Wednesday, 18 December 2013

KẺ SĨ, TUỔI TRẺ & CUỘC CHIẾN TRUYỀN THÔNG (FB Bảo Giang)




17-12-2013

Viết cho Tuổi trẻ và Mạng Lưới Blogger Việt Nam

Có một điều rất lạ, đến nay vẫn còn nhiều người chưa bước ra khỏi cái vỏ ốc nệ cổ. Khi thấy bước chân của những người trẻ vững chãi vươn lên vì tương lai của đất nước, họ như thờ ơ, không hay, không biết, rồi nhắm mắt bảo là: Đất nước thời tang thương, dân tình khốn khổ như nô lệ, nhưng tìm không ra kẻ sỹ. Trái lại, bước ra khỏi nhà thì không biết làm cách nào để có thể tránh mặt được những Ngụy Diên, (đảng viên) tráo trở và bất lương. Chúng như bụi trên đường!

Tôi cho rằng, cái quan niệm này là không chỉnh. Nó hoàn toàn sai ở nửa đầu và chỉ đúng ở nửa phần sau. Đành rằng, ngày nay trong bước đường tranh đấu cho quê hương, chưa hề có những “đại” trí thức, ông quan to, chức lớn, quyền hành lắm, bổng lộc nhiều, dấn thân, bỏ mũ từ quan, về với dân, tranh đấu cho đất nước như những Phan Đình Phùng, Nguyễn Thái Học, Thủ khoa Huân... và gần đây là Cụ Ngô Đình Diệm đã rũ áo, bỏ chức quan trưởng bộ lại khi mới 31 tuổi vì lý do: Triều đình không thể cải tổ được gì vì bị thực dân Pháp ức chế như lời ông trình bày với vì vua cuối cùng của nhà Nguyễn: “Ở lại chức vụ này, quả nhiên là một trò hề đau khổ cho kẻ hạ thần, mà hạ thần không thể nào kham nổi. Người Pháp đã nắm lấy hết quyền hành, họ đã cai trị trực tiếp, luôn luôn nhân danh hòa ước bảo hộ nhưng họ không lúc nào không vi phạm từng ngày, từng giờ.” Nhưng không vì thế mà thiếu kẻ sỹ vì dân vì nước. Trái lại, kẻ sỹ luôn hiện diện trong bước đi của dân tộc. Có chăng là chúng ta nệ cổ, hẹp hòi, đôi khi là ích kỷ để không nhìn ra những hy sinh của họ trước vận nước điêu linh mà thôi.

Dĩ nhiên, chẳng ai nỡ trách ai trong cái nhìn thụ động bi quan ấy. Nhưng đến lúc mọi người phải thay đổi cách nhìn tiêu cực này. Bởi vì, cái quan niệm hẹp hòi, nệ cổ ấy, xem ra là không còn hợp thời nữa. Nó không còn hợp thời vì kẻ sỹ không phải là ông quan to, quyền lớn bỏ quan về ở ẩn, hay tìm cách phục hưng cho dân cho nước. Nhưng chính là cái sỹ khí của một con người dám đứng thẳng và nói lên lời công lý trước mặt bạo quyền! Là người dám hy sinh cả sự nghiệp, tương lai đang có của mình vì lý tưởng của đồng bào. Đó mới chính là tinh thẫn của kẻ sỹ. Họ sống trong sự sống của dân. Và chết vì sự sống của đồng bào mình.

Mẫu người lý tưởng này không thể có ở trong lòng chế độ cộng sản. Nghĩa là không thể có ông cán to, quyền lớn dám bỏ địa vị, danh vọng để quay trở về với đồng bào, để đấu tranh cho một Việt Nam Độc Lập, Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền. Cũng chẳng có một Ngô Quyền trong hàng quân này đứng dậy chém những Kiều Công Tiến, phất cờ diệt Hán để đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, Lão Sơn, Bản Giốc và trục xuất tất cả những thành phần cư trú bất hợp pháp ra khỏi đất nước, đem lại thái bình ấm no cho dân cho nước. Trái lại, chỉ có những lớp ruồi trâu, chỉ có bầy đỉa bám vào đảng, vào chế độ để rúc rỉa máu xương người dân mà tìm sống riêng. (may ra có vài ba trường hợp bị thất sủng, cuối đời, vô quyền thì quay lại chống đảng cộng vì tiêu cực, nhưng vẫn tung hê tội đồ của dân tộc là Hồ Chí Minh).

