12/28/2013
Sau bang giao không bao lâu, một giới chức ngoại
giao VNCS nhận định nhân quyền là trở ngại trung tâm trong bang giao Hà nội -
Washington. Nhưng phân tích cho thấy chính CSVN làm khó Mỹ, làm khó TT Obama;
chính CSVN đấp mô nhân quyền, cản trở con đường phát triển đối tác chiến lược,
tiến trình hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương của Mỹ.
Thực vậy chuyện này có thể thấy rõ qua chuyến đi của Ngoại Trường Mỹ Kerry. Ngoại Trưởng Kerry vốn là người rất ủng hộ bang giao với VN, một cựu chủ tịch Uỷ ban Ngoại Giao Thượng Viện Mỹ đã ba lần ngâm dấm dự luật nhân quyền VN, cũng không làm gì hơn được cho VNCS vì sổ bìa đen ghi hành động chà đạp nhân quyền VN của Đảng Nhà Nước CSVN đen như mực Tàu, dài như sớ Táo Quân.
Số tiền mười mấy triệu giúp cho Đồng Bằng Sông Cửu Long, hăm mấy triệu giúp cho việc cảnh sát biển VNCS tuần tra Biển Đông quá nhỏ so với ngoại viện của Mỹ. Nó còn thua số tiền Mỹ cho thêm Phi Luật Tân để giúp nạn nhân bão.
Nó quá nhỏ so với giá trị địa lý chiến lược, chiến thuật hàng hải của VN, vị trí quan sát con đường hàng hải huyết mạch của Thái Bình Dương, từ Eo Biển Mã Lai đi lên phía Bắc. Một vị trí tiền đồn quan sát hải lộ mà Mỹ xem quyền tự do hàng hải là quyền lợi quốc gia của Mỹ, tức là, ai xâm phạm Mỹ sẽ đáp trả bằng biện pháp quân sự.
Càng quan trọng hơn khi TC đang muốn giành thế hải thượng (suprématie maritime) của Mỹ trên vùng biền Á châu Thái Bình Dương nới mà Mỹ còn gần 100,000 quân trú đóng ở Nhựt và Nam Hàn.
Thế nhưng Ngoại Trưởng Kerry dù thân tình lâu năm với CS Hà nội cũng không làm gì được ở VNCS cho nhu cầu chiến lược Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái Bình Dương và thiết lập hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương để bao vây TC về quân sự và kinh tế. Vì chính CS Hà nội đã gây quá nhiều khó khăn cho Mỹ; chính CS Hà nội đã đấp mô nhân quyền trên con đường phát triễn đối tác chiến lược giữa Hà nội và Washington.
"Tiền sử và tiền sự" chà đạp nhân quyền của CS Hà nội đã quá dày, quá lâu. Không những CSVN bất chấp những quan tâm về nhân quyền mà nhiều giới chức ngoại giao và lập pháp Mỹ, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, nhiều tổ chức báo chí quốc tế dã trình bày, khuyến cáo sửa chữa, lên án, mà CSVN còn phản bội lời hứa khi tự tay đặt bút ký tên vào công ước nhân quyền. Và chính CS Hà nội đã phản bội lời cam kết cải thiện nhân quyền để được Mỹ gỡ CPC và cấp PNTR và ủng hộ vào WTO. Chẳng những phản bội cam kết mà còn ngoan cố ngang ngược trấn áp những người dân Việt đấu tranh cho nhân quyền mạnh tay hơn, bạo ác hơn sau khi được ủng hộ.
Chuyện xảy ra thời tổng thông Cộng Hoà Bush lẫn thời tổng thống Dân Chủ Obama. Sau khi TT Bush ủng hộ VNCS vào WTO và sau khi TT Obama hứa phát triễn đối tác toàn diện là hai đợt CSVN bắt bớ nhiều nhà đấu tranh cho nhân quyền VN và ban hành nhiều văn kiện siết blog, internet hà khác nhứt.
Chánh quyền Mỹ bản chất là của dân, do dân, vì dân hỏi làm sao có thể vô tình, vô cảm, bất động khi công luận qua báo chí, dân cử qua cử tri đã đưa vấn đề nhân quyền VN vào cơ quan lập pháp. So với các vấn đề của VNCS mà Quốc Hội Mỹ quan tâm sâu xa, có ý kiến, có thái độ hành động nhiều liên tục lần nhứt, vấn đề lớn, trội yếu nhứt; đó là vấn đề CSVN vi pham nhân quyển, một cách trắng trợn, có hệ thống, và qui mô nhứt.
Chẳng những CS Hà Nội gây khó khăn cho chánh phủ Mỹ về nhân quyền mà, CS Hà nội còn gây khó khăn cho chánh phủ Mỹ qua những dây mơ rể má, tình đồng chí, đồng rận với TC, là một đối tác đáng gờm của Mỹ, mục tiêu chánh trong chiến lược Mỹ chuyển trục quân sự sang Á châu Thái Bình Dương và thành lập TPP bao vây quân sự và kinh tế TC. CSVN vốn là cựu thù của Mỹ, 58 ngàn quân chết vì CS mồ còn xanh cỏ, bia dựng chữ chưa mờ. Mỹ bang giao và giao thương với CSVN nhưng Mỹ chỉ là đối tác, chớ chưa có thể đồng minh với CSVN.
