JB
Nguyễn Hữu Vinh
06:04 - 30/12/2013
Vụ
án Nguyễn Thanh Chấn đã làm nóng lên diễn đãn xã hội Việt Nam về những vụ án
oan, án sai và số phận những công dân vô tội bỗng dưng bị tù đày, giam cầm,
thậm chí là mất mạng. Khỏi phải nói, với những gì báo chí nói đến, thì người ta
cũng đã hình dung được nỗi oan của công dân này ra sao và nguyên nhân chính là
việc ép cung, bức cung và dàn dựng những vụ án theo ý cơ quan điều tra.
Dư
luận đặt câu hỏi: Án oan, án sai ở Việt Nam bao giờ sẽ chấm dứt, bao giờ số
phận công dân không bị đe dọa bởi hệ thống nhà tù Việt Nam?
Bài ca không quên: Bao nhiêu người vô tội được đi tù?
Nếu chúng ta đi trên đường con đường
đặt tên là Hồ Chí Minh, từng đoạn một chúng ta sẽ thấy những tấm bảng hiệu chỉ
dẫn đến các nhà tù. Hầu như không tỉnh nào không có hệ thống nhà tù trên rừng
heo hút phía Tây, ngoài hệ thống nhà tù vùng đồng bằng khá nổi tiếng và nhiều
người biết.
Số
lượng tù nhân ở Việt Nam là một con số không được công bố. Nhưng, mới đây, chỉ
riêng một
đợt đặc xá ngày 29/8/2013, đã có 15.446 người được ra khỏi nhà tù vì lý do nhà tù quá tải. Như vậy, dù không công bố, thì người ta vẫn có thể dự đoán được số tù nhân là con số không hề nhỏ. Theo số liệu được báo chí Việt Nam công bố, thì hiện nay tỷ lệ án oan trên 10%. Như vậy, trong số hàng trăm ngàn người trong các trại giam, sẽ có hàng chục ngàn người vô tội được đi tù.
đợt đặc xá ngày 29/8/2013, đã có 15.446 người được ra khỏi nhà tù vì lý do nhà tù quá tải. Như vậy, dù không công bố, thì người ta vẫn có thể dự đoán được số tù nhân là con số không hề nhỏ. Theo số liệu được báo chí Việt Nam công bố, thì hiện nay tỷ lệ án oan trên 10%. Như vậy, trong số hàng trăm ngàn người trong các trại giam, sẽ có hàng chục ngàn người vô tội được đi tù.
Vấn
đề án oan, án sai đã là vấn đề muôn thuở từ xưa đến nay được báo chí, nhà nước,
quốc hội, dư luận nhân dân chú ý, kêu gọi, lên án, chất vấn… đủ cả. Thế nhưng,
lượng án oan, án sai – là điều mà không ai chấp nhận được – vẫn cứ đều đều
không hề có tín hiệu giảm xuống.
Sáng
27/11/2006 chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Hiện phát
biểu trước Quốc hội là ông đã “vơ vét” hàng trăm thẩm phán cho ngành tòa án để
giải thích cho việc riêng trong năm 2005, có tới 9.000 vụ án bị hủy án, sửa án,
có nghĩa là gần một vạn vụ án sai đã được phát hiện. Từ đó trở đi, mỗi lần Quốc
hội họp lại cứ bài cũ diễn lại, lại quyết tâm, lại trách nhiệm, lại nâng cao,
lại đẩy lùi… Thế rồi, đủ các phương thức, lời bàn, những tiếng kêu thống thiết
rằng không thể đầy số mệnh công dân vào oan trái bởi hệ thống pháp luật… Nhưng,
những tiếng kêu chỉ để mà kêu, lời bàn chỉ để mà bàn. Bởi những biện pháp kia,
lời bàn kia chỉ là chuyện gãi ghẻ.
Án
oan sai vẫn không có lối thoát.
Nguyên
nhân của mọi nguyên nhân
Sở
dĩ, chuyện hạn chế án oan sai cứ như gãi ghẻ mà không thể dứt điểm, không thể
hạn chế. Thậm chí, càng những năm gần đây, những vụ án bị oan khuất trắng trợn
bởi ép cung, bởi bao che tội phạm, bởi tiền… thậm chỉ chỉ vì bởi thành tích lên
sao, lên vạch chiếm chức tranh quyền của cán bộ thừa hành. Tất cả đẩy số phận
người dân trở thành trò đùa và miếng mồi của cả hệ thống pháp luật.
Sau
hơn 7 năm kể từ khi ông Chánh án Tòa án Tối cao Nguyễn Văn Hiện “vơ vét”
thẩm phán cho ngành tòa án, và hạ quyết tâm thì án oan vẫn lan tràn, án sai vẫn
không thay đổi. Người ta đổ cho nhiều lý do để tạo nên tình trạng đó nào là cơ
chế, nào là bộ luật, nào là khách quan… để chứng minh một điều: Oan sai là hiển
nhiên, chẳng ai có tội ở đây. Nếu có tội chăng, chỉ là thằng dân có tội là đã
sinh ra để chịu oan sai. Thế thôi.