Thật ra, họ sống và chết như thế cũng không có gì lạ. Bởi vì, cộng sản sau sáu mươi năm đã xây đựng được một đế chế đảng quyền độc trị, ngồi trên đất nước, trên luật pháp, trên công quyền. Nên tất cả những thành phần nhân sự do CS đào tạo, từ trí thức, chuyên viên các ngành cho đến bần nông, chỉ biết phục dịch một cách nô lệ cho đảng quyền để được hưởng bổng lộc, quyền lợi. Ngoài ra, không hề biết đến công quyền, luân lý, nhân phẩm và phúc lợi của dân nước là gì.

Có thể nói, đó là một tập hợp bao cấp đồng sàng, giống như một công cụ là cái ống cống vô tri vô giác để chuyển nước thải. Nó chạy theo hàng ngang, hàng dọc. Phủ kín từ trên xuống dưới. Từ trung ương xuống tời tận thôn xóm, làng xã, phường khóm. Chui luồn vào trong tất cả mọi cơ sở cộng cộng, ngoài xã hội cho đến học đường, không nơi nào không có. Đặc biệt, đan kín trong hàng ngũ quân đội, công an. Ở nơi đó. họ dùng những mỹ từ “quân đội nhân dân”, “công an nhân dân” để che khuất một phương cách đào luyện, biến những người trong biên chế này thành một tập thể tuyệt đối trung thành với dối trá, với vô đạo của đảng. Sẵn sàng bán nước, tàn sát chính đồng bào của mình theo lệnh của mẫu quốc Trung cộng như HCM, PVD, TC, LD đến NVL, ĐM, LKP, LDA, NĐM... và nay là Trọng, Sang, Hùng, Dũng. Tiếp theo là những kẻ tranh công đang xếp theo thứ tự chờ thời như Hải, Nhân, Luận, Nghị, Lưu, Vịnh, Thanh, Quang, Huynh, Rứa... thì tìm đâu ra những Ngô Quyền, Ngô Đình Diệm?

Trước mắt, rõ ràng là một thất vọng ghê gớm. Tuy nhiên, vận nước sẽ không mãi đi theo cái nhìn bi quan ấy. Trái lại, đất nước này không thể mãi lệ thuộc vào những thành phần “đảng sỹ” giá áo túi cơm, vô tri giác này. Trái lại, tương lai là ở trong tay người dân, những người áo vải, những kẻ sỹ sống chết vì tiền đố của đất nước. Như thế, những rào cản, những ống cống kia sớm muộn cũng bị phá vỡ, đào thải. Có còn lại, chỉ là một khối kiêu hùng Việt Nam, vĩnh viễn không bao giờ chấp nhận làm nô lệ cho CS, cho ngoại bang. Dù cái ngoại bang ấy là Tầu hay là Tây!

Thật vậy, nếu giới được gọi là sỹ phu, trí thức hôm nay chỉ là những chuyên viên nô dịch cho hệ thống đảng cộng và hoàn toàn im lặng, ăn no, ngủ yên trước những khổ đau của người dân, trước những cảnh bị Tàu răn đe, xâm lấn cõi bờ. Hay giả làm ngơ trước cảnh ngoại bang giành giật thuê bao, mua đất đai, bờ biển trong nội địa Việt Nam do chính nhà nước mà họ đang phục vụ vẽ đường, tạo ra, thì giới trẻ xem ra lại là những tinh hoa, là sức sống, đem lại nguồn an ủi, niềm tin và sức sống vào tương lai cho dân tộc Việt.

