Thứ hai, ngày 28 tháng mười năm 2013
Ngày mai tòa án Long An sẽ xét xử FB Đinh Nhật Uy,
đây là Facebook đầu tiên ở Việt Nam bị kết tội dùng FB để xâm hại đến quyền lợi
tổ chức.
Tổ chức ở đây là một công ty viễn thông ở Việt Nam.
Tuy nhiên cáo trạng và vật chứng mà VKS Long An đưa ra có nhiều thứ không nằm trong vật chứng vụ án với công ty viễn thông này.
Trong số cái gọi là tang vật vụ án có những thứ đáng phải suy nghĩ.
- 01 cuốn sách '' Chết bởi Trung Quốc
- 06 áo thun Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam
-02 áo thun có dòng chữ xóa đường lưỡi bò bảo vệ tổ quốc.
Số tang vật liên quan đến Trung Quốc này chiếm 1/3 số tang vật vụ án.
Số tang vật còn lại là máy tính, điện thoại, sách bên thắng cuộc, giấy đòi tha Phương Uyên, sổ ghi chép đơn khiếu nại. Các tang vật này yếu tố riêng rẽ và chỉ chiếm 1/9 tổng số tang vật vụ án.
Vậy với tang vật có yếu tố chống Trung Quốc chiếm số lượng lớn trong bản cáo trạng. Tòa án Long An hay ý chí của Nhà nước CHXHCN Việt Nam muốn đưa thông điệp gì trong vụ án này.
Xin điểm qua một số tin tức gần đây.
Trung Quốc mấy tháng trước đây gia tăng bắt bớ nhiều blogger, nhà báo. Cũng như gia tăng thiết chế kiểm soát internet bằng nghị định, sắc luật. Trung Quốc tháng trước cũng phát trên kênh truyền hình trung ương lời thú tội của một blogger có tên là Charle Xue, cùng với lời nhận tội là lời tỉnh ngộ khẳng định dùng internet để nói xấu chính quyền là sai lầm. Blogger Xue còn khẳng định những hạn chế internet của chính phủ Trung Quốc là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn.
Giới quan sát quốc tế đã thấy rằng chính quyền Trung Quốc không cải cách tự do ngôn luận như họ từng hy vọng ở những dấu hiệu trước đó. Giờ họ thất vọng khi nhận ra , chính quyền mới của Tập Cận Bình đã xử lý khắc nghiệt với tự do ngôn luận như thời của Mao ít. Với những bài bản quen thuộc như bắt bớ, trấn áp, đưa lên truyền hình để đọc lời thú tội, ca ngợi chính sách áp chế tự do ngôn luận của chính phủ.
Trung Quốc đã hoàn thiện việc khởi công xây dựng viện Khổng Tử ở Việt Nam trong chuyến đi mới hồi tháng 10 năm nay đến Hà Nội của thủ tướng TQ Lý Khắc Cường. Trước đây không lâu, sau những cuộc biểu tình chống TQ xâm lược của thanh niên Việt Nam đã bị chính quyền Việt Nam dập tắt tinh vi và dã man. Trung Quốc đã ráo riết thúc bách Việt Nam triển khai một chương trình có mục tiêu giáo dục thanh niên hai nước hiểu tốt đẹp về quan hệ hai nước.
Ngày 15 /10/2013 hai ban đối ngoại và báo chí VN, TQ đã có những ký kết và ra tuyên bố chung về việc hợp tác cải thiện hình ảnh quan hệ hai nước.
Có thể mọi suy luận đều là khiên cưỡng. Nhưng thực sự nhìn những gì người TQ đang làm tại nước họ và đề nghị Việt Nam hợp tác trên những vấn đề giáo dục nhân dân, thanh niên Việt Nam phải hiểu một hình ảnh tốt đẹp về Trung Quốc. Thì chuyện Việt Nam trừng phạt các blogger đã từng nhiều lần hăng hái biểu thị tinh thần chống Trung Quốc không có gì là khó hiểu.
Tuy bề ngoài, để giữ tiếng, chính quyền Việt Nam xử những bloggre này vì tội khác nhau. Nhưng thông điệp ngầm gửi tới Trung Quốc là họ đã thực hiện cam kết, cũng như cảnh cáo ngầm đến những blogger chống Trung Quốc ở Việt Nam.
Tình trạng giao cấu với trẻ em vị thành niên ở Việt Nam không phải là ít. Những trường hợp bị truy tố thường do gia đình nạn nhân phát hiện và gửi đơn tới cơ quan công an. Nhưng với trường hợp của Nguyễn Văn Dũng, tức FB aduku lại do cơ quan công an theo dõi và phát hiện, bắt giữ. Thường thì công an Việt Nam chỉ bắt những vụ này theo đơn khiếu nại, đây là một trong những vụ án mà công an dày công theo dõi để phát hiện. Sự tập trung cho một vụ án thế này, cho thấy công an Việt Nam luôn theo sát những người biểu tình chống Trung Quốc để phát hiện bắt họ với một tội danh nào khác mà họ vi phạm.
