Tác
phẩm Đèn cù phần 2 của nhà văn Trần Đĩnh sẽ ra mắt
bạn đọc trong thời gian tới đây. Những dòng tự sự
về thân phận con người trong chế độ cộng sản cũng
như những bí ẩn chính trị bị che dấu tiếp tục được
phơi bày. Sau đây là góc nhìn của một trong những độc
giả đầu tiên của Đèn cù phần hai.
Hồng
cung bí sử
“Ông
Lê Trọng Nghĩa xuất thân là một sinh viên khoa Luật,
thông thạo nhiều thứ tiếng. Năm 23 tuổi (tức 1945) ông
làm thuyết khách gặp gỡ Trần Trọng Kim, thuyết phục
chỉ huy Nhật ở Trại Bảo an binh và tham gia đàm phán
với Tổng chỉ huy quân đội Nhật ở Hà Nội. Chia
sẻ về công việc của mình, ông nói: "Tôi theo dõi
tất cả các vấn đề có quan hệ tới đối phương như
Pháp, Mỹ, và các nước khác có liên quan đến cách mạng
Việt Nam. Dựa vào những tin tức đó, Bộ Chính trị đưa
ra chủ trương, quyết sách". Giai đoạn Cách mạng
Tháng 8, ông Nghĩa đại diện chính quyền Việt Minh liên
hệ với quân đội Nhật. Chủ trương lúc đó của Việt
Nam là chỉ huy quân giải phóng đánh vào quân Nhật đang
co cụm ở Thái Nguyên để mở đường Nam tiến.”
Đó
là đoạn trích từ bài báo ngày 11/10/2014 trên báo mạng
Vnexpress tại Việt nam. Bài báo này ghi nhận cảm nghĩ của
ông Lê Trọng Nghĩa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng
thời cũng ghi vắn tắt tiểu sử của ông Nghĩa, một
người từng đứng đầu ngành tình báo Việt nam và giữ
vai trò quan trọng nhất trong cuộc cướp chính quyền
tháng Tám năm 1945.
Điều
mà báo này không nhắc đến là chuyện ông Nghĩa bị bắt,
không án trong cái gọi là vụ án xét lại chống Đảng.
Điều
này lại được tác giả Trần Đĩnh ghi nhận rất chi
tiết trong phần hai cuốn tự truyện Đèn Cù. “Nhưng
thân phận cựu Đại tá tình báo Lê Trọng Nghĩa không
quan trọng bằng tiết lộ của ông về cuộc cách mạng
tháng tám mà Trần Đĩnh ghi lại”. Theo tiết lộ này
thì trong tháng tám 1945 những người đứng đầu Việt
minh, mà nòng cốt là đảng cộng sản đã ra quân lệnh
số 1 tấn công quân đội Nhật bản đang chiếm đóng
Đông dương lúc ấy. Trong khi đó thì bộ phận Việt minh
ở Hà nội do ông Lê Trọng Nghĩa đứng đầu thương
lượng thành công với quân đội Nhật để lên nắm
chính quyền. Ông Hồ Chí Minh và các cố vấn của ông
đều không biết việc này. Và khi những đội quân Việt
minh đầu tiên tiến về Hà nội từ Việt bắc vẫn phải
xin phép quân đội Nhật.
“Điều
này có nghĩa là sự thành công của cách mạng tháng tám
không phải là sự tổ chức sắc sảo từ đầu đến
cuối của đảng cộng sản Việt nam mà là một khoảng
trống về quyền lực lúc ấy trên bán đảo Đông Dương.”
Những
tiết lộ lịch sử ấy ắt hẳn là điều mà nhiều người
quan tâm đến lịch sử và chính trị Việt nam mong đợi
từ quyển sách Đèn Cù tập 2 sắp xuất bản, cũng như
họ đã mong đợi từ phần một quyển tự truyện này.
Một
điều có lẽ cũng sẽ gây ngạc nhiên cho người đọc
khi Đèn cù 2 tiết lộ rằng Lê Duẫn đã từng tiếp xúc
với tình báo Mỹ, mặc dù sau đó tại đại hội trung
ương đảng lần thứ 9 ông là người đứng đầu phái
thân Mao chủ trương dùng bạo lực để tiến đánh miền
Nam.
Cũng
liên quan đến ông Lê Duẫn, những điều Trần Đĩnh ghi
chép lại cho biết rằng sự “bất kính” của ông Duẫn
đối với ông Hồ đã bắt đầu từ khi ông được huấn
luyện bởi các bậc đàn anh như Trần Phú, Hà Huy Tập,
những người được Quốc tế cộng sản công nhận chứ
không phải là ông Hồ, một kẻ bị thất sủng, dù ông
cũng là người được Đệ tam quốc tế đào tạo từ
rất lâu.
Người
ta cũng sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Trần Đĩnh nghi ngờ
nhân vật Trần Xuân Bách khi ông này đề ra những ý
tưởng cải cách chính trị cởi mở hơn cho Việt nam.
