Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-12-28
2013-12-28
Võ Miếu tọa lạc tại
phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, ảnh chụp trước đây. RFA
Võ
Miếu tọa lạc tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. Theo như bản lược sử di
tích thì miếu xây dựng vào năm 1833, vào đời vua Minh Mạng, năm thứ 14. Sau đó,
qua nhiều lần trùng tu, Võ Miếu chính thức được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia vào năm 2010.
Và cũng từ thời gian đó đến nay, vấn đề nhang khói, sùng bái đầy chất đầu độc
mê tín văn hóa Tàu và thần tượng Trung Hoa đã tác động không nhỏ đến quan niệm
về văn hóa, lịch sử của cư dân Hà Tĩnh, điều này góp phần lý giải vì sao người
Trung Quốc dễ dàng xâm nhập Hà Tĩnh và biến Hà Tĩnh thành sân nhà đầy quyền uy
của họ.
Thờ
phụng hay tuyên truyền cho TQ
Một
người dân Hà Tĩnh tên Nguyễn Phương Kỳ, bức xúc nói với chúng tôi rằng ông hết
sức buồn cười khi một di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia lại thờ gia đình nhà
Quan Công, tức Quan Vân Trường, trong đó thờ Vân Trường đứng vị trí trung tâm,
sau đó là Quan Bình, con trai nuôi của Quan Vân Trường và Châu Xương, tướng
dưới trướng của Quan Công, sau đó mới đến Trần Hưng Đạo. Điều này vô hình trung
đặt Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn xuống hạng con cháu hoặc là tướng dưới
trướng của Quan Vân Trường.
Đó
là chưa muốn nói đến trong bản lược sử nền đỏ, chữ vàng trước cổng miếu còn có
đoạn ghi đại ý Quan Vân Trường là người liêm chính, nghĩa khí, nhân ái, nhưng
do điều kiện chiến tranh loạn lạc, mọi thứ vật phẩm, bài vị thờ cúng của ông đã
bị lưu lạc rất nhiều, những thứ còn lại được tập trung tại Võ Miếu, là những đồ
thờ hiện tại.
Nói
như vậy chẳng khác nào nói rằng Hà Tĩnh trước đây là quê hương của Quan Vân
Trường, thậm chí tư gia của ông này nằm ngay tại địa bàn tỉnh này, chính ở vị
trí Võ Miếu hiện tại. Và kinh khủng hơn nữa, trong đền Võ Miếu, vị trí cao nhất
đặt tại bàn thờ trung tâm dành cho Quan Vân Trường, sau đó mới đến Đức Phật
Thích Ca, thần linh, thổ địa rồi con nuôi, tướng dưới trướng của Quan Vân
Trường, cuối cùng mới đến Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Cách bố trí bàn
thờ như thế, chẳng khác nào dùng biểu tượng tâm linh để đánh thằng vào niềm tin
nhân dân rằng Trung Quốc là ông chủ, là đàn anh, ngay cả bậc thần thánh của họ
cũng là ông chủ, là đàn anh của thánh thần Việt Nam.
Bảng nội quy bên
trong Ngôi Võ Miếu tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. RFA PHOTO.
Một
người dân tên Mỹ, lắc đầu, than thở: “Làm như thế không đúng đâu! Vì sao
biết không, vì làm như thế thì nó đánh giá, đề cao bên Trung Quốc quá. Lối làm
đó không được vì nó có phần nào thiên vị Trung Quốc. Đó chính xác là yếu tố mị
dân rồi, nói đúng nghĩa là vậy đó!”
Một
người dân khác, sống ở phường Tân Giang đã lâu năm, buồn rầu nói với chúng tôi
rằng ông rất đau lòng và cay đắng nhận ra Võ Miếu là cơ quan tuyên truyền lớn
nhất của nhà cầm quyền để nhồi sọ nhân dân phải tin rằng Trung Quốc là ông
thầy, là ông chủ của Việt Nam. Bởi vì từ ngày được công nhận di tích văn hóa,
lịch sử cấp quốc gia đến nay, với không biết bao nhiêu câu chuyện thêu dệt về
sự linh hiển ở Võ Miếu đã lần lượt kéo người dân khắp tỉnh về đây thắp nhang,
cầu xin tài lộc và cầu xin thần linh phù hộ tai qua nạn khỏi. Võ Miếu nghiễm
nhiên trở thành chiếc nôi tâm linh của Hà Tĩnh.
