Mardi 10 Décembre 2013
Chủ nghĩa « phân biệt chủng tộc –
apartheid » ở Nam Phi áp dụng trên thực tế xem ra không khác nhiều
với chính sách phân biệt thành phần chính trị, tức « chủ nghĩa lý
lịch », được áp dụng tại VN từ 1954 cho đến nay.
Apartheid - bắt nguồn từ chữ « à part »,
có nghĩa là « riêng ra, riêng biệt ». Nền chính trị
« apartheid » chủ vào việc phát triển từng phần dựa trên yếu tố dân
tộc. Nếu ta thay đổi yếu tố « chủng tộc » bằng yếu tố « giai
cấp » hay « lý lịch », nguồn gốc chính trị, VN quả nhiên là
một nước áp dụng chế độ « lý lịch », phân biệt con người theo tiêu
chuẩn nguồn gốc chính trị.
Nếu ở Nam Phi, một nhúm nhỏ dân da trắng nắm toàn
quyền về kinh tế và chính trị, ở VN, một nhúm nhỏ người, chưa tới 4
triệu, cũng nắm toàn bộ không chia sẻ bộ máy quyền lực quốc gia cũng như mạng
lưới kinh tế. Mọi tư tưởng « khác », ý kiến khác… đều bị trù dập
không nương tay.
Để ý, miền
Nam sau 1975, không được đầu tư đúng mức về kinh tế, giáo dục, xã hội, hạ tầng
cơ sở… như ở miền Bắc. Mặc dầu miền Nam cung ứng trên 70% ngân sách quốc gia.
(Trên 30% ngân sách quốc gia là dầu khí lấy từ các mỏ miền Nam. Hàng năm kiều
hối trên 10 tỉ đô la cũng do dân miền Nam gởi về. Ngoài ra vựa lúa miền Nam vẫn
là xương sống kinh tế cho cả nước…). Trong chừng mực, nó thể hiện sự trả thù
tập thể, xét « lý lịch » tập thể.
Chính sách giáo dục ở VN và Nam Phi (trong thời kỳ
apartheid) cũng có cùng mục đích : ưu tiên đào tạo hạt giống được
« tuyển chọn » để lớp người này trở thành « công chức » nắm
mọi guồng máy của chế độ. Thành phần còn lại, hoặc bị bỏ rơi bên lề, hoặc trở
nên thầy không ra thầy, thợ không ra thợ. Điểm chung về giáo dục của hai chế độ
này là sự bất bao dung đối với thành phần khác chính kiến. Trong khi ở các nước
tiên tiến, mọi đứa trẻ đều có cơ hội như nhau trong học đường.
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên, cũng như hàng chục
triệu tranh thiếu niên VN khác, là nạn nhân của chính sách « lý
lịch ». Nhưng Nguyễn Phương Uyên lại là một nạn nhân tiêu biểu. Không ai
biết đến những nạn nhân khác, vì hình thức « phân biệt » về chính trị
cực kỳ tinh vi, không « sổ sàng » như phân biệt về « chủng
tộc », cho đến chính nạn nhân cũng không biết mình là nạn nhân.
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên là nạn nhân của sự trả
thù trực tiếp của những người lãnh đạo nhà trường, nơi mà sinh viên này đi học.
Chỉ vì sinh viên này bày tỏ chính kiến khác với luồng tư tưởng chính trị chủ
đạo.
Đạo đức của một người làm mô phạm là tạo mọi điều
kiện để những đứa học trò thành công trong việc học. Mà mục tiêu của việc
« dạy học » là nhằm đào tạo con người. Trong cái « học » có
bao hàm chính trị. Dạy chính trị là dạy cho học trò có tư duy, có nhận thức về
đời sống và tư tưởng chính trị chứ không phải bóp chết chính kiến của học trò.
Dạy như thế thì bao giờ VN có được một nhà tư tưởng lớn để soi mặt với thế
giới ?
Một đưa học trò bị đuổi học, là một người
« chưa thành người », sẽ là một gánh nặng, nếu không nói là một đe
dọa cho xã hội. Dĩ nhiên nó cản trở cho sự tiến bộ, sự phát triển của đất nước.
Tội của người có trách nhiệm về giáo dục vì vậy sẽ rất là lớn.
Nhưng nếu xét chi li trên từng mặt, những thanh niên
nam nữ được « dạy dỗ » đầy đủ, thành công trong học đường, là do cố
gắng của bản thân, do sự giúp đỡ hết mức của gia đình, của những thày cô có
lương tâm dạy dỗ. Sự thành công trong học đường của họ không hề đến từ chính
sách, từ guồng máy giáo dục và đào tạo của nhà nước.
Nhưng từ thành công trong học đường đến thành công trong
xã hội là một hố sâu thăm thẳm.
Có bao nhiêu người tốt nghiệp đại học tìm được việc
làm tương xứng ? Không thấy có thống kê nào làm việc này. Con số thực tế
chắc là chẳng bao nhiêu. Sự phát triển kinh tế của VN cho thấy việc đó. Những
người có được việc làm, nếu không « bôi trơn », thì là thành phần con
ông cháu cha, thành phần « lý lịch » trong sáng. Những công việc này
phần lớn là « công chức », cán bộ trong các cơ quan nhà nước hay
trong các xí nghiệp quốc doanh, chứ không phải là việc làm phù hợp với kết quả
sự học. Các xí nghiệp có vốn nước ngoài, chuyên gia phần lớn được đem đến từ
các nước khác.
Mô thức phát
triển quốc gia thể hiện qua việc giáo dục. VN phát triển theo mô thức
nào ?
