Nguyễn-Xuân
Nghĩa
Monday, December 02, 2013 3:19:02 PM
Hai
ngày sau khi Bắc Kinh đơn phương mở ra “Khu vực Nhận diện Phòng không” (Air
Defense Identification Zone hay ADIZ) vào hôm 23 tháng 11, Hoa Kỳ lập tức đưa
hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay vào khu vực mà khỏi thông báo. Khi ấy,
người lạc quan vội kết luận rằng tổng thống Mỹ là cọp thật, chứ không phải cọp
giấy. Hai ngày sau, hôm Thứ Tư 27, con cọp Mỹ bỗng nói như mèo khi Bộ Ngoại
Giao khuyến cáo các công ty hàng không Hoa Kỳ nên lấy biện pháp an toàn khi có
máy bay đi qua vùng tranh chấp, bằng cách thông báo cho cơ quan hữu trách của
Bắc Kinh để tránh rủi ro. Hai ngày sau, hôm Thứ Sáu 29, Không quân Bắc Kinh đưa
nhiều phi cơ, kể cả Su-30, J-11 và máy bay vận tải nội hóa KJ-2000, vào vùng
tranh chấp để bám sát cả chục phi vụ quân sự của Nhật và Mỹ. Phía Hoa Kỳ bèn
đáp lễ với lời thông báo là, như dự trù từ trước, sẽ triển khai sáu chiến đấu
cơ chống tàu ngầm loại P-8 Poseidon vào căn cứ không quân Kadena trên đảo
Okinawa. Chiếc đầu tiên đã hạ cánh hôm Chủ Nhật mùng một tháng 12, một ngày
trước khi Phó Tổng Thống Joe Biden thăm viếng Nhật Bản, rồi Trung Quốc và Nam
Hàn...
Chỉ theo dõi màn luân vũ nhịp ba trên trời xanh như vậy, ta đã hoa mắt, làm sao mà bình rồi luận khi cứ hai ngày lại có một đòn mới? Chúng ta phải trở lại từ đầu, về luật chơi của trận đấu trí...
***
Luật lệ và các hiệp ước quốc tế không có quy định gì về quyền thiết lập hay quản trị vùng phòng không ADIZ của các nước.
Nhiều quốc gia đã lập ra vùng định vị phòng không để theo dõi các phi cơ dân sự bay vào không phận của mình trên đất liền hay ngoài biển hầu bảo vệ an ninh lãnh thổ. Mọi phi cơ dân sự đi vào vùng ADIZ phải xác nhận căn cước và đối thoại với cơ quan phòng không. Khu vực này phải rộng hơn không phận của quốc gia để hệ thống phòng không có thời gian ứng phó với mối đe dọa khả dĩ xảy ra. Gặp trường hợp khả nghi, Không quân mới đưa chiến đấu cơ lên trực tiếp nhận diện máy bay lạ và có phản ứng đối phó theo phép dụng lễ rồi mời dụng binh.
Từ thời Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ có bốn vùng ADIZ để bảo vệ lãnh thổ liền lạc trong lục địa và tiểu bang Alaska, Hawaii, cùng căn cứ Guam ngoài khơi Thái Bình Dương. Ngoài Hoa Kỳ, gần hai chục xứ khác, kể cả Việt Nam, cũng có vùng bảo vệ như vậy. Là một nước quần đảo, Nhật có vùng ADIZ từ lằn ranh do Hoa Kỳ vạch ra ngay sau Thế Chiến II, chủ yếu hướng vào việc bảo vệ không phận từ hướng Tây, tiếp cận với Ðông Á. Trên đại thể, ADIZ do Nhật lập ra năm 1969 chỉ trùng với vùng đặc quyền kinh tế EEZ. Nhưng tháng 6 vừa qua, Nhật mở ADIZ thêm 22 cây số về hướng Tây, và bị Ðài Loan than phiền là “đáng tiếc”. Ly kỳ là lằn ranh xa nhất của Nhật nằm cách lãnh thổ Trung Quốc có 130 cây số.
Cho nên, Bắc Kinh không phát minh ra trò chơi này mà chỉ phản ứng.
Khốn nỗi, vì đi sau và có nhiều mặc cảm nên mới quá đà. Vùng ADIZ của họ đi tới mức xa nhất về hướng Ðông, trùm lên đảo Jeju của Nam Hàn, vùng ADIZ của Ðài Loan và nhất là vùng ADIZ mới của Nhật. Việc Bắc Kinh vẽ ra lằn ranh phòng vệ lên vùng phòng không của các lân bang mới bị cho là có thái độ khiêu khích, hoặc gây bất ổn vì làm thay đổi hiện trạng.
Nhưng vẽ rồi đã vậy, múa gậy làm sao?
