Thể
Thao Việt Nam
Kaze - Sống Mới Online
17/10/2013 - 16:54
Rất nhiều VĐV đã phải khổ luyện
không biết mệt mỏi, đổ mồ hôi sôi nước mắt chỉ để đổi lấy một phút tỏa sáng
mang vinh quang về cho đất nước. Trong giây phút đó, họ được xã hội công nhận,
tung hô và tôn vinh với những tấm huy chương lấp lánh đeo trên cổ. Nhưng ít ai
biết rằng khi bước ra khỏi vòng hào quang là nước mắt lăn trên má của những “cô
gái, chàng trai vàng” thể thao nước nhà trong thực tại bần hàn cũng những lời
hứa hẹn bồi đắp không biết khi nào thành hiện thực.
Đó là câu chuyện của cô gái
vàng Nguyễn Thị Thiết ở bộ môn cử tạ. Trong sự nghiệp thi đấu của mình, cô gái
người Hải Dương sở hữu một bảng thành tích ấn tượng với những tấm HCV tại các
kỳ đại hội TDTT toàn quốc, 2 tấm HCB ở các kỳ SEA Games 2003, 2005. Và đặc biệt
nhất là tấm HCV đầu tiên ở nội dung cử tạ nữ Việt Nam tại các kỳ SEA Games mà
Nguyễn Thị Thiết giành được tại Thái Lan vào năm 2007. Thành tích đó giúp cô
được tôn vinh trong buổi lễ từ giã sự nghiệp thi đấu vào cuối năm 2010. Thậm
chí đã có một công ty BĐS ở Hải Dương còn tuyên bố “tặng” căn chung cư trị giá
1 tỷ đồng cho Thiết.
Quả là một niềm vui lớn đối với
Thiết thời điểm đó, tuy nhiên theo thời gian ngôi nhà theo lời hứa hẹn vẫn chưa
thấy đâu. Thậm chí chỉ vì phút cao hứng của công ty BĐS nọ đã khiến cái tên
Nguyễn Thị Thiết luôn bị gạt bỏ đầu tiên khỏi những đợt xét duyệt hỗ trợ nhà,
đất, dành cho các VĐV. Và giờ cô gái vàng ngày nào của thể thao nước nhà chỉ
còn biết chờ và đợi.
Một trường hợp tương tự có thể
kể đến chính là câu chuyện của kình ngư Nguyễn Hữu Việt. VĐV sinh năm 1988 này
sở hữu tới 50 tấm HCV ở giải quốc nội và đóng góp 3 chiếc HCV SEA Games. Thậm
chí mới đây, kình ngư người Hải Phòng còn tiếp tục giữ thế độc tôn ở cả 3 nội
dung cự ly bơi ếch nam tại giải bơi VĐQG 2013. Đây là năm thứ 14 liên tiếp Hữu
Việt đạt được thành tích này.
Một tài năng tuyệt vời với
những đóng góp không nhỏ cho đoàn Hải Phòng nói riêng và thể thao nước nhà nói
chung nhưng cũng như Thiết, kình ngư Hữu Việt cũng đang được hưởng những chế độ
đãi ngộ khá khiêm tốn. Chàng trai