Wednesday 2 October 2013

VIẾT CHƯA TỚI 300 CHỮ BỊ LÃNH ÁN TÙ 12 NĂM (FB Tin Không Lề)





Wed, 10/02/2013 - 03:22

Nhân chuyện LS Lê Quốc Quân bị mang ra xử ngày mai, mình xin kể lại câu chuyện của một nhà tranh đấu khác, xảy ra cách nay trên 20 năm, nhưng có thể nhiều người trong nước chưa biết. Đó là trường hợp của Luật sư Đoàn Thanh Liêm đã bị bắt và bị kết án 12 năm tù chỉ vì viết một văn bản dài khoảng… nửa trang giấy. 

Đầu năm 1990, LS Đoàn Thanh Liêm soạn thảo một văn bản “Năm điểm thỏa thuận căn bản”nội dung chưa tới 300 từ, mục đích làm “guideline cho việc soạn thảo một bản Hiến pháp mới cho nước Việt Nam sau này”. Vì những chữ này mà ông đã bị bắt năm 1990 và bị kết án 12 năm tù trong một phiên xử bí mật ngày 14-05-1992, ở Sài Gòn, về tội "Tuyên truyền chống Chủ nghĩa Xã hội" – chiếu theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự thời đó. Văn bản như sau:

“Năm Điểm Thỏa Thuận Căn Bản:

Điểm 1: Quốc gia Việt Nam không công nhận một tôn giáo nào làm quốc giáo. Quốc gia cũng không áp đặt một chủ thuyết nào làm giáo điều chính thức của dân tộc. Nhằm tôn trọng và bảo vệ tự do tín ngưỡng, Nhà nước không can thiệp vào chuyện nội bộ của các tổ chức tôn giáo.

Điểm 2: Dân tộc Việt Nam gồm nhiều sắc tộc có truyền thống văn hóa và lịch sử khác nhau. Như vậy, nền tảng của xã hội VN phải được đặt trên cơ sở đa chủng tộc, đa văn hóa.

Điểm 3: Phát huy truyền thống nhân bản và nhân ái của dân tộc, hệ thống chính trị và luật pháp VN sẽ được xây dựng trên những nguyên tắc đã được ghi trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Điểm 4: Về phương diện kinh tế, vai trò của Nhà nước là làm trọng tài để bảo vệ công bằng xã hội và trật tự xã hội.
Như vậy, Nhà nước không thể vừa làm trọng tài, vừa làm một bên đương sự trong các hoạt động kinh doanh làm ăn được (không thể vừa thổi còi, vừa đá banh).
Hệ quả là hệ thống quốc doanh hiện nay sẽ được giảm tới mức tối thiểu.

Điểm 5: Thể hiện tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc, quốc gia sẽ ban hành lệnh khoan hồng đại xá đối với mọi vi phạm do cá nhân, hay do tập thể gây ra.
Nghiêm cấm mọi sự tùy tiện báo ân, báo oán.
Mọi khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại sẽ được xử lý theo đúng thủ tục luật pháp.

Làm tại Saigon, Tháng Hai năm 1990
Đoàn Thanh Liêm” - (trừ đề ngày tháng, họ tên, chỉ có 287 chữ)!

--------------------------

+* So sánh văn bản này với những những đòi hỏi tương tự của các nhà tranh đấu trong nước hiện nay, để thấy rằng tiến trình dân chủ ở Việt Nam diễn ra trong 20 năm qua không đi được bao xa, bởi những đòi hỏi đã đưa LS Đoàn Thanh Liêm vào tù hơn 2 thập niên trước, cũng chính là những điều đã đưa LS Lê Quốc Quân và nhiều nhà tranh đấu khác vào tù. Có khác chăng là hiện nay nhờ có internet, nên những người tranh đấu hiện nay được nhiều người biết đến, khác với những người tù trước kia chỉ có gia đình và người thân của họ chống chọi một cách lẻ loi, đơn độc.