***
Trên bậc thềm không gian trước khi bay vào lãnh thổ, các đấng con trời giao hẹn với bàn dân thiên hạ là từ nay ra vào thì phải xin phép. Nếu không, máy bay vi phạm sẽ chịu hậu quả. Các hãng hàng không đều tham khảo hệ thống bảo hiểm của họ để quyết định theo kiểu tránh voi chẳng xấu mặt nào, hầu không gây rủi ro cho khách hàng. Sau khi ngần ấy nước than phiền thì mọi hãng máy bay đành tuân thủ để khỏi lãnh họa. Thiên triều coi như thắng một keo!
Nhưng mối nguy không đến từ phi cơ dân sự - xin lỗi Al-Qaeda và đồng bọn! Nếu đe dọa lại đến từ một quốc gia thì Thiên triều tính sao?
Tính gì thì tính, sau khi vạch ra luật chơi mới thì phải có khả năng động thủ nếu quả thật là bị đối phương khiêu khích. Khả năng đó gồm có hai mặt. Trước hết là phải theo dõi được mọi chuyện trên không phận trùng lặp với lằn phòng thủ của xứ khác.
Khả năng đó đòi hỏi hệ thống điều hợp giữa lục quân, hải quân với không quân và “Ðệ nhị Pháo binh”, là hỏa tiễn. Bắc Kinh chưa có khả năng phối hợp này nếu so với đối thủ thật, là Nhật Bản. Nước Nhật là một quần đảo có những hải đảo và cơ sở quân sự nằm sát Hoa lục, với trình độ kỹ thuật cao hơn. Hệ thống bảo vệ trên đất liền của Trung Quốc lại ở quá xa “hiện trường” là lằn ranh ADIZ nằm mãi ngoài khơi.
Thứ hai, khi hữu sự thì phải có khả năng ra đòn và đỡ đòn.
Cụ thể là muốn thật sự bảo vệ không phận thì còn phải xác định đối thủ, chứ không thể bắn hạ hay hăm dọa bắn hạ những vật lạ mình chưa biết là gì và bắn hạ bằng võ khí nào là thích ứng. Yêu cầu ấy đòi hỏi loại chiến đấu cơ có thể ngăn chặn và tiêu diệt đối thủ theo đúng lời hăm, và các chiến đấu cơ phải có căn cứ gần hiện trường. Vì nhoài mình quá xa ra ngoài, Bắc Kinh cũng chưa có khả năng đó.
Thiên triều mới chỉ dọa già trong khi ráo riết thi đua để tiến tới trình độ “lực tòng tâm”.
Ngẫm lại thì sau khi đơn phương thiết lập chế độ kiểm soát tàu bè trong vùng tranh chấp với Nhật Bản bằng tàu biên phòng vào năm ngoái, năm nay, Bắc Kinh đòi bay lên trời để kiểm soát cả chuyện không lưu mà chưa có thực lực. Trong trò đấu trí, họ cân nhắc nỗi sợ hãi của xứ khác theo kiểu mềm nắn rắn buông cố hữu, nhưng đối chủ chính của đòn phép dời cột mốc như vậy chính là Hoa Kỳ. Ðệ nhất siêu cường này phải chấp nhận một tình trạng mới...
Từ việc lũng đoạn hối đoái đến tước đoạt sở hữu trí tuệ, từ việc hối lộ chế độ hung đồ đến chiếm đóng đặc khu kinh tế ngoài thềm lục địa, từ bao che độc tài đến hủy hoại môi sinh từ đầu nguồn các con sông lớn của Châu Á là Hy Mã Lạp Sơn và cao nguyên Thanh Tạng, v.v... Trung Quốc liều lĩnh hơn Hoa Kỳ và cứ gieo họa cho các lân bang mà không bị cản trở.
Cứ theo phép làm liều thì Trung Quốc đang thắng Mỹ. Các đấng con trờ ít sợ rủi ro nên có vẻ được nhiều hơn thua và nghĩ rằng Hoa Kỳ quá sướng nên sợ khổ...! Hơn 60 năm trước, Nhật Bản cũng liều như vậy với vụ tấn công Trân Châu Cảng năm 1941. Sau đó là chuyện lịch sử!
Nhưng lịch sử không tái diễn. Hậu quả bất lường là chủ nghĩa bành trướng dưới chiêu bài quốc gia dân tộc của Bắc Kinh đang tạo cơ hội chính đáng cho Nhật bình thường hóa khả năng quân sự, với một quân đội đích thực. Và khi Thiên triều thách đố hiệp ước phòng thủ Mỹ-Nhật, Mỹ càng tỏ vẻ ôn tồn thì Bắc Kinh càng lấn sâu hơn vào hệ thống phòng vệ của Nhật.
