Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-10-14
2013-10-14
Những
tù nhân lương tâm tại Việt Nam do không chịu nhận tội từ phía nhà nước qui kết
tiếp tục chịu bao biện pháp hà khắc mà theo họ đó là sự trả thù.
Chuyển
trại
Thông tin về hai nữ tù nhân Đỗ Thị Minh
Hạnh và Mai Thị Dung bị chuyển trại từ K5 Xuân Lộc Đồng Nai ra đến tận trại
Thanh Xuân ở Hà Nội được gia đình ngỡ ngàng cho biết vì họ không hề được cơ
quan chức năng thông báo; chỉ đến khi đến trại năm nuôi theo định kỳ hằng tháng
họ mới rõ.
Tình
trạng này cũng tương tự đối với gia đình tù nhân nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vào
dịp thăm nuôi hôm 12 tháng 10 tại Trại giam Thanh Chương, Nghệ An.
Bà Nguyễn thị Nga, vợ ông Nguyễn Xuân
Nghĩa cho biết về điều đó:
Thường
thì vào mồng 5 hoặc mồng 7, nhưng tháng này gia đình đi muộn hơn mấy ngày. Lặn
lội đến nơi vào khoảng 4 giờ chiều làm thủ tục thăm gặp xong, một viên công an
từ trong đó ra báo anh ấy đã chuyển trại đi ngày hôm trước. Tôi bức xúc nói
rằng các anh thật tệ, các anh biết rằng từ Hải Phòng vào trong này 400-500 cây
số, tôi còn hàng hóa mang vào cho chồng tôi mà các anh chuyển không có thông
báo gì cho gia đình biết. Họ nói mới chuyển hôm qua, nhưng chắc họ nói dối
thôi. Họ không có trách nhiệm. Họ đầy đọa vào trong ấy rồi mới báo cho
biết chuyển vào trại An Điềm, Đà Nẵng. Họ nói có thông báo về cho gia đình
nhưng chắc gia đình chưa nhận được.
Tôi
rất buồn nói với họ rằng chồng tôi đang bệnh tật, trước đây nửa tháng chồng tôi
có gọi điện về đang làm đơn xin trại đi mổ khối u tiền liệt tuyến. Tôi cũng đã
làm đơn gửi cho trại nửa tháng nay cũng không thấy hồi âm. Tôi biết rằng chỉ
việc chồng tôi đưa tin Điếu Cày tuyệt thực ra thôi mà các anh đẩy anh đi xa
thật xa để đày ải thật khổ.
Tôi nói với họ như thế, thì họ nói thừa lệnh trên, làm theo lệnh trên.
Tôi nói với họ như thế, thì họ nói thừa lệnh trên, làm theo lệnh trên.
Trong
kỳ thăm nuôi tháng trước về bà Nguyễn Thị Nga từng thông báo cho biết một tù
hình sự khác bị phạm tội làm gián điện cho Trung Quốc đã được phân vào ở cùng
nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và hành hung ông này cũng như đe dọa bằng lời không
để ông Nghĩa toàn mạng trước khi mãn án.
Không
cho thăm gặp
Một
tù nhân khác cũng bị giam tại Trại Thanh Chương là ông Nguyễn Kim Nhàn, do cùng
các tù nhân chính trị khác như ông Điếu Cày Nguyễn văn Hải, nhà văn Nguyễn Xuân
Nghĩa đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi khác của tù nhân trong nhà giam nay bị
cắt thăm nuôi. Bà Ngô thị Lộc, vợ
không hôn thú của ông này cho biết:
Tôi
với chị Nga, vợ anh Nghĩa ở Hải Phòng đi thăm, một cuộc hành trình rất vất vả:
tôi phải thức từ 3 giờ sáng, đi xe máy ra Hà Nội, 7 giờ kém 15 lên xe, đến 3
giờ chiều đến trại. Tôi và chị Nga nội giấy chứng minh thư vào thăm gặp thì chị
Nga được họ thông báo anh Nghĩa chuyển đi Quảng Nam- Đà Nẵng, còn tôi không
được gặp anh Nhàn, chỉ được gửi quà thôi vì trong hồ sơ của anh Nhàn không có
tên của tôi, họ không cho gặp.
Ở
tất cả các trại tôi đều được gặp, thăm nuôi, đến trại này thì họ sinh sự ra như
vậy. Tôi có trình bày thì người gác ở cổng nói chỉ tiếp cận, điền tên và các
anh ở trong ra. Họ chỉ nói là thi hành công vụ.
