posted
on Jan 4, 2014
Dân chủ là một
thuật ngữ mà ai cũng biết nhưng vẫn bị hiểu và dùng
sai ở thời điểm mà các nhà độc tài, các chế độ
độc đảng và lãnh đạo các cuộc đảo chính quân sự
đòi dân chúng ủng hộ vì tự cho rằng mình bảo vệ dân
chủ. Tuy nhiên, sức mạnh của ý tưởng dân chủ vẫn
phát triển trong suốt chiều dài lịch sử với nhiều
biến cố. Các chính phủ dân chủ dù phải đối mặt với
nhiều thách thức, vẫn tiếp tục tiến bộ và lan rộng
trên toàn thế giới.
Xem
thêm:
----------------------------
GIỚI
TRUYỀN THÔNG ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO
Khi
các xã hội hiện đại phát triển cả về quy mô lẫn
tính phức tạp, lĩnh vực thông tin, liên lạc và tranh
luận công khai ngày càng bị các phương tiện truyền
thông đã chi phối, trong đó có phát thanh, truyền hình,
báo, tạp chí, đặc biệt là những phương tiện truyền
thông mới như Internet và truyền hình vệ tinh.
Dù
là nhật ký điện tử hay sách in thì trong xã hội dân
chủ chức năng của truyền thông vẫn có sự chồng chéo,
nhưng những chức năng riêng vốn có của nó về cơ bản
vẫn giữ nguyên, đó là tính thông tin và tính giáo dục.
Để đưa ra những quyết sách đúng đắn về chính sách
công, người ta cần thông tin chính xác, kịp thời và
công bằng. Tuy nhiên, một chức năng khác nữa của truyền
thông là cổ xúy, ngay cả khi tỏ ra thiếu khách quan. Khán
giả của các phương tiện truyền thông có thể tiếp cận
những ý kiến khác nhau, thậm chí xung đột nhau, từ đó
nắm bắt nhiều loại quan điểm khác nhau. Vai trò này của
truyền thông đặc biệt quan trọng trong các chiến dịch
vận động tranh cử, vì rất ít cử tri chỉ có cơ hội
nhìn thấy các ứng cử viên, nói gì đến việc trò
chuyện với họ.
Chức
năng thứ hai của truyền thông là giám sát hoạt động
của Chính phủ và các thể chế quyền lực trong xã hội.
Nhờ có sự khách quan và độc lập – mặc dù chưa hoàn
hảo – truyền thông đã giúp phơi bày sự thật đằng
sau những tuyên bố của chính phủ và buộc các quan chức
chính phủ phải có trách nhiệm về những hành động của
họ.
Truyền
thông cũng có thể đóng một vai trò tích cực hơn trong
cuộc tranh luận công khai thông qua các bài xã luận hoặc
báo cáo điều tra. Đồng thời, nó là một diễn đàn để
các cá nhân và các nhóm bày tỏ quan điểm qua thư và bài
viết và những thông tin đưa lên mạng, với rất nhiều
quan điểm khác nhau.
Các
nhà bình luận còn chỉ ra một vai trò ngày càng quan trọng
nữa của truyền thông là “xây dựng chương trình nghị
sự”. Do không thể thông tin về tất cả, nên các phương
tiện truyền thông phải chọn vấn đề nào cần nhấn
mạnh và vấn đề nào nên bỏ qua. Tóm lại, họ có xu
hướng phải quyết định cái gì là tin tức và cái gì
không. Đổi lại, những quyết định này sẽ ảnh hưởng
đến nhận thức của công chúng về vấn đề quan trọng
nhất. Tuy nhiên, không giống với các nước mà ở đó
truyền thông bị chính phủ quản lý, truyền thông ở một
nền dân chủ không thể đơn giản cứ theo ý muốn mà
xuyên tạc hay làm ngơ trước các vấn đề. Vì rút cục
thì các đối thủ cạnh tranh được tự do kêu gọi sự
quan tâm, chú ý đối với danh sách những vấn đề quan
trọng của họ.
Công
dân ở một nền dân chủ tin tưởng rằng với sự trao
đổi cởi mở các ý tưởng và quan điểm, cuối cùng sự
thật sẽ chiến thắng, giá trị của những người khác
sẽ được hiểu rõ hơn, những lĩnh vực thỏa hiệp sẽ
được xác định rõ hơn và con đường tiến bộ sẽ mở
ra. Mức độ trao đổi càng lớn càng tốt.
