Mark Moyar
Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ
Thứ Sáu, 18/10/2013
Ông Võ Nguyên Giáp, từ trần vào
tuần vừa qua ở tuổi 102, được nhớ tới ở Đông cũng như Tây như một vị tướng lỗi
lạc nhất của chiến tranh Việt Nam. Sơ lược tiểu sử của những người chết trong
báo chí Tây phương đã quảng bá vị tướng nổi tiếng giống như huyền thoại này như
một người đã hoạch định sự thất bại của Pháp và Hoa Kỳ bằng cách lãnh đạo “một
đoàn quân du kích ô hợp đến thắng lợi” trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần
thứ nhất (1946-54) và chiến tranh Đông Dương thứ hai (1960-75). Trong khi Ông
Giáp quả thực đã chứng tỏ tài năng đáng kể của một vị tướng, những thành tích
thực sự của ông ít gây ấn tượng sâu sắc hơn là những kết luận từ những công bố
gần đây.
Đúng là trong chiến tranh Đông
Dương thứ nhất, ông Giáp đã biến một đoàn quân nhỏ bé trang bị nhẹ thành một
quân lực quy ước kỷ luật. Chiến công này đáng lẽ chấm dứt những viện dẫn sau
này về từ “ô hợp”. Ông xuất chúng về tiếp vận, một công tác bị đánh giá thấp
nhưng thiết yếu của chiến tranh. Tuy nhiên vào những năm đầu tiên của Chiến
Tranh Đông Dương thứ nhất, trong đó quân Cộng Sản Việt Minh của ông đánh Pháp
và đồng minh Việt Nam của Pháp, quân đội của ông Giáp đã chịu nhiều thất bại về
quân sự do quyết định kém cỏi của ông.
Lực lượng Việt Minh đã không
đạt được tiến bộ nào đáng kể cho đến khi nhận được hỗ trợ lớn lao của Trung
Quốc sau khi nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949. Vào năm 1950, Trung
Cộng cấp phát cho Việt Minh 14,000 súng trường, 1,700 súng máy và súng trường
không giật, và 300 súng phóng tên lửa chống xe tăng bazooka. Trong vòng bốn năm
sau, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh tăng 10 lần, lên tới 4,000 tấn mỗi
tháng. Bắc Kinh cũng cung cấp 281 cố vấn quân sự, gồm cả ông Trần Cảnh (Chen
Geng), một trong những tướng lãnh giỏi nhất của Mao. Vì hồ sơ thành tích của
ông Giáp yếu, Tướng Trần Cảnh nắm vai trò hoạch định chiến lược cho Việt Minh,
một điều làm cho ông Giáp sẽ mất tiếng tăm đối với những biến cố tiếp theo nếu
được nhiều người biết đến.
Trong trận chiến Điện Biên Phủ
vào 1954, Việt Minh được trợ lực bởi nhiều binh sĩ tiếp vận Trung Quốc và xe
vận tải. Nếu không có những thứ này, Việt Minh đã không thắng thế. Như người ta
đã thấy, vào thời điểm này quân đội Việt Minh rất tồi tệ hơn là thế giới bên
ngoài tưởng. Ông Giáp sau này tâm sự với nhà ngoại giao Hung Janos Radvanyi
rằng Điện Biên Phủ “là một nỗ lực liều mạng cuối cùng của quân đội Việt Minh.”
Những năm chiến đấu trong rừng “đã làm cho tinh thần của những đơn vị chiến đấu
xuống rất thấp,” và quân đội “sắp rơi vào tình trạng hoàn toàn kiệt lực.”
May mắn cho Việt Minh, Hoa Kỳ từ chối yểm trợ không lực tại Điện Biên Phủ
theo yêu cầu của Pháp, một phần không nhỏ vì ước tính phóng đại về lực lượng
Việt Minh. Tuy nhiên, Việt Minh đã chịu
một sự tổn thất to lớn với 22,900 binh sĩ chết và bị thương tại Điện Biên Phủ,
gần một nửa tổng số quân lực, trước khi đè bẹp quân phòng thủ với quân số ít
hơn vào thời điểm sau cùng.