Và
những câu chuyện thâm cung bí sử về những nhân vật
chính trị một thời của đảng cộng sản Việt nam tiếp
tục được ghi lại qua ngòi bút dí dỏm của Trần Đĩnh,
người chỉ khiêm tốn đặt tên cho quyển sách đầy ắp
tư liệu lịch sử của ông là “Truyện tôi”.
Những
chi tiết lịch sử ấy Trần Đĩnh gọi là “Hồng cung
bí sử”.
Thân
phận con người
Những
sự kiện lịch sử dù bị che dấu, cũng sẽ dần dần lộ
ra trong thời đại thông tin toàn cầu này, “điều mà
Trần Đĩnh đem đến nhiều nhất cho người đọc chính
là sự mô tả thân phận con người trong và dưới chế
độ cộng sản.”
Những
nhân vật trong guồng máy như các ông Lê Liêm, Bùi Công
Trừng, Đặng Kim Giang, Ung Văn Khiêm,… những người có
công gầy dựng nên đảng cộng sản bị đối xử một
cách tàn khốc khi sa cơ thất thế, bị chính các đồng
chí ngày hôm qua của họ giáng xuống những bản án nặng
nề. Trần Đĩnh viết:
Đất
nước bị mắc phải một giống vi trùng có tên là tính
đảng. Nó kháng lại mọi yêu cầu tử tế của con
người.”
Ông
viết thêm là ở nước Việt nam, nhờ có đảng mà cái
gì cũng là hai mặt, hai mang. Và những tư tưởng giai cấp
mà đảng cộng sản đem vào Việt nam đã để lại những
sự đảo điên vô cùng nghiêm trọng cho xã hội Việt
nam:
“Nó
gây sốc đảo điên dân tộc, nó đem vào lập trường
đấu tranh giai cấp, đi vào trong mọi quan hệ xã hội, họ
hàng gia đình, bạn bè để đấu tố nhau, xin mạng nhau.”
Tuy
nhiên cuộc đấu đá quyền lực của những người lãnh
đạo cộng sản không làm họ xao nhãng việc cai trị.
Trần Đĩnh viết tiếp:
“Tôi
lạ là các bộ óc đầy hằn học, nghi ngờ nhau như vậy
vẫn nhất trí được với nhau trong việc trị dân.”
Sự
phản kháng của dân chúng trước sự toàn trị ngặt
nghèo của đảng được Trần Đĩnh mô tả lại qua những
buổi trò chuyện dài giữa ông và anh thanh niên vá xe đạp.
Qua đó người đọc thấy sự phản ứng rất đặc biệt
của người dân dưới chế độ cộng sản: Không có
những cuộc biểu tình, những cuộc nổi dậy mà có sự
châm biếm các giới lãnh đạo, sự biến thái của ngôn
ngữ để chuyển tải những câu chuyện khôi hài đen.
Đọc
Đèn cù tập 2 người ta cũng thấy một mối quan hệ đặc
biệt giữa những người bất đồng chính kiến, những
người bị chế độ lên án với những nhân viên an ninh
theo dõi họ. Họ tồn tại song song nhau, khai thác nhau. Bộ
máy an ninh dày đặt đã gieo rắc sự sợ hãi vào trong
lòng dân chúng, và cả những người có cương vị trong
xã hội. Trong xã hội ấy một khi người ta ngại tiếp
xúc với các cơ cấu của bộ máy quyền lực chính là
lúc người ta bắt đầu có biểu hiện của sự khủng
hoảng tâm thần do bị đàn áp về tinh thần. Đó là
nhận xét của Trần Đĩnh về những thân phận con người
xung quanh mình và ông thường xuyên tự nhắc mình rằng
trong cái sợ đó “phải ứng phó làm sao cho đúng cốt
cách một con Người”.
Dù
biết rằng bất cứ sự so sánh nào cũng khập khiễng,
nhưng câu chuyện về những nhân vật cộng sản Việt nam
mà Trần Đĩnh ghi lại, không khỏi gợi cho độc giả nhớ
đến cuốn tiểu thuyết chính trị của nhà văn Pháp
Andre Malraux mang tựa đề “Thân phận con người”,
mô tả cuộc nổi dậy của lực lượng cộng sản tại
Thượng hải, Trung quốc vào những năm 1930. Người ta
thấy nhiều âm mưu, nhiều sự bội phản, nhiều sự cơ
hội, và trên hết là sự ảo tưởng mà Trần Đĩnh gọi
là sự Mộng tưởng. Sự mộng tưởng vào chủ nghĩa cộng
sản ám ảnh tác giả lớn đến mức mà ông lập lại
đến hai lần trong phần hai của tác phẩm Đèn cù:
“Mộng
tưởng không trọng lượng nhưng đè sập biết bao đời
người.”
.
Tin,
bài liên quan
dieu khac chan may
ReplyDeletecấy chân mày
cay chan may
cấy chân mày nam
cay chan may nam
cấy chân mày nữ
cay chan may nu
phun may tan bot
phun mày tán bột ở đâu đẹp
phun may tan bot o dau dep
điêu khắc lông mày ở đâu đẹp