Người
ta đổ cho cơ chế, nhưng cơ chế là thằng nào, mặt mũi ra sao, chẳng ai dám chỉ
ra nó. Bởi nó chính là con đẻ của thể chế cộng sản.
Người
ta đổ cho bộ luật tố tụng, bởi dù Bộ luật đã ghi rõ luật sư có thể được tham
gia quá trình tố tụng từ đầu nhưng phải có điều kiện là “nếu được sự đồng ý
của cơ quan điều tra”. Nghĩa là, sinh mạng của người dân vẫn được “sự lãnh
đạo tuyệt đối” của đảng quyết định thông qua bàn tay công an. Bởi công an
ta với trình độ “giỏi nhất thế giới” – nói theo
cách của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền – thì vẫn muôn đời khó
tìm ra được tội phạm. Trong dân gian đã chẳng lan truyền câu truyền miệng “không
có tội thì đánh cho có, có tội thì đánh cho chừa” đó sao.
Bằng
chứng là vụ án mới nhất ông Nguyễn Thanh Chấn (rất may chưa được lãnh đạn đồng
chỉ vì có ông bố liệt sĩ), phải chờ đến khi tội phạm đầu thú mới biết oan sai,
nhưng không một cán bộ công an nào nhận ép cung, tra tấn đấy thôi. Làm gì nhau.
Quốc
hội, cơ quan được gọi là Quyền lực cao nhất của đất nước, nhưng bản Hiến pháp
của Quốc hội cũng chỉ đứng sau Cương lĩnh của Đảng Cộng sản (Theo Nguyễn Phú
Trọng). Nghĩa là vị trí của Đảng là siêu cao. Tuy đảng ở vị trí siêu cao, lãnh
đạo tuyệt đối, mọi mặt. Nhưng đảng có truyền thống là không chịu trách nhiệm
mọi mặt. Chẳng là dân gian vẫn có câu “Mất mùa là bởi thiên tai, được mùa là
bởi thiên tài đảng ta” đấy sao! Cái thói tranh công, đổ lỗi và từ chối
trách nhiệm thì đảng ta thành thần.
Còn
công an, là lực lượng được Đảng CS coi là thanh kiếm, lá chắn của đảng, xác
định là “còn đảng, còn mình”. Do vậy được đảng ưu ái, được đảng chăm muôi để
giữ cho đảng độc chiếm cái ghế quyền lực. Và vì được ưu ái, xã hội Việt Nam dần
dần chuyển thành chế độ công an trị đặc trưng. Từ Thủ tướng chính phủ, đến Bí
thư Tỉnh ủy, từ ông Quản lý tôn giáo đến ông chủ tịch tỉnh… con số từ ngành
công an chuyển sang là rất lớn.
Nhiều
vụ việc công an gây tội ác, đều được xử lý theo kiểu không chỉ giơ cao đánh khẽ
mà là nuông chiều đến hư hỏng. Một công an phạm tội hiếp dâm trẻ em được thả tự
do. Lý do được giải thích là “rối loạn cảm xúc tình dục”. Dù rối loạn nhưng vẫn
làm công an, vẫn là con của một công an khác. Nhà dân đang yên lành, công an tổ
chức những “trận đánh đẹp” thế là đạn nổ, nhà tan, tài sản biến mất. Để rồi
cuối cùng, dân cứ thế vào tù, còn ông Đại tá Đỗ Hữu Ca được phong lên cấp
tướng. Đó mới là câu chuyện nên “viết thành sách” của ngành công an cộng sản.
Bao
người dân đã “tự nguyện” đến đồn Công an để tự vẫn hoặc chết không rõ nguyên
nhân. Bao người dân bị đánh chết, công an hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra
án mạng, đều được “gãi ghẻ” dăm ba năm tù lấy lệ. Tất cả, chỉ đơn giản họ là
công an.
Việc
dung túng, bao che, nuông chiều một lực lượng cầm súng tung hoành trong xã hội
là nguyên nhân trực tiếp đẩy nạn án oan, án sai ngày càng nhiều.
Nhưng,
nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là “sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng” tác động tất cả
các quá trình, mọi khâu trong việc bắt giữ, điều tra, xét xử, kiểm sát… Điều
này thì rõ ràng như hai với hai là bốn.
Không
ai có thể phủ nhận được một điều: Với một nền pháp lý bị dẫn dắt theo một định
hướng, bởi một người hoặc một nhóm độc tài, thì chuyện thiếu khách quan, không
rành mạch, dẫn tới oan sai với người dân vô tội là hẳn nhiên. Thậm chí, bất
chấp nguyên tắc tố tụng hơn cả là điều mà báo chí đã nhiều lần lên tiếng là cơ
chế “án bỏ túi” bởi ban Nội chính, bởi ý đảng, bất chấp lòng dân. Đặc biệt là
những vụ án mang yếu tố chính trị, bất đồng chính kiến. Ở đó, việc xét xử, luật
sư, luật pháp, tố tụng… chỉ là trò hề trang điểm bộ mặt nhớp nhúa độc tài.