Nhà
văn E.B. White nhận xét: “Giới báo chí ở đất nước
tự do của chúng ta là đáng tin cậy và hữu ích không
phải bởi đặc điểm tốt của nó mà bởi chính tính đa
dạng của nó. Chừng nào còn nhiều người sở hữu các
phương tiện truyền thông, mà mỗi người đều theo đuổi
lĩnh vực tìm kiếm sự thật riêng của mình, khi đó
chúng ta còn cơ hội đến với sự thật và sống trong sự
thật… An toàn nằm ở số đông”
Không
thể yêu cầu công dân tham gia vào tiến trình chính trị,
nhưng nếu không có hành động của công dân, nền dân
chủ sẽ bị suy yếu. Công dân có quyền tự do hội họp
và thành lập những tổ chức của riêng mình nếu thấy
phù hợp. Đó là nhân tố cơ bản của dân chủ.
CÁC
ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ, NHÓM LỢI ÍCH, TỔ CHỨC PHI CHÍNH
PHỦ
Các
đảng phái chính trị
Các
đảng phái chính trị thu nạp, chỉ định và vận động
tranh cử để bầu lên các quan chức; xây dựng các đường
lối chính sách cho chính phủ nếu họ là đảng nắm đa
số; chỉ trích hoặc đề xuất các chính sách thay thế
nếu họ là đảng đối lập; huy động các nhóm lợi ích
ủng hộ các chính sách chung; giải thích cho công chúng về
những vấn đề công; xây dựng cơ cấu và nguyên tắc
tiến hành tranh luận chính trị trong xã hội. Trong một
số hệ thống chính trị, ý thức hệ có thể là một
nhân tố quan trọng trong việc thu nạp và khuyến khích
các thành viên trong đảng. Ở các hệ thống chính trị
khác, lợi ích kinh tế hoặc tình hình xã hội có thể
quan trọng hơn cam kết về ý thức hệ.
Các
tổ chức đảng và những thủ tục hoạt động trong các
đảng phái rất khác nhau. Ở một góc độ, hệ thống
nghị viện đa đảng là tổ chức được quy định chặt
chẽ nhất, hoàn toàn do các nhà chuyên môn điều hành.
Dân chủ và Đảng Cộng hòa là những tổ chức phi tập
trung hóa hoạt động phần lớn tại Quốc hội và cấp
bang. Rồi cứ bốn năm một lần các tổ chức này lại
tập hợp lại ở cấp quốc gia để khởi động chiến
dịch tranh cử tổng thống. Các chiến dịch bầu cử ở
một nền dân chủ thường phức tạp, tốn nhiều thời
gian và đôi khi rất ngớ ngẩn, nhưng vai trò của chúng
rất quan trọng. Bầu cử là phương pháp hòa bình và công
bằng, theo đó người dân có thể lựa chọn các nhà lãnh
đạo và quyết định chính sách công.
Các
nhóm lợi ích và tổ chức phi chính phủ
Công
dân ở một nền dân chủ có thể tham gia các tổ chức
cá nhân hoặc tình nguyện, trong đó có các nhóm lợi ích.
Các nhóm lợi ích cố gắng bằng cách nào đó gây ảnh
hưởng đối với chính sách công và thuyết phục các
quan chức ủng hộ những quan điểm của họ. Chỉ trích
có thể làm giảm ảnh hưởng của những “lợi ích đặc
biệt” nhưng nó giúp người dân nhận ra rằng nền dân
chủ bảo vệ quyền của những nhóm lợi ích như vậy để
tổ chức và đấu tranh cho những quyền lợi của họ.
