Tiến sỹ
Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC Việt ngữ từ London
Cập nhật: 16:44 GMT - thứ hai, 30 tháng 12,
2013
Các ông Dương Chí Dũng, Bạc Hy Lai và Chang Song-thaek đều thất sủng
Năm 2013, Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam – ba nước
có chế độc độc đảng và là ba quốc gia ‘cộng sản’ trong số ít quốc gia ‘cộng
sản’ còn lại trên thế giới – có một số ‘vụ án’ lớn thu hút sự chú ý của dư luận
quốc tế.
Giữa tháng 8, ở Trung Quốc ông Bạc Hy Lai, một chính
trị gia nổi tiếng và một thời đầy quyền uy, bị kết án chung thân.
Vào giữa tháng 12, ở Bắc Hàn, ông Chang Song-thaek,
người chú (dượng) nhiều quyền lực của lãnh tụ Kim Jong-un, bất ngờ bị hành
quyết.
Vào hai tháng cuối năm, Việt Nam xử và ra bốn
bản án tử hình cho lãnh đạo hai doanh nghiệp nhà nước – gồm Dương Chí Dũng,
lãnh đạo Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
Câu hỏi được
đặt ra là tại sao những ‘vụ án’ như vậy lại xảhay ra tại ba nước này?
Những ‘vụ án’ như thế có thể diễn ra tại những quốc
gia đa đảng, dân chủ và tự do như Anh hay Mỹ?
Vụ
Chang Song-thaek
Trên danh nghĩa Bắc Hàn là một nước ‘cộng sản’ và
‘xã hội chủ nghĩa’ do Đảng Lao động Triều Tiên độc quyền lãnh đạo. Về đường
hướng, quốc gia này vừa theo chủ nghĩa Mác-Lênin vừa dựa trên thuyết Juche (Chủ
thể) – một thuyết đề cao sự độc lập, tự cường được Kim Il-sung (Kim Nhật Thành)
khởi xướng.
Dưới sự cai trị của gia đình họ Kim trong suốt 65
năm qua – từ Kim Il-sung qua Kim Jong-il và hiện giờ là Kim Jong-un – Bắc Hàn
hiện là một quốc gia nghèo nhất và cũng có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất thế
giới.
Khó có ai biết được thực sự điều gì đã xẩy ra trong
quốc gia đầy bí ẩn ấy. Nhưng việc ông Chang – người được coi là đóng vai trò
quan trọng trong việc giúp Kim Jong-un tiếp nhận, nắm giữ và củng cố quyền lực
từ khi cha mình chết vào cuối năm 2011 – bị hành quyết cho thấy sự tàn bạo của
Kim Jong-un và chính quyền Bắc Hàn.
Sự kiện này chứng tỏ rằng trong một quốc gia độc tài
và tàn ác như vậy một nhân vật một thời đầy quyền uy như ông Chang cũng có thể
bị thất sủng, hành quyết bất cứ lúc nào.
Mới chỉ cách đây không lâu, ông Chang còn là cánh
tay phải của Kim Jong-un. Giờ ông bị đối xử còn tệ hơn ‘một con chó’.
Một chuyện như thế chắc chắn sẽ chẳng bao giờ xảy
ra trong một quốc gia văn minh, dân chủ.
Hơn nữa, nếu sống ở một quốc gia dân chủ và tự do
khác, chắc ông Chang cũng không cần phải ‘tạo phản’ và nếu ông có những hành
động ‘phản bội’ lãnh đạo của mình, chắc ông cũng không phải chịu một kết cục bi
thảm như vậy.
Vụ
Bạc Hy Lai
Một người khác cũng một thời đầy quyền uy nhưng cuối
cùng không chỉ mất hết mọi chức quyền mà còn bị tù tội là ông Bạc Hy Lai – cựu
Bí thư Trùng Khánh, ủy viên Bộ chính trị.
Khác hẳn với Bắc Hàn, trong những thập niên vừa qua
Trung Quốc đã có những cải cách, cởi mở và đạt được những thành tựu kinh tế
vượt bậc, đưa quốc gia này trở thành cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới.
Hơn nữa, hoàn toàn trái ngược với kiểu lãnh đạo ‘cha
truyền con nối’ có dáng dấp phong kiến của Bắc Hàn, vai trò lãnh đạo ở Trung
Quốc được Đảng Cộng sản bầu lên và nhiều người khác nhau được trao quyền lãnh
đạo.
