10/02/2013
Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh cùng
nhiều hội đoàn trong cộng đồng đã tổ chức buổi ra mắt sách “Nguyễn
Văn Tường (1824 – 1886) và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của Nhà
Nguyễn” vào lúc 10 giờ sáng tại Phòng họp Mason District Gov. Center ở
Annandale VA 22008.
Có khoảng hơn hai trăm người tham dự. Sau nghi lễ chào cờ Mỹ Việt, Ông Nguyễn Trường Phát và ông Lê văn Quan đại diện Ban Tổ chức chào mừng quan khách.
Trong phần giới thiệu tác giả Giáo Sư Nguyễn Quốc Trị, Ông Bửu Viên cho biết, Giáo sư Nguyễn Quốc Trị sinh năm 1929, năm nay ông 84 tuổi, hiện cư ngụ tại Gaithersburg, MD. Khoảng thập niên 1940 GS Nguyễn Quốc Trị đã sớm tham gia hoạt động cách mạng, dưới cờ của Đại Việt Quốc Dân Đảng, xứ bộ Bắc Kỳ. GS Trị tốt nghiệp Học viện Quốc Gia Hành Chánh, tốt nghiệp Cao học, Đại học Luật Khoa Saigon và tốt nghiệp Tiến sĩ ở Đại học Southern California. Nhiệm sở đầu tiên của GS Nguyễn Quốc Trị là Văn Phòng Phủ Tổng Thống, Đệ nhất CH. Sau được mời giữ chức Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.
Sau 1975, ở Mỹ Ông dạy tại Đại Học Univ. of DC, Giám đốc chương trình Hiệp Hội Hành Chánh HK, Tham vấn cho Ngân Hàng Thế Giới, Viện Hành Chánh Công Quyền và Cơ Quan Viện Trợ Mỹ (USAID).
Năm 2001 GS Nguyễn Quốc Trị bắt đầu công việc viết sách, ròng rã suốt 12 năm ông mới hoàn thành bộ sách được ra mắt hôm nay. GS Nguyễn Quốc Trị là hậu duệ đời thứ ba của Quận Công Nguyễn Văn Tường. GS Trị đã tận tâm tận sức đem hết khả năng và sở học ra sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp viết nên bộ sách này, gần 1200 trang để mình oan cho ông Nguyễn Văn Tường. Tác Giả, GS Nguyễn Quốc Trị cho biết ông viết bộ sách này không vì danh, không vì lợi mà chỉ muốn trả lại sự thật cho lịch sử và ước mong những gì tác giả trình bày, được phổ cập trong quần chúng bây giờ cũng như mãi mãi về sau.
Sau đó Ông Trần Hồng giới thiệu tác phẩm. Ông Hồng cho biết, GS Nguyễn Quốc Trị đã thu thập tài liệu ở Thư Viện Quốc Gia Hoa Kỳ, năm văn khố của Pháp và ở các Trung Tâm lưu trữ khắp nơi, cũng như các tài liệu từ các cuộc hội nghị, hội thảo ở VN, để viết ra thiên khảo cứu này, bao gồm các phong trào kháng chiến của Văn Thân cũng như sự lãnh đạo của Triều Nguyễn vào hậu bán thế kỷ thứ 19. Trong đó có Phụ Chánh Nguyễn Văn Tường, nội tổ của tác giả, là một Đại Thần trọng yếu.
Có khoảng hơn hai trăm người tham dự. Sau nghi lễ chào cờ Mỹ Việt, Ông Nguyễn Trường Phát và ông Lê văn Quan đại diện Ban Tổ chức chào mừng quan khách.
Trong phần giới thiệu tác giả Giáo Sư Nguyễn Quốc Trị, Ông Bửu Viên cho biết, Giáo sư Nguyễn Quốc Trị sinh năm 1929, năm nay ông 84 tuổi, hiện cư ngụ tại Gaithersburg, MD. Khoảng thập niên 1940 GS Nguyễn Quốc Trị đã sớm tham gia hoạt động cách mạng, dưới cờ của Đại Việt Quốc Dân Đảng, xứ bộ Bắc Kỳ. GS Trị tốt nghiệp Học viện Quốc Gia Hành Chánh, tốt nghiệp Cao học, Đại học Luật Khoa Saigon và tốt nghiệp Tiến sĩ ở Đại học Southern California. Nhiệm sở đầu tiên của GS Nguyễn Quốc Trị là Văn Phòng Phủ Tổng Thống, Đệ nhất CH. Sau được mời giữ chức Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.
Sau 1975, ở Mỹ Ông dạy tại Đại Học Univ. of DC, Giám đốc chương trình Hiệp Hội Hành Chánh HK, Tham vấn cho Ngân Hàng Thế Giới, Viện Hành Chánh Công Quyền và Cơ Quan Viện Trợ Mỹ (USAID).
Năm 2001 GS Nguyễn Quốc Trị bắt đầu công việc viết sách, ròng rã suốt 12 năm ông mới hoàn thành bộ sách được ra mắt hôm nay. GS Nguyễn Quốc Trị là hậu duệ đời thứ ba của Quận Công Nguyễn Văn Tường. GS Trị đã tận tâm tận sức đem hết khả năng và sở học ra sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp viết nên bộ sách này, gần 1200 trang để mình oan cho ông Nguyễn Văn Tường. Tác Giả, GS Nguyễn Quốc Trị cho biết ông viết bộ sách này không vì danh, không vì lợi mà chỉ muốn trả lại sự thật cho lịch sử và ước mong những gì tác giả trình bày, được phổ cập trong quần chúng bây giờ cũng như mãi mãi về sau.
Sau đó Ông Trần Hồng giới thiệu tác phẩm. Ông Hồng cho biết, GS Nguyễn Quốc Trị đã thu thập tài liệu ở Thư Viện Quốc Gia Hoa Kỳ, năm văn khố của Pháp và ở các Trung Tâm lưu trữ khắp nơi, cũng như các tài liệu từ các cuộc hội nghị, hội thảo ở VN, để viết ra thiên khảo cứu này, bao gồm các phong trào kháng chiến của Văn Thân cũng như sự lãnh đạo của Triều Nguyễn vào hậu bán thế kỷ thứ 19. Trong đó có Phụ Chánh Nguyễn Văn Tường, nội tổ của tác giả, là một Đại Thần trọng yếu.
Hình ảnh trong buổi ra mắt sách Nguyễn Văn
Tường
Tác giả đã đưa ra những bằng chứng, từ các tài
liệu nguyên thủy, được phối kiểm, phản bác những luận điệu xuyên tạc
về văn hóa VN, vu cáo vua quan Nhà Nguyễn từ sử sách thuộc địa nhằm
hỗ trợ cuộc xâm lăng của thực dân Pháp.
Ông Trần Hồng lần lược trình bày những điểm chính yếu của tác phẩm theo thứ tự thời gian. Các triều đại Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, và Hàm Nghi. Tác giả đã đưa ra các bằng chứng, chứng tỏ Vua Gia Long là một minh quân, trí dũng vẹn toàn. Trong khi đó đã có nhiều luận điệu xuyên tạc, nói xấu triều Nguyễn, từ thực dân và những thành phần chống đối, kể cả nhà cầm quyền Cộng Sản VN hiện nay. Như Vua Gia Long nhờ Giám Mục Bá Đa Lộc cứu thoát khỏi phe Tây Sơn, Vua Gia Long rước Tây về dầy mồ, cõng rắn Xiêm về cắn gà nhà. Vua Gia Long giết hại công thần Đỗ Thành Nhân.
Vua Minh Mạng bị cho là bế quan tỏa cảng, không thân thiện với người Pháp và chống Đạo Gia Tô. Vua Minh Mạng bị vu cáo giết hại công thần Nguyễn Văn Thành, bị vu cáo giết con của anh mình là Hoàng Tử Cảnh. Vua Thiệu Trị diệt đạo, Vua Tự Đức diệt đạo…
Sau đó Ông Trần Hồng giới thiệu về Quận Công Nguyễn Văn Tường, Phụ chính Đại Thần (1883-1885), kẻ thù không đội trời chung của Chủ nghĩa Thực Dân Pháp. Ông bị lưu đày và chết nơi biệt xứ (1885-1886) tại Papeete, một làng trên Quần đảo Tahiti của Pháp.
Người Pháp đã bắt đầu tiến hành cuộc xâm lăng Việt Nam từ Triều đại Tự Đức vào hậu bán thế kỷ 19. Trong ba triều đại Tự Đức, Kiến Phúc và Hàm Nghi có hai đại thần là Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã phò tá nhà vua, đóng vai trò quyết định trong công cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Ông Nguyễn văn Tường đưa ra sách lược “Hòa Để Thủ, Thủ Để Mưu Chiến”, đã đuợc Vua Tự Đức và các vua kế tiếp chấp thuận và áp dụng.
Ông Trần Hồng trình bày, theo sách của GS Nguyễn Quốc Trị, Quận Công Nguyễn Văn Tường đã bị Tướng De Courcy giam giữ và quyết định đày ông đi Tahiti. Khi ông buớc chân xuống tàu là lúc các cuộc khởi nghĩa Cần Vương xảy ra khắp nơi. Suốt cả một cuộc đời, Ông Nguyễn văn Tường đã đem hết cả tài trí của mình, phò tá ba vua, giúp nước, chống ngoại xâm. Nhưng do sử sách thuộc địa nhắm vào bôi nhọ, triệt hạ uy tín của người có lập trường chống Pháp, ông Tường đã bị cáo buộc những tội như diệt đạo và giết hại văn thân, truất phế và giết hại Vua Tự Đức, giết hại Vua Hiệp Hòa, Loại trừ các Vua Nhà Nguyễn để lên ngôi, tranh quyền với Tôn Thất Thuyết, cùng Ông Thuyết ép Vua Hàm Nghi đi chiến khu Tân Sở…
Ông Trần Hồng lần lược trình bày những điểm chính yếu của tác phẩm theo thứ tự thời gian. Các triều đại Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, và Hàm Nghi. Tác giả đã đưa ra các bằng chứng, chứng tỏ Vua Gia Long là một minh quân, trí dũng vẹn toàn. Trong khi đó đã có nhiều luận điệu xuyên tạc, nói xấu triều Nguyễn, từ thực dân và những thành phần chống đối, kể cả nhà cầm quyền Cộng Sản VN hiện nay. Như Vua Gia Long nhờ Giám Mục Bá Đa Lộc cứu thoát khỏi phe Tây Sơn, Vua Gia Long rước Tây về dầy mồ, cõng rắn Xiêm về cắn gà nhà. Vua Gia Long giết hại công thần Đỗ Thành Nhân.
Vua Minh Mạng bị cho là bế quan tỏa cảng, không thân thiện với người Pháp và chống Đạo Gia Tô. Vua Minh Mạng bị vu cáo giết hại công thần Nguyễn Văn Thành, bị vu cáo giết con của anh mình là Hoàng Tử Cảnh. Vua Thiệu Trị diệt đạo, Vua Tự Đức diệt đạo…
Sau đó Ông Trần Hồng giới thiệu về Quận Công Nguyễn Văn Tường, Phụ chính Đại Thần (1883-1885), kẻ thù không đội trời chung của Chủ nghĩa Thực Dân Pháp. Ông bị lưu đày và chết nơi biệt xứ (1885-1886) tại Papeete, một làng trên Quần đảo Tahiti của Pháp.
Người Pháp đã bắt đầu tiến hành cuộc xâm lăng Việt Nam từ Triều đại Tự Đức vào hậu bán thế kỷ 19. Trong ba triều đại Tự Đức, Kiến Phúc và Hàm Nghi có hai đại thần là Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã phò tá nhà vua, đóng vai trò quyết định trong công cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Ông Nguyễn văn Tường đưa ra sách lược “Hòa Để Thủ, Thủ Để Mưu Chiến”, đã đuợc Vua Tự Đức và các vua kế tiếp chấp thuận và áp dụng.
Ông Trần Hồng trình bày, theo sách của GS Nguyễn Quốc Trị, Quận Công Nguyễn Văn Tường đã bị Tướng De Courcy giam giữ và quyết định đày ông đi Tahiti. Khi ông buớc chân xuống tàu là lúc các cuộc khởi nghĩa Cần Vương xảy ra khắp nơi. Suốt cả một cuộc đời, Ông Nguyễn văn Tường đã đem hết cả tài trí của mình, phò tá ba vua, giúp nước, chống ngoại xâm. Nhưng do sử sách thuộc địa nhắm vào bôi nhọ, triệt hạ uy tín của người có lập trường chống Pháp, ông Tường đã bị cáo buộc những tội như diệt đạo và giết hại văn thân, truất phế và giết hại Vua Tự Đức, giết hại Vua Hiệp Hòa, Loại trừ các Vua Nhà Nguyễn để lên ngôi, tranh quyền với Tôn Thất Thuyết, cùng Ông Thuyết ép Vua Hàm Nghi đi chiến khu Tân Sở…
Hình ảnh trong buổi ra mắt sách Nguyễn Văn
Tường
Ông Trần Hồng kết luận, đây là những điểm
chính yếu mà GS Nguyễn Quốc Trị đã dày công tra cứu từ những tài
liệu nguyên thủy khả tin, phản bác lại những điểm sai lầm của sử
sách thuộc địa và những lý luận của kẻ xâm lăng, thời hậu bán thế
kỷ thức 19. GS Nguyễn Quốc Trị đã cố gắng đính chính một phần của
lịch sử thuộc địa, góp công vào công cuộc soạn thảo một cuốn lịch
sử VN đầy đủ hơn.
Mặc dầu cuốn biên khảo nhằm giải oan cho nội tổ của tác giả là Cụ Nguyễn Văn Tường, nhưng vì cuộc đời của Phụ Chánh Nguyễn Văn Tường đã gắn liền với các triều vua và đất nước, trong thời kỳ chống Pháp, nên tác phẩm cũng đã nêu lên đựoc lòng yêu nước cao độ, sự chiến đấu can cường của giới Văn Thân và sự lãnh đạo khôn ngoan của vua quan Nhà Nguyễn.
Ông Trần Hồng nói, tuy nhiên, trong cuộc chiến đấu này, thắng thua đâu phải hoàn toàn do người VN quyết định. Nhìn lại biến cố ngày 30 Tháng 4, 1975, ta sẽ thấy rõ điều ấy. Xin nhắc lại, lịch sử của nhân loại chưa bao giờ có một triều đại, của bất cứ một quốc gia nào, đã có ba vua liên tiếp từ bỏ ngai vàng, để chiến đấu chống ngoại xâm và bị tù đày suốt cả cuộc đời như các Vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân.
Sau đó Tác giả GS Nguyễn Quốc Trị trình bày những bố cục chính của tác phẩm và theo sau là phần thảo luận với ông Lê Hữu Em và Ông Trần Hồng điều hợp.
Cuối cùng là tiệc trà thân mật, văn nghệ giúp vui và lời cảm tạ của Ông Nguyễn Kim Hương Hỏa, đại diện BTC. Chương trình ra mắt sách được chấm dứt lúc 2 giờ chiều.
Mặc dầu cuốn biên khảo nhằm giải oan cho nội tổ của tác giả là Cụ Nguyễn Văn Tường, nhưng vì cuộc đời của Phụ Chánh Nguyễn Văn Tường đã gắn liền với các triều vua và đất nước, trong thời kỳ chống Pháp, nên tác phẩm cũng đã nêu lên đựoc lòng yêu nước cao độ, sự chiến đấu can cường của giới Văn Thân và sự lãnh đạo khôn ngoan của vua quan Nhà Nguyễn.
Ông Trần Hồng nói, tuy nhiên, trong cuộc chiến đấu này, thắng thua đâu phải hoàn toàn do người VN quyết định. Nhìn lại biến cố ngày 30 Tháng 4, 1975, ta sẽ thấy rõ điều ấy. Xin nhắc lại, lịch sử của nhân loại chưa bao giờ có một triều đại, của bất cứ một quốc gia nào, đã có ba vua liên tiếp từ bỏ ngai vàng, để chiến đấu chống ngoại xâm và bị tù đày suốt cả cuộc đời như các Vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân.
Sau đó Tác giả GS Nguyễn Quốc Trị trình bày những bố cục chính của tác phẩm và theo sau là phần thảo luận với ông Lê Hữu Em và Ông Trần Hồng điều hợp.
Cuối cùng là tiệc trà thân mật, văn nghệ giúp vui và lời cảm tạ của Ông Nguyễn Kim Hương Hỏa, đại diện BTC. Chương trình ra mắt sách được chấm dứt lúc 2 giờ chiều.
-------------------------------------------------
CÁC TIN
KHÁC :
Hội
Hùng Sử Việt Tổ Chức Đại Nhạc Hội Kỳ10: Nêu Cao ‘Tinh Thần Bất
Khuất Chống Ngoại Xâm’ (10/02/2013)
No comments:
Post a Comment