Ðúng cách “bạch hổ ngộ phi liêm”! Ðòi mọc cánh lên trời có khi lại bay quá sức mà rơi vào vòng tay Thái dương Thần nữ. Xin hãy chờ xem...
_________________
Chuyện chỉ có ở nước Mỹ:
Hội Sinh Viên Da Màu của Ðại Học UCLA (University of California, Los Angeles) vừa kết án một giáo sư tội “kỳ thị chủng tộc”, “có thái độ xâm lược tinh vi” và “gây không khí đầy ác cảm ở trong lớp”. Lý do là vì Giáo Sư Val Rupert đã sửa văn phạm và cách chấm câu trong bài viết của các sinh viên thiểu số. Ông Rupert chẳng ngờ rằng đấy là chuyện không nên. Tin được chăng, sinh viên đòi quyền dốt là một hiện tượng rất Mỹ?
Chỉ theo dõi màn luân vũ nhịp ba trên trời xanh như vậy, ta đã hoa mắt, làm sao mà bình rồi luận khi cứ hai ngày lại có một đòn mới? Chúng ta phải trở lại từ đầu, về luật chơi của trận đấu trí...
***
Luật lệ và các hiệp ước quốc tế không có quy định gì về quyền thiết lập hay quản trị vùng phòng không ADIZ của các nước.
Nhiều quốc gia đã lập ra vùng định vị phòng không để theo dõi các phi cơ dân sự bay vào không phận của mình trên đất liền hay ngoài biển hầu bảo vệ an ninh lãnh thổ. Mọi phi cơ dân sự đi vào vùng ADIZ phải xác nhận căn cước và đối thoại với cơ quan phòng không. Khu vực này phải rộng hơn không phận của quốc gia để hệ thống phòng không có thời gian ứng phó với mối đe dọa khả dĩ xảy ra. Gặp trường hợp khả nghi, Không quân mới đưa chiến đấu cơ lên trực tiếp nhận diện máy bay lạ và có phản ứng đối phó theo phép dụng lễ rồi mời dụng binh.
Từ thời Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ có bốn vùng ADIZ để bảo vệ lãnh thổ liền lạc trong lục địa và tiểu bang Alaska, Hawaii, cùng căn cứ Guam ngoài khơi Thái Bình Dương. Ngoài Hoa Kỳ, gần hai chục xứ khác, kể cả Việt Nam, cũng có vùng bảo vệ như vậy. Là một nước quần đảo, Nhật có vùng ADIZ từ lằn ranh do Hoa Kỳ vạch ra ngay sau Thế Chiến II, chủ yếu hướng vào việc bảo vệ không phận từ hướng Tây, tiếp cận với Ðông Á. Trên đại thể, ADIZ do Nhật lập ra năm 1969 chỉ trùng với vùng đặc quyền kinh tế EEZ. Nhưng tháng 6 vừa qua, Nhật mở ADIZ thêm 22 cây số về hướng Tây, và bị Ðài Loan than phiền là “đáng tiếc”. Ly kỳ là lằn ranh xa nhất của Nhật nằm cách lãnh thổ Trung Quốc có 130 cây số.
Cho nên, Bắc Kinh không phát minh ra trò chơi này mà chỉ phản ứng.
Khốn nỗi, vì đi sau và có nhiều mặc cảm nên mới quá đà. Vùng ADIZ của họ đi tới mức xa nhất về hướng Ðông, trùm lên đảo Jeju của Nam Hàn, vùng ADIZ của Ðài Loan và nhất là vùng ADIZ mới của Nhật. Việc Bắc Kinh vẽ ra lằn ranh phòng vệ lên vùng phòng không của các lân bang mới bị cho là có thái độ khiêu khích, hoặc gây bất ổn vì làm thay đổi hiện trạng.
Nhưng vẽ rồi đã vậy, múa gậy làm sao?
***
Trên bậc thềm không gian trước khi bay vào lãnh thổ, các đấng con trời giao hẹn với bàn dân thiên hạ là từ nay ra vào thì phải xin phép. Nếu không, máy bay vi phạm sẽ chịu hậu quả. Các hãng hàng không đều tham khảo hệ thống bảo hiểm của họ để quyết định theo kiểu tránh voi chẳng xấu mặt nào, hầu không gây rủi ro cho khách hàng. Sau khi ngần ấy nước than phiền thì mọi hãng máy bay đành tuân thủ để khỏi lãnh họa. Thiên triều coi như thắng một keo!
Nhưng mối nguy không đến từ phi cơ dân sự - xin lỗi Al-Qaeda và đồng bọn! Nếu đe dọa lại đến từ một quốc gia thì Thiên triều tính sao?