Nhưng cũng giống Bắc Hàn, Trung Quốc là một quốc gia
‘cộng sản’, ‘xã hội chủ nghĩa’ và độc đảng. Nếu Bắc Hàn theo chủ nghĩa
Mác-Lênin và thuyết Chủ thể của Kim Nhật Thành, Trung Quốc dựa vào chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng của Mao Trạch Đông.
Cũng như ở Bắc Hàn, những người có đặc quyền, đặc
lợi ở Trung Quốc thường là những ai có liên hệ với chế độ. Chang Song-thaek là
con rể của Kim Nhật Thành và là chú của Kim Jong-un. Trong khi đó, Bạc Hy Lai
là con trai Bạc Nhất Ba, một trong Bát đại nguyên lão của Đảng cộng sản Trung
Quốc.
Mối liên hệ này đã giúp ông Bạc Hy Lai thăng tiến
trên con đường chính trị của mình. Trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào
năm 2012, ông được xem là một ứng viên sáng giá cho một trong chín ghế của Ban
thường vụ Bộ chính trị – cơ quan quyền lực cao nhất tại Trung Quốc.
Nhưng, cũng giống như Chang Song-thaek, trong một
thời gian ngắn ông Bạc bất ngờ bị thất sủng và bao tham vọng chính trị của ông
biến thành mây khói.
Trong phiên tòa kéo dài tới năm ngày tại Tế Nam,
tỉnh Sơn Đông vào tháng 9 vừa qau, ông bị kết án tù chung thân và tịch thu hết
tài sản.
Nếu sống trong một đất nước dân chủ, tự do – nơi
lãnh đạo được dân công khai, dân chủ bầu lên, chứ nhờ lý lịch hay dàn xếp
phe phái chưa chắc ông Bạc được nắm chức vụ quan trọng.
Nếu làm chính trị trong một quốc gia minh bạch, có
tự do báo chí – nơi đó mọi hành động của các chính trị gia luôn bị dám sát,
theo dõi – chắc chắn ông Bạc cũng không có cơ hội hay dám phạm những tội như
các tội ông bị kết án.
Và nếu có, chắc ông đã bị phát hiện và truy tố ngay
từ đầu, chứ không phải đợi đến khi ông nhăm nhe một vị trí cao.
Hơn nữa, nếu ở một quốc gia nơi đó pháp luật nghiêm
minh, rõ ràng chắc chính ông và nhiều người khác cũng không phải nghi vấn có âm
mưu gì đó trong việc ông bị thất sủng và thanh trừng.
Vụ
Dương Chí Dũng
Không có vụ án nào liên quan đến giới lãnh đạo cao
cấp xẩy ra tại Việt Nam trong năm 2013. Nhưng Việt Nam đã cho xét xử hai vụ án
lớn với những bản án nặng được đưa ra, trong đó có án tử hình dành cho ông
Dương Chí Dũng – một trong hai cựu lãnh đạo của Vinalines bị kết án tử hình.
Khác với Chang Song-thaek và Bạc Hy Lai, dù có cha
và em làm trong ngành công an, ông Dương Chí Dũng không phải là người nhiều
quyền uy hoặc có liên hệ mật thiết nào đó với các công thần của chế độ.
Chức vụ cao nhất của ông là Chủ tịch Hội đồng
Quản trị Vinalines và Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam.
Nhưng nếu xem xét kỹ sẽ thấy có không ít tương đồng
giữa ‘vụ án’ Dương Chí Dũng với ‘vụ án’ Chang Song-thaek và đặc biệt ‘vụ án’
Bạc Hy Lai.
Cũng giống như Bắc Hàn và đặc biệt Trung Quốc, Việt
Nam là một quốc gia ‘cộng sản’, theo đường hướng ‘xã hội chủ nghĩa’ – theo đó
các doanh nghiệp nhà nước được hiến định nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Trong một cơ chế như vậy, các tổng công ty hay doanh
nghiệp nhà nước luôn có nhiều đặc quyền, đặc lợi và lãnh đạo những doanh nghiệp
này cũng có nhiều cơ hội để tham ô hay làm giàu bất chính.
