Thứ tư, ngày 18 tháng mười hai năm 2013
Hôm nay ngồi xem lại clip Thông tấn xã trung ương
Bắc Hàn KCNA đăng tải hồi tháng 7/2012 - khi mà ông cựu TT Lee Myung Bak còn
tại nhiệm - về câu chuyện ông Ro Su Hui sau khi vượt biên giới vĩ tuyến 38 để
tham gia ngày giỗ 100 ngày sau khi Kim Jong Il qua đời. Ông Ro Su Hui là Phó
chủ tịch Ủy ban Thống nhất Nam Bắc Hàn của chính quyền Nam Hàn. Ông Ro đã được
ông chủ tịch cửa khẩu Pomminryon bên phía Bắc Hàn là Choe Jin Su đưa tiễn về
lại Nam Hàn sau giỗ 100 ngày của Kim Chính Nhật.
Khi sang bên phía Nam Hàn ở cửa khẩu Pomminryon, ông
Ro Su Hui hô khẩu hiệu rằng: "Đả đảo nhóm những kẻ phản bội Lee Myung
Bak". Khi ông sang lại Nam Hàn thì ông bị an ninh Nam Hàn bắt đi. Dân Bắc
Hàn đứng bên kia cửa khẩu Pomminryon vẫy cờ thống nhất Liên Triều và hô khẩu
hiệu: "Hãy để Ông Ro Su Hui về nhà!" và "Chính quyền bảo thủ của
Mỹ và Nam Hàn phải ngưng hành động vi phạm nhân quyền một lần nữa khi bắt Phó
Chủ tịch Ro Su Hui!"
Qua đó ta thấy có 3 điều cần suy nghĩ:
1. Cả ở Nam và Bắc Hàn điều có những người mong muốn
thống nhất Liên Triều.
2. Mặc dù sống ở một chế độ tự do dân chủ của Nam
Hàn, nhưng vẫn có những công dân có chức tước kính trọng ông cố chủ tịch Kim
Jong Il, đặc biệt với ông Ro Su Hui là phó chủ tịch Ủy ban Thống nhất Liên
Triều là người am hiểu rất rõ tiến trình đàm phán để thống nhất Liên Triều, thể
hiện sự kính trọng và mong muốn thống nhất Nam Bắc Hàn. Chẳng những thế, ông Ro
Su Hui còn tỏ thái độ gọi tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là thành phần phản
động. Nó chứng tỏ, không phải chỉ Kim Chính Nhật có lỗi trong việc thống nhất
Nam Bắc Hàn, mà chính phủ diều hâu Lere Myung Bak cũng góp phần vào việc Nam
Bắc Hàn không thống nhất được.
3. Vấn đề Liên Triều thống nhất không phải chỉ 2
chính quyền của Bắc và Nam Hàn quyết định, mà có thể Trung Hoa, Mỹ và Nga là
những cường quốc quan trọng quyết định. Cũng giống việc miền Bắc Việt Nam nuốt
Nam Việt Nam cũng do Mỹ Nga và Trung Hoa quyết định trên bàn cờ chính trị thế
giới.
Câu chuyện Nam Bắc Hàn thông qua chỉ một clip
2'21", nhưng nó nhắc chúng ta một nguyên tắc cơ bản của các quốc gia nhỏ
bé rằng không bao giờ có độc lập tự chủ thực sự, khi có chung đường biên giới
với 1 cường quốc bẩn thỉu. Ngay cả Nam Hàn hiện nay là đồng minh Hoa Kỳ, có nền
kinh tế hùng cường đứng thứ 12 toàn cầu với chỉ dân số và diện tích chỉ bằng
1/2 so với Việt Nam, nhưng cũng không quyết định được sự thống nhất quốc gia
anh em bị chia cắt.
Clip
của Thông tấn Trung Ương Bắc Hàn quay lại cảnh ông Ro Su Hui - phó chủ tịch Ủy
ban Thống nhất Liên Triều - phản đối chính quyền Nam Hàn tại cửa khẩu
Pomminryon và bị bắt khi về bên nay Nam Hàn
Ngày ấy, lịch sử phân tranh Nam Bắc Việt cũng có
những cuộc đi đêm giữa chính quyền Hồ Chí Minh ở Bắc Việt với chính quyền Ngô
Đình Diện ở Nam Việt, thông qua những cuộc gặp gỡ giữa ông Ngô Đình Nhu và ông Phạm Hùng
ở khu rừng Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Tuy - bây giờ là huyện Tánh Linh tỉnh Bình
Thuận. Cả hai phía Nam Bắc Việt Nam đều muốn hòa bình thống nhất. Nhưng lý do
vì đâu mà không thành. Cuối cùng, lịch sử đã ghi dấu dòng họ Ngô bị Hoa Kỳ giật
dây để tướng Minh lớn thủ tiêu và lật đổ.