Thế mà CSVN đang thậm thò thậm thụp với TC thì hỏi làm sao Mỹ dứt khoát để quá khứ ra sau, hướng về tương lai phía trước với CS Hà nội được.
Ngay Ngoại Trưởng Kerry là một người Mỹ chống chiến tranh, ủng hộ bang giao và giao thuơng với CS Hà nội VN hết mình. Nhưng Ông cũng không thể nhắm mắt làm ngơ, không nói lên vấn đề nhân quyền trong chuyến công du với tư cách ngoại trưởng được. 47 dân biểu nghị sĩ đã gởi thơ khuyến cáo Ông đạt vấn đề nhân quyền với VNCS. Cả một phái đoàn liên tôn người Mỹ gốc Việt. Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền đã báo động và đánh động công luận Mỹ về nhân quyền. Ngoại Trưởng Kerry không còn sự chọn lựa nào khác, là phải đặt vấn đề nhân quyền với CS Hà nội.
Và CS Hà nội không một chút vị bụng người bạn Kerry, Bộ Trưởng Ngoại Giao CS Hà nội trả lời một cách coi thường sự hiểu biết của Ngoại Trưởng Kerry, rằng quan niệm nhân quyền tuỳ thuộc lịch sử, văn hoá của mỗi nước, nhân quyền VN có nhiều bất đồng với Mỹ.
Đó là chưa nói những cú đá giò lái của Đảng Nhà Nước CSVN đối với Mỹ trong vấn đề Biển Đông, trong vấn đế nguyên tắc. Nếu Mỹ chủ trương giải quyết vấn đề xung đột biển đảo trên nguyên tắc đa phương giữa các nước, thì CS Hà nội, từ Tổng Bí Thư Đảng đến Chủ Tịch Nước VNCS qua Tàu ký đồng ý giải quyết tranh chấp một cách song phương, giữa hai Đảng Nhà Nước đồng chí 'núi liền núi sông liền sông"!
Nói tóm lại dù chánh phủ Obama muốn phát triển đối tác chiến lược với CS Hà nội, tạo nhiều điều kiện sẵn sàng và dễ dàng cho CSVN, nhưng CSVN gây khó khăn cho Mỹ qua vấn đề vi phạm nhân quyền VN, ngày càng vi phạm trắng trợn, trầm trọng, nên khó thành nếu không muốn nói là không thành./. (Vi Anh)
Thực vậy chuyện này có thể thấy rõ qua chuyến đi của Ngoại Trường Mỹ Kerry. Ngoại Trưởng Kerry vốn là người rất ủng hộ bang giao với VN, một cựu chủ tịch Uỷ ban Ngoại Giao Thượng Viện Mỹ đã ba lần ngâm dấm dự luật nhân quyền VN, cũng không làm gì hơn được cho VNCS vì sổ bìa đen ghi hành động chà đạp nhân quyền VN của Đảng Nhà Nước CSVN đen như mực Tàu, dài như sớ Táo Quân.
Số tiền mười mấy triệu giúp cho Đồng Bằng Sông Cửu Long, hăm mấy triệu giúp cho việc cảnh sát biển VNCS tuần tra Biển Đông quá nhỏ so với ngoại viện của Mỹ. Nó còn thua số tiền Mỹ cho thêm Phi Luật Tân để giúp nạn nhân bão.
Nó quá nhỏ so với giá trị địa lý chiến lược, chiến thuật hàng hải của VN, vị trí quan sát con đường hàng hải huyết mạch của Thái Bình Dương, từ Eo Biển Mã Lai đi lên phía Bắc. Một vị trí tiền đồn quan sát hải lộ mà Mỹ xem quyền tự do hàng hải là quyền lợi quốc gia của Mỹ, tức là, ai xâm phạm Mỹ sẽ đáp trả bằng biện pháp quân sự.
Càng quan trọng hơn khi TC đang muốn giành thế hải thượng (suprématie maritime) của Mỹ trên vùng biền Á châu Thái Bình Dương nới mà Mỹ còn gần 100,000 quân trú đóng ở Nhựt và Nam Hàn.
Thế nhưng Ngoại Trưởng Kerry dù thân tình lâu năm với CS Hà nội cũng không làm gì được ở VNCS cho nhu cầu chiến lược Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái Bình Dương và thiết lập hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương để bao vây TC về quân sự và kinh tế. Vì chính CS Hà nội đã gây quá nhiều khó khăn cho Mỹ; chính CS Hà nội đã đấp mô nhân quyền trên con đường phát triễn đối tác chiến lược giữa Hà nội và Washington.