Đến nay, tuy chưa có ngày hội lớn của những người trẻ đi vì quê hương. Nhưng bóng dáng của họ đã luôn có mặt trong những sự kiện cần đến một tiếng nói trừ diệt gian dối. Nơi họ đã luôn có những tiếng “kèn loa, trống dục” như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Hà Vũ, Duy Thức, Công Định, Nguyễn Văn Hải, Minh Hạnh, Phong Tần, Việt Khang, Lê Quốc Quân, Nguyên Kha, Phương Uyên, hay 14 kiệt sỹ ở Vinh, và còn nhiều nữa. Hào khí của những người trẻ này đã tạo thành một nguồn sống rộn ràng và đáng tự hào cho đất nước. Hơn thế, từ điểm phát xuất ban đầu ấy, những bloggers, những thế hệ trẻ Việt Nam ngày một trưởng thành trong ý thức nhân bản. Họ đi và sống vì sức sống Độc Lập của tổ quốc. Đi và sống cho sự Tự Do, Nhân Quyền, Công Lý cho đồng bào của mình. Sống và truyền đi những tiếng nói của sự thật. Đi và làm thay đổi tư duy của dân tộc sau mấy chục năm chán chường, rời rả. Đi và mở đường cho một tương lai mới cho Việt Nam. Chính lòng hăng say, quả quyết vì quê hương, vì đồng bào của họ là hình ảnh những kẻ sỹ của thời đại, là những tiếng nói tạo nên nghiệp cả cho quê hương mai sau. Chứ kẻ sỹ không phải là ở vài ba tiếng kêu xương ù ơ của quý “nhà” chính trị hàng thịt!

Nói thế, không có nghĩa là chúng ta phủ nhận tinh thần kẻ sỹ trong vác vị tiền bối xưa kia. Trái lại, họ vẫn như một tấm gương còn ngàn đời soi sáng cho tuổi trẻ noi theo, noi theo trong tinh thần phục vụ dân tộc. Nhờ họ mà những lớp người trẻ hôm nay vững chãi hơn, bền gan hơn. Nếu như không muốn nói là can trường hơn, dũng mãnh hơn trong sự nghiệp cứu quê hương thoát nạn cộng sản, thoát khỏi bàn tay xâm lược từ bắc phương.

Thật vậy, họ được sinh ra vào thời hậu chiến, trong hoàn cảnh đất nước còn đầy dẫy những tang thương, những đổ vỡ. Những đổ vỡ, tưởng rằng mau qua. Kết quả, hầu như không thể hàn gắn sau chiến tranh. Trái lại, vết thương ấy như mỗi lúc một làm cho hình ảnh Việt Nam trở nên tồi tệ hơn. Và nhân bản đạo lý Việt Nam dưới sự thống trị của CS mỗi ngày một ngày một thêm suy đồi, lụn bại. Từ đó, cuộc sinh hoạt của xã hội đã tạo ra những hướng đi như đối nghịch nhau giữa nhà cầm quyền và dân chúng. Một bên đi theo đường gian trá của đảng để hôi của. Một bên thì lặng lẽ chán nản, buông xuôi, chẳng còn thiết tha gì đến ngày mai.

Chuyện nhà nước cộng sản tự tạo ra hai hướng đi nghịch chiều nhau trong xã hội Việt Nam và làm cho nền đạo lý, nhân bản của xã hội Việt Nam bị phá sản không có gì lạ, khó hiểu. Từ sáu, bảy mươi năm trước, cộng sản đã chủ trương giáo hóa người dân, đặc biệt là các đoàn đảng viên của họ bằng sự dối trá, bá đạo qua những cái loa rỉ xét ở đầu đường, xó chợ và tin đồn. Người dân hầu như không có bất cứ một nguồn thông tin nào khác để mà so sánh xem những lời tuyên truyền kia là gian trá hay đứng đắn. Suốt một quãng đường dài của đời người, người dân, đoàn đảng viên CS chỉ được nghe tuyên truyền về đạo đức Hồ Chí Minh, mà không hề hay biết cái đạo đức ấy là đạo đức gì. Nó tử tế hay là vô đạo bất nhân? Nghe riết, nghe mãi về cái bánh vẽ của Hồ nên nhiều người lầm tưởng đó là những sự thật. Tệ hơn, có nhiều kẻ còn điên cuồng để bảo vệ những gian trá bất lương ấy bằng cách này hay cách khác.