Tính gì thì tính, sau khi vạch ra luật chơi mới thì phải có khả năng động thủ nếu quả thật là bị đối phương khiêu khích. Khả năng đó gồm có hai mặt. Trước hết là phải theo dõi được mọi chuyện trên không phận trùng lặp với lằn phòng thủ của xứ khác.
Khả năng đó đòi hỏi hệ thống điều hợp giữa lục quân, hải quân với không quân và “Ðệ nhị Pháo binh”, là hỏa tiễn. Bắc Kinh chưa có khả năng phối hợp này nếu so với đối thủ thật, là Nhật Bản. Nước Nhật là một quần đảo có những hải đảo và cơ sở quân sự nằm sát Hoa lục, với trình độ kỹ thuật cao hơn. Hệ thống bảo vệ trên đất liền của Trung Quốc lại ở quá xa “hiện trường” là lằn ranh ADIZ nằm mãi ngoài khơi.
Thứ hai, khi hữu sự thì phải có khả năng ra đòn và đỡ đòn.
Cụ thể là muốn thật sự bảo vệ không phận thì còn phải xác định đối thủ, chứ không thể bắn hạ hay hăm dọa bắn hạ những vật lạ mình chưa biết là gì và bắn hạ bằng võ khí nào là thích ứng. Yêu cầu ấy đòi hỏi loại chiến đấu cơ có thể ngăn chặn và tiêu diệt đối thủ theo đúng lời hăm, và các chiến đấu cơ phải có căn cứ gần hiện trường. Vì nhoài mình quá xa ra ngoài, Bắc Kinh cũng chưa có khả năng đó.
Thiên triều mới chỉ dọa già trong khi ráo riết thi đua để tiến tới trình độ “lực tòng tâm”.
Ngẫm lại thì sau khi đơn phương thiết lập chế độ kiểm soát tàu bè trong vùng tranh chấp với Nhật Bản bằng tàu biên phòng vào năm ngoái, năm nay, Bắc Kinh đòi bay lên trời để kiểm soát cả chuyện không lưu mà chưa có thực lực. Trong trò đấu trí, họ cân nhắc nỗi sợ hãi của xứ khác theo kiểu mềm nắn rắn buông cố hữu, nhưng đối chủ chính của đòn phép dời cột mốc như vậy chính là Hoa Kỳ. Ðệ nhất siêu cường này phải chấp nhận một tình trạng mới...
Từ việc lũng đoạn hối đoái đến tước đoạt sở hữu trí tuệ, từ việc hối lộ chế độ hung đồ đến chiếm đóng đặc khu kinh tế ngoài thềm lục địa, từ bao che độc tài đến hủy hoại môi sinh từ đầu nguồn các con sông lớn của Châu Á là Hy Mã Lạp Sơn và cao nguyên Thanh Tạng, v.v... Trung Quốc liều lĩnh hơn Hoa Kỳ và cứ gieo họa cho các lân bang mà không bị cản trở.
Cứ theo phép làm liều thì Trung Quốc đang thắng Mỹ. Các đấng con trờ ít sợ rủi ro nên có vẻ được nhiều hơn thua và nghĩ rằng Hoa Kỳ quá sướng nên sợ khổ...! Hơn 60 năm trước, Nhật Bản cũng liều như vậy với vụ tấn công Trân Châu Cảng năm 1941. Sau đó là chuyện lịch sử!
Nhưng lịch sử không tái diễn. Hậu quả bất lường là chủ nghĩa bành trướng dưới chiêu bài quốc gia dân tộc của Bắc Kinh đang tạo cơ hội chính đáng cho Nhật bình thường hóa khả năng quân sự, với một quân đội đích thực. Và khi Thiên triều thách đố hiệp ước phòng thủ Mỹ-Nhật, Mỹ càng tỏ vẻ ôn tồn thì Bắc Kinh càng lấn sâu hơn vào hệ thống phòng vệ của Nhật.
Ðúng cách “bạch hổ ngộ phi liêm”! Ðòi mọc cánh lên trời có khi lại bay quá sức mà rơi vào vòng tay Thái dương Thần nữ. Xin hãy chờ xem...
_________________
Chuyện chỉ có ở nước Mỹ:
Hội Sinh Viên Da Màu của Ðại Học UCLA (University of California, Los Angeles) vừa kết án một giáo sư tội “kỳ thị chủng tộc”, “có thái độ xâm lược tinh vi” và “gây không khí đầy ác cảm ở trong lớp”. Lý do là vì Giáo Sư Val Rupert đã sửa văn phạm và cách chấm câu trong bài viết của các sinh viên thiểu số. Ông Rupert chẳng ngờ rằng đấy là chuyện không nên. Tin được chăng, sinh viên đòi quyền dốt là một hiện tượng rất Mỹ?
No comments:
Post a Comment