Nhiều
nhóm lợi ích truyền thống đã được tổ chức xuất
phát từ các vần đề kinh tế; các nhóm kinh doanh và nông
nghiệp; các liên đoàn lao động tiếp tục có ảnh hưởng
lớn trong hầu hết các hệ thống dân chủ. Tuy nhiên,
trong vài thập kỷ gần đây, các nhóm lợi ích đã lớn
mạnh cả chất lượng lẫn số lượng, bao quát hầu hết
các lĩnh vực như xã hội, văn hóa, chính trị và thậm
chí cả các hoạt động tôn giáo. Các tổ chức chuyên
môn cũng lớn mạnh cùng các nhóm lợi ích công ủng hộ
sự nghiệp của họ từ cải thiện việc chăm sóc sức
khoẻ cho người nghèo đến bảo vệ môi trường – những
vấn đề có thể không trực tiếp đem lại lợi ích cho
thành viên các nhóm. Bản thân các chính phủ có thể
cũng hoạt động giống các nhóm lợi ích. Ở Mỹ, các
hiệp hội thống đốc bang, thị trưởng những thành phố
lớn và các cơ quan lập pháp bang thường xuyên vận động
quốc hội Mỹ thông qua những vấn đề mà họ quan tâm.
Động lực của nền chính trị nhóm lợi ích khá phức
tạp. Quy mô của các nhóm có vai trò quan trọng, các nhóm
với số lượng lớn thành viên trên cả nước sẽ tự
động lôi kéo được sự quan tâm chú ý của các quan
chức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những nhóm
có quy mô nhỏ, được tổ chức chặt chẽ và cam kết
mạnh mẽ đối với những vấn đề của họ cũng có thể
gây ảnh hưởng lớn so với số lượng thành viên của
họ. Một trong những phát triển đáng kinh ngạc nhất
trong vài thập kỷ gần đây là sự xuất hiện các tổ
chức phi chính phủ trên quy mô toàn cầu. Với nỗ lực
phục vụ nhu cầu của cộng đồng, quốc gia hay vì một
sự nghiệp được xác định là những vấn đề toàn
cầu, các tổ chức phi chính phủ này cố gắng hỗ trợ,
thậm chí thách thức sự điều hành của chính phủ bằng
cách ủng hộ, tuyên truyền và thu hút sự chú ý đối
với những vấn đề chủ yếu và giám sát hoạt động
của chính phủ và khu vực tư nhân.
Các
chính phủ và tổ chức phi chính phủ luôn là đối tác
của nhau. Các tổ chức phi chính phủ cung cấp chuyên gia
và hướng dẫn chuyên môn nhằm thực hiện những dự án
do chính phủ tài trợ. Các tổ chức phi chính phủ có thể
không có liên kết về chính trị hoặc có thể hoạt động
trên lý tưởng đảng phái và tìm cách thúc đẩy một sự
nghiệp cụ thể hoặc một loạt sự nghiệp nào đó vì
lợi ích của nhân dân. Dù hoạt động theo hướng nào
thì vấn đề mấu chốt là ở chỗ nhà nước kiểm soát
hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở mức thấp
nhất.
QUAN
HỆ QUÂN SỰ VÀ DÂN SỰ
Vấn
đề chiến tranh và hòa bình là vấn đề trọng yếu nhất
mà bất cứ quốc gia nào cũng có thể phải đối mặt,
đặc biệt ở những thời điểm khủng hoảng.
Nhiều
quốc gia phải đưa quân đội lên nắm quyền lãnh đạo.
Điều đó không xảy ra ở các nền dân chủ. Ở các nền
dân chủ, vấn đề quốc phòng và mối đe dọa đối với
an ninh quốc gia phải do nhân dân quyết định thông qua
các đại diện mà họ bầu lên. Quân đội ở một nền
dân chủ phải phục vụ đất nước chứ không lãnh đạo
đất nước. Các lãnh đạo quân đội cố vấn cho các
nhà lãnh đạo được bầu lên và thực hiện những quyết
định của họ. Chỉ có những người được dân bầu
lên mới có trách nhiệm và quyền lực tối cao trong việc
quyết định vận mệnh của dân tộc. Nguyên tắc kiểm
soát dân sự đối với quân đội là nguyên tắc cơ bản
của nền dân chủ. Các lãnh đạo dân sự cần lãnh đạo
quân đội quốc gia và quyết định những vấn đề quốc
phòng không phải bởi vì họ giỏi hơn các chuyên gia quân
sự mà bởi vì họ là đại diện của nhân dân và do vậy
họ có trách nhiệm đưa ra những quyết sách và chịu
trách nhiệm về những quyết định đó. Ở một nền dân
chủ, quân đội tồn tại để bảo vệ đất nước và
các quyền tự do của nhân dân. Quân đội không được
đại diện hay ủng hộ bất cứ quan điểm chính trị
nào, không được ủng hộ các nhóm sắc tộc hoặc nhóm
xã hội nào. Quân đội phải trung thành với những lý
tưởng lớn hơn của dân tộc, trung thành với pháp quyền
và nguyên tắc dân chủ. Mục tiêu của quân đội là bảo
vệ xã hội chứ không phải định hình xã hội. Bất
cứ một chính phủ dân chủ nào cũng coi trọng chuyên môn
và tư vấn của các chuyên gia quân sự trong việc thực
hiện các quyết sách về quốc phòng và an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, chỉ có lãnh đạo dân sự được bầu ra mới
có quyền đưa ra những quyết sách cuối cùng về phòng
thủ quốc gia và quân đội sau đó sẽ thực hiện những
quyết định đó. Tất nhiên các tướng lĩnh quân đội
cũng tham gia vào đời sống chính trị với tư cách cá
nhân như các công dân khác. Nhân viên quân sự có thể
tham gia bỏ phiếu bầu cử. Tuy nhiên, tất cả nhân viên
quân sự phải ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu mới có thể
tham gia chính trị. Nghĩa vụ quân sự phải tách biệt với
chính trị. Quân đội là đầy tớ trung lập của nhà
nước và là người bảo vệ xã hội.