Nếu như không có những thông tin điện toán hiện đại và nhanh chóng từ hải ngoại, từ các bloggers (không phải là của nhà nước) từ những tấm lòng trong sáng của những người trẻ vì đất nước truyền đi, hẳn nhiên là người dân vẫn chẳng biết gì nhiều về những hệ thống bịp bợm này cua CS. Đây, quả là một điều may mắn cho vận nước, nhưng lại là điều bất hạnh cho chế độ cộng sản. Bởi vì, với trào lưu thông in mở rộng của cá nhân, bloggers, không có một gian trá, tàn ác nào của Hồ Chí Minh của Trường Chinh, Lê Duẩn, của tập đoàn cộng sản đã làm trên đất nước Việt Nam trong 80 năm qua mà người dân không biết đến. Không có một hiệp ước, hiệp thương, công hàm bán nước, hay khế ước nhượng biển, nhượng đất hay cho ngoại bang thuê đất, thuê biển, khai thác đất rừng, hầm mỏ nào ở Việt Nam do tập thể này thực hiện, mà người dân không hay. Từ đó, dẫu chưa nói ra, người dân đã lên án những hành động tồi bại này. Chẳng một ai còn muốn chúng tồn tại trên phần đất này. Họ chưa đồng loạt đứng dậy và Chôn Nó Đi là vì thời cơ chưa tới mà thôi. Trong khi đó, nhà nước CS vẫn tự dành cho mình quyền lãnh đạo, trâng trâng tráo tráo, vênh vang nói đến đạo đức Hồ Chí Minh và coi đó là khuôn vàng thước ngọc, là thành quả vĩ đại nhất của nhà nước. Rồi tiếp tục dùng bạo lực, buộc người dân phải tuân phục theo cái dối trá trong hành động và lời nói của họ. 

Kết quả:

Từ trong lối giáo hóa bá đạo ấy của cộng sản đã tạo ra hai lối đi, hai lối sống đối nghịch nhau giữa công chúng và nhà cầm quyền. Chắc chắn hai lối đi này phải có một ngày đến điểm hẹn, một mất một còn. Bởi vì, cán đi theo đường gian trá của bác đảng, dùng thủ đoạn quyền lực, kiếm miếng ăn ngon từ máu và nước mắt của đồng loại. Dân đi theo lề yên lặng, đau đớn, uất hận vì tan nhà mất cửa. Khổ đau vì nền luân lý, đạo đức của xã hội bị suy đồi. Phần Công Lý của xã hội, Nhân Quyền nhân phẩm của con người chỉ như cái lưỡi câu với sợi cước thật chắc, thật bền, đã được cộng sản gài sẵn vào trong từng cửa miệng. Bất cứ ai, khi nói lên lời công lý, thì chẳng khác gì con cá cắn câu. Cộng sản chỉ cần kéo căng sợi dây ra là người đó không thể nào vùng vẫy, thoát khỏi bầm dập vì đòn thù của chúng. Sở dĩ có sự việc này là vi, ở dưới chế độ CS, Công Lý, Nhân Quyền, Tự Do chỉ là những từ ngữ để cho đảng và nhà nước tuyên truyền, đánh bóng. Không phải là một thực tế quyền lợi để người dân “ được sinh ra trong bình đẳng” là có quyền được hưởng! Nên người đi đòi công lý ở dưới chế độ này chẳng khác gì việc tự cắn lưỡi câu độc ác của nhà nước mà chờ chết!

Theo đó, nếu đem so với người đi trước, xem ra bước đi của những bạn trẻ hôm nay khó khăn hơn xưa gấp bội phần. Trước hết, những người trí thức, những ông quan to, chức quyền lớn xưa kia luôn được đào tạo trong một nền giáo dục nhân bản, trọng lễ nghĩa, đạo lý, để biết tôn trọng nhân quần xã hội khi ra phục vụ. Họ không hề bị giáo dục trong gian dối để phục vụ cho gian dối và bất lương. Nên khi họ bỏ mũ áo từ quan, vì gặp thời vua quan bạc nhược, khiếp đảm vì sức mạnh của ngoại bang. Họ vẫn ung dung tự tại trong cuộc sống. Nếp nhà, danh dự của họ không thể bị cường quyền bôi nhọ, lấn áp. Nói trắng ra là, có từ quan như cụ Ngô Đình Diệm, Phan Đình Phùng thì thực dân Pháp và triều đình của An Nam cũng không thể bắt, kết án, bỏ tù hay thủ tiêu họ.

