18/10/2013, 1:46 sáng
*
17-10-2013
Việt Nam xúc tiến chương trình năng lượng hạt nhân dân sự
mang tính tham vọng nhất ở khu vực Đông Nam Á bất chấp các quan ngại về an toàn
kỹ thuật sau thảm họa hạt nhân 2011 ở Nhật Bản, theo một bài phân tích của AP ngày 17/10.
Bài viết nói các doanh nghiệp
nước ngoài và các công ty quốc doanh Việt Nam đang cạnh tranh để bước chân vào
ngành công nghiệp trị giá ước tính có thể lên đến 50 tỷ đô la vào năm 2030.
Các kế hoạch hạt nhân dân sự
của Việt Nam tuần qua được thúc đẩy bởi thỏa thuận với Hoa Kỳ cho phép các công
ty Mỹ phát triển năng lượng hạt nhân dân sự tại Việt Nam.
Một khi Tổng thống Mỹ và các
giới chức năng lượng hàng đầu của Mỹ ký vào Thỏa thuận 123, Quốc hội Hoa Kỳ có
3 tháng để quyết định thông qua hay không.
Sau lễ ký thỏa thuận với Việt
Nam hồi tuần trước tại Brunei, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói ở khu vực Đông Á,
Việt Nam là thị trường lớn thứ nhì chỉ sau Trung Quốc về năng lượng hạt nhân.
Ngành điện lực Việt Nam bị
thống trị bởi công ty điện lực quốc doanh và các chi nhánh hoạt động không hiệu
quả và đầy nợ nần.
Việt Nam đang dự tính xây 7 nhà
máy hạt nhân trong vài năm tới để đối phó với các khó khăn về năng lượng sau
nhiều năm thiếu đầu tư.
Tuy nhiên, ngày khởi công xây dựng 2 nhà máy đầu tiên bị đình hoãn 3 năm,
từ 2014 thành 2017, theo ông Vương Hữu Tấn, Viện
trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam trong một cuộc phỏng vấn với AP mới
đây.
Thảm họa hạt nhân ở Nhật cũng
là một nguyên nhân làm trì hoãn các kế hoạch của Việt Nam.
Một cuộc nghiên cứu hồi năm
2011 do 3 khoa học gia thuộc các viện nghiên cứu của Italy thực hiện nói rằng
đường duyên hải Việt Nam có nguy cơ dễ bị ảnh hưởng bởi các đợt sóng thần do
động đất gây ra xuất phát từ vùng viễn đông ở Biển Đông.
Cuộc nghiên cứu cho thấy Ninh
Thuận, nơi Việt Nam dự tính xây lò phản ứng hạt nhân đầu tiên, và một vài tỉnh
lân cận nằm trong các vùng dễ bị tác hại nhất trước các ảnh hưởng của sóng
biển.
Tuy nhiên, Viện trưởng Viện
Năng lượng Nguyên tử Việt Nam nói Việt Nam cần phải có các nhà máy này để bảo
đảm nguồn cung ứng năng lượng cho quốc gia vì các nguồn năng lượng khác không
đủ. Ông Tấn khẳng định an toàn là ưu tiên hàng đầu và các nhà máy hạt nhân của
Việt Nam sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao
Việt Nam, Lương Thanh Nghị, ngày 16/10 tuyên bố: “Chính sách nhất quán của Việt
Nam là sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và có trách nhiệm, bảo
đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân.”
Vẫn theo bài viết của AP, một lý do khiến Việt Nam không nao núng trong
kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân là vì chính phủ có thể xúc tiến mà
không phải lo ngại về ý kiến quần chúng. Tại Việt Nam, đảng cộng sản kiểm soát
tất cả truyền thông nội địa và cấm dân chỉ trích về các hoạt động của nhà nước.
Điều này trái ngược với các
nước khác trong cùng khu vực như Malaysia, Indonesia, hay Philipines, nơi mà
các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân dân sự bị trở ngại khi gặp phải sự
phản đối mạnh mẽ từ dân chúng.
Nguồn: AP, FOXnews, Vietnam MOFA.
*
*
Cập nhật: 14:59 GMT –
thứ năm, 17 tháng 10, 2013
Việt Nam kiên quyết theo đuổi kế hoạch phát triển điện
hạt nhân đầy tham vọng bất chấp lo ngại về độ an toàn của công nghệ sau thảm
họa Fukushima hồi năm 2011.
Các công ty và chính phủ nước
ngoài đang cạnh tranh để có chỗ đứng trong ngành công nghiệp có thể trị giá 50
tỷ đô la ở Việt Nam vào năm 2030, hãng tin Hoa Kỳ AP dẫn lời các quan chức Mỹ.
