HT.PV.VRNs
25.10.2013
VRNs (25.10.2013) – Sài Gòn – Vào ngày 24.10, tại Đà
Nẵng diễn ra cuộc hội thảo liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền của lao
động nữ đi làm việc ở nước ngoài và ứng xử của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
việc làm ở nước ngoài. Hội thảo này do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cơ
quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, Tổ chức Lao động
quốc tế và Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cùng tổ chức.
Trong cuộc hội thảo cho biết,
Việt Nam đang là quốc gia có số người đi làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng
trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay có khoảng 500.000 người Việt Nam
đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ năm 2006,
trung bình hàng năm có khoảng 70.000 đến 80.000 người Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài; trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 30-35% tổng số lao động di
cư.
“Có khoảng nửa triệu người lao
động được nhà nước đưa đi lao động ở ngoại quốc như Mã Lai, Đài Loan, các nước
Trung Đông. Nhiều người trong số họ là nạn nhân của việc buôn người, bị bóc lột
bởi các công ty môi giới mà chủ là cơ quan nhà nước hoặc các viên chức của họ.”
Theo Báo
cáo Nhân quyền năm 2012 nhận định.
Đại sứ quán Hoa Kỳ nhận xét
trong Báo
cáo Tình hình Buôn người năm 2013, “Việt Nam là điểm xuất phát và, ở
mức độ thấp hơn, là đích đến của nhiều nam giới, phụ nữ và trẻ em bị mua bán
vì mục đích tình dục hoặc bị cưỡng ép lao động. Việt Nam là quốc gia có
nhiều nam giới và phụ nữ di cư ra nước ngoài lao động thông qua con đường
tự túc hoặc thông qua các công ty xuất khẩu lao động nhà nước, tư nhân và cổ
phần… Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang các nước ở châu Á vì mục đích cưỡng
ép tình dục thường bị lừa gạt bởi các cơ hội việc làm giả mạo và bị bán cho các
nhà chứa ở biên giới với Campuchia, Trung Quốc và Lào…”.
Theo tổng kết của WFF, tổ chức
do Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và tỷ phú Bill
Gates đồng sáng lập cho biết, Việt Nam đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng về số
lượng người phải sống trong cảnh nô lệ và đứng thứ 64, nếu căn cứ theo tỷ lệ phần
trăm người bị ép làm nô lệ trên tổng dân số. Trích RFI.
Nội dung cuộc hội thảo Hiệp hội
xuất khẩu lao động Việt Nam cho biết thêm, hiện nay gần 90% người lao động đi
làm việc ở nước ngoài là thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, vì vậy,
hoạt động của các doanh nghiệp này đang đóng vai trò quan trọng đối với việc
bảo vệ quyền của lao động nữ thông qua việc tuân thủ luật pháp quốc gia, tuân
thủ đầy đủ công ước của quốc tế có liên quan đến lao động di cư.
Tuy nhiên, “các công ty xuất
khẩu lao động Việt Nam, hầu hết là các đơn vị thành viên của các công ty nhà
nước, và các cá nhân môi giới lao động trung gian không có giấy phép hoạt động,
đã bắt người lao động phải đóng những khoản phí vượt quá mức quy định của
pháp luật để được đi xuất khẩu lao động. Kết quả là, người lao động Việt Nam
phải gánh chịu những khoản nợ cao nhất trong số những lao động người châu Á, và
họ rất dễ rơi vào hoàn cảnh bị cưỡng ép lao động, bao gồm việc phải làm công
trừ nợ. Một số nghiên cứu cho thấy nhiều lao động Việt Nam di cư đi xuất
khẩu lao động phải nộp mức phí tuyển dụng rất cao, khiến họ rơi vào
tình trạng nợ nần trong nhiều năm; phần lớn những người về nước sớm
hơn dự kiến – sau 1 đến 2 năm làm việc tại nước ngoài – đều không
kiếm đủ tiền để trả những khoản nợ này. Sau khi đến nước tiếp nhận
lao động, một số người mới nhận ra rằng họ bị bắt buộc phải làm việc trong
những điều kiện dưới chuẩn, được trả lương rất ít hoặc không được trả lương,
bất chấp những khoản nợ đang đè nặng trên vai, cũng như không được tiếp
cận với kênh trợ giúp pháp lý đáng tin cậy nào. Báo cáo Tình
hình Buôn người năm 2013 của Đại sứ quán Hoa Kỳ.
Thông thường thì các công ty
môi giới này tìm đến những làng nghèo khổ, hứa hẹn rằng sẽ được hợp đồng lao
động tốt, rồi khi đưa họ đến phi trường ngoại quốc thì tịch thu hộ chiếu rồi
giao cho chủ. Khi người lao động biết được rằng các điều khoản về lương cao là
nói láo thì đã muộn, không có hộ chiếu và không có tiền để quay về được. Các
bản hợp đồng giữa công ty môi giới và người lao động có điều khoản là khi đi
tới nơi thì người lao động “không được gia nhập công đoàn” và “không được đình
công”. Một phần không nhỏ những nạn nhân nầy đã trở thành con mồi cho nạn buôn
người.” Báo
cáo Nhân quyền năm 2012 bình luận.
Cuộc hội thảo cho hay, việc bảo
vệ quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn được Chính phủ
Việt Nam rất quan tâm. Năm 2007, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực đã tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trọng đối
với lĩnh vực này…
Nhưng, ông Michael Benge lên án
chế độ Hà Nội chủ trương và dung dưỡng tệ nạn buôn người. Ông Benge cho rằng,
ngoài hoạt động buôn người của các công ty xuất cảng lao động, do chủ trương và
sự dung dưỡng tệ nạn buôn người của chính nhà cầm quyền Hà Nội, Việt Nam đã trở
thành quốc gia cung cấp nhân lực cho các hoạt động bóc lột tình dục đối với phụ
nữ và trẻ em. Trích Người
Việt.
HT.PV.VRNs
Ờ ờ đúng ròi , ngày trước ở quê tôi cũng có nhiều những kẻ đến đầu tiên là ra vẻ kiêu doanh nhân xuống vùng quê thăm tình hình sau đó là kêu gọi nhiều con gái lên thành phố làm vì cấn nhiều công nhân nữ , thậm chí là sẽ đượ ưu tiên , năm 2000 mà đã hứa trả 5 triệu một tháng rồi , may mà đợt đó chẳng ai tin bọn chúng , không thì không biết hậu quả nó sẽ ra sao??
ReplyDelete