Nhưng nay, dưới chế độ “ưu việt” Việt cộng của Hồ Chí Minh, xem ra chuyện luân lý ấy đã hoàn toàn bị đảo ngược, không có chỗ đứng. Quý cụ Ngô Đình Diệm, Phan Đình Phùng... nếu là cán nhớn của chế độ, dám công khai cởi bỏ mũ áo, chống lại chúng giữa chốn công đường thì có khi chẳng về đến nhà. Hoặc giả, có về đến nhà thì cũng không ngủ qua đêm, Ấy là chưa kể đến việc người thân của họ cũng đều bị vạ lây! Chỉ riêng về điểm này, xem ra bước đi của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay là rất khó khăn, đầy những gian nan, trắc trở.


Trước hết, họ biết khi nói lên lời Công Lý, đòi nhà nước tôn trọng Nhân Quyền của người dân là nhà tù và đòn thù của cộng sản sẵn sàng ập xuống trên bản thân họ bất cứ lúc nào. Kế đến là phải đối diện với cuộc sống bị rình rập từng giờ từng phút. Bước ra đường là từng bầy đàn gọi là công an, nghiệp vụ, kể cả nhóm gọi là dân phòng theo đuôi. Thành phần này có thể tự ý cắn người để tranh công trước khi chủ nuôi ra lệnh! Khi vê nhà thì lặng lẽ, tay mở khóa cửa mà đôi mắt không ngừng dòm chừng bên phải, bên trái, bụi rậm bên hè, xem bầy quái thú có lẩn khuất rình nấp ở đâu đây không? Rồi khi lên giường, đèn vừa tắt là những lo sợ ập đến. Giấc ngủ đôi khi vì mệt mỏi hơn là một khoảng thời gian để nghỉ ngơi. Đã thế, họ còn phải đối diện với cuộc sống cô đơn. Cô đơn khi ở trong nhà tù. Cô đơn tại nơi làm việc, trong học đường, hay ngoai xã hội.

Bạn bè, thân nhân ư? Tự nhiên là vắng lặng, chẳng được mấy tiếng hỏi thăm nếu như không muốn nói là “người ta” đã âm thầm rút lui vì sợ “cháy thành vạ lây” từ lúc nào! Ấy là chưa kể đến những “ trỏ chơi” áp lực đốn mạt, ném bùn từ các cơ sở truyền thông của nhà nước. Chúng buộc cơ quan, công sở, học đường, nơi họ đang sinh hoạt, làm việc với, phát cho họ tấm giấy... thôi việc, đuổi học như trường hợp của Nguyễn Đắc Kiên, Nguyễn Phương Uyên. Hoặc giả, những người như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định... sau khi bị nhà nước bức hại bằng những bản án “chống phá và âm mưu lật đổ chính quyền” là cả đời (nếu chúng còn tồn tài) thì khó có cơ hội kiếm được công ăn việc làm hợp với khả năng, tri thức của họ! Với trăm nghìn thiệt thòi cho bản thân như thế, mà họ vẫn đi. Vẫn hiên ngang mãnh liệt tranh dấu cho Tự Do, cho Công Lý cho Độc Lập của Tổ Quốc. Vẫn quyết tâm tranh đấu, ngõ hầu đem lại cho đồng bào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vẫn tiếp tục lên án cái bạo quyền của cộng sản. Công khai đưa ra những nhận định, đưa ra những đáp số như chỉ dẫn trước về sự kết liễu cho số phận của tập đoàn CS phải đến là:

- Họ xuất phát từ một cái văn hóa thấp kém, dùng một phương pháp đấu tranh hoàn toàn phi nhân đạo, phi nhân bản, là chuyên chính, bạo lực, vô sản để đàn áp, để trấn áp con người với một mục tiêu hoàn toàn phi đạo lý, vô chính trị và có thể nói là phi pháp nữa (Lê thị Công Nhân).

- Phần Nguyễn Phương Uyên, như một quan tòa lẫm liệt, dõng dạc, công minh, dứt khoát khi công bố bản án kết liễu cho cái chế độ và tập đoàn CS là: “Đảng cộng sản đi chết đi. Tàu khựa cút khỏi biển đông”! 

