Ngày 13 tháng Năm 2010, Libya đã được bầu chọn trở
thành một trong 47 thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC).
Dù với cái hồ sơ vi phạm nhân quyền tồi tệ dưới sự cai trị tàn ác của nhà độc
tài Muanmar Gaddafi, quốc gia này vẫn nhận được 155 phiếu thuận trong tổng số
192 hội viên để có được một ghế trong hội đồng nhân quyền LHQ (1).
Với kết quả trên, Liên Hiệp Quốc đã gây nên một cuộc tranh cãi sôi nổi khắp thế
giới. Đặc biệt, tổ chức này đã phải chịu đựng những chỉ trích nặng nề từ các tổ
chức phi chính phủ quốc tế (NGOs) như các tổ chức Ân Xá Quốc Tế (AI), Giám Sát
Nhân Quyền (HRW), Nhân Quyền Không Biên Giới (HRWF), Tổ Chức Thế Giới chống Tra
Tấn (WOAT)… vì đã để cho một chế độ tàn tệ như chế độ Gaddafi ngồi chễm chệ
trên ghế của một cơ quan có quyền hạn phán xét tình trạng nhân quyền các quốc
gia khác(2).
Chính quyền côn đồ của các quốc gia China, Cuba, Bắc Hàn, Syria đã vi phạm trầm
trọng những quy tắc căn bản của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (UDHR), đồng
thời liên tục đàn áp thẳng tay chính nhân dân của họ. Đáng lẽ với tình trạng hồ
sơ nhân quyền tồi tệ như thế, những quốc gia trên phải bị tẩy chay và cấm không
được tham dự vào hội đồng nhân quyền này cho tới khi nào tình trạng nhân quyền
trong nước họ được cải thiện. Tuy nhiên, khi thường dân thấy không còn trông
chờ gì vào các tổ chức quốc tế để bảo vệ họ khỏi những hành động dã man của
chính quyền, họ đành tự ý hành xử. Chỉ chừng hơn một năm sau khi trúng cử vào
UNHRC, tại Libya đã có một cuộc nổi dậy và vào ngày 20 tháng 10 năm 2011, thể
chế độc tài của Gaddaffi bị lật đổ. Nhà độc tài bị giết. Cho dù có được một vị
trí trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng không cứu được sinh mạng của
Gaddafi cùng đồng bọn dưới sự phẫn nộ căm ghét của những nạn nhân của bọn họ.
Nhân dân Libya được giải phóng khỏi ách độc tài. Quyền con người trên đất nước
Libya từ đó mau chóng được cải thiện.
Thảm cảnh để cho các quốc gia hội viên xấu xa có
chân trong Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, tiếc thay, vẫn xảy ra quá thường xuyên. Vào
ngày 12 tháng mười một 2013 vừa qua, China, Việt Nam Cuba, Russia và một vài
quốc gia khác đã xoay xở để chiếm được ghế thành viên trong hội đồng cho nhiệm
kỳ 2014 – 2016 (3).
Hồ sơ (vi phạm) nhân quyền của những quốc gia này còn tồi tệ hơn của Libya rất
nhiều, nhưng họ đã lợi dụng nguyên tắc của Đại Hội Đồng LHQ không cho bất cứ
thành viên nào của LHQ được giữ ghế hội viên của UNHRC nhiều hơn hai nhiệm kỳ
liên tiếp, đồng thời, tất cả các ghế thành viên của hội đồng này được phân chia
thành năm nhóm trên căn bản vị trí khu vực địa dư: Á châu 13 ghế, Phi Châu 13,
Đông Âu 6, Tây Âu cộng với các nhóm khác 7 và Châu Mỹ Latin và vùng biển
Caribean 8 (tổng cộng 47 ghế) (4).