Theo
Ấn Độ ? Sinh viên nước này luôn được thế giới đánh giá cao.
Khi tốt nghiệp, một số được các xí nghiệp nước ngoài tuyển chọn. Kinh tế Ấn Độ
phát triển xem ra bền vững hơn nhiều nước đang mở mang khác, vì sự giáo dục
cung ứng đủ nhân sự cho các mặt về khoa học, kỹ nghệ, thuơng mại… làm đầu tàu
phát triển đất nước.
Hay
theo Phi ? Người ta ca ngợi đức tính chịu khó công nhân Phi
qua các công việc phục vụ khách sạn, công nhân phục dịch trên các tàu thủy, làm
con ở v.v… Số kiều hối của Phi còn lớn hơn VN. Nhưng Phi vẫn chật vật hàng trăm
năm nay trên đường phát triển, mặc dầu đất nước tương đối hòa bình.
VN
không theo mô hình nào. VN đào tạo con người theo mô hình XHCN. Nhưng ở các nước XHCN đích thực, người ta đào tạo “công chức” nhằm giải
quyết công ăn việc làm. Nhưng nó là gánh nặng ngàn cân cho ngân sách quốc gia.
Còn công chức VN là cán bộ đảng viên, đào tạo nhằm bảo vệ chế độ. Sinh viên VN
ra trường, thầy không ra thầy, thợ không ra thợ. Các xí nghiệp lớn nước ngoài
người ta không tuyển sinh viên VN mà tuyển sinh viên Ấn Độ. Các nước người ta
lấy nhân công VN là vì nhân công này rẻ mạt và sẵn sàng làm những việc mà dân
bản xứ ghê tởm, không làm.
Vì vậy sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị « đuổi
học » cũng như chuyện « tái ông thất mã ». Nan truy họa phúc
phải không ? Nếu ta nhận thức rằng chính trị VN không khác chính trị của
Nam Phi thời apartheid. « Cái học ngày nay đã hỏng rồi ! ». Việc
đuổi học sinh viên Nguyễn Phương Uyên chỉ làm nổi bật chủ nghĩa « trả
thù » mà thôi. Chiến tranh đã qua bao nhiêu năm mà tư tưởng « địch-ta »
vẫn chưa xóa được, thì làm sao mà tiến bộ ?.
Những người còn ưu tư đến tiền đồ đất nước, phải làm
gì để thay đổi chế độ « phân biệt lý lịch » nhằm phát triển đồng bộ
con người và đất nước Việt Nam ?
Hãy xem tấm gương Mendela : Phải « bao
dung », phải « hòa giải » thường trực với tội ác. Phải thiết lập
công lý cho mọi thành phần trong xã hội.
Nói thì dễ nhưng làm không dễ, nhất là một nước như
VN, một nước âm hưởng nặng nề văn minh khổng giáo và giáo điều cộng sản.
Nền văn minh khổng giáo đề cao sự « trả
thù ». « Quân tử ba năm báo thù không muộn ». Quân tử, con người
mẫu mực trong xã hội khổng giáo, phải biết « trả thù ». Thử đọc các
truyện kiếm hiệp Tàu, ta thấy hầu hết các nhân vật chánh cuối cùng học được võ
công cao cường, để « báo thù » cho cha mẹ, cho sư phụ… Trả thù là mục
tiêu cuối cùng. Trả thù trở thành « tiêu chuẩn », một giá trị của nền
văn minh này.
Tương tự, chủ nghĩa cộng sản cũng đề cao những máu
me, chém giết, tiêu diệt, như « tiêu diệt giai cấp », « thủ tiêu
giai cấp »… Ai giết nhiều, làm đổ máu nhiều « giết, giết nữa, bàn tay
không phút nghỉ », là trở thành « anh hùng ».
Việt Nam tiếp nhận cùng lúc, một cách sâu sắc, hai
luồng văn hóa này. Thù chồng chất lên oán thù. Máu xương chồng chất lên máu
xương. Không một công trình quốc gia nào được bảo tồn, hay tiếp nối xây dựng,
từ chế độ này chuyển qua chế độ khác. Đập phá là để « trả thù ». (VN
chê « thằng » khờ-me là « mọi », nhưng xét lại thằng mọi
này nó hơn VN 1000 lần. Đền đài của nó xây dựng từ đời này qua đời khác, liên
tục trong 600 năm, mới có cái Ankor Vat hiện nay. VN đập phá hết, không có cái
cóc khô gì !)
Các ngôn từ « bao dung », « hòa
giải » chỉ nghe ở đâu môi chót lưỡi.
Làm sao có thể « hòa giải » và « bao
dung » với kẻ đã gây tang tóc, đổ vỡ cho gia đình, cho đời sống của
mình ?
Nhưng tấm gương sáng chói của Mandela đã cho ta thấy
con đường.
Bao dung và hòa giải là một vấn đề chính trị chứ
không phải là tôn giáo.
Lớp trẻ Việt Nam, những sinh viên như Nguyễn Phương
Uyên, hãy thử dấn thân theo con đường của Mandela đã đi. Đông phương khổng giáo
chưa đào tạo được một vĩ nhân nào của thế giới. Ta đã thấy Gandhi ở Ấn Độ,
Mandela ở Châu phi... Chưa thấy người nào có tầm vóc ở vùng văn hóa chiếm 1/5
dân số nhân loại, trong đó có Việt Nam.
Hãy thử đi. Đó là con đường cứu nước.
Publié par Nhan
Tuan Truong à 20:55
No comments:
Post a Comment