Khi chính quyền đệ nhị Cộng Hòa sụp đổ những ai nhức
nhối với lịch sử nước Việt trong nội chiến đều hiểu rõ: Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa đóng vai trò quyết định
việc Bắc Việt "thắng" Nam Việt thông qua cuộc mua bán giữa Mao Trạch
Đông và Nixon trong Thông Cáo Thượng Hải 1972. Và sau đó là, ký kết Hiệp
định Paris 1973 với nội dung Hoa Kỳ rút quân về nước, hai miền Nam Bắc phân
chia ranh giới, ngưng chiến để dân chúng làm ăn. Nhưng Bắc Việt đã vi phạm Hiệp
Định Paris, và Hoa Kỳ làm lơ để Trung Hoa chiếm lấy Hoàng Sa vào năm 1974. Sau
đó là 30/4/1975 lịch sử làm dấu mốc nhân dân Việt Nam thoát nội chiến, nhưng
toàn Đông Dương lại mắc vào một cổ 3 tròng: chính quyền Hà Nội, Liên Xô cũ và
Trung Hoa, sau khi đã nồi da xáo thịt hơn 5 triệu sinh linh nước Việt. Quả là
đau lòng!
Nam Bắc Hàn rồi sẽ thống nhất dưới triều đại Kim đệ
Tam - Kim Chính Ân. Nhưng để đi đến thống nhất sẽ là sự mặc cả giữa tam quốc
phân tranh: Nga, Hoa Kỳ và Trung Hoa là điều chắc chắn. Song vấn đề là, khi bỏ
Nam Việt Nam để lấy Trung Hoa chống lại Liên Xô, và 18 năm sau Liên Xô Đông Âu
sụp đổ, thì bây giờ, để đổi lấy thống nhất Liên Triều, Hoa Kỳ phải đổi lại cái
gì cho Trung Hoa? Liệu có phải là Biển Đông và Đông Dương một lần nữa được đưa
vào làm vật thế chấp, khi mà biển Đông chỉ là cái ao làng, và Việt Nam chỉ là con cờ không giá
trị đối với Hoa Kỳ trong lúc này?
Chính vì thế mà, chúng ta không lấy làm lạ gần đây Việt Nam và Trung Hoa rất thân thiện trong cả việc nhất định không sửa đổi hiến pháp 2013, và nhiều chuyến viếng thăm con thoi giữa 2 bên, những lời hứa Việt Nam trung thành với Trung Hoa, và kể cả việc Việt Nam từ chối gia nhập TPP.
Nếu như vật thế chấp của các chính trị gia ở các nước tiểu là nhân dân, hoặc con cái của vua quan triều đình của quốc gia nhược tiểu, thì vật thế chấp chính trị toàn cầu cho các cường quốc lại là chính các quốc gia nhược tiểu. Đó là nỗi đau của các dân tộc có quốc gia cùng đường biên giới với các cường quốc gian hiểm và hèn hạ như Trung Hoa, Nga.
Chính vì thế mà, chúng ta không lấy làm lạ gần đây Việt Nam và Trung Hoa rất thân thiện trong cả việc nhất định không sửa đổi hiến pháp 2013, và nhiều chuyến viếng thăm con thoi giữa 2 bên, những lời hứa Việt Nam trung thành với Trung Hoa, và kể cả việc Việt Nam từ chối gia nhập TPP.
Nếu như vật thế chấp của các chính trị gia ở các nước tiểu là nhân dân, hoặc con cái của vua quan triều đình của quốc gia nhược tiểu, thì vật thế chấp chính trị toàn cầu cho các cường quốc lại là chính các quốc gia nhược tiểu. Đó là nỗi đau của các dân tộc có quốc gia cùng đường biên giới với các cường quốc gian hiểm và hèn hạ như Trung Hoa, Nga.
Bài
đọc liên quan:
No comments:
Post a Comment