Sự thắng cử của các quốc gia tàn tệ này rõ ràng không thể tránh được, vấn đề là
do chính những quy tắc của Đại hội đồng LHQ tự gây nên. Trong khi theo lý
thuyết, nghị định thành lập hội đồng UNHRC phán quyết rằng: ‘các thành viên
được bầu chọn vào hội đồng phải duy trì những chuẩn mực cao nhất trong việc
quảng bá và bảo vệ các quyền của con người’; trên thực tế, hành xử của các
thành viên ứng cử vào hội đồng đã không được tra cứu cẩn trọng; sự vi phạm nhân
quyền của họ được bỏ qua. Số lượng ứng cử viên trong các nhóm khu vực lại tương
đương hay ít hơn số ghế đang bỏ trống cần bầu chọn. Bởi thế, xác suất thành
công của các ứng cử viên hầu như 100%. Hơn thế nữa, các ứng cử viên còn không
thèm giấu diếm các trò hối lộ bẩn thỉu trong việc vận động mua phiếu từ các hội
viên LHQ. Kết quả là, thật đáng xấu hổ, những quốc gia có hồ sơ vi phạm nhân
quyền tệ hại nhất lại trúng cử với số phiếu cao nhất (Việt Nam 184, China 176
trên tổng số 193 phiếu bầu).
Nhưng những quốc gia trên đã coi thường việc duy trì
những chuẩn mực về nhân quyền trong khi có chân trong hội đồng nhân quyền quốc
tế như thế nào? Khái niệm về quyền căn bản của con người phải có ý nghĩa bao
quát toàn cầu, có tính cách bình đẳng và đã được ghi rõ ràng trong 30 điều lệ
của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền (UDHR), một trong ba văn kiện nền tảng
của UNHRC. Nhiệm vụ của hội đồng là thẩm định tình trạng nhân quyền của tất cả
các hội viên LHQ, chú tâm vào các vấn đề nhân quyền quan yếu như quyền tự do
lập hội và hội họp, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo và tín ngưỡng, nữ quyền… (5).
Đại hội đồng LHQ đáng lẽ cần nêu lên những quan ngại
đến các thành viên thiếu sót trong việc tuân thủ các điều lệ của văn kiện cơ
bản này. Đây rõ là một sự khinh thường các quyền căn bản của con người và họ
đáng lẽ phải nhận chịu sự trục xuất ra khỏi UNHRC mới phải. Hãy lấy nhà nước
Việt Nam làm thí dụ. Nhà nước Việt Nam đã ngăn cản các quyền con người của công
dân của họ ra sao? Quyền con người cơ bản nhất là quyền được sinh sống, được tư
do và được bảo đảm an ninh bản thân như đã được ghi rõ trong điều 3 của bản
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền UDHR. Trái lại, chính quyền độc đảng Việt Nam tự
tuyên bố giành quyền cai trị đất nước độc nhất vô nhị. Để bảo vệ thể chế độc
quyền này, nhà nước đã dựng lên một lực lượng an ninh lên tới 300,000 nhân viên
chính quy, cộng thêm một số lượng ước tới con số khổng lồ 6.7 triệu người hoạt
động bán thời gian bao gồm cả công an thường phục, mật vụ và dân phòng trong
mạng lưới an ninh của họ, một số lượng lên tới một phần sáu dân số của cả nước
trong độ tuổi lao động
(6). Bởi thế, nhà nước này đã xây dựng lên các phòng trạm công an ở từng
mỗi phố phường, mỗi khu vực trên khắp đất nước để trông chừng và kiểm soát mọi
hành vi của mỗi công dân. Hơn thế nữa, lực lượng an ninh khổng lồ này còn có
được một uy quyền đáng sợ: dù đang thi hành công vụ hay không, mặc đồng phục an
ninh hay thường phục, họ vẫn được quyền lục soát tra hỏi nơi ăn chốn ở của dân
bất kể giờ giấc ngày hoặc đêm, chẳng cần phải có một văn bản mệnh lệnh. Họ có
thể bắt bớ và giam giữ bất cứ ai họ muốn mà không cần trưng ra một trát tòa. Khi
di chuyển từ nơi sinh sống đến nơi khác và phải ở lại qua đêm, mọi người dân từ
14 tuổi trở lên phải đến trình diện đăng ký tại các trạm công an đó và xin một
giấy phép di chuyển và lưu trú. Người dân sẽ phải báo cáo cho họ về nơi xuất
phát, nơi đến, thời hạn và lý do di chuyển, công việc sẽ làm, sẽ ở với ai và
làm việc cho ai, với ai. Các quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng không hề
được tôn trọng tại Việt Nam. Nếu một ai đó công khai lên tiếng phê phán chế độ
hay các lãnh đạo nhà nước, người đó sẽ bị cáo buộc tội có hành vi ‘phản động’
với kết cuộc thấy mình ở trong mấy hàng song sắt. Trong mấy năm vừa qua, một số
nhà báo đã bị giam tù vì đòi hỏi tự do báo chí (7),
một số khác do viết thơ nhạc, bản văn cổ võ nhân quyền hay truyền bá các quyền
tự do: tự do lập hội và hội họp, tự do tôn giáo…(8).
