Gia
Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-10-03
2013-10-03
Nhiều người tỏ ra lạc quan về sự trưởng thành và lớn
mạnh của thành phần được cho là ưu tú ở Việt Nam như Nguyễn Phương Uyên- Đinh
Nguyên Kha sau khi hai sinh viên này bị bắt và kết án tù vì hành động yêu nước,
lên tiếng chống đảng viên tham nhũng, chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam.
Thành
phần ưu tú
Có thể nói nhiều người lâu nay có những cái nhìn bi
quan về thế hệ trẻ hiện nay đều tỏ ra ngạc nhiên khi họ theo dõi tin tức về
phiên xử sơ thẩm hai sinh viên trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hồi
ngày 16 tháng 5 vừa qua, cũng như phiên phúc thẩm diễn ra ba tháng sau đó.
Những phát biểu trước tòa của Nguyễn Phương Uyên và
Đinh Nguyên Kha cho rằng họ không chống Nhà Nước mà chỉ chống lại đảng cộng sản
qua những thành phần tham nhũng làm hại cho đất nước. Nguyễn Phương Uyên tại
phiên xử phúc thẩm yêu cầu phải xử đúng người, đúng tội và không được ‘cào
bằng’ giữa Nhà nước với đảng.
Ngay trước phiên xử phúc thẩm, một trí thức cao tuổi
ở Việt Nam là ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung Tâm Minh Triết Việt tại Hà
Nội lên tiếng khen ngợi hai sinh viên này cho rằng cần phải tuyên dương những
hoạt động của họ thay vì phải bỏ tù vì họ là những thành phần ưu tú trong xã
hội hiện nay:
Trước hết đó là hai người trẻ ưu tú của đất nước, họ
là hai người trong số những người trẻ ưu tú hiện đang xuất hiện. Chúng tôi rất
kính phục và đánh giá rất cao tình cảm, cái hoài bão và chí khí của họ đối với
dân, với nước. Chúng tôi- thế hệ già rất khen ngợi, rất hoan nghênh, rất khâm
phục và cũng có sự cảm kích và biết ơn.
Thiểu
số tiên phong
Trong xã hội nào cũng thế, thành phần ưu tú không
thể là số nhiều được, mà đó chính là những tinh hoa như nhận định của ông
Nguyễn Khắc Mai như sau:
Thật ra xã hội nào, đời nào cũng có phân tầng: có
nhóm ưu tú nhất cỡ khoảng 5,10,20%; có lớp trung gian bình thường và có lớp lạc
hậu, rất lạc hậu- ăn chơi, sa đọa… Xưa cũng thế, mà nay cũng thế. Từ đời Lý-
Trần đã có chuyện này. Đến thời Lê- Trịnh cũng có chuyện này; thời Pháp thuộc
cũng có chuyện này; trong chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng có sự phân tầng ấy,
rồi trong chế độ xã hội chủ nghĩa miền Bắc cũng có phân tầng ấy. Phân tầng ấy
là tất yếu, nhưng ai sẽ là mũi nhọn. Sức phát triển đọng lại nơi nhóm phần trăm
ưu tú ấy. Quốc gia nào muốn phát triển cần phải vun xới cho phần tử ưu tú đó
phát triển, xuất hiện đĩnh đạc, đàng hoàng.
Tuổi trẻ biểu tình phản đối Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. AFP
Một blogger trẻ với biệt danh Gió Lang Thang, người
lâu nay tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền quyền con người và đấu tranh
chống lại những hành xử phi pháp của cơ quan công quyền cũng thừa nhận bản thân
bạn hiện là thiểu số trong xã hội; tuy nhiên đây là thiểu số có vai trò tích
cực giúp xã hội phát triển. Bạn trình bày:
Thế hệ trẻ bây giờ họ ít quan tâm đến tình hình đất
nước, họ quan tâm đến những thứ vì lợi ích cá nhân, chứ ít quan tâm đến tình
hình chính trị đất nước, mà chỉ có một số rất nhỏ trong số lượng thanh niên rất
lớn trong đất nước hiện nay ( quan tâm mà thôi). Tôi nghĩ trong bất cứ xã hội
nào cũng có những người dám đi đầu tiên, những ngọn cờ đầu để những người khác
có thể nhìn mà đi theo. Và những người đi đầu tiên, tiên phong cố gắng làm hết
sức mình để đánh động làm cho những người khác đang thờ ơ, đang vô cảm hiểu ra
vấn đề là họ phải làm gì và đang mất những quyền gì; mà những quyền đó lẽ ra dĩ
nhiên họ phải có.