Lý do theo tôi vì ở ngoài chúng tôi đấu tranh và ở trong đó các anh cũng đấu tranh cho quyền con người. Anh Nhàn họ còn lấy lý do trong thời gian bị kỷ luật nên họ lục hồ sơ ra và có quyết định như thế.
Lý do theo tôi vì ở ngoài chúng tôi đấu tranh và ở trong đó các anh cũng đấu tranh cho quyền con người. Anh Nhàn họ còn lấy lý do trong thời gian bị kỷ luật nên họ lục hồ sơ ra và có quyết định như thế.
Bà Bùi Thị Minh Hằng, người giúp đỡ cho
hai ông Nguyễn Văn Bửu, chồng tù nhân Mai thị Dung và ông Đỗ Ty, cha cô Đỗ thị
Minh Hạnh, đi thăm người thân tại trại mới Thanh Xuân chia xẻ lại thông tin mà
gia đình được hai tù nhân này cho biết xảy ra khi chuyển trại:
Bác
Ty gặp Hạnh hơn một tiếng đồng hồ, sức khỏe của Hạnh tốt hơn. Sau khi gặp Hạnh,
bác Ty nắm một số thông tin, nhưng có một thông tin rất quan trọng là trong quá
trình chuyển tù họ còng tay, còng chân tù nhân trên xe. Đỗ thị Minh Hạnh không
đi cùng chuyến xe với Mai thị Dung, có lúc Đỗ thị Minh Hạnh xỉu trên xe thùng.
Ý kiến
Ông Võ Văn Bửu cho biết tình trạng
của vợ sau lần gặp 10 phút vào ngày 14 tháng 10 như sau:
Lúc
đầu vào thì mấy viên công an trại giam ra nói theo luật đã thăm cách đây mấy
bữa rồi, họ không cho thăm tiếp. Tôi có ý kiến rằng chắc người nhà tôi có vấn
đề gì nên các ông không cho tôi gặp mặt. Cuối cùng họ chấp nhận nhưng chỉ giải
quyết cho thăm 10 phút thôi. Tôi ngồi đợi 10 phút thì có một người ‘kè’ Dung
ra. Sức khỏe Dung thì có tiến triển hơn so với ngày 10 khi tôi vào thăm. Lý do:
sau khi được đưa đi khám bệnh về, hôm nay Dung bắt đầu húp nước cháo lại, bệnh
xá của trại giam cũng truyền đạm, truyền nước biển cho Dung.
Theo
lời Dung kể lại do thương lượng giữa ông Cường bên Tổng cục Bảo vệ Chính trị.
Hôm ngày 10 tháng 10 khi tôi ra thăm nuôi cũng có viên an ninh này ở đó và cũng
động viên tôi yêu cầu Dung ăn lại, ông nói muốn trị bệnh phải có sức khỏe mới
trị được; họ vào thương lượng với Dung yêu cầu ăn lại rồi họ sẽ đưa đi khám
bệnh, rồi điều trị bằng phác đồ của bệnh viện. Nếu sau này mà bệnh không có
tiến triển thì sẽ tính những bước tiếp theo. Họ nói thế thôi, nhưng những bước
tiếp theo họ có tính hay không thì mình chưa khẳng định được.
Blogger
Người Buôn Gió ngay sau khi nghe tin một số tù nhân lương tâm bị chuyển trại tù
người thì từ nam ra bắc, người thì từ bắc vào trung, đã có bài viết cho rằng
hành vi chuyển trại như thế phải lên án.
Blogger này viết rằng ‘Việc di chuyển những phạm nhân này cách xa nơi họ cư trú cũng như nơi xét xử là hình vi vô nhân đạo, gây khó khăn cho việc thăm gặp của gia đình phạm nhân, gây cho phạm nhân nhiều trở ngại về phong tục, thổ ngữ, thổ nhưỡng.’
Blogger này viết rằng ‘Việc di chuyển những phạm nhân này cách xa nơi họ cư trú cũng như nơi xét xử là hình vi vô nhân đạo, gây khó khăn cho việc thăm gặp của gia đình phạm nhân, gây cho phạm nhân nhiều trở ngại về phong tục, thổ ngữ, thổ nhưỡng.’
Những
hành vi chuyển phạm nhân đến nơi chấp hành án phạt tù xa xôi như thế này không
những cần phải lên án về mặt pháp lý theo Pháp luật thi hành án phạt tù mà ngay
cả về mặt lương tâm cũng cần phải lên án.
No comments:
Post a Comment