Hà
Tường Cát/Người Việt
Friday,
November 14, 2014 5:19:08 PM
Mọi
người đều biết rằng sự kiện đảng Cộng Hòa nắm
được quyền kiểm soát cả hai viện Quốc Hội do kết
quả cuộc bầu cử vừa qua, chắc chắn đem đến nhiều
khó khăn cho Tổng Thống Obama trong hai năm cuối cùng của
nhiệm kỳ và tình hình đối đầu Hành Pháp-Lập Pháp sẽ
nhiều lần xảy ra.
Như
dư luận đã dự đoán, va chạm đầu tiên sẽ là hai dự
luật, một được Cộng Hòa mạnh mẽ thúc đẩy nhưng
Hành Pháp chưa quyết định, và một được Hành Pháp tán
thành nhưng Hạ Viện Cộng Hòa còn trì hoãn chưa thông
qua.
Hệ
thống đường ống dẫn dầu Keystone XL từ Canada về
Texas được khởi sự từ năm 2008, nhưng dự án xây dựng
đoạn đi ngang Nebraska còn hoãn lại từ 2010 vì những
quan ngại về tác động ảnh hưởng tới môi trường.
Tổng
Thống Obama đang công du ở Myanmar, hôm Thứ Năm, nói với
các phóng viên rằng ông không thay đổi lập trường về
việc này và sẽ đồng ý khi chính quyền hoàn thành toàn
bộ nghiên cứu và quy định phương án khả thi.
Ngày
Thứ Sáu, Hạ Viện biểu quyết 252-161 chấp thuận dự
án. Tổng Thống Obama có thể phủ quyết không ký ban hành
đạo luật, tuy nhiên các giới quan sát cho rằng đây
không phải là vấn đề có tầm quan trọng thiết yếu và
hành động ấy có hai đến uy tín nên có lẽ ông sẽ
không làm.
Vụ
đối đầu thứ nhì về dự luật S.744, cải tổ chính
sách di dân, quan trọng và phức tạp hơn nhiều, có tác
động rộng lớn trên các lãnh vực chính trị, kinh tế,
xã hội. Dự luật do Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Charles
Schumer tiểu bang New York soạn thảo, và được bảo trợ
bởi “Bát Nhân Bang,” nhóm 8 thượng nghị sĩ thuộc cả
hai đảng. Ngày 27 tháng 6 năm 2013, Thượng Viện biểu
quyết thông qua bằng số phiếu 68-32.
Dự
luật S.744 bao gồm nhiều nội dung nhưng hai điểm chính
là: cho các di dân lậu đang sống ở Mỹ được hưởng
quy chế hợp pháp để cuối cùng có thể nhập quốc
tịch, và tăng thêm 40,000 nhân viên tuần tra biên giới.
Với biện pháp ấy, từ 5 đến 11 triệu di dân bất hợp
pháp không bị đe dọa trục xuất nếu không phạm tội
hình sự và sẽ dần dần được cải thiện quy chế trở
thành thường trú nhân hay công dân Mỹ trong khoảng thời
gian 13 năm.
Tuy
nhiên Hạ Viện trì hoãn không đưa ra thảo luận để đi
tới biểu quyết, mặc dầu Tổng Thống Obama đã nhiều
lần vận động đề nghị và cuối cùng de dọa sẽ dùng
quyền lực hiến định để ký ban hành bằng sắc lệnh
của Hành Pháp, nếu trước cuối năm nay Hạ Viện vẫn
không có quyết định. Dù hầu hết đều đồng ý rằng
luật di dân hiện nay có nhiều khiếm khuyết, không hữu
hiệu, những người Cộng Hòa bảo thủ chống dự luật
S.744 vì nhiều lý do trong đó có cả vấn đề tác động
đến bầu cử trong tương lai khi thành phần cử tri chuyển
biến có lợi cho phía Dân Chủ.
Chủ
Tịch Hạ Viện John Boehner nói là Cộng Hòa chủ trương
tiếp cận theo một đường lối cục bộ hơn với từng
vấn đề thay vì một dự luật cải tổ toàn diện có
những rắc rối phức tạp không giải quyết được thỏa
đáng. Theo ông Cộng Hòa sẽ đưa ra một dự thảo luật
trong đó không đề ra chính sách nhập tịch và những nội
dung khác chẳng hạn như chiếu khán cho nhà thầu và công
nhân vào Mỹ làm việc.