Vai trò của ông Giáp trong
Chiến Tranh Đông Dương thứ hai nhỏ hơn một cách đáng kể. Khi Hoa Kỳ tham dự vào
cuộc chiến trên bộ vào 1965, ông Lê Duẩn và những viên chức cao cấp của Đảng
Cộng Sản Việt Nam đã đẩy ông Giáp ra rìa. Họ tố cáo ông Giáp thiên về chủ
thuyết Xô Viết hơn là chủ thuyết Mao. Khi ông Lê Duẩn và vị tướng ông ưa chuộng
Nguyễn Chí Thanh đòi tăng cường nhanh chóng cuộc chiến đấu quân sự vào năm
1965, ông Giáp phản đối nhưng không ai nghe.
Như ông Giáp đã cảnh cáo, Hoa
Kỳ đã phản ứng đối với sự tăng cường chiến tranh này bằng sự can thiệp lớn lao
trên bộ. Sự kiện này đã cứu Nam Việt Nam và liên tiếp tạo ra nhiều thất bại cho
Bắc Việt. Trong hai năm kế tiếp, mức tổn thương của Bắc Việt gia tăng gấp bội,
ông Giáp khuyên cáo trở lại chiến tranh du kích. Một lần nữa đề nghị của ông
không được để ý đến.
ông Giáp chỉ đóng góp một vài
tiếng nói về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ông lấy lại một ít ảnh hưởng
vào đầu thập niên 1970, chia sẻ quyền hành với những tướng khác. Vì thế, ông
chịu một phần trách nhiệm về sự thất bại của cuộc tấn công Lễ Phục Sinh 1972,
theo đó bộ binh của Nam Việt Nam và không lực Hoa Kỳ tiêu diệt 14 sư đoàn của
quân Bắc Việt. ông Giáp tham dự nhiều vào việc hoạch định cuộc tấn công sau
cùng vào năm 1975, nhưng việc thi hành dành cho Tướng Văn Tiến Dũng. Sự thành
công của cuộc tấn công lật đổ chính quyền Saigon này không chủ yếu do kế hoạch
của ông Giáp, mà là vì Hoa Kỳ chấm dứt hỗ trợ miền Nam Việt Nam khiến cho phòng
tuyến phía đông không giữ vững được.
Một sự thiếu sót
trong những bài tán dương Tướng Giáp gần đây là sự liên hệ của ông Giáp với tội
ác chiến tranh. Điều
này đặc biệt rõ rệt bởi những sơ lược tiểu sử của Tướng William Westmoreland,
đối tác Hoa Kỳ của ông Giáp, có đề cập đến luận điệu tội ác chiến tranh.
Những trường hợp rõ rệt nhất về
tội ác của ông Giáp xẩy ra vào năm 1946 khi ông Giáp đã chỉ huy những cuộc ám
sát hàng trăm nhà lãnh đạo chính trị của Việt Nam Quốc Dân Đảng và những tổ
chức quốc gia khác. ông Giáp không bao giờ hối hận về những vụ giết người này
mà còn viết về sự thật như sau: “Việc thanh toán những kẻ phản
động của Việt Nam Quốc Dân Đảng được ban thưởng với sự thành công và chúng ta
có thể giải phóng được những vùng đã rơi vào tay chúng.”
Không có gì khó khăn để biết
tại sao những người Cộng Sản Việt Nam muốn phóng đại giá trị của ông Giáp và
giảm thiểu những thất bại của ông. Nhưng những người Mỹ cũng làm như vậy là một
điều gây ngạc nhiên và phiền hà. Việc lãng mạng hóa kẻ thù của thời chiến tranh
xem ra không quan trọng đối với những người Mỹ chưa bao giờ nghe thấy những
tiếng súng bắn ra trong tức giận, nhưng những người đánh nhau ở tiền tuyến có
quyền cảm thấy oán giận đối với hành vi như vậy. Họ xứng đáng được đối xử tốt
hơn.
Chú thích: Ông Mark Moyar là tác giả của cuốn sách “Triumph Forsaken: The Vietnam
War, 1964-1965.”
Nguồn: Mark
Moyar - Vietnam’s Giap Reappraised, Wall Street Journal, 09-10-2013
No comments:
Post a Comment