- Trong khi đó, Việt Khang lịch thiệp, như kẻ trên, hỏi thẳng những tên cộng sản bán nước hại dân là: “ Xin hỏi, anh là ai, anh ở đâu sao lại ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm… Dân tộc anh ở đâu, sao đang tâm làm tay sai cho Tàu…”

Tôi không cho đây là những lời họ mạt sát, phỉ báng tổ chức đảng và nhà nước cộng sản, Nhưng là những nhận định, những kết luận vững chắc để cho mọi người nhìn rõ bộ mặt thật của tập thể gian dối cộng sản. Không phải biết để ma xa lánh, yên lặng. Nhưng là cùng nhau đào thải nó ra khỏi xã hội. Rồi cùng nhau khơi dậy niềm tin và sức sống cho mọi người bước vào tương lai. Bởi vì, khi xã hội đã được giải phóng, thoát khỏi mọi gian dối của cộng sản, nó cũng đồng thời giải phóng xã hội ra khỏi nhiều tai họa do sự gian dối gây ra. Đặc biệt là cứu xã hội ra khỏi cơn khủng hoảng của tội ác. Ngày nay, khi nhìn vào tờ báo, nhìn vào các bảng thống kê, ai cũng rùng mình khiếp sợ vì các loại tội phạm thuộc hàng đại ác đã tăng vọt theo việc học tập theo gương đạo đức Hồ chí Minh.

- Tại sao thế?

- Dễ hiểu thôi.

Thứ nhất về bản chất. Đúng như nhận định của Lê Thị Công Nhân. Nhà cầm quyền cộng sản chỉ nhắm đến một điểm tuyên truyền chính trị cục bộ. Họ muốn khoác áo bào cho HCM làm một lãnh tụ, đưa HCM lên làm một thứ thần hoàng giả tạo và bấu víu vào đó để kiếm miếng lợi nhuận. Nhưng lại quá kém cỏi trong việc không biết phân biệt cái nào là của HCM đáng là gương mẫu cho tuổi trẻ, cái nào là tội ác đáng lên án tử hình cho Y? Nên họ đã thay nhau tạo ra một ngôn từ chung chung, gom vào một cái từ ngữ “đạo đức Hồ chí Minh” để làm tuyền truyền. Kết quả bài tuyên truyền này phản tác dụng. Ngày nay, với những thông tin điện toán, nhanh chóng truyền đi sự thật, mọi người đều thấy được cái hình ảnh lớn nhất, vĩ đại nhất của Hồ Chí Minh là:.

a. Việc nước. Hồ Chí Minh ngay rừ năm 1919, Y đã biết đánh tráo công sức và cái tên chung của những trí thức Việt Nam như các cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Tạ Thu Thâu và Nguyễn An Ninh làm của riêng mình. Khi về Việt Nam thì giải phóng chưa thấy đâu, Y đã tổ chức cuộc tổng đấu tố trên toàn đất bắc theo khuôn mẫu và xếp đặt của hai viên cố vấn Trung cộng để giết hại hơn 270000 ngàn người Việt Nam. Và làm ly tán hàng triệu gia đỉnh khác với mục đích tạo ra sợ hãi triền miên trong dân chúng để nắm quyền lực. Ấy là chưa kể việc gây ra cuộc chiến sau 1954 tại miền nam, đưa đến cái chết của hơn 3 triệu con dân Việt Nam và đậy cả nước vào đường khố đáy điêu linh, làm nô lệ cho cộng sản, phục dịch, nô lệ, xin làm chư hầu cho Trung cộng.

b. Việc nhà. Với cha mẹ, một đời Y không đốt cho họ được một nén nhang gọi là đền ơn nghĩa sinh thành? Chữ đạo hiếu của con người ở đâu? Chuyện vợ con. Y không có vợ chính thức trên giấy tờ. Nhưng thực tế lại sống vợ chồng với một thiếu nữ chưa đủ mười tám tuổi là Nông thị Xuân nhiều năm. Rồi sau khi Nông thị Xuân sinh con thì chính Y là người lệnh cho Trần quốc Hoàn xiết cổ Xuân và quăng xác ra đường, giả làm một tai nạn giao thông. Vậy là đạo nghĩa ư? Thú cũng không cắn xé bạn tình mình như thế! Một kẻ vô gia đình, vô tổ quốc từ bản chất và tàn độc với đồng bào như thế mà đáng được coi là gương mẫu đạo đức để buộc người khác phải noi theo ư?