Tại Việt Nam, hệ thống truyền thông do nhà nước độc quyền quản lý. Tất cả mọi
phương tiện truyền thông báo chí đều nằm gọn trong tay chính quyền độc đảng
toàn trị, kể cả hệ thống truyền thanh, truyền hình, báo chí và mọi hình thức in
ấn phát hành. Không hề có một hệ thống truyền thông tư nhân, hay nói cho chính
xác, truyền thông báo chí tư nhân bị coi là bất hợp pháp. Ngay cả khi người dân
cuối cùng phải sử dụng đến phương tiện mạng Internet, nhà nước Việt Nam cũng cố
xen vào nắm toàn quyền kiểm soát. Chỉ tính trong năm 2013 này, họ đã bắt giữ 38
người viết blog khi những người này chỉ cố bày tỏ quan điểm của họ về quyền con
người trên những trang blog của riêng họ. (9).
Tổ chức Liên Đoàn Quốc Tế về Nhân Quyền (IFHR) đã liệt kê Việt Nam vào danh
sách kẻ thù tệ hại thứ nhì của Internet (chỉ đứng sau China).
Trên đây chỉ là một phần rất nhỏ nhặt trong số hàng
ngàn việc vi phạm nhân quyền đang xảy ra hàng ngày tại Việt Nam. Người ta phải
chịu đựng khốn khổ vô cùng bởi sự đối xử tàn bạo của chế độ toàn trị này. Vấn
đề là người dân đã không được biết gì hoặc rất ít về nhân quyền và những kẻ cầm
quyền, bằng mọi cách, ngăn cản không muốn công dân họ biết tới các quyền đó.
Lúc này, với sự việc có chân trong UNHRC sau cuộc vận động bầu cử thành công
trong tháng qua, và với nhiệm vụ sẽ được bắt đầu trong năm 2014, chế độ toàn
trị này ra vẻ vô cùng hãnh diện, đồng thời chối bỏ bất cứ tố cáo vi phạm nhân
quyền nào của họ với lập luận rằng mọi phê phán chỉ trích đều vu vơ, sai lạc.
Trong khi nhà nước Việt Nam nghĩ rằng họ có thể dễ dàng che mắt thế giới về
những việc sai trái của họ, người dân Việt Nam lại ra vẻ thất vọng vì cái kết
quả bầu cử tức cười trên và họ tự hỏi không biết cái tổ chức LHQ này lập ra để
phục vụ cho ai: người bị trị hay kẻ thống trị? (10).
Cho dù vậy, mọi sự không hoàn toàn quá tệ hại. Nhân
dân Việt Nam, giống như người dân Libya, đang cố kiếm cách đòi hỏi nhân quyền,
mặc dù với các phương thức hòa bình và tinh tế hơn. Đặc biệt, giới trẻ đã đang
sử dụng Internet để liên lạc nhau, gom góp những dữ liệu cần thiết và cùng nhau
học hỏi thảo luận về nhân quyền. Họ mời gọi tất cả mọi người, nhất là trong
giới phụ nữ trẻ, dắt tay nhau xuống đường nói chuyện, cổ võ và khuyến khích về
nhân quyền, phân phát các cẩm nang tại các nơi công cộng để truyền bá nhân
quyền, đồng thời tổ chức hoạt động đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả tự do cho các
bạn đồng sự của họ hiện đang bị bắt bớ giam giữ mà không hề có tội danh hoặc
những tội danh ngớ ngẩn vô lý. Các người trẻ này lý luận với giới chức thẩm
quyền rằng, nhân danh là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ (UNHRC),
nhà nước Việt Nam phải triệt để tôn trọng nhân quyền đúng theo quy luật quốc
tế. Những người trẻ này hiện đang có những hoạt động tại nhiều thành phố ở Việt
Nam với tiêu đề chúc mừng đất nước trở thành một thành viên mới của UNHRC và
cũng là để chào mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 năm 2013. Họ cũng
không quên gửi một thông điệp đến 184 thành viên LHQ đã bầu cho Việt Nam trúng
cử vào hội đồng nhân quyền rằng: ‘Quý vị đã bỏ phiếu cho Việt Nam. Vì vậy,
quý vị có một phần trách nhiệm với người dân Việt Nam. Nghĩa là, từ lúc này,
quý vị nợ người dân Việt Nam món nợ phải giám sát nhà nước Việt Nam để bảo đảm
rằng, là một thành viên của UNHRC, chính quyền Việt Nam phải tuân thủ các quy
luật quốc tế về nhân quyền và chấm dứt ngay tất cả các hành vi chống lại nhân
quyền’
(11).
