Nhà báo Trần Quang Thành
Posted by diendanxahoidansu on 02/12/2013
Sáng 29/11 vừa qua,trong phiên
họp bế mạc Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật đất đai sửa đổi với tỷ lệ
phiếu tán thành là 448 trong số 473 đại biểu tham gia, đạt gần 89,9%.
Điều 4 của luật mới quy định: “Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của
luật này,”
Về vấn đề thu hồi đất, luật mới
tiếp tục quy định nhà nước được phép thu hồi đất để “phát triển kinh tế, xã hội
vì lợi ích quốc gia, công cộng” trong các trường hợp:
- Thực hiện các dự án quan
trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư
- Thực hiện các dự án do
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư
- Thực hiện các dự án do
hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang
A đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Trần Quang Thành về nội dung Luật đất đai mới
được Quốc hội Việt Nam thông qua.
Nội dung như sau :
Nhà báo Trần Quang Thành (TQT):
Xin chào tiến sĩ Nguyễn Quang A!
Tiến sĩ Nguyễn Quang A (NQA):
Vâng, chào anh!
TQT: Thưa tiến sĩ, sau một ngày thông
qua bản Hiến pháp gây nhiều tranh cãi, quốc hội Việt Nam lại tiếp tục bấm nút
để mà thông qua luật mới của Luật đất đai, số phiếu lần này có ít hơn. Thưa
ông, Luật đất đai sửa đổi so với luật đất đai cũ theo ông có điều gì khác và nó
tiến bộ hơn hay là tụt lùi như là Hiến pháp?
NQA: Về Luật đất đai thì lẽ ra là quốc hội đã thông qua một thời gian trước
cũng kha khá rồi nhưng mà vì lúc đó dư luận lên tiếng rất mạnh mẽ, về cái điều
mà cho phép thu hồi đất, thu hồi đất cho các dự án kinh tế xã hội thì lúc đó
quốc hội đã ngừng thông qua Luật đất đai, và mọi người lúc đó đãcảm thấy là có
một cái mừng là quốc hội đã biết nghe dư luận cho nên việc dừng thông qua Luật
đất đai khi đó. Và khi đó thì tôi có một cái cảnh báo là cũng có thể đấy là một
cái nghe của người ta, cũng có thể là người ta đợi để cho thông qua cái Hiến
pháp rồi sau người ta mới thông qua cái Luật đất đai.
Đúng là cái trường hợp thứ hai
đã xảy ra là người ta thông qua Hiến pháp được một hôm, hôm sau trên cơ sở Hiến
pháp mà chưa có hiệu lực ấy thì người ta thông qua một cái Luật đất đai mà có
một cái điều thực sự là vi hiến so với hiến pháp hiện hành tức là hiến pháp năm
1992 và thực sự cái điều đó là điều không có lạ gì, bởi vì nó đã là một cái
điều vi hiến ngay từ năm 1993 khi mà cái Luật đất đai ban đầu được đưa ra suốt
cả một quá trình 10 năm tồn tại của Luật đất đai, thì cái điều cho phép nhà
nước thu hồi đất để làm các dự án kinh tế xã hội ấy đã là một cái điều vi hiến
suốt cả một chục năm. Và nó đã gây ra không biết bao nhiêu khiếu kiện khiếu
nại, thậm chí có thể là thiệt hại đến sinh mạng của con người vì cái điều vi
hiến đó. Thế thì cái Luật đất đai lần này nó đã được tức là cái… cũng có giữ
nguyên cái điều đó, nhưng mà vì cái hiến pháp thông qua trước đó một ngày đã
hợp hiến hóa những việc đó, nên là như thế có thể nói là nó tiến bộ trong nháy
nháy hơn các cái Luật đai trước kia ở cái chỗ là cái điều vi hiến ấy đã được
hợp hiến hóa. Đấy là việc chính còn tất cả về cơ bản, nó vẫn không có gì thay
đổi, có một điểm nho nhỏ là thời hạn sử dụng đất trước kia là 20 năm thì bây
giờ hình như là được đẩy lên là 50 năm thì phải, và người ta cũng nêu thêm một
vài câu chữ để khẳng định rằng cái việc thu hồi đất này thì sẽ được chặt chẽ
hơn, thế rồi công bằng hơn, minh bạch hơn. Và đấy là chỉ là một vài câu nói
rằng vì lợi ích quốc gia được Quốc hội với lại Chính phủ, với lại Hội đồng nhân
dân tỉnh thông qua, thì thực sự mà soi kỹ vào câu chữ như thế và cái việc thực
hành thì nó cũng không khác gì cũ cả.
TQT: Thưa ông, Hiến pháp mà thực thi
khi mà có hiệu lực, tức là khi được Chủ tịch nước ký lệnh công bố và cái thời
hiệu bắt đầu có hiệu lực. Như vậy mà một bản Luật dưới Hiến pháp mà Hiến pháp
đó chưa được thực thi, chưa có lệnh công bố bắt đầu thi hành thì cái Luật đi
trước cái lệnh đó có phải trái với pháp luật không ông?