Ông Dũng chắc chắn đã không có cơ hội để ‘tham ô’
như ông bị cáo buộc, kết án nếu như Vinalines không được trao những đặc quyền
hay trở thành một miếng đất béo bỡ cho những người như ông Dũng khai thác, lợi
dụng.
Vì nếu có sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, sòng
phẳng, hay phải từ chính mình tìm kiếm nguồn vốn, hoặc phải đưa ra chiến lược
kinh doanh đúng đắn để mới có thể cạnh tranh với các đổi thủ khác hay có thể
tồn tại, phát triển, chắc chắn ông Dũng và những quan chức khác tại Vinalines
không đi ‘tham ô’ như thế.
Trước khi bị khởi tố không lâu, vào tháng 2 năm
2012, ông Dũng được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hàng hải và một buổi lễ
công bố quyết định ấy đã được tổ chức rầm rộ với sự có mặt của Bộ trưởng Bộ
Giao thông Vận Tải Đinh La Thăng.
Chắc chính ông Dũng và nhiều người khác vẫn còn nhớ
tấm hình ông Dũng tươi cười cầm một bó hoa rất lớn đứng cạnh ông Thăng trong
‘lễ’ công bố quyết định đó.
Chỉ được bổ nhiệm làm một Cục trưởng mà tổ chức đón
mừng linh đình như vậy chứng tỏ rằng chức vụ đó mang lại cho đương sự không ít
quyền lợi.
Một ‘buổi lễ’ tốn kém và rầm rộ như vậy chắc chắn sẽ
chẳng bao giờ diễn ra tại các nước thực sự tự do, dân chủ, minh bạch – nơi
những người công quyền được chọn nắm giữ các chức vụ, vị trí vì năng lực chứ
không phải vì có quan hệ hay ô dù.
Và việc ông Dũng vui mừng về việc được bổ nhiệm Cục
trưởng Cục hàng hải cách đây chưa đầy hai năm nhưng giờ phải đối diện với án tử
hình cho thấy – cũng giống như trường hợp Chang Song-thaek và Bạc Hy Lai –
trong một thể chế chính trị như Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam, một cá nhân
hôm nay được ‘làm quan’, được hưởng nhiều quyền lợi, bổng lộc nhưng mai có thể
bị tước hết mọi thứ, thậm chí cả sự tự do, mạng sống của mình.
‘Sản
phẩm’ của chế độ?
Trường hợp của Bạc Hy Lai và đặc biệt vụ Chang
Song-thaek với vụ án của Dương Chí Dũng không giống nhau vì ba quốc gia và
cả nhân vật này đều có nhiều khác biệt.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là ba trường hợp này
không có những tương đồng.
Nhờ liên hệ với chế độ và nhờ cơ chế, cả ba nhân
vật từng có rất nhiều đặc quyền, đặc lợi.
Nhưng môi trường và cơ chế như vậy cũng là con dao
hai lưỡi vi nó góp phần đẩy đưa họ vào con đường ‘phạm tội’ – ‘tạo phản’, ‘tham
nhũng’ và ‘tham ô’.
Vì những ‘tội’ ấy họ bị tước hết mọi quyền lợi và
phải đối diện với tù chung thân, án tử hình.
Chang Song-thaek, Bạc Hy Lai và Dương Chí Dũng ít
nhiều phải chịu trách nhiệm về hành động của mình vì làm chính trị hoặc kinh
doanh tại Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam không phải ai cũng phải đối diện kết
cục bi thảm như họ.
Nhưng nếu sống trong một quốc gia đa đảng, dân chủ,
tự do và luật pháp thực sự công minh, chưa chắc ba người đó đã có được những
đặc quyền đặc lợi và cũng chưa chắc rơi vào tình trạng bi thảm hiện nay.
Và
do đó, ba trường hợp này cũng đặt ra câu hỏi phải chăng cơ chế của Bắc Hàn,
Trung Quốc và Việt cũng góp phần tạo nên những vụ như ‘vụ án’ của Chang
Song-thaek, Bạc Hy Lai và Dương Chí Dũng?
Bài thể hiện quan điểm của tác giả hiện
sống tại Anh Quốc.
cấy chân mày nữ
ReplyDeletecay chan may nu
phun mày tán bột
phun may tan bot
phun mày tán bột ở đâu đẹp
phun may tan bot o dau dep
điêu khắc lông mày ở đâu đẹp
dieu khac long may o dau dep
lam dep tai anh thu
lam dep tai spa anh thu