Nguyễn Tâm Thức
Gửi tới BBC từ Nghệ An
Cập nhật: 10:42 GMT -
thứ sáu, 25 tháng 10, 2013
Như chúng ta đều biết, việc chép sử và tuyên truyền nội
dung lịch sử từ xưa đến nay luôn phụ thuộc vào hai nhân tố chi phối: ý chí của
cộng đồng dân tộc và ý chí của nhà cầm quyền.
Ở một xã hội tiến bộ, dân chủ
được phát huy cao độ như Tây Âu, Mỹ và Úc thì ý chí của dân tộc và sự thật được
đề cao nhiều hơn.
Ý chí của nhà cầm quyền tuy có
nhưng phản ảnh không quá nặng, thậm chí không thể tìm ra.
Nhưng ở những quốc gia độc
đảng, tập quyền như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên thì vấn đề dạy sử và viết
sử quả đã bị xuyên tạc đến mức nguy hiểm.
Có thể nói, chúng ta đang nợ
giới trẻ tương lai quá nhiều việc chưa làm.
Ở xã hội châu Á xưa, với nền
quân chủ tập quyền chuyên chế ở mức cao độ, sử gia phải là những bậc chí sĩ
dũng cảm lắm mới dám nói sự thật.
Trong số đó, có nhiều sử gia đã
bị kẻ cầm quyền giết hại. Điển hình như ở Trung Quốc, thời Xuân Thu, loạn thần
Thôi Trữ giết vua để tiếm ngôi.
Rồi hắn ép một sử quan phải bỏ
không đề cập sự kiện đó. Sử quan này là người chính trực, thà bị giết còn hơn
ghi sai. Thôi Trữ đưa người em của sử gia đó lên thay, ông này vẫn ghi “Thôi
Trữ giết vua” và lại bị giết.
Cứ như thế, hắn giết cả ba sử
quan một lúc. Nhưng thử hỏi có mấy sử gia dũng cảm như thế?
Do vậy, lịch sử bị chép sai
theo ý chí của nhà cầm quyền là điều khá phổ biến ở các quốc gia châu Á.
Và sang thế kỷ 20, hiện tượng
chi phối nội dung lịch sử là khá phổ biến ở những nước cộng sản châu Á, cụ thể
là ở Việt Nam và Trung Quốc, nơi mà nhà cầm quyền dùng truyền thông và hệ
thống giáo dục để nói tốt cho mình.
Bởi thế, muốn đọc sử châu Á cho
rõ ràng chân tướng thì phải khảo cứu nhiều tài liệu, nhiều năm và sau một thời
gian dài khi sự kiện đó diễn ra. Có thể thời gian đó là 100 năm hoặc lâu hơn
nữa.
'Tìm hiểu sự thực'
Chúng ta không ai có thể phủ
nhận rằng, tiến tới chân thiện mỹ, vươn tới sự đúng đắn là nhu cầu chung của
loài người.
Chân lý có thể bị che khuất ở
một thời đoạn nào đó nhưng trước sau gì cũng sẽ lộ ra.
Giới làm sử Trung Quốc hiện
nay, do thành quả của đấu tranh dân chủ, đang nghiên cứu để làm rõ về những
nhân vật và sự kiện bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bóp méo hoặc thổi phồng.
Chẳng hạn như họ đang muốn trả
lại vị trí đúng của Mao Trạch Đông, Lỗ Tấn, lấy lại công bằng cho ông Tưởng
Giới Thạch và các chiến sỹ Quốc Dân Đảng, đánh giá lại tầm nhìn tư tưởng của
Tôn Trung Sơn.
Ở Việt Nam, làn sóng ngầm cũng
diễn ra tương tự trên các mạng xã hội và các trang blog nổi tiếng. Có thể nói,
đấu tranh đòi trả lại sự thật cho lịch sử vừa là thành quả của tiến trình dân
chủ, vừa là công cụ để đấu tranh dân chủ.
Nội dung lịch sử Việt Nam mà
giới đấu tranh phản biện tập trung vào là từ sau năm 1911, thời điểm Nguyễn Ái
Quốc rời khỏi Việt Nam để đi - đi cứu nước hay không thì còn khá nhiều tranh
cãi.
Có thể nói xét giai đoạn từ năm
1911 đến tận hôm nay, các sử gia Việt Nam còn quá nhiều việc phải làm. Chúng ta
đang nợ giới trẻ quá nhiều sự thật phải trả cho sòng phẳng.
Có những điều có thể sòng phẳng ngay, có những điều cần nhiều thời gian
hơn nữa nhưng tôi xin tổng kết các “món nợ” đó như sau:
Thứ nhất, đánh giá lại công lao và tài năng của các ông Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh, và các trí thức yêu nước khác trong những phong trào đấu tranh nghị
trường thời Pháp thuộc.
Thứ hai, không che giấu, không tâng bốc vai trò của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt
Nam trước năm 1945.
Viết rõ những sai lầm trong
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam thời Trần Phú và Hà Huy Tập.
Chỉ rõ lỗi sai vô cùng nguy
hiểm của Đảng Cộng Sản trong tiếng trống Xô Viết Nghệ Tĩnh, Cải cách Ruộng đất,
Tết Mậu Thân, quản lý kinh tế và thất thoát nhân tài thời hậu chiến đến nay.
Thứ ba, riêng cá nhân Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh cũng quá nhiều điều chưa rõ
ràng và đã được tô vẽ vĩ đại hơn sự thật. Trong xã hội Việt Nam hôm nay, đây
vẫn còn là một chủ đề lớn và cực kỳ nhạy cảm, chưa ai dám hé môi công khai bàn
đến.