"Tiền sử và tiền sự" chà đạp nhân quyền của CS Hà nội đã quá dày, quá lâu. Không những CSVN bất chấp những quan tâm về nhân quyền mà nhiều giới chức ngoại giao và lập pháp Mỹ, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, nhiều tổ chức báo chí quốc tế dã trình bày, khuyến cáo sửa chữa, lên án, mà CSVN còn phản bội lời hứa khi tự tay đặt bút ký tên vào công ước nhân quyền. Và chính CS Hà nội đã phản bội lời cam kết cải thiện nhân quyền để được Mỹ gỡ CPC và cấp PNTR và ủng hộ vào WTO. Chẳng những phản bội cam kết mà còn ngoan cố ngang ngược trấn áp những người dân Việt đấu tranh cho nhân quyền mạnh tay hơn, bạo ác hơn sau khi được ủng hộ.
Chuyện xảy ra thời tổng thông Cộng Hoà Bush lẫn thời tổng thống Dân Chủ Obama. Sau khi TT Bush ủng hộ VNCS vào WTO và sau khi TT Obama hứa phát triễn đối tác toàn diện là hai đợt CSVN bắt bớ nhiều nhà đấu tranh cho nhân quyền VN và ban hành nhiều văn kiện siết blog, internet hà khác nhứt.
Chánh quyền Mỹ bản chất là của dân, do dân, vì dân hỏi làm sao có thể vô tình, vô cảm, bất động khi công luận qua báo chí, dân cử qua cử tri đã đưa vấn đề nhân quyền VN vào cơ quan lập pháp. So với các vấn đề của VNCS mà Quốc Hội Mỹ quan tâm sâu xa, có ý kiến, có thái độ hành động nhiều liên tục lần nhứt, vấn đề lớn, trội yếu nhứt; đó là vấn đề CSVN vi pham nhân quyển, một cách trắng trợn, có hệ thống, và qui mô nhứt.
Chẳng những CS Hà Nội gây khó khăn cho chánh phủ Mỹ về nhân quyền mà, CS Hà nội còn gây khó khăn cho chánh phủ Mỹ qua những dây mơ rể má, tình đồng chí, đồng rận với TC, là một đối tác đáng gờm của Mỹ, mục tiêu chánh trong chiến lược Mỹ chuyển trục quân sự sang Á châu Thái Bình Dương và thành lập TPP bao vây quân sự và kinh tế TC. CSVN vốn là cựu thù của Mỹ, 58 ngàn quân chết vì CS mồ còn xanh cỏ, bia dựng chữ chưa mờ. Mỹ bang giao và giao thương với CSVN nhưng Mỹ chỉ là đối tác, chớ chưa có thể đồng minh với CSVN.
Thế mà CSVN đang thậm thò thậm thụp với TC thì hỏi làm sao Mỹ dứt khoát để quá khứ ra sau, hướng về tương lai phía trước với CS Hà nội được.
Ngay Ngoại Trưởng Kerry là một người Mỹ chống chiến tranh, ủng hộ bang giao và giao thuơng với CS Hà nội VN hết mình. Nhưng Ông cũng không thể nhắm mắt làm ngơ, không nói lên vấn đề nhân quyền trong chuyến công du với tư cách ngoại trưởng được. 47 dân biểu nghị sĩ đã gởi thơ khuyến cáo Ông đạt vấn đề nhân quyền với VNCS. Cả một phái đoàn liên tôn người Mỹ gốc Việt. Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền đã báo động và đánh động công luận Mỹ về nhân quyền. Ngoại Trưởng Kerry không còn sự chọn lựa nào khác, là phải đặt vấn đề nhân quyền với CS Hà nội.
Và CS Hà nội không một chút vị bụng người bạn Kerry, Bộ Trưởng Ngoại Giao CS Hà nội trả lời một cách coi thường sự hiểu biết của Ngoại Trưởng Kerry, rằng quan niệm nhân quyền tuỳ thuộc lịch sử, văn hoá của mỗi nước, nhân quyền VN có nhiều bất đồng với Mỹ.
Đó là chưa nói những cú đá giò lái của Đảng Nhà Nước CSVN đối với Mỹ trong vấn đề Biển Đông, trong vấn đế nguyên tắc. Nếu Mỹ chủ trương giải quyết vấn đề xung đột biển đảo trên nguyên tắc đa phương giữa các nước, thì CS Hà nội, từ Tổng Bí Thư Đảng đến Chủ Tịch Nước VNCS qua Tàu ký đồng ý giải quyết tranh chấp một cách song phương, giữa hai Đảng Nhà Nước đồng chí 'núi liền núi sông liền sông"!
Nói tóm lại dù chánh phủ Obama muốn phát triển đối tác chiến lược với CS Hà nội, tạo nhiều điều kiện sẵn sàng và dễ dàng cho CSVN, nhưng CSVN gây khó khăn cho Mỹ qua vấn đề vi phạm nhân quyền VN, ngày càng vi phạm trắng trợn, trầm trọng, nên khó thành nếu không muốn nói là không thành./. (Vi Anh)
No comments:
Post a Comment