Trong
khi đó, với cách bố trí đầy bưng bê thần phù của Tàu và đầy nhục mạ thần linh
xứ Việt như thế, chắc chắn người dân vào đây cầu nguyện, xin xỏ sẽ thấy rằng
ông thần Tàu quá quyền uy, quá to lớn, ngay cả vị thần trấn quốc cỡ như Trần
Quốc Tuấn còn dưới vế của ông Quan Vân Trường kia, huống hồ gì người còn sống.
Và trong cách thờ này ngầm mách bảo với người dân rằng Việt Nam vốn là lãnh địa
của Trung Quốc, được cai quản bởi thần linh Trung Quốc. Điều này dễ dàng làm
cho tâm lý người dân tê liệt và cam chịu mọi sự bành trướng của Trung Quốc trên
đất Hà Tĩnh.
Quan
chức xúm nhau cầu lộc
Theo
một cư dân Hà Tĩnh, yêu cầu giấu tên, ông này cho biết là hằng tháng, các bà vợ
quan chức và các quan chức xuất hiện ở Võ Miếu với đầy đủ hương đăng hoa quả để
cúng kính, cầu xin. Thái độ kính cẩn và đầy nghiêm trang của họ trước một ông
thần người Tàu có gốc gác mang tính huyền sử nhiều hơn là sự thật này càng làm
cho người dân cảm thấy tin cậy vào thần linh Trung Hoa ở Võ Miếu bội phần.
Bên trong Ngôi Võ
Miếu tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. RFA PHOTO.
Vì
suy cho cùng, trong một xứ sở nghèo khó, giữa một eo đất nghèo khổ phía Bắc
miền Trung Việt Nam, quanh năm suốt tháng đối diện với gió Lào và hơi biển nóng
rát, việc làm giàu nghe ra còn khó hơn cả lạc đà chui qua lỗ kim. Cái nghèo làm
cho con người trở nên mụ mị và dễ mê tín. Cũng chính sự nghèo khổ dễ dàng làm
cho người nghèo luôn noi gương kẻ giàu và luôn theo đuổi những thủ tục tâm linh
của kẻ giàu với hy vọng làm giống nhà giàu, thần linh sẽ phù hộ cho giàu có
giống như họ.
Đây
là hiệu ứng đô mi nô về tâm lý, đặc biệt là tâm lý cầu an, cầu tài trong đại bộ
phận nhân dân nghèo khổ. Và kiểu thành kính đến Võ Miếu cầu xin của giới hức
địa phương cùng hàng chục thứ lễ hội kèm theo diễn ra ở Võ Miếu, trong đó có xả
những điện ông đồng, bà cốt chung quanh Võ Miếu đều nhập đồng tuyên xưng họ là
Quan Vân Trường, là Quan Bình, Vân Xương và một số tướng của Trung Quốc về cho
lộc, chữa bệnh cho người dân. Hiếm hoi lắm mới có Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc
Tuấn nhập vào xác, mà nếu có nhập thì cũng chỉ nói ba điều bốn chuyện xoay
quanh sự thần phục Quan Vân Trường.
Với
đà tuyên truyền dị đoan như thế, hẳn nhiên người dân phải mê tín tuyệt đối vào
những thần linh Trung Hoa và cho rằng người Trung Quốc sang Hà Tĩnh làm ăn là
một cơ hội đổi đời cho họ, là những ông thần tài mang lộc đến cho dân Hà Tĩnh,
và sâu xa hơn nữa là người dân Hà Tĩnh sẽ ngầm mang ơn người Trung Quốc, thần
phục người Trung Quốc.
Một
bạn trẻ người Hà Tĩnh, là sinh viên học viện hành chính quốc gia Hà Nội chia
sẻ: “Về mặt văn hóa thì em thấy không ổn, là người Việt, ai cũng biết rõ
điều đó. Đó là một vấn đề lớn!”
Suy
cho cùng, với cách truyên truyền thông qua mê tín dị đoan như thế này, nhà cầm
quyền Hà Tĩnh đã hoàn toàn thành công trong chiến dịch bơm vào não trạng đại bộ
phận nhân dân sự mê tín Trung Quốc. Và một khi Võ Miếu trở thành di tích văn
hóa, lịch sử cấp quốc gia, không thể nói rằng trách nhiệm và tội lỗi chỉ riêng
của nhà cầm quyền Hà Tĩnh. Bởi chỉ có Bộ văn hóa thông tin Việt Nam mới đủ chức
năng và quyền lực để công nhận di tích cấp quốc gia!
Nhóm phóng viên
tường trình từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment