Đinh
Quang Anh Thái/Người Việt (thực hiện)
Wednesday,
November 26, 2014 3:00:42 PM
LTS:
Vào hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, hội thảo
Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ
chức tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo
ở Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và
nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ
trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và
ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ
1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật
báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Mầu.
Nhân dịp này, nhà văn Đặng Thơ Thơ dành cho nhật báo
Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây, do nhà báo Đinh
Quang Anh Thái thực hiện.
.
Đinh
Quang Anh Thái (NV):
Đề tài thuyết trình của chị trong cuộc Hội Thảo 20
năm Văn Học Miền Nam là Khái Niệm Mẹ và Những Di Sản
Cho Con, chị có thể cho biết tại sao chị chọn đề tài
này?
Nhà
văn Đặng Thơ Thơ:
Sau khi nhận lời thuyết trình trong hội thảo, tôi mất
một thời gian khá lâu để đọc, đọc lại, và tìm kiếm
thêm những tác phẩm trước nay chưa có dịp đọc. Thoạt
đầu tôi muốn tập trung vào các tác phẩm của những
nhà văn nữ và tìm hiểu ý thức nữ quyền thể hiện
vào giai đoạn trước 1975 như thế nào. Nhưng có một vài
thay đổi, trước hết tôi không thể đọc hết tất cả
những tác phẩm của những người viết nữ trong giai
đoạn 20 năm 1954-1975 và tôi cảm thấy sẽ thiếu sót
trong một đề tài nghiên cứu rộng như thế với thời
gian và phương tiện hạn hẹp như hiện nay. Sau đó tôi
biết nhà văn Trịnh Thanh Thủy sẽ thuyết trình về đề
tài nữ quyền và tôi cảm thấy rất mừng là sẽ có
người nói thay mình về vấn đề này. Cuối cùng trong
một lần gặp mặt nhà văn Viên Linh, tôi được anh tặng
cuốn tân truyện Thị Trấn Miền Đông viết năm 1963, ấn
bản cuối cùng anh còn giữ. Tôi đọc liền một mạch.
Một tiểu thuyết tuyệt vời! Về mặt kỹ thuật và
phong cách viết, đây là một truyện hoàn toàn không bị
cũ khi đọc lại sau hơn nửa thế kỷ. Không khí và ngôn
ngữ truyện lôi kéo ngay từ trang đầu tiên. Thứ hai, về
mặt chủ đề, truyện Thị Trấn Miền Đông đưa ra rất
nhiều vấn đề bao quát cho những câu hỏi về gia đình,
đất nước, thế hệ lớn lên trong thời chiến, các di
sản từ chiến tranh, giải pháp nào khả thể, v.v... thông
qua ẩn dụ về việc chia chác gia tài. Có thể nói, tôi
quyết định viết về khái niệm “Mẹ và di sản cho
con” sau khi đọc Thị Trấn Miền Đông của Viên Linh.
Nội dung và kết thúc của Thị Trấn Miền Đông rất thú
vị vì nó là một dự cảm rất đúng của tác giả về
tương lai của miền Nam vào năm 1975. Cái chết của người
mẹ trong Thị Trấn Miền Đông là một ẩn dụ về miền
Nam bị bức tử và toàn truyện là sự ám ảnh về bóng
ma của quá khứ vẫn đang theo đuổi chúng ta cho đến
ngày hôm nay.
.
NV:
Nói về khái niệm di sản của mẹ, nhà văn Dương Nghiễm
Mậu viết cuốn Gia Tài Người Mẹ cũng vào năm 1963 khi
cuộc chiến ở Việt Nam bước sang giai đoạn mới cùng
với những xáo trộn về các mặt chính trị xã hội ở
miền Nam. Chị có đề cập đến cuốn này trong phần
thuyết trình không? Ngoài ra còn có những tác phẩm nào
khác nằm trong chủ đề mà chị sẽ trình bày?