Mình không thân với LS Đoàn Thanh Liêm, nhưng trước đây mình có làm việc với con trai ông là LS Đoàn Thanh Khiết, trong một số dự án về giáo dục. Thỉnh thoảng có nghe anh Khiết kể lại câu chuyện cha của mình bị bắt ra sao. Chuyện lâu rồi, mình không nhớ hết chi tiết, nên tuần trước mình có hỏi lại LS Đoàn Thanh Liêm, ông cho biết như sau: 

“Đầu năm 1990, Đảng CSVN lo sợ về vụ sụp đổ ở Đông Âu, nên ra tay đàn áp các phần tử mà họ coi là nguy hiểm cho chế độ - kể cả các đảng viên kỳ cựu như các ông Trần Xuân Bách, Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng v.v... Tôi bị bắt ngày 23/4/1990, đến 14/5/1992, thì bị đem ra xử tại Tòa án Saigon. Họ phạt tôi 12 năm tù giam về tội 'Tuyên truyền chống Chủ nghĩa Xã hội' chiếu theo điều 88 Bộ Luật Hình sự thời ấy. Sau đó, họ đưa tôi đi 'thi hành án' tại trại giam Z30D ở Rừng Lá thuộc huyện Hàm Tân, Phan Thiết.

Năm 1995, hai Thượng Nghị sĩ John McCain và Tom Harkin qua Hà Nội để bàn thảo về việc bình thường hóa quan hệ ngọai giao giữa Washington và Hà Nội. Nhân tiện, cả hai ông can thiệp, yêu cầu Hà Nội trả tự do cho tôi. Họ làm việc này là do sự vận động của một số bạn người Mỹ quen biết tôi từ lâu. Chứ riêng tôi, thì không quen biết các Thượng Nghị sĩ này. Vì thế mà vào tháng 2/1996, tôi được trả tự do bằng cách công an chở tôi từ nhà tù Hàm Tân ra thẳng Phi trường Tân Sơn Nhất, để cùng gia đình qua định cư bên Mỹ – coi như tôi bị expelled khỏi VN”. 
Trường hợp của LS Đoàn Thanh Liêm cũng giống như trường hợp của BS Đoàn Viết Hoạt, đã bị đưa từ nhà tù ra thẳng sân bay để đi tị nạn ở Mỹ cho tới bây giờ..

LS Đoàn Thanh Liêm đã tốt nghiệp ĐH luật ở trường ĐH Georgetown University -Washington DC, hồi thập niên 1960. Ông là người Công giáo, Giáo phận Bùi Chu, di cư vào miềnNam năm 1954. 

Có 2 người Mỹ và 1 người Việt Nam bị liên lụy trong vụ án của ông. Đó là đạo diễn Richard M. Hughes (còn gọi là Dick Hughes), Michael Morrow (cựu phóng viên Mỹ, là người đã phanh phui vụ Mỹ Lai) và ông Đỗ Ngọc Long. Họ là những người làm việc trong một dự án giúp đỡ những trẻ em bụi đời, sống ngoài đường phố, mang tên dự án Nhà Phạm Ngũ Lão. Hai người Mỹ đã bị cáo buộc tội “làm gián điệp cho CIA” và bị trục xuất, riêng LS Đoàn Thanh Liêm và ông Đỗ Ngọc Long thì bị bắt giam.

Đây là các bài báo nước ngoài viết về vụ án này thời đó:

Báo New York Times: Hanoi Jails Lawyer for Links With

Topics of The Times; The Vietnam War, Continued:

WITCH HUNTS HINDER VIETNAM RELATIONS:  

AP: US Seeks Release of Activists Jailed in Vietnam:

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM (SRV) Doan Thanh Liem:

Frost in the Tropics: the Lost Years

Bài báo này nói về những việc làm từ thiện của đạo diễn Richard Hughes (Dick Hughes), có nói về một trẻ em bụi đời có tên là “Chó”, sau trở thành người đạp xích lô, rất cảm động: A family once more: http://old.post-gazette.com/lifestyle/20011007hughes1007fnp2.asp  

--------

** LS Đoàn Thanh Liêm còn là tác giả của nhiều bài viết về “xã hội dân sự”, cũng là chủ đề của một dự án do các nhân sĩ, trí thức khởi xướng hơn tuần qua. Đây là 3 trong những bài viết của LS Đoàn Thanh Liêm về xã hội dân sự:



No comments:

Post a Comment

View My Stats