Tuần trước Hoa Kỳ và Việt Nam
đã ký thỏa thuận cho phép các công ty Hoa Kỳ hợp tác với Việt Nam để phát triển
năng lượng hạt nhân dân sự.
Sau khi Tổng thống Barack Obama
và các quan chức phụ trách năng lượng Hoa Kỳ ký duyệt thỏa thuận mang tên “thỏa
thuận 123″, Quốc hội sẽ có 90 ngày để đặt vấn đề về thỏa thuận hay để nó có
hiệu lực.
Việt Nam có kế hoạch xây dựng bảy nhà máy điện hạt nhân
trong các năm tới để giải
quyết tình trạng thiếu điện do thiếu đầu tư và do giá điện thấp theo quy định.
“Việt Nam có thị trường lớn thứ
hai ở Đông Á, sau Trung Quốc, và công ty của chúng ta giờ đã có thể tham gia
cạnh tranh,” Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry được AP dẫn lời nói sau khi ký thỏa
thuận với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ở Brunei trong tuần trước.
Mặc dù vậy, người đứng đầu cơ quan an toàn hạt nhân của Việt Nam, Vương
Hữu Tấn nói trong một cuộc phỏng vấn mới đây rằng ngày khởi công cho hai nhà
máy đầu tiên đã bị hoãn lại ba năm từ 2014 tới 2017.
Hơn nữa, thảm họa hạt nhân ở
Nhật Bản hồi tháng Ba năm 2011 cũng gây lo ngại về các kế hoạch ở Việt Nam.
Một nghiên cứu hồi năm 2011 của
ba nhà khoa học Ý nói tiền lệ lịch sử cho thấy bờ biển Việt Nam có nguy cơ bị
ảnh hưởng của sóng thần do động đất xuất phát từ ngoài khơi Biển Đông gây ra.
Bản đồ mô phỏng của họ cho thấy
Bình Thuận, nơi được chọn để xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, và một số tỉnh
lân cận dễ bị ảnh hưởng của sóng thần nhất.
Ông Tấn được dẫn lời nói Việt
Nam đặt ưu tiên cao cho vấn đề an toàn và sẽ đảm bảo các nhà máy được xây dựng
theo tiêu chuẩn quốc tế.
“Chúng tôi cần các nhà máy điện
hạt nhân để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho đất nước.
“Các nguồn năng lượng khác
không đủ.”
Không quan tâm dư luận
AP cho rằng một trong các lý do
mà Việt Nam vẫn quyết tâm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ven biển có thể là
họ không phải quan tới dư luận.
Đảng cộng sản kiểm soát truyền
thông trong nước và cấm các thảo luận có tính chỉ trích đối với hoạt động của
chính quyền.
AP dẫn lời chuyên gia nghiên
cứu Kevin Punzalan từ Philippines nói điều này trái ngược với Malaysia,
Indonesia và Philippines, nơi người dân phản đối điện hạt nhân.
Việt Nam rất cần tới nguồn năng
lượng mới do sản lượng thủy điện và nhiệt điện chạy than đang dần chững lại.
Nước này có thể phải nhập khẩu
điện vào năm 2015 trong khi Ngân hàng Phát triển Á châu nói nhu cầu điện có thể
tăng tới 14% một năm cho tới 2015 trước khi giảm xuống 11% từ đó tới năm 2020.
Việt Nam cũng kêu gọi tăng sản
lượng điện cho tới năm 2030 nhưng các nhà phân tích nói ít nhà đầu tư muốn bỏ
tiền vào ngành điện do nhà nước giữa giá điện dưới giá thị trường.
Trong lĩnh vực điện hạt nhân,
các nhà đầu tư Nga và Nhật Bản dang dẫn đầu trong hai dự án ở Bình Thuận.
Các đối thủ cạnh tranh Hàn Quốc
và Hoa Kỳ cũng đang bám sát.
Thỏa thuận mà Việt Nam mới ký
với Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi Hà Nội mua nhiên liệu hạt nhân trên thị trường quốc tế
thay vì tự làm giàu uranium.
Trả lời BBC tiếng Việt vào
tháng trước, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn *, nguyên cố vấn chiến lược Tập
đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF) đã cảnh báo Việt Nam có thể sẽ phung phí hàng
chục, hàng trăm tỷ đôla mà không đem lợi ích gì cho đất nước.
“Nếu một thảm họa như Chernobyl
hay Fukushima xảy ra thì cả miền Trung sẽ bị phóng xạ bao trùm và đất
nước ta sẽ bị chia đôi lâu dài, du lịch, xuất khẩu, kinh tế sẽ bị tê
liệt trong chớp nhoáng”, ông Nhẫn nói.
———-
* Xem thêm:
Tcherfunith
– một tác phẩm xã hội mang tính hiện thực (RFA, 5/10/2013)
No comments:
Post a Comment