Nhà
văn Đặng Thơ Thơ:
Không thể không nói đến cuốn Gia Tài Người Mẹ. Hai di
sản “lớn” nhất mà thế hệ người viết trước 75
thụ hưởng là di sản của cuộc nội chiến ý thức hệ
và di sản hậu thuộc địa sau 100 năm dưới sự thống
trị của Pháp. Tôi sẽ dành một phần lớn để phân
tích về di sản hậu thuộc địa trong tác phẩm Gia Tài
Người Mẹ. Nhà văn Dương Nghiễm Mậu đã dùng người
mẹ như ẩn dụ về dân tộc qua những lần “kết hôn”
với những thể chế khác nhau: chế độ thuộc địa, ý
thức hệ cộng sản chủ nghĩa, lý tưởng tự do của
miền Nam... Thái độ của những người con đối với mẹ
và quan hệ giữa họ với nhau thể hiện cái nhìn của
tác giả về sự bế tắc của cuộc nội chiến ý thức
hệ lúc đó. Trong Gia Tài Người Mẹ với sự có mặt của
nhẫn - người con gái út lai Tây đen, hậu quả một vụ
hãm hiếp - trong truyện, quan hệ mẹ con và những nỗ lực
thoát ly khỏi gia đình của những người con trở thành
biểu tượng của một tinh thần dân tộc muốn phủ nhận
quá khứ bị trị và những di sản của chế độ thực
dân mới cách đó không lâu. Có thể đọc Gia Tài Người
Mẹ như một tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học hậu
thuộc địa vào giai đoạn trước 75. Trong bối cảnh lịch
sử của đất nước, quan hệ mẹ-con trong Gia Tài Người
Mẹ vừa là một liên hệ chồng chéo của giai cấp, chủng
tộc, và giới tính vừa là một phúng dụ/ngụ ngôn của
một mẫu quốc thống trị và một đất nước “con”
bị trị. Nhưng ngay tại thời điểm 2014 này, Gia Tài
Người Mẹ lại đưa ra một chiều kích lịch sử khác.
Cuối truyện Gia Tài Người Mẹ là cảnh bóng tối bao
trùm và những người con ngồi nghe tiếng chân của những
kẻ lạ mặt tiến lại gần. Không thể nào không liên
tưởng đến tình trạng đất nước ngày hôm nay với sự
có mặt của những kẻ lạ trên quê hương.
.
NV:
Chị nói đến khái niệm mẹ và di sản của mẹ, thì
điều này có liên hệ gì với ý thức nữ quyền là ý
định ban đầu của chị không?
Nhà
văn Đặng Thơ Thơ:
Tôi sẽ dành một phần trong bài để nói về những quan
hệ chồng chéo của giới tính và chủng tộc trong cách
nhìn về mẹ qua tác phẩm Đêm Nghe Tiếng Đại Bác của
nhà văn Nhã Ca, và hai truyện ngắn “Người Con Gái Tuổi
Mèo” của nhà văn Trùng Dương và “Ăn Chịu Thử Một
Lần” của nhà văn Minh Quân. Tôi chú ý đến sự khác
biệt giới tính của người viết khi nhìn về mẹ, cụ
thể là mẹ trong Đêm Nghe Tiếng Đại Bác của Nhã Ca rất
khác với mẹ trong truyện của hai nhà văn nam là Viên
Linh và Dương Nghiễm Mậu.
Trong “Người Con Gái Tuổi Mèo,” nhân vật Bích của Trùng Dương có những suy nghĩ và cách soi rọi bản thân mang tính độc lập và thể hiện ý thức nữ quyền, trong đó có việc tự chăm sóc đời sống tinh thần, kiến thức, và trí tuệ của chính mình, và chọn cách sống đối nghịch với các quy ước xã hội. Quyết định không thuộc về một người đàn ông nào là một cách khẳng định quyền sở hữu bản thân. Việc cô từ chối không lấy một người chồng ngoại quốc có thể nhìn như cách để thách thức những quyền lực áp chế của chủ nghĩa đế quốc đang bành trướng, và để giải trừ những di sản hậu thuộc địa như trong trường hợp Nhẫn, người con gái lai Tây đen, trong Gia Tài Người Mẹ. Để liên kết với khái niệm mẹ, mà Bích không có mẹ, tôi chú ý đến chi tiết Bích giả bộ nói chuyện với hồn ma của mẹ. Đó là một quá trình đẩy tới tận cùng ý niệm về mẹ, từ hấp hối Gia Tài Người Mẹ, đến tự vẫn Thị Trấn Miền Đông, và trở thành một hồn ma không siêu thoát được, mà lại là một hồn ma giả nữa.