Tháng 12/2013
___________________________________
Chú
thích:
(11).
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/12/full-report-on-suppression-of-bloggers.html#.UrJ0jvQW18E
*
*
On 13 May 2010, Libya was elected to be one of 47
members of the United Nation Human Right Council (UNHRC). Despite its bad
record of human rights violations under the cruel rule of the dictator Muanmar
Gaddafi, the nation still managed to get 155 ‘yes’ votes to win a seat in the
council (1).
With this result, the United Nations has sparked a controversial argument
around the world. In particular, it had to cope with a lot of criticisms from
international non-governmental organizations (NGOs) such as Amnesty
International (AI), Human Right Watch (HRW), Human Rights Without Frontiers
(HRWF), World Organization Against Torture… for letting a regime as mean as
Gaddafi’s win a comfortable seat of a body where it would be able to judge
other states’ human rights situations (2).
The rogue states such as China, Cuba, North Korea and Syria have seriously violated
basical regulations of the Universal Declaration of Human Rights (UDHR) and
constantly mistreated their own people. With their bad records, they should
have been boycotted and banned from participating in this organization until
their human rights situation improved. However, when ordinary people couldn’t
rely on an international organization to protect them from barbarous acts, they
made their own way. Just more than a year after taking that position in the
human rights council, Lybia saw an uprising in Libya and on 20 Oct 2011, the
Gaddafi’s dictatorial regime collapsed. The dictator was killed. Even a place
in the UNHRC couldn’t save him and his supporters from their victims' hatred.
Libyan people have been liberated. Human rights in the state have improved
since then.
The problem of giving seats in the UNHRC to bad
nation states, unfortunately, still happens. Again, on 12 Nov 2013, nations
including China, Vietnam, Cuba, Russia and some other states have managed to
occupy seats in UNHRC for the 2014 – 2016 term (3).
The human rights records of these nations are even far worse than those of
Libya, but they took advantage of the UN General Assembly’s principles that no
member may occupy a seat for more than two consecutive 3-year terms and all the
seats are distributed on the basis of five geographical region groups: Asia,
Africa, Latin America, Eastern Europe and Western Europe plus other groups (4).
The success of these bad members was inevitable because it was the General
Assembly’s principle that caused the problem itself. While in theory, the
resolution establishing the UNHRC states that: ‘members elected to the Council
shall uphold the highest standards in the promotion and protection of human
rights’; in practice, the conduct of candidates hasn’t been examined
cautiously; their human right violations has been bypassed. The number of
candidates in each group was equivalent or less than those of available seats
to vote, so the success of all candidates was almost 100%. Moreover, candidates
didn’t even care to conceal their mangy bribe of votes amongst the UN members. The
consequence was, ironically, the nations with the most human rights abuse
record got the highest number of votes. (Vietnam: 184, China: 176 over a total
of 193 votes).
But how are those nations deficient in upholding
human rights standards while they are members of the UNHRC? The concept of
basic human rights is universal and egalitarian and is clarified in 30 articles
of the Universal Declaration of Human Rights (UDHR), one of the 3 foundation
documents of the UNHRC. The duty of the council is to assess the human rights
situations of all UN members, to address important human rights issues such as freedom of
association and
assembly, freedom
of expression, freedom
of belief and religion, Women's
rights… (5).
The UN General Assembly should have raised concerns
on any member failing to abide by this foundation document. It is a contempt of
human rights and those members should deserve to be expelled from UNHRC. Take
Vietnam for instance. How does the Vietnamese government hold back human rights
from its citizens? The most fundamental human right is the right to life,
liberty and security of a person as indicated in UDHR, article 3. In contrast,
the Vietnamese one-party government has proclaimed itself the unique ruler of
the country. To protect its regime, it employed a huge security force of up to
300,000 official guards, plus an estimate of a massive 6.7 million part-time
guard or paramilitary in its security network, that is one- sixth of the
country’s working population (6)
. Hence, it has put up security stations at every ward, every district in the
whole country in order to keep an eye on and control everyone’s actions.
Moreover, this security force has been given a formidable power: on or off
duty, in wearing a uniform or not, the security guards have been allowed to
ransack every household at any time, day or night without an official written
order. They might arrest and put in custody anyone they want to, with no need
to show a legal warranty. When travelling from place to place and staying out
overnight from residential locations, all the citizens aged 14 years and over
must come to these security stations and seek permission papers from them. They
have to report their departure, their arrival, the time, the reason for
travelling, what they will do and whom they will live or work with. Freedom of
speech and free expression has never been implemented in Vietnam. If someone
publicly criticises the regime or their rulers, he/she will be accused of
‘anti-state’ behavior and will ends up behind bars. In the recent years, some
journalists have been jailed for demanding free press (7),
others for writing songs, poems, essays about human rights or promoting
varieties of freedom: freedom of assembly and association, freedom of religion…
(8).
In Vietnam, there is a system of state-controlled media. All the means of media
are in the hands of the government, including TV channels, radio stations,
newspapers, magazines and even all other publications. There is not a single
private media system in Vietnam, or more accurately, private media is outlawed.
Even when people have to use the Internet as the last medium, the Vietnam
government still tries to control it. As recently as 2013, they arrested 38
bloggers who tried to express their own view of human rights on their websites
so far (9).
The International Federation of Human Rights put Vietnam on the list of the
second worst enemy of the Internet (behind only China).
These are only some very small parts of thousands of
human rights violations that are occurring daily in Vietnam. Ones suffer a lot
from the ill-treatment of this totalitarian regime. The problem is that people
know nothing or very little about human rights and the rulers, by all means,
don’t want their citizens to know their rights. Now, with a position in UNHRC
after the successful campaign last month and with its duty beginning from 2014,
the totalitarian regime happily took this matter with pride, denied any
accusation of its human rights violations with the argument that all the above
criticism was wrong or misleading. While the Vietnamese government thought that
it could easily blindfold the world from seeing its wrong doing, the Vietnamese
people were disappointed with the result and just wondered which side this UN
organization really served: the governed or the governors? (10).
Nonetheless, everything is not all bad. People in
Vietnam, like the Libyan people, are trying to make their own way regarding
human rights, although with more peaceful and delicate methods. In particular,
young people are using the Internet to communicate, gather needed documents to
study and discuss about human rights. They invite everybody, especially young
women, to go out on the street to talk about human rights, to support and
promote them, to distribute leaflets in public to popularize human rights and
to demand the regime to release their companions who have been arrested without
charges, or with ridiculous charges. They argue with Vietnamese authorities
that, Vietnam, in the name of a member of the UNHRC, must respect all human
rights according to international laws. These young people are doing this work
in many cities around Vietnam to congratulate the nation as a new member of the
human right council and to welcome the International Human Rights Day on 10
December 2013. They’ve also sent a message to 184 UN members who voted for
Vietnam to have that seat of the UNHRC: ‘You have voted for Vietnam. So it’s
part of your responsibility to all Vietnamese people. Now, you are in debt to
our people to assure that the Vietnamese government, as a member of a human
rights council, shall obey all international human rights and immediately stop
all acts of human rights violations’ (11).
9/12/2013
__________________________________
References:
(11). http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/12/full-report-on-suppression-of-bloggers.html#.UrJ0jvQW18E
No comments:
Post a Comment