Thật
ra, đó là một cơ chế Đảng thì lãnh đạo để nhân dân lãnh đủ và trái ý thì lãnh
đạn.
Lối
thoát của đất nước hay cửa tử của Đảng?
Không
ai không công nhận một điều: Ở một chế độ tam quyền phân lập, mọi hoạt động tố
tụng được tiến hành độc lập, tuân theo nguyên tắc: Chỉ tôn trọng pháp luật,
quân pháp bất vị thân. Mọi hoạt động của hệ thống công quyền được giám sát,
khách quan và chặt chẽ. Do vậy án oan sai được hạn chế đến mức tối đa.
Thế
nhưng, vì sao điều này không được thực hiện, thậm chí Nguyễn Phú Trọng
còn lên giọng dọa dẫm: “Có ai đòi tam quyền phân lập không… Như thế là suy
thoái chứ còn gì nữa”.
Có
thể nhiều người dân rất lấy làm lạ là tại sao, một điều mà nói theo ngôn ngữ
dân gian là “đơn giản như đan rổ” vậy mà cả bộ máy đảng cộng sản là trí
tuệ nhân loại, lại còn là đạo đức, là văn minh lại không hiểu được? Tại sao họ
luôn rêu rao “vì hạnh phúc của nhân dân” rằng “không có lợi ích nào
khác ngoài lợi ích của nhân dân” mà lại không thực hiện điều lợi ích đó?
Thực
chất ngoài những ngôn từ bóng bẩy của cộng sản, thì điều mà đảng cộng sản không
thể che đậy, đó là bằng mọi cách lấp liếm, ngụy biện, cố bám trụ bằng được vào
vị trí quyền lực, đặt nhân dân Việt Nam dưới ách thống trị của họ. Tất cả những
lời lẽ ong bướm, bay bổng và thơm tho nhưng xám ngoét kia, chỉ nhằm mục đích
như vậy. Và khi điều đó không còn là chính danh, chính đáng, thì việc thực hiện
mục đích đó bằng mọi cách, là sự bẩn thỉu.
Và
cũng vì mục đích bẩn thỉu đó, mà họ không thể đi thẳng vào sự thật, đi thẳng
vào bản chất sự việc, nên cứ “vòng vo con nhặng” và loanh quanh như cún
bí ỉa.
Mới
đây, trước Quốc hội, Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an đã trả lời rằng “Đang lắp camera vào phòng hỏi cung”
để nhằm giảm oan sai. Điều này được áp dụng theo ý kiến của đại biểu Quốc hội
bà ĐB Lê Thị Nga.
Đọc
qua chi tiết này, người ta không thể không bật cười. Bà Lê Thị Nga này quả là
ngây thơ, cứ nghĩ lắp vài cái camera vào đó, thì bàn dân thiên hạ được xem công
an hỏi cung chăng? Xin thưa đừng mơ, ngay cả khi đưa công dân ra xét xử công
khai, mà vẫn cứ hàng ngàn cảnh sát, dân phòng, công an các loại lớp trong vòng
ngoài, cấm người dân đến gần tòa án. Vậy thì bà có lắp 1000 cái camera vào đó,
thì vẫn là đảng điều tra, đảng kiểm sát và đảng xử. Tất cả thông qua hệ thống
đảng viên của đảng mà thôi. Mà khi chỉ mình đảng múa tay trong bị, thì người
dân lãnh đủ là cái chắc.
Điều
duy nhất có ích ở đây, là công an cả nước có thêm một dự án tiêu thêm hàng đống
tiền dân. Dân cứ còng lưng mà đóng thuế cho đủ mua, không đóng trực tiếp thì
bằng tăng giá điện, giảm lương, tăng giá xăng dầu, thuế, phí… cứ đầu thằng dân
mà đấm. Đã có đầu tư, ắt có tham nhũng, đó đã là quy luật, là chuyện thường
ngày.
Còn
hiệu quả ư? Chỉ là chuyện đùa của cây đèn cù, tít mù rồi lại vòng quanh.
Có
lẽ cần thiết hơn việc lắp hàng ngàn camera vào phòng hỏi cung như dự định tốn
hàng núi của mà dân càng mất tiền lại mất cả lòng tin, thì đơn giản hơn, chỉ cần lắp vào đầu lãnh đạo đảng, chỉ mỗi cái đầu một bóng đèn 5 wat.
Chỉ vậy thôi cũng đủ để nó đốt cháy đi tính ích kỷ, lợi lộc phe nhóm của riêng
mình, may ra cái đầu sẽ được soi sáng hơn mà nhìn thấy lợi ích của đất nước,
của dân tộc.
Khi
đó, hệ thống tam quyền phân lập sẽ ra đời, người dân bớt oan sai, đau thương và
đất nước mới có cơ hội ngẩng mặt lên với năm châu.
điêu khắc phun thêu
ReplyDeletedieu khac phun theu
dieu khac chan may o dau dep
điêu khắc chân mày ở đâu đẹp
phun môi vi chạm
phun moi vi cham
cấy chân mày
cay chan may
cấy chân mày nam
cay chan may nam