Mon, 10/14/2013 - 19:35 — VietTuSaiGon
Trong những ngày này, đối với bà con miền Trung vừa
thoát thiên tai, bão lũ, nỗi bàng hoàng vẫn chưa hết, thì chuyện đại tướng Võ
Nguyên Giáp mất đi, đó là một dòng tin, và với nhiều người, hình như ông ấy là
một tướng tài, sống thanh liêm, từng bị đọa và cũng từng kêu gọi chống bauxite
Tây Nguyên, câu chuyện dừng ở đó. Nhưng với một số bà con đồng bào thiểu số Tây
Bắc, đây là thời gian mà họ thấy rằng thần tượng của họ đã vĩnh viễn ra đi. Xét
cho cùng, mọi biểu hiện đều bày tỏ tâm lý con người, nhưng với người bình
thường thì mọi chuyện bình thường, với đám đông bị nhồi sọ thì mọi chuyện phát
triển theo chiều khác.
Gặp một thanh niên đang khóc bù lu bù loa giữa đoàn
người rồng rắn trên đường vào nhà tướng Giáp ở Hà Nội, chúng tôi hỏi thăm, anh
nói trong nước mắt rằng anh tên Hồ Văn Từng, đến từ Lao Bảo, Quảng Trị. Chúng
tôi hỏi thăm thêm về những hiểu biết và mối gắn kết của anh hoặc gia đình anh
với tướng Giáp thì nhận được câu trả lời hết sức khôi hài là anh không biết gì
về tướng Giáp ngoài việc được học và hiểu rằng tướng Giáp là một bồ tát sống,
ông rất anh hùng và dưới mức Hồ Chí Minh một chút. Anh Từng cho biết thêm là
anh được dạy từ lúc còn tấm bé rằng phải tôn thờ bác Hồ và tướng Giáp cũng như
Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn.
Khi chúng tôi hỏi thêm về hiểu biết của anh Từng với
mấy ông vừa nêu tên, kể cả Hồ Chí Minh thì cũng nhận được cái lắc đầu trong
nước mắt rằng anh không biết gì, chỉ cần biết đó là những anh hùng dân tộc.
Chúng tôi hỏi thêm về Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Nguyễn Trãi, Lê Lợi… Cũng
nhận được cái lắc đầu rất ư hồn nhiên và ngây ngô, không biết gì!
Chưa nản, chúng tôi tìm những người khóc và những
người rươm rướm nước mắt, cố tiếp cận và hỏi thăm họ thử xem họ hiểu biết về
đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhiều chừng nào thì cũng hỡi ôi, họ biết rất ít
về vị tướng mà họ đang khóc. Họ đến tiễn đưa, than khóc là vì họ nghe đài (phát
ra từ mấy chiếc loa sắt làng xã) nói về tường Giáp cảm động quá và kêu gọi hãy
để tang, những bài viết trên các đài, báo địa phương. Và vì quá cảm động, họ đã
băng rừng lội suối, đón xe xuống Hà Nội để tiễn đưa.
Ngoài những đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc khóc
bạo trong đám tang tướng Giáp, còn có cả những đoàn viên đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh cũng vừa nắm tay nhau dàng thành hàng rào che chắn những người
đến viếng tướng Giáp vừa rươm rướm nước mắt. Cách chỗ họ đứng chưa đầy ba bước
chân là không khí chộn rộn của phố phường, người đi ngược kẻ về xuôi sau một
ngày lao động vất vả. Và có lẽ, trúng mánh nhất trong đám tang tướng Giáp, nằm
về thành phần lao động bình dân là chị chai bao có số có má ở Hà Nội, chỉ riêng
chị này được phép lảng vảng lượm chai bao đồng nát trong khu vực đường trước
nhà tướng Giáp. Có ngày chị nhặt đến hơn một tạ vỏ chai nước suối, kiếm bèo
nhất cũng được một triệu đồng. Đương nhiên là trúng mánh nhất trong đám tang
phải nhắc đến những ông cỡ như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng… Có cơ hội
phô diễn mối “tương cảm” đồng chí và vô hình trung, sự kính cẩn nghiêng mình
của họ cũng tạo dáng cho một mô tuýp “thanh liêm tương xứng” nào đó…!
Có một điểm lạ là cho đến thời điểm bây giờ, ở thế
kỷ 21, giữa thủ đô Hà Nội và giữa cái nơi thường xuyên tiếp xúc với nhân dân
các nước tiến bộ thông qua con đường du lịch, ngoại giao. Nhưng hiệu ứng đám
đông, tâm lý đám đông vẫn còn rất nặng. Đặc biệt là nó chiếm tỉ lệ rất nặng ở giới
trẻ, tầm từ 18 đến 25 tuổi. Vì khi quan sát đoàn người rồng rắn trước nhà tướng
Giáp, với số lượng ước chừng 20 ngàn người, trong đó phần đông là thanh niên
các dân tộc thiểu số, thanh niên mặc áo đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
một số nhóm già cựu chiến binh người Kinh và cựu chiến binh các dân tộc thiểu
số.
Và khi chúng tôi thử khảo sát sự hiểu biết của họ về
đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng cũng như về chế độ Cộng sản nói chung, kết
quả nhận được là có vẻ như họ hoàn toàn không có chút hiểu biết nào về các
“thực thể” này cho dù đứng trên góc độ nào. Thậm chí có một cựu chiến binh
người Mông còn giải thích với chúng tôi rằng sở dĩ nói tướng Giáp là “anh cả
của quân đội nhân dân Việt Nam” là vì ông lớn tuổi nhất trong quân đội Việt Nam
và mang quân hàm lớn nhất trong quân đội Việt Nam, thế thôi(!?).
Điều này cho thấy rằng ngoại trừ những thanh niên
yêu nước và những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam, ngoại trừ
những trí thức tỉnh thức cùng những dân oan, những người đã nhận thức được thế
nào là văn minh, dân chủ, có vẻ như phần đông thanh niên nói riêng và người dân
nói chung đã bị mê thuốc quá nặng trong cơn lên đồng tập thể mà người chủ xướng
cuộc chơi này không ngoài ai khác là đảng Cộng sản. Họ đã khéo léo nặn ra những
thần tượng, nặn ra những “thánh nhân” một cách không ngừng nghỉ nhằm nhồi sọ
khắp các miền, khắp các thế hệ để chiêm bái, để kéo theo hàng loạt mê tín chế
độ và biểu tượng chế độ.
Và, trong lúc này, khi mà các nhà dân chủ Việt Nam
ngày càng hoạt động hăng hái, mạnh mẽ, bất chấp hiểm nguy, bất chấp mọi thứ rủi
ro do nhà cầm quyền gây ra, họ sẵn sàng đối mặt mọi thứ để đấu tranh cho con
đường dân chủ Việt Nam, thì cũng là lúc hình tượng Hồ Chí Minh bị phai nhạt đi
rất nhiều trong những người từng mê tín ông ta. Mà không có gì nguy hiểm cho chế
độ Cộng sản bằng khủng hoảng thần tượng. Chính vì thế, tin về cái chết của
tướng Giáp cũng là một cơ hội nặn thần tượng, nặng thánh và củng cố thần tượng
chủ nghĩa của họ.
Nhưng không biết, trong thế kỉ tiến bộ này, họ sẽ
tạo được thần tượng bao lâu và liệu cách làm như thế có còn hợp lý nữa hay
không? Nhưng dù sao, cái chết của tướng Giáp cũng cho thấy chưa bao giờ chủ
nghĩa Cộng sản ở Việt Nam khủng hoảng thần tượng/hình tượng như lúc này!
No comments:
Post a Comment