Blogger nữ trẻ khác có nhận xét về các bạn đồng
trang lứa và cho biết lý do vì sao bạn tham gia các hoạt động lên tiếng vì
quyền con người ở Việt Nam:
Bản thân em trước đây cũng không biết gì đâu; cũng
như các bạn trẻ khác học xong ra làm được gì với những điều đã học. Em cũng
muốn mình có cuộc sống no ấm thôi chứ không nghĩ mình sẽ lên tiếng… Thế nhưng
từ khi gia đình của em trực tiếp bị những áp bức, bất công, em thấy mình không
làm gì sai hết, hoàn toàn đúng sự thật như vậy. Đúng sự thật nhưng lại bị áp bức,
lại bị không cho nói. Không chỉ những người có quyền có chức bị đụng chạm đến
quyền lợi của họ mà họ áp bức; ngay cả những người dân bình thường không bị gì,
không ảnh hưởng gì khi mình lên tiếng cũng khuyên mình đừng nên làm những vấn
đề như vậy, đừng nên đi theo con đường như vậy. Khi thấy hầu hết, rất ít người
đứng về phía mình, nên em rất bức xúc; em thấy cần phải nói lên những điều gì
mà em chứng kiến, em thấy chứ không nói điều gì xa xôi hết!
Có thể thấy rằng số người trẻ tham gia lên tiếng đòi
hỏi các quyền căn bản của con người lâu nay bị chính quyền Việt Nam đàn áp,
tước đoạt này càng thêm đông. Hồi trung tuần tháng 7 vừa qua, xuất hiện Tuyên
bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam yêu cầu chính quyền Việt Nam phải sửa đổi
điều 258 của Bộ Luật Hình sự mà bị cho được sử dụng để bắt bớ những người dám
công khai nói lên những tiếng nói khác biệt với quan điểm của đảng Cộng
sản và chính quyền Việt Nam. Trong số những người ký tên đa phần là các blogger
trẻ tuổi.
Không chỉ những người lớn tuổi đi trước khen ngợi
hành động dũng cảm của các bạn trẻ đó, mà nhiều người ở nước ngoài như giáo sư
Jonathan London, hiện đang giảng dạy tại Đại học Thành phố Hong Kong vừa qua
cũng có bài viết về họ trên trang mạng của ông.
Vị giáo sư này cho rằng ông từng được gặp những
người trẻ biết lo lắng cho đất nước và suy nghĩ nghiêm túc về những ý kiến mà
đảng Cộng sản Việt Nam chưa chấp nhận và gạt phăng đi.
Đó là ý kiến yêu cầu phải tổ chức trưng cầu dân ý về
một hiến pháp mới của Việt Nam, phải tam quyền phân lập, phải đa nguyên đa đảng
để cho đất nước phát triển…
Những bạn trẻ dù thuộc thiểu số như Nguyễn Phương
Uyên và Đinh Nguyên Kha đã bị bắt, bị kết án và tù đày. Một số khác thường
xuyên bị theo dõi, sách nhiễu, đánh đập…như trường hợp gần đây nhất của một
nhóm các bạn tập trung học tiếng Anh bị đưa về phường làm việc rồi bị thu hết
các dụng cụ cá nhân…
Tuy nhiên, những bạn chọn con đường đấu tranh cho
biết họ không hề sợ những gian nguy ấy.
No comments:
Post a Comment