Shannon
Tiezzi
The
Diplomat,
28 tháng Mười Một 2013
Trần
Ngọc Cư dịch
05/12/2013
Cuộc
chiến chống tham nhũng của Trung Quốc đang dần dần tăng tốc, nhưng điều này không
có nghĩa là người dân được phép thổi còi tố giác các sai phạm.
Cơ quan điều tra tham nhũng quốc gia của Trung Quốc
vừa bắt thêm một con ruồi (hay một con hổ?) bị sa vào lưới của nó. Tờ South
China Morning Post tường trình rằng Phó Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc, Guo Youming [Quách Hữu Minh],
đang bị điều tra nội bộ vì “vi phạm kỷ luật đảng”. Một cáo buộc như thế
gần như luôn luôn là một cách nói được mã hóa về tội tham nhũng hay hối lộ.
Guo Youming chắc chắn không phải là quan chức đầu
tiên bị sa lưới do các nỗ lực chống tham nhũng được nhấn mạnh trở lại. Tập Cận
Bình đã biến việc chống tham nhũng thành mục tiêu quan trọng của chính quyền
ông. Vụ xử tham nhũng nổi tiếng nhất đương nhiên là vụ Bạc Hi Lai, cựu bí thư
Trùng Khánh. Mặc dù vụ xử Bạc mới diễn ra vào tháng Chín năm nay, nhưng việc
trục xuất ông ra khỏi đảng vì những “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” năm 2012 đã
dọn đường cho việc trừng trị tham nhũng hiện đang diễn ra.
Ngay sau khi Tập chính thức nhận chức Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa Thu 2012, Wang Qishan [Vương Kỳ Sơn]
liền được chỉ định đứng đầu Ban Kỷ luật Trung ương của Đảng. Nhiều quan sát
viên cảm thấy phấn khởi vì dấu hiệu này, một dấu hiệu cho thấy ban lãnh đạo của
Tập sẽ xử lý nghiêm túc nạn tham những – Wang được gọi là “Xếp cứu hỏa” nhờ khả
năng mà ông chứng tỏ qua việc tham gia và quản lý những công tác chính trị khó
khăn trước đó. Wang cũng được coi như một nhân vật trong sạch gần như ngoại lệ,
khiến ông trở thành một ứng viên lý tưởng cho vai trò lãnh đạo cuộc chiến chống
tham nhũng.
Kể từ đó, chính phủ Trung Quốc đã tiếp tục tập trung
nỗ lực vào việc cắt giảm nạn tham nhũng và hối lộ. Những vụ án tham nhũng nổi
bật đã được tiến hành đối với Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam Kinh, Phó Giám đốc
Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, và Guo Youming hiện nay. Quốc Vụ Viện gần
đây cũng đưa ra đường lối chỉ đạo để cắt giảm “lãng phí” trong chính phủ. Văn
bản này đặt ra những hướng dẫn cụ thể về đi công tác, giải trí, và sử dụng công
xa, công thự. Nó kêu gọi gia tăng tính minh bạch, đòi các tổ chức Đảng phải
công bố và chấp nhận giám sát về ngân quĩ, tài sản, và các nguồn lực mà chúng
sử dụng để tiến hành công tác chính thức.
Nhưng rõ ràng
là, tính minh bạch này chỉ được giải trình trước các nhân vật thi hành kỷ luật
nội bộ Đảng, chứ không được thể hiện trước toàn thể dân chúng. Vào thời điểm các viên chức giám sát thuộc cơ quan bài trừ tham nhũng
Trung Quốc đang điều tra Guo Youming về tội tham nhũng, một nhà báo vốn nổi
tiếng nhờ các bài tố cáo tham nhũng đã bị cách chức. Tờ South China Morning
Post cho biết Luo Changping [La Xương Bình], người nổi tiếng vì đã
lên mạng xã hội Weibo [Vi bác] (thường được gọi là Twitter của Trung Quốc) để
tố giác một quan chức cao cấp Trung Quốc về tội tham nhũng, đã bị cách chức Phó
Tổng Biên tập tạp chí Caijing [Tài Kinh]. Luo sẽ được chuyển sang làm
việc tại viện nghiên cứu của báo Caijing; điều này có nghĩa là ông sẽ
không còn viết các bản tin.