NỀN
VĂN HÓA DÂN CHỦ
Đôi
khi con người có những mong muốn mâu thuẫn nhau. Họ muốn
an toàn nhưng lại thích thú mạo hiểm; họ muốn có tự
do cá nhân, nhưng cũng đòi bình đẳng xã hội. Nền dân
chủ cũng vậy. Nhưng điều quan trọng là phải nhận thức
được rằng nhiều mâu thuẫn này, thậm chí cả nghịch
lý, đều hiển hiện ở mọi xã hội dân chủ.
Xung
đột và đồng thuận
Theo
Larry Diamond – học giả đồng thời là nhà văn – giữa
xung đột và đồng thuận tồn tại một nghịch lý cơ
bản. Ở nhiều phương diện, dân chủ chỉ là một tập
hợp những quy định quản lý xung đột. Đồng thời, mâu
thuẫn này phải được quản lý trong những giới hạn
nhất định và dẫn đến sự thỏa hiệp, đồng thuận
hay những hình thức nhất trí khác được tất cả các
bên chấp nhận là hợp pháp. Bất cứ sự thiên vị nào
đều có thể đe dọa sự cân bằng. Nếu như các nhóm
coi dân chủ chỉ là một diễn đàn để họ bày tỏ nhu
cầu thì xã hội có thể đổ vỡ từ bên trong. Nếu
chính phủ gây sức ép lớn nhằm đạt được sự đồng
thuận, bất chấp ý kiến của nhân dân thì xã hội có
thể bị đổ vỡ từ bên trên.
Không
có giải pháp đơn giản nào để cân bằng xung đột và
đồng thuận.
Dân
chủ không phải là một cỗ máy có thể tự vận hành
được khi những các nguyên tắc hợp lý được đưa vào.
Một xã hội dân chủ cần phải có sự cam kết của
người dân, theo đó chấp nhận xung đột chính trị và
tri thức là điều tất yếu và điều cần thiết là phải
có sự khoan dung. Từ góc độ này, chúng ta phải nhận
thức được rằng nhiều xung đột trong xã hội dân chủ
không phải là sự xung đột giữa “đúng” hay “sai”,
mà là xung đột về cách diễn giải thế nào là quyền
dân chủ và ưu tiên xã hội.
Giáo
dục và dân chủ
Giáo
dục là một phần thiết yếu của bất cứ xã hội nào,
đặc biệt quan trọng đối với một nền dân chủ.
Thomas Jeferson viết: “Nếu một quốc gia muốn được ngu
dốt và tự do trong một nền văn minh hóa có nghĩa là họ
mong muốn những gì chưa bao giờ xảy ra và sẽ không bao
giờ xảy ra”.
Có
sự gắn kết trực tiếp giữa giáo dục và các giá trị
dân chủ. Trong các xã hội dân chủ, nội dung và thực
tiễn giáo dục hỗ trợ cho những thực tiễn trong quản
lý dân chủ. Quá trình truyền bá giáo dục này cực kỳ
quan trọng ở một nền dân chủ bởi vì các nền dân chủ
hiệu quả đều năng động, xây dựng những mô hình quản
lý yêu cầu người dân phải tư duy một cách độc lập.
Cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực về chính trị
– xã hội nằm trong tay của người dân. Chính phủ không
được coi hệ thống giáo dục là phương tiện truyền bá
cho học sinh mà cần dành nguồn lực cho giáo dục giống
như nỗ lực đảm bảo những nhu cầu cơ bản khác của
người dân.
Đối
lập với các xã hội chuyên chế tìm cách áp đặt thái
độ tiếp thu bị động, mục tiêu của nền giáo dục
dân chủ là đào tạo ra những công dân độc lập, biết
đặt vấn đề và thực sự quen với những quan niệm và
thực tiễn dân chủ.
Chester.E.
Finn Jr., nghiên cứu viên cao cấp của Viện Chính sách
Giáo dục Hoover nói: “mọi người sinh ra vốn đã có ham
muốn tự do cá nhân, nhưng lại không biết về những dàn
xếp chính trị và xã hội giúp mang lại tự do lâu dài
cho bản thân và con cái họ…Cần phải có những dàn xếp
đó. Họ cần phải biết về chúng”. Tìm hiểu về dân
chủ bắt đầu từ trường học và tiếp tục khi chúng
ta tham gia vào đời sống công dân, đồng thời xuất phát
từ sự tò mò muốn biết những loại thông tin có thể
tiếp cận được trong một xã hội tự do.
Xã
hội và dân chủ
Chủ
nghĩa hợp hiến dân chủ về cơ bản là nền tảng theo
đó các xã hội đạt đến sự thật – dù không hoàn
thiện – thông qua xung đột và thỏa hiệp các ý tưởng,
các thể chế và cá nhân. Dân chủ là thực dụng. Ý
tưởng và giải pháp cho các vấn đề không được kiểm
nghiệm trên nền tảng một hệ tư tưởng cứng nhắc mà
được kiểm nghiệm trong một thế giới thực, ở đó
người ta tranh luận, trao đổi, chấp nhận hay loại bỏ
chúng.
Như
học giả Diane Ravitch nhận xét: “xây dựng liên minh là
bản chất của hành động dân chủ. Xây dựng liên minh
là chỉ cách cho các nhóm lợi ích thương lượng với
nhau, thỏa hiệp và vận hành trong hệ thống hiến pháp.
Bằng việc thiết lập liên minh, các nhóm có quan điểm
khác nhau tìm hiểu cách tranh luận một cách hòa bình,
theo đuổi mục tiêu của họ một cách dân chủ và cuối
cùng để tồn tại trong một thế giới đa dạng”.
Chính
phủ tự quản không phải lúc nào cũng tránh được sai
lầm, chấm dứt được xung đột dân tộc, đảm bảo
phát triển kinh tế hoặc giữ vững hạnh phúc. Tuy nhiên,
nó cho phép tranh luận công khai để xác định và sửa
chữa những sai lầm; cho phép các nhóm gặp gỡ và giải
quyết những khác biệt; mang đến cơ hội phát triển
kinh tế và giúp nâng cao tiến bộ xã hội và sự bày tỏ
của cá nhân.
Josef
Brodsky, cố thi sĩ người Nga và là người đoạt giải
Nobel viết: “Một người tự do khi thất bại anh ta sẽ
không đổ lỗi cho ai”. Điều này hoàn toàn đúng đối
với công dân ở các nền dân chủ. Họ phải chịu trách
nhiệm về vận mệnh của xã hội nơi họ sinh sống.
Bản
thân dân chủ không đảm bảo điều gì. Thay vào đó, nó
đưa đến những cơ hội thành công và cả nguy cơ thất
bại. Trong lời khẳng định mang tính cảnh báo nhưng đầy
triết lý của Thomas Jeferson, dân chủ hứa hẹn “cuộc
sống, sự tự do và mưu cầu hạnh phúc”.
Dân
chủ khi đó vừa là sự hứa hẹn và là một thách thức.
Dân chủ hứa hẹn loài người tự do, hợp tác với nhau,
tự quản lý theo cách hướng tới thực hiện những khát
vọng về tự do cá nhân, cơ hội kinh tế và công bằng
xã hội. Dân chủ là thách thức bởi vì sự thành công
của nền dân chủ phụ thuộc vào chính các công dân chứ
không phải ai khác.
No comments:
Post a Comment