Một Facebock khác là Trương Văn Tam, tức FB Trương Ba Không bị bắt giữ khẩn cấp trong một vụ án dân sự mà số tiền là 30 triệu đồng. Trong vụ án này do hai bên có nợ nần tiền nhau, cách thức thanh toán trả nợ chưa thống nhất. Cơ quan công an ngay lập tức đã khởi tố và bắt giữ Trương Văn Tam một cách mau lẹ, hăng hái quá mức cần thiết so với hàng nghìn vụ nợ nần dân sự với số tiền lên đến hàng chục nghìn tỷ bị bỏ xó hồ sơ.
Ngẫu nhiên Việt Nam có những hành động bắt bớ blogger trùng với Trung Quốc về quyền tự do ngôn luận, ngẫu nhiên những blogger Việt Nam bị bắt đều là những người hăng hái biểu tình chống TQ, đúng lúc ngẫu nhiên Việt Nam đang phải gia tăng thực hiện cam kết với Trung Quốc về giáo dục thanh niên Việt Nam yêu mến Trung Quốc.
Và cũng ngẫu nhiên, viện kiểm sát Long An đưa ra một lượng lớn chứng cứ thu giữ của Đinh Nhật Uy có liên quan đến việc phản đối Trung Quốc, mặc dù những vật chứng này chẳng liên quan đến tội danh cũng như chủ thể bị xâm phạm.?
Với hàng loạt cái ngẫu nhiên trùng lặp thời điểm ấy. Liệu có thể cho rằng chủ thể bị xâm phạm ở vụ án Đinh Nhật Uy không phải là công ty viễn thông Vietteo, FPT mà là nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chăng.?
Mức án của Đinh Nhật Uy sẽ nói lên thái độ của chính quyền Việt Nam. Nếu thực sự Uy xâm hại đến công ty nào đó thì mức án sẽ rất nhẹ, bởi việc phàn nàn, chỉ trích dù thiếu cơ sở của khách hàng vốn dĩ có thể gây thiệt uy tín cho công ty. Nhưng trước nay tiền lệ xử vụ như thế là không có.
Khả năng mức án nhẹ nữa cho Uy là chính quyền Việt Nam làm lấy lệ, để cho người Trung Quốc thấy phía Việt Nam đã có biện pháp giáo dục thanh niên ý thức quan hệ hai nước.
Nhưng nếu với một mức án nặng cho Đinh Nhật Uy, nếu từ 18 tháng tù giam trở nên. Rõ ràng chúng ta có thể liên kết các sự kiện quan hệ hai nước, vật chứng, thời điểm để kết luận về mối quan hệ Việt Nam với Trung Quốc đã đi đến giai đoạn nào.
Tổ chức ở đây là một công ty viễn thông ở Việt Nam.
Tuy nhiên cáo trạng và vật chứng mà VKS Long An đưa ra có nhiều thứ không nằm trong vật chứng vụ án với công ty viễn thông này.
Trong số cái gọi là tang vật vụ án có những thứ đáng phải suy nghĩ.
- 01 cuốn sách '' Chết bởi Trung Quốc
- 06 áo thun Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam
-02 áo thun có dòng chữ xóa đường lưỡi bò bảo vệ tổ quốc.
Số tang vật liên quan đến Trung Quốc này chiếm 1/3 số tang vật vụ án.
Số tang vật còn lại là máy tính, điện thoại, sách bên thắng cuộc, giấy đòi tha Phương Uyên, sổ ghi chép đơn khiếu nại. Các tang vật này yếu tố riêng rẽ và chỉ chiếm 1/9 tổng số tang vật vụ án.
Vậy với tang vật có yếu tố chống Trung Quốc chiếm số lượng lớn trong bản cáo trạng. Tòa án Long An hay ý chí của Nhà nước CHXHCN Việt Nam muốn đưa thông điệp gì trong vụ án này.
Xin điểm qua một số tin tức gần đây.
Trung Quốc mấy tháng trước đây gia tăng bắt bớ nhiều blogger, nhà báo. Cũng như gia tăng thiết chế kiểm soát internet bằng nghị định, sắc luật. Trung Quốc tháng trước cũng phát trên kênh truyền hình trung ương lời thú tội của một blogger có tên là Charle Xue, cùng với lời nhận tội là lời tỉnh ngộ khẳng định dùng internet để nói xấu chính quyền là sai lầm. Blogger Xue còn khẳng định những hạn chế internet của chính phủ Trung Quốc là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn.
Giới quan sát quốc tế đã thấy rằng chính quyền Trung Quốc không cải cách tự do ngôn luận như họ từng hy vọng ở những dấu hiệu trước đó. Giờ họ thất vọng khi nhận ra , chính quyền mới của Tập Cận Bình đã xử lý khắc nghiệt với tự do ngôn luận như thời của Mao ít. Với những bài bản quen thuộc như bắt bớ, trấn áp, đưa lên truyền hình để đọc lời thú tội, ca ngợi chính sách áp chế tự do ngôn luận của chính phủ.
Trung Quốc đã hoàn thiện việc khởi công xây dựng viện Khổng Tử ở Việt Nam trong chuyến đi mới hồi tháng 10 năm nay đến Hà Nội của thủ tướng TQ Lý Khắc Cường. Trước đây không lâu, sau những cuộc biểu tình chống TQ xâm lược của thanh niên Việt Nam đã bị chính quyền Việt Nam dập tắt tinh vi và dã man. Trung Quốc đã ráo riết thúc bách Việt Nam triển khai một chương trình có mục tiêu giáo dục thanh niên hai nước hiểu tốt đẹp về quan hệ hai nước.
Ngày 15 /10/2013 hai ban đối ngoại và báo chí VN, TQ đã có những ký kết và ra tuyên bố chung về việc hợp tác cải thiện hình ảnh quan hệ hai nước.
Có thể mọi suy luận đều là khiên cưỡng. Nhưng thực sự nhìn những gì người TQ đang làm tại nước họ và đề nghị Việt Nam hợp tác trên những vấn đề giáo dục nhân dân, thanh niên Việt Nam phải hiểu một hình ảnh tốt đẹp về Trung Quốc. Thì chuyện Việt Nam trừng phạt các blogger đã từng nhiều lần hăng hái biểu thị tinh thần chống Trung Quốc không có gì là khó hiểu.
Tuy bề ngoài, để giữ tiếng, chính quyền Việt Nam xử những bloggre này vì tội khác nhau. Nhưng thông điệp ngầm gửi tới Trung Quốc là họ đã thực hiện cam kết, cũng như cảnh cáo ngầm đến những blogger chống Trung Quốc ở Việt Nam.
Tình trạng giao cấu với trẻ em vị thành niên ở Việt Nam không phải là ít. Những trường hợp bị truy tố thường do gia đình nạn nhân phát hiện và gửi đơn tới cơ quan công an. Nhưng với trường hợp của Nguyễn Văn Dũng, tức FB aduku lại do cơ quan công an theo dõi và phát hiện, bắt giữ. Thường thì công an Việt Nam chỉ bắt những vụ này theo đơn khiếu nại, đây là một trong những vụ án mà công an dày công theo dõi để phát hiện. Sự tập trung cho một vụ án thế này, cho thấy công an Việt Nam luôn theo sát những người biểu tình chống Trung Quốc để phát hiện bắt họ với một tội danh nào khác mà họ vi phạm.
Một Facebock khác là Trương Văn Tam, tức FB Trương Ba Không bị bắt giữ khẩn cấp trong một vụ án dân sự mà số tiền là 30 triệu đồng. Trong vụ án này do hai bên có nợ nần tiền nhau, cách thức thanh toán trả nợ chưa thống nhất. Cơ quan công an ngay lập tức đã khởi tố và bắt giữ Trương Văn Tam một cách mau lẹ, hăng hái quá mức cần thiết so với hàng nghìn vụ nợ nần dân sự với số tiền lên đến hàng chục nghìn tỷ bị bỏ xó hồ sơ.
Ngẫu nhiên Việt Nam có những hành động bắt bớ blogger trùng với Trung Quốc về quyền tự do ngôn luận, ngẫu nhiên những blogger Việt Nam bị bắt đều là những người hăng hái biểu tình chống TQ, đúng lúc ngẫu nhiên Việt Nam đang phải gia tăng thực hiện cam kết với Trung Quốc về giáo dục thanh niên Việt Nam yêu mến Trung Quốc.
Và cũng ngẫu nhiên, viện kiểm sát Long An đưa ra một lượng lớn chứng cứ thu giữ của Đinh Nhật Uy có liên quan đến việc phản đối Trung Quốc, mặc dù những vật chứng này chẳng liên quan đến tội danh cũng như chủ thể bị xâm phạm.?
Với hàng loạt cái ngẫu nhiên trùng lặp thời điểm ấy. Liệu có thể cho rằng chủ thể bị xâm phạm ở vụ án Đinh Nhật Uy không phải là công ty viễn thông Vietteo, FPT mà là nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chăng.?
Mức án của Đinh Nhật Uy sẽ nói lên thái độ của chính quyền Việt Nam. Nếu thực sự Uy xâm hại đến công ty nào đó thì mức án sẽ rất nhẹ, bởi việc phàn nàn, chỉ trích dù thiếu cơ sở của khách hàng vốn dĩ có thể gây thiệt uy tín cho công ty. Nhưng trước nay tiền lệ xử vụ như thế là không có.
Khả năng mức án nhẹ nữa cho Uy là chính quyền Việt Nam làm lấy lệ, để cho người Trung Quốc thấy phía Việt Nam đã có biện pháp giáo dục thanh niên ý thức quan hệ hai nước.
Nhưng nếu với một mức án nặng cho Đinh Nhật Uy, nếu từ 18 tháng tù giam trở nên. Rõ ràng chúng ta có thể liên kết các sự kiện quan hệ hai nước, vật chứng, thời điểm để kết luận về mối quan hệ Việt Nam với Trung Quốc đã đi đến giai đoạn nào.
No comments:
Post a Comment