Có lẽ Luo nên coi mình là kẻ may mắn. Một nhà báo
khác là Chen Yongzhou [Trần Vĩnh Châu], bị bắt giam và bị truy tố về tội
bôi nhọ sau khi cho đăng một bài tố cáo một công ty có cổ phần nhà nước về tội
thổi phồng lợi nhuận. Tờ báo của Chen liên tục đăng tít lớn đòi trả tự do cho
ông ta, mãi cho đến một buổi đẹp trời Chen lên truyền hình nhận tội, giúp nhà
cầm quyền giải tỏa phần lớn sức ép của quần chúng.
Mỉa mai là, việc chính phủ cố gắng dẹp “các tin đồn”
trên mạng hay trên báo chí (phần lớn liên quan đến việc người dân tố giác tham
nhũng) đã diễn ra đồng bộ với nỗ lực bài trừ tham nhũng của Đảng. Sau khi Luo
và các người khác sử dụng mạng xã hội Weibo để tố giác các viên chức tham
nhũng, Bắc Kinh nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát các mạng xã hội. Các điều
lệ mới qui định rằng một người đăng tin trên Weibo có thể bị giam giữ nếu một
bản tin “có ý vu khống” được chuyển đi 500 lượt hay được đọc 5.000 lượt – dù
bản tin đó có đúng với sự thật hay không. Cũng vào thời điểm này, Trung Quốc
bắt giam Charles Xue [Tiết], một blogger có ảnh hưởng trong cộng đồng
mạng, với cáo trạng có quan hệ tính dục với gái mại dâm, một điều mà nhiều nhà
quan sát cho là một cảnh báo nửa kín nửa hở đối với những người nổi tiếng trên
mạng Internet Trung Quốc.
Hiệu quả sau cùng của những chính sách này, nếu Bắc
Kinh thực hiện được, sẽ là bịt miệng những kẻ tố cáo tham nhũng không chính
thức (phải hiểu là: ngoài Đảng). Điều này có thể tốt cho sự kiểm soát của Đảng,
song bất lợi cho những nỗ lực bài trừ tham nhũng của Tập Cận Bình. Dù giới lãnh
đạo có quyết tâm bao nhiêu đi nữa, thật khó bài trừ được nạn tham nhũng nếu
không có sự hỗ trợ của những kẻ thổi còi tố giác các sai phạm – từ người dân
bình thường đến các nhà báo. Thật vậy, theo một phân tích của Đài VOA, gần như
40 vụ tham nhũng phơi bày ra ánh sáng từ năm 2012 đến tháng Chín 2013 được châm
ngòi bởi các bản tin trên phương tiện truyền thông và các bài tố giác trên
mạng. Chính phủ đã thiết lập một website chính thức mà dân chúng có thể sử dụng
để báo cáo các trường hợp tham nhũng, nhưng website này sẽ được quản lý như thế
nào thì vẫn chưa rõ ràng. Vả lại, nhiều người không dám sử dụng nó vì thủ tục
đòi hỏi người ta phải tiết lộ danh tánh trước khi đưa ra khiếu nại.
Trong những tuyên bố gần đây, Wang Qishan đã nhắc
nhở các nhân viên điều tra tham nhũng của Đảng phải nêu cao cảnh giác. “Với địa
vị nổi bật và quyền lực tập trung, các cơ quan của Đảng và Nhà nước cần phải
được giám sát toàn diện hơn bất cứ ban ngành nào khác, và công tác thanh ra chỉ
có thể được tăng cường, chứ không giảm bớt đi” – Wang nói. Nhưng, thực hiện
được “giám sát toàn diện” sẽ là điều rất khó nếu chính phủ không chịu chấp nhận
sự giúp đỡ từ người dân của mình.
S.
T.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 06:11
No comments:
Post a Comment