Thượng
Nghị Sĩ Schumer, tác giả dự luật S.744 cho rằng những
dự luật cục bộ như vậy không có hiệu quả và Dân
Chủ sẽ không tán thành. Cựu thống đốc Cộng Hòa tiểu
bang Florida, ông Jeb Bush, kêu gọi Hạ Viện thông qua dự
luật cải tổ toàn diện và đề nghị Cộng Hòa không
nên tỏ ra là một trở lực trong vấn đề cải tổ.
Những
tranh luận về cải tổ luật di dân rất đa dạng và
không ai hoàn toàn đồng ý với một đường lối hành
động. Tổng Thống Obama đã
dự tính cải tổ hệ thống di dân ở Hoa Kỳ từ khi ông
đắc cử nhiệm kỳ đầu năm 2008, nhưng những nỗ lực
của ông đều bị chặn lại bởi các dân biểu Cộng Hòa
ở Hạ Viện. Mặt khác, những người ủng hộ cải
tổ lại cho rằng có nhiều điểm tổng thống đã chỉ
thúc đẩy quá ít.
Cộng
Hòa cũng có thể chứng minh rằng dự luật di dân cải tổ
không được cử tri tán thành qua cuộc bầu cử vừa qua.
Những thượng nghị sĩ Dân Chủ ủng hộ dự luật S.744
như Mark Pryor-Arkansas; Kay Hagan-North Carolina; Mark
Udall-Colorado, đều thất bại trong cuộc bầu cử vừa
qua. Ứng cử viên Greg Oman ủng hộ dự luật di dân không
thắng được Thượng Nghị Sĩ Pat Roberts ở Kansas. Trong
tình trạng Cộng Hòa bây giờ nắm cả hai viện, dự luật
S.744 chắc chắn sẽ không thể tiến tới ở Quốc Hội.
Sau
khi tái đắc cử và có triển vọng sẽ là lãnh đạo
Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell-Cộng Hòa
Kentucky, lạc quan phát biểu rằng Cộng Hòa có thể đi
tới một số những thỏa hiệp hợp tác với tổng thống.
Ông cũng hứa hẹn rằng sẽ không còn có việc đóng cửa
chính quyền hay đe dọa không nâng cao trần nợ để nước
Mỹ vỡ nợ như Cộng Hòa đã làm trước đây. Nhưng chỉ
một ngày sau, suy nghĩ lại, ông tuyên bố: “Có lẽ tôi
đã ngây thơ khi hy vọng rằng tổng thống nhìn vào kết
quả cuộc bầu cử sẽ đứng ở trung tâm chính trị và
làm việc cùng chúng tôi. Nhưng những dấu hiệu đầu
tiên không tỏ ra là tốt.”
Cũng
trong thời gian còn đang công du Á Châu, Tổng Thống Obama
hôm Thứ Năm một lần nữa đã khẳng định thái độ
cương quyết của mình ở buổi họp báo chung với bà
Aung San Suu Kyi tại Yangon Myanmar. Ông giải thích cho các
phóng viên: “Tôi đã để một năm cho Hạ Viện tiến
tới và ít nhất là biểu quyết về dự luật Thượng
Viện. Họ không làm được như vậy và tôi đã báo cho
chủ tịch John Boehner rằng nếu Quốc Hội không có hành
động, tôi có thể dùng tất cả quyền lực hợp pháp
của mình để hệ thống hoạt động tốt hơn. Và bây
giờ đó là điều sắp xảy ra.”
Ba
thượng nghị sĩ Cộng Hòa trong nhóm “Bát Nhân Bang,”
Lindsey Graham (SC), Marco Rubio (FL) và John McCain (AZ), gần đây
đã gởi thư cho tổng thống đề nghị ông không nên có
hành động độc lập, nghĩa là không nên ban hành sắc
lệnh về luật di dân. Nhưng có lẽ Tổng Thống Obama
không theo sự can ngăn này.
Ông
có thể bị đàn hặc (impeach) như lời đe dọa của một
số người Cộng Hòa. Tuy nhiên là một cá nhân cứng cỏi,
giáo sư luật khoa Ðại Học Harvard, có thể ông tin ở
căn bản pháp lý của mình trong việc sử dụng quyền của
Hành Pháp và sẽ không lùi bước. Cho nên chỉ có thể
chờ xem cuộc đối đầu Cộng Hòa Dân Chủ này sẽ đưa
nước Mỹ đến đâu.
.
-------------------------------
.
.
No comments:
Post a Comment