Trong “Người Con Gái Tuổi Mèo,” nhân vật Bích của Trùng Dương có những suy nghĩ và cách soi rọi bản thân mang tính độc lập và thể hiện ý thức nữ quyền, trong đó có việc tự chăm sóc đời sống tinh thần, kiến thức, và trí tuệ của chính mình, và chọn cách sống đối nghịch với các quy ước xã hội. Quyết định không thuộc về một người đàn ông nào là một cách khẳng định quyền sở hữu bản thân. Việc cô từ chối không lấy một người chồng ngoại quốc có thể nhìn như cách để thách thức những quyền lực áp chế của chủ nghĩa đế quốc đang bành trướng, và để giải trừ những di sản hậu thuộc địa như trong trường hợp Nhẫn, người con gái lai Tây đen, trong Gia Tài Người Mẹ. Để liên kết với khái niệm mẹ, mà Bích không có mẹ, tôi chú ý đến chi tiết Bích giả bộ nói chuyện với hồn ma của mẹ. Đó là một quá trình đẩy tới tận cùng ý niệm về mẹ, từ hấp hối Gia Tài Người Mẹ, đến tự vẫn Thị Trấn Miền Đông, và trở thành một hồn ma không siêu thoát được, mà lại là một hồn ma giả nữa.
.
NV:
Từ những truyện mà chị vừa nhắc, đến văn học miền
Nam nói chung, chúng ta rút ra được nhận định gì?
Nhà
văn Đặng Thơ Thơ:
Trở lại truyện Thị Trấn Miền Đông của Viên Linh,
chính tác giả đã viết trong phần mở đầu với tựa đề
Tác Phẩm Đầu Tay, “Câu hỏi vẫn còn nguyên cho thời
thế và quê hương của Liên, nhân vật chính trong truyện
này, dù đã hơn một phần tư thế kỷ trôi qua, và mẹ
Liên nếu chưa treo cổ, có thể sẽ vẫn treo cổ lại.”
Miền Nam đã chết nhưng linh hồn của miền Nam, bóng ma
của người mẹ, vẫn tồn tại. Đã 40 năm sau khi đất
nước bị bức tử, bóng ma vẫn đang nằm trong mỗi người
chúng ta: Đó là nền văn học miền Nam đã bị trải qua
cuộc phần thư, chết đi sống lại, và cương quyết từ
chối bị vùi dập. Mẹ và di sản của mẹ là một dự
cảm rất sớm của những người viết miền Nam giai đoạn
54-75 về sự tồn tại của một nền văn học hai mươi
năm, chết rất trẻ, và giữ trong nó tất cả chất tươi
mới, đột phá, sáng tạo, của một thế hệ viết trong
tự do và viết trong ý thức rạch ròi về trách nhiệm và
đạo lý của người viết. Nếu chúng ta đã viết cho
dòng văn học miền Nam, nếu chúng ta đã đọc những tác
phẩm của văn học miền Nam, nếu chúng ta đã từng là
nhân chứng/nhân vật sống cho những tác phẩm của văn
học miền Nam, thì chúng ta là người đã tạo ra những
hồn ma đó, và chúng ta chịu trách nhiệm phải cư xử
thế nào cho phải đối với những bóng ma của mẹ. Đó
là công việc của người làm văn học để lưu truyền
những di sản tinh thần cho những thế hệ tiếp theo.
.
NV:
Cám ơn nhà văn Đặng Thơ Thơ đã trả lời phỏng vấn
của nhật báo Người Việt.
-----------------------------
25.11.2014
.
Thứ
Sáu, ngày 21 tháng 11 năm 2014
.
Phỏng
vấn nhà văn Trịnh
Thanh Thủy về Văn Học Miền Nam 1954 – 1975
Kalynh
Ngô/Người Việt (thực hiện)
22.11.2014
.
Chủ
Nhật, ngày 23 tháng 11 năm 2014
dieu khac chan may
ReplyDeletecấy chân mày
cay chan may
cấy chân mày nam
cay chan may nam
cấy chân mày nữ
cay chan may nu
phun may tan bot
phun mày tán bột ở đâu đẹp
phun may tan bot o dau dep
điêu khắc lông mày ở đâu đẹp