TN
- CHÂU XUÂN
NGUYỄN
9-10-2013
Trích Nhà báo Trần Nhật
Phong trong bài Tình cảm yêu và ghét với Tướng Giáp đăng trên
mạng BBC: Đối với nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước, họ đều kính trọng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, họ xem ông là biểu tượng tự hào của Việt Nam, cho
rằng ông “đánh bại hai cường quốc” của thế giới.
Xin trình bầy một quan điểm khác biệt của VKHN (Việt Kiều
Hải Ngoại) cũng như của phần lớn dân miền Nam, nhân sự ra đi của tướng Võ
Nguyên Giáp. Tựa đề có thể dùng để diễn tả loại cảm nghĩ này là: Một con khủng long đã ra đi “A dinosaur has gone”. Trong văn
hóa tây phương chữ “dinosaur” được dùng theo nghĩa bóng (sens figuré) để chỉ
một ” cổ vật hiếm hoi” (nói cách khác: là một đại thụ), nhưng ở đây nó có thêm
một nghĩa nữa là ông phải chịu trách nhiệm về hơn ba triệu rưỡi người VN đã bị
chết trong cuộc nội chiến Quốc/Cộng. Ông dùng chiến thuật Biển người học lại
của Mao Trạch Đông.
Để làm so sánh có thể nêu chiến thuật cũng có thể gọi là
Biển người nhưng “bất bạo động” của thánh Gandhi bên Ấn độ. Lúc đầu lính Anh
còn bắn để đàn áp nhưng sau thấy lớp này ngã xuống thì lớp sau tiến lên, cứ thế
mà xác được chất thành từng lớp làm họ cẳm thấy bị chùn tay và rợn người không
dám bắn nữa sinh ra bỏ chạy, thành rút cuộc không những dân Ấn chả chết bao
nhiêu mà còn giành được độc lập rất sớm (1947). Cách của ông Giáp là cách Biển
người với súng ống gây giết chóc cho chính đồng bào của mình nhưng lại chỉ
giành được một sự độc lập có thể nói là “hão huyền” vì đại đa số dân chúng ở VN
hiện nay vẫn còn chưa có được cơm no áo ấm và tự do dân chủ, còn Tổ quốc thì
vẫn còn đang bị Trung cộng khóa cổ. Nói cách khác độc lập mà thánh Gandhi giành
đem lại cho dân Ấn là độc lập ” thứ thiệt và chân thật” chứ không phải thứ “hữu
danh” như của Đảng CS của ông Giáp đem lại cho nhân dân VN.
TN
No comments:
Post a Comment