Thứ tư, vai trò can thiệp
rất lớn và quyết định của Trung Quốc và Liên Xô trong cuộc chiến chống Pháp
(1946 - 1954) và cuộc chiến thứ hai (1964 - 1975) mà có người gọi là nội chiến
Việt Nam, có người gọi là kháng chiến chống Mỹ.
Và cả cái được, cái mất của
dân Việt Nam trong hai cuộc chiến đó.
Thứ năm, Chính quyền Sài Gòn (1954 - 1975) không thể bị gọi là “ngụy quyền”.
Người Mỹ xuất hiện ở Việt Nam (1964 - 1972) không thể gọi là “kẻ xâm lược” mà
là “kẻ can thiệp”.
Dân chủ và lịch sử
Tất nhiên những vấn đề đó không
thể được giải quyết một lúc mà phải có lộ trình song hành với thành quả đấu
tranh dân chủ.
Các nhà sử học và các nhà giáo
dục đã đến lúc cần cất lên tiếng nói của mình.
Nếu không, giới trẻ Việt Nam sẽ
còn tiếp tục bị “ngộ độc” bởi những luận điệu cũ rích và lạc lõng.
Có thể nói đến hôm nay, thế kỷ
20 ở Việt Nam, tuyên truyền chính trị vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nhà trường
chứ không phải là giáo dục và khoa học.
Chủ nghĩa dân tộc bốc đồng và
sự ồn ào, ngây thơ về chiến thắng 'Hai Đế quốc to'.
Ngoài những vấn đề kể trên,
trách nhiệm của các nhà làm sử nói riêng, trách nhiệm của giới giáo dục nói
chung là phải hạn chế bớt các nội dung nhấn mạnh thái quá vào tự tôn dân tộc.
Theo cố sử gia Trần Quốc Vượng,
điều này diễn ra khá phổ biến ở các dân tộc châu Á và nặng nhất là ở Việt Nam
và Trung Quốc.
Hai dân tộc này luôn cho mình
là tuyệt vời, vĩ đại và cao đẹp, anh dũng, yêu thương nhau, thông minh và kiệt
xuất.
Ở thế kỷ XIX, ông Nguyễn Đình
Chiểu và dân Việt còn gọi người Pháp là “mọi trắng”, “Bạch Quỷ”.
Bây giờ hiểu ra họ văn minh hơn
hẳn ta, ta chẳng có gì đáng tự hào thì đành bám lấy lịch sử, ăn vay lịch sử
chiến tranh.
Bây giờ dân Việt chỉ còn biết
lôi “đánh thắng Nguyên Mông, đánh thắng phong kiến Tàu” ra làm cứu cánh.
Về niềm tự hào “đánh tan tác hai đế quốc to Pháp, Mỹ” họ cố tình quên
rằng nếu Bắc Việt không có trợ giúp của Nga Xô và Trung Quốc thì sẽ ra sao,
nếu người Mỹ không bỏ miền Nam từ đầu năm 1973 sau Hiệp định Paris thì thế nào.
Cuộc nội chiến đó, sau năm
1973, Bắc Việt vẫn có Trung Quốc và Liên Xô trợ lực mà Nam Việt thì không còn
nhờ được Mỹ.
Tấn công Mùa Xuân năm 1975 là
hoàn toàn không hề cân sức giữa hai phe Nam – Bắc.
Như chúng ta đều biết, người Mỹ
bỏ miền Nam Việt Nam không phải vì họ thua Việt Nam trong một cuộc đối đầu toàn
diện, mà họ tự rút lui vì cân nhắc giữa được và mất nếu tiếp tục sa lầy.
Nhưng ngay cả khi những trận
thắng đó dù là có thật thì chúng cũng bị giáo khoa lịch sử Việt Nam hiện nay
nhìn nhận phiến diện và phủ lên một tấm màn tự tôn dân tộc quá dày.
Màn đó dày đến nỗi nhiều người
Việt quên rằng đã hơn 30 năm sau chiến tranh, Việt Nam vẫn xếp vào hạng những
nước kém phát triển nhất thế giới, không có một thành tựu kinh tế, khoa học, kỹ
thuật nào tầm cỡ thế giới.
Họ cũng quên đi rằng Việt Nam, lúc ít lúc nhiều, chưa bao giờ hết lệ thuộc vào
Trung Quốc dù chỉ một giây.
Bản sắc, phong tục dân tộc nên
giữ và phát huy nhưng tự tôn dân tộc, theo tôi được biết, chỉ nên hạn chế và
kiềm chế chứ không cần nhấn mạnh trong giáo dục.
Trong thời đại toàn cầu hóa
hiện nay, tự hào dân tộc và chủ nghĩa yêu nước chỉ đem lại đố kỵ và kìm hãm sự
phát triển. Nó là nguyên nhân chính của các cuộc chiến tranh và xung đột trên
thế giới.
Huống chi ở châu Á, tự tôn dân
tộc như ngọn lửa ngùn ngụt, trách nhiệm của chúng ta là vặn nhỏ nó lại chứ không
phải như Đảng Cộng Sản Việt Nam đang khêu nó lên ngùn ngụt trong sách giáo
khoa và truyền thông để làm giới trẻ bị “nhập đồng”.
Bài viết thể hiện quan
điểm riêng của Nguyễn Tâm Thức, một bạn đọc BBC ở Việt Nam.
No comments:
Post a Comment