Lý do thứ hai về phương thế áp dụng. Từ nền văn hóa vô đạo và lối tuyền truyền thô bạo bất lương ấy, CS đã đẫy nhiều tầng lớp tuổi trẻ Việt Nam vào đường cùng, không lối thoát, không tương lai. Trước mắt họ chỉ là một cuộc sát phạt, tranh đoạt, cậy thế lực, bao che từ tấm thẻ đoàn, thẻ đảng để có chỗ ngồi tốt, bát cơm tốt, cuộc sống phủ phê trong quyền lực. Từ một tên cán nhỏ nhất ở xóm thôn, phường khóm đã có đủ uy quyền, muốn nắng được nắng, muốn mưa có mưa. Tự tiện ra luật hành luật và mặc tình cho xã hội rên siết trong thống khổ. Kết quả, phản ảnh từ nền văn hóa và đạo đức vô gia đình, vô tổ quốc của Hồ chí Minh sau khi được áp dụng vào xã hội là. Lớp trẻ khi lớn lên, tương lai thì không có, lối thoát cũng không, Cuộc sống là một sự khủng hoảng lớn từ công ăn cho đến việc làm. Đã thế, luân lý đạo đức nền tảng của xã hội bị phá sản, nên càng ngày càng có nhiều kẻ phạm vào tội đại ác, giết cha giết mẹ, giết vợ giết con, giết bằng hữu thân nhân theo gương HCM.

Khi thấy họa, Công sản chữa cháy, đem ra xử với những bản án tử hình thì phỏng có ích lợi gì? Có làm cho các tội phạm giảm bớt hay không? Hãy mở thống kê ra xem thế nào? Hình như càng ngày càng có nhiều tội ác nghiêm trọng xuất phát từ tuổi thanh thiếu niên. Trẻ có thể tặng cho nhau con dao mã tâu của HCM chỉ vì một cái nhìn, một câu nói thách, hay vì năm, ba chục ngàn bạc, (vài đồng đô la). Tại sao thế? Tại vì họ không được giáo hóa theo nhân bản thiện. Khi con người không còn lý tưởng sống. Chỉ nhìn cuộc sống qua cung cách hưởng thụ vội vã, chụp giựt qua ngày thì tội ác sẽ dẫn đường. Tội cho họ mà cũng là thảm họa cho đất nước!

Theo đó, những lời lẽ của những người trẻ hôm nay, điển hình là của Công Nhân, Phương Uyên, Việt Khang… phải được trân trọng như một cuộc vận động lớn để kết liễu, để giải trừ gian trá ra khỏi xã hội. Việc vận động này, trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sự giáo hóa trong một nền văn hóa nhân bản cho con người. Giúp cho con người nhìn ra được lẽ sống khi sống, Và sống với nhân phẩm cách của mình. Một khi tuổi trẻ và những thế hệ nối tiếp sau, nhìn ra được tương lai của đất nước, của dân tộc thì họ cũng nhìn ra được tương lai của chính mình. Vì ở đó, con người được đối xử một cách công bằng, bình đẳng. Cuộc sống không còn nằm trong hay lệ thuộc vào tấm thẻ đoàn, thẻ đảng để có được địa vị, miếng ăn, thì việc tự phát triển nhân cách và đời sống sẽ đổi thay, thăng hoa. Từ đó, việc phạm những tội đại ác theo gương Hổ chí Minh, tự nhiên sẽ giảm và đi đến triệt tiêu. Triệt tiêu từ giáo hóa hơn là hình phạt (dẫu hình phạt cũng rất cần để răn đe) nhờ đó dời sống luân lý và đạo đức của xã hội được bảo đảm, an toàn giúp mọi người có thêm nhiều phương tiện để tổ chức và mưu cầu phúc lợi cho cuộc sống của riêng mình.

