Quốc
Việt -
Tuổi trẻ
Posted by diendanxahoidansu on 02/12/2013
Ghi chú: Tựa được sửa lại cho rõ và sát với nội dung bài viết. Thành ngữ “Chịu
chết“ ở đây có thêm một nghĩa, ngoài ý nghĩa thông dụng của nó – không
còn có cách gì xoay xỏa được (Từ điển Từ và Ngữ VN của Nguyễn Lân). Cái
nghĩa mới đó là:
Người dân đành chấp nhận CHẾT,
mà không làm gì nổi trước thái độ vô trách nhiệm của mọi cấp chính quyền.
BT
----------------------
01/12/2013 07:56
Chịu
TT – Lũ lụt hoành hành, hủy diệt tài sản lẫn sinh mạng
người dân. Nhiều đứa trẻ đột tử sau tiêm ngừa. Thực phẩm nhiễm độc tràn lan tác
động trực tiếp đến sức khỏe người dân. Những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư
đang nhiều đến mức lo ngại…
Nhưng… “Chẳng sao cả. An toàn. Tất cả đều được thực hiện
đúng quy định”…
Mới chiều qua, một người bạn
của tôi từ Củ Chi gọi điện hớt hải hỏi: “Văcxin Quinvaxem chắc chắn an toàn
không anh? Nhà báo các anh có thông tin gì chính xác chưa? Tôi định cho con đi
chích ngừa mà lo”.
Nghe tiếng thở dài, lo lắng qua
điện thoại mà tôi cũng chỉ biết thở dài trả lời chịu. Có lẽ chẳng riêng gì tôi
mà nhiều người khác cũng đành vậy, không thể trả lời trước câu hỏi đẫm nặng
thời sự này. Từ đầu năm đến giờ, 15 trẻ đã chết sau tiêm ngừa. Năm 2012 cũng 15
trẻ ra đi sau khi đến cơ quan y tế tiêm ngừa phòng bệnh tật. Mới đây nhất là
trường hợp thương tâm của bé Trần Mỹ Ngọc mới 5 tháng tuổi ở Bạc Liêu. Chiều
24-11, bé đã mất chỉ vài giờ sau khi tiêm ngừa văcxin Quinvaxem lúc sáng. Và có
lẽ đây là trường hợp ngành y tế đã “điều tra” nhanh kỷ lục với nguyên nhân: suy
hô hấp, sốc phản vệ. 40 triệu đồng, khoản tiền đề nghị hỗ trợ gia đình bé cũng
nhanh chóng được thỏa thuận với điều kiện thân nhân không được kiện thưa.
Nếu suy luận một cách logic thì
có gì đó thật bất ổn trong sự vụ này. Nguyên nhân tử vong của bé được cho là
không phải do văcxin. Khoản tiền trao tay gia đình bé cũng chỉ được gọi là hỗ
trợ, chứ không phải đền bù. Tuy nhiên, điều kiện đặt ra là gia đình không được
kiện tụng. Tại sao vậy?
Cùng thời điểm lùm xùm chuyện
văcxin xảy ra lắm vụ tử vong này, câu chuyện lũ lụt tàn phá miền Trung cũng làm
người dân chỉ biết thở dài ngao ngán. Gia súc chết, hoa màu mất trắng, nhà cửa
tan hoang, thậm chí trả giá bằng cả sinh mạng con người.
Người dân hoảng hốt điểm mặt
thủ phạm: thủy điện. Nhiều nhà khoa học độc lập, thậm chí một số đại biểu Quốc
hội cũng điểm mặt thủ phạm: thủy điện.
Nhưng… Tất cả đều được thực
hiện đúng quy định!? “Chẳng phải lỗi của chúng tôi. Thậm chí chúng tôi còn có
công, chứ không có tội gì trong chuyện này”… Các nhà thủy điện lên tiếng thanh
minh. Cơ quan quản lý cấp bộ cũng khẳng định rõ ràng thủy điện vô can.
Lặng nghe nỗi niềm của người
dân, người viết bài này cũng chỉ còn biết thở dài. Còn nhớ từ hồi mới vào nghề
cách đây 20 năm, tôi đã may mắn được gặp giáo sư Lâm Công Định, người tiên
phong trồng rừng chống sa mạc hóa ở quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Và
chính từ đây đã khởi phát các chương trình trồng rừng chống cát bay, sa mạc hóa
trên dải duyên hải miền Trung. Khi được hỏi nguyên nhân lũ lụt miền Trung ngày
càng nghiêm trọng, giáo sư chỉ trả lời một câu ngắn gọn: “Những kẻ phá rừng!”.
Duyên hải miền Trung là cái máng xối. Còn rừng núi phía trên Trường Sơn là mái
nhà. Rừng giữ nước không còn, thì nước trên mái nhà đổ ào tất cả xuống máng xối
miền Trung là điều dễ hiểu.
Chuyện rừng và lũ mà tôi được
nghe, nhiều nhà khoa học, đại biểu Quốc hội, kể cả người dân cả đời đổ mồ hôi
sinh tồn trên mảnh đất của mình cũng chẳng lạ lẫm gì.
Nhưng… “Tất cả vẫn an toàn.
Chúng tôi đã thực hiện đúng quy định”.
Người dân chịu!
QUỐC VIỆT
No comments:
Post a Comment