NQA: Cái đó thì chắc là phải hỏi các chuyên gia về Luật pháp thì họ sẽ trả
lời rõ hơn tôi chỉ là người nêu cái vấn đề đấy ra, nhưng cũng có thể người ta
lý giải rằng cái hiệu lực của cái Luật đất đai này, nó sẽ có hiệu lực sau khi
Hiến pháp có hiệu lực một ngày chẳng hạn, hay một giờ hay một giây chẳng hạn
thì lúc đó nó cũng là hợp hiến. (cười)
TQT: Đây có phải cái khôn lỏi mà ông
muốn nói tới không, thưa ông?
NQA: Tôi nghĩ rằng cái đấy cũng có thể gọi là cái khôn lỏi chính của những
người cầm quyền lúc này là cái khôn lỏi về cái đưa khái niệm tù mù “sử dụng
toàn dân” vào.
TQT: Hiến pháp mới lại một lần nữa
khẳng định về cái vai trò của giai cấp nông dân trong đất nước Việt Nam lại tôn
trọng giai cấp công nhân và nông dân là liên minh rất là chặt chẽ, thế nhưng mà
thực tế cái Luật đất đai này phải chăng là mang lại lợi ích thiết thực cho giai
cấp nông dân, thưa ông?
NQA: Thực sự cái điều…, tôi chỉ nói về cái điều thu hồi đất ấy, là suốt từ
năm 93 đến nay, thì thực sự là nó phục vụ cho một giai cấp mới, đấy là giai
cấp… tư bản, đấy là giai cấp tư bản và thực sự những người cộng sản mà theo một
lãnh tụ rất là lớn của Nam Tư cũ với tác phẩm “Giai cấp mới” của ông được viết
(cười) từ giữa thế kỷ trước thì đúng là nó phục vụ cho giai cấp mới tức là giai
cấp cầm quyền này, chứ hoàn toàn không phục vụ cho giai cấp lao động là những
người nông dân hay là phục vụ cho giai cấp lao động là giai cấp công nhân. Rất
đáng tiếc là như vậy, tức là người ta, ngôn ngữ của người cầm quyền này, giai
cấp cầm quyền ở Việt Nam cũng như là của tất cả các nước Cộng sản trước kia đều
là “nói một đằng làm một nẻo”. Người ta bảo là người ta đại diện cho giai cấp
lao động, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, nhưng mà thực sự là người ta
chỉ đại diện cho giai cấp chính của họ, mà làm tổn hại đến quyền lợi của các
giai cấp lao động mà thôi. Và khi mà chưa được chính quyền, chưa cướp được
chính quyền theo đúng lời của người ta thì người ta hô hào, giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân… cùng với họ để lên nắm chính quyền, nhưng mà khi nắm được
chính quyền thì họ để hai giai cấp lao động này ra ngồi rìa và thực sự họ là
những người bị bóc lột thậm tệ nhất ngày nay.
TQT: Hiến pháp 2013 là bước tụt lùi so
với Hiến pháp năm 1992. Luật đất đai sử đổi năm 2013 so với Luật đất đai trước
theo ông thì nó là một bước tiến hay nó cũng là một bước thụt lùi?
NQA: Tôi nghĩ rằng cái Luật đất đai lần này so với cái Luật đất đai trước thì
không có thụt lùi cái gì cả, về cơ bản là nó cũng hệt như nhau, nhưng mà là một
cái quy định chính của Luật đất đai cũ thì bây giờ vẫn giữ nguyên và bây giờ nó
được hợp hiến hóa bằng cái Hiến pháp được thông qua một ngày trước đó.
TQT: Thưa ông, vấn đề nông dân, vấn đề
đất đai nông nghiệp là vấn đề rất lớn của đất nước ta, ngày xưa thì chính ĐCS
đã nêu cái khẩu hiệu là “người cầy có ruộng” và những nông dân đã đi theo họ và
đã cướp chính quyền cho họ. Nhưng ngày nay chính quyền đã về tay họ thì người cầy
lại mất ruộng. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
NQA: Cái đấy là những điều mà tôi vừa mới nói lúc trước là những người cộng
sản họ sử dụng một ngôn ngữ mà cái ngôn ngữ đấy không giống một chút gì với
ngôn ngữ đời thường của người dân sử dụng cả, khi người ta nói, bây giờ người
ta vẫn nói tức là …họ là đại diện cho giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong,
nhưng mà thử hỏi là những anh em công nhân làm việc rất là vất vả, thậm chí bị
ngược đãi thì họ đại diện được ở cái gì? Thậm chí đến các nghiệp đoàn độc lập
của công nhân cũng không được thành lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân. Công
đoàn hiện bây giờ thực sự là bảo vệ lợi ích của các ông chủ sử dụng lao động
cũng tương tự với nông dân thì nông dân có thể là mất ruộng mà phục vụ cho các
ông chủ đầu tư, tư nhân, quốc doanh hay là nước ngoài, và đấy thực sự là một
cái sự vô cùng không nhất quán theo như lời nói và việc làm của họ.
TQT: Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang
A. Xin chúc ông khỏe.
NQA: Vâng, chào anh!
No comments:
Post a Comment