Đó chính là chủ đích lớn nhất, vững nhất và cao cả nhất mà tôi tin rằng những người trẻ hôm nay đang mang ở trong người khi họ đương đầu với cuộc chiến truyền thông dốt trá của cộng sản. Đây không chỉ là cuộc đối đầu, thách thức giữa những đôi tay trắng với hàng triệu triệu súng đạn bạo lực của cộng sản, Nhưng là cuộc đối đầu giữa những tâm hồn trong sáng vì đất nước vì đồng bào với những con thuồng luồng bỉ tiện cộng sản. Giữa sự thật, Công Lý với gian dối. Nói cách khác, đây là một chiến lược lâu dài nhằm tẩy xóa mọi hình ảnh giả tạo, gian dối của Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản đã tuyên truyền trên đất nước này từ mấy chục năm qua ra khỏi xã hội. Rõ ràng, đây không phải là công việc của một vài người và làm trong vài bữa nửa tháng, Nhưng là của mọi người cùng nỗ lực trong vài ba thế hệ mới khả dĩ hoàn tất. Như thê, bước đi của họ hôm nay chỉ là cuộc khởi đầu. Lẽ nào người Việt Nam muốn có một đất nước Độc Lập, ở đó, người dân có được sự Tự Do, Bình Đẳng để xây dựng đời sống và phúc lợi riêng, Và ở đó, Công Lý, Nhân Quyền của con người được bảo đảm và tôn trọng, lại thờ ơ không thể tiếp tay, dấn bước theo những bước khởi đầu của tuổi trẻ hôm nay hay sao? Tôi tin rằng, đã đến lúc mọi người phải thay đổi tư duy và hành động của mình để bắt kịp nhịp đi của những người trẻ vì đất nước hơn là ngồi chờ sung rụng.

Cách riêng, với các bạn trẻ, tôi thành thật muốn nói rằng: Các bạn đã thành nhân trên con đường tranh đấu cho Công Lý, cho Nhân Quyền của dân tộc. Đường các bạn đi, vị trí các bạn đứng trên cả những tổ chức chính trị, đảng phái. Bởi vì, khi họ nói là ra sức tranh đấu vì nhân dân, vì đất nước thì cũng là lúc họ lo cho chỗ đứng, chỗ ngồi và cả chỗ… nằm của họ nữa. Đặc biệt, các bạn đứng hẳn trên một đỉnh cao nhân bản, hoàn toàn khác biệt và đối nghịch với tập thể bá đạo cộng sản. Vì đó là một tập thể mà chính Mark, cha đẻ của thuyết cộng sản đã nhìn thấy và định nghĩa về những “đồng chí” của Mark như sau “ chỉ có loài thú mời ngoảnh mặt quay đi trước những thống khổ của đồng loại”. Quả thật, không có nhiều định nghĩa về con người, đặc biệt, về các đảng viên Việt cộng hay hơn định nghĩa Mark. Bời vì các đảng viên Cộng sản của Mark không những chỉ đáp ứng trọn vẹn định nghĩa của Mark, mà còn đi xa hơn thế nhiều. Chúng không chỉ ngoảnh mặt trước những nỗi thống khổ của đồng loại, nhưng còn quay lại cắn xé, nuốt tươi đồng loại, trong đó có cả cha mẹ, anh em, thân nhân và bằng hữu của chúng nữa!

Hỡi các bạn trẻ Việt Nam! Đừng bao giờ trông chờ cộng sản đổi thay, vì bản chất của cộng sản là gian trá và tạo ra gian trá. Cộng sản sẽ mãi mãi là cộng sản. Như gian dối sẽ mãi mãi là gian trá. Sự thay đổi của CS nếu có, thì nó chỉ đổi từ gian trá này sang một gian trá khác mà thôi. Cộng sản cũng sẽ không bao giờ có thể nhân danh gian dối để trừ gian dối. Nghĩa là, người ta không thể lấy danh nghĩa của Quỷ để mà trừ quỷ. Trái lại, chỉ có sự thật mới có thể diệt trừ được gian trá. Điển hình, chính Yelsin, Gobachev cũng đã nhân danh Công Lý, và Tự Do để tiêu diệt cộng sản và gian dối. Một tấm gương đáng trân trọng và cho chúng ta noi theo.

Nay các bạn đã đi vì Công Lý. Đã hành xử như những chính nhân trọng Nhân Quyền. Cả đất nước này đang trông chờ vào sự trổi vượt của các bạn. Tôi tin rằng, nền Độc Lập thịnh trị của đất nước. Sự hạnh phúc trong Tự Do, Công Lý của đồng bào đang trông chờ vào những bước đi can trường và quảng đại của các bạn.

12.2013

--------------------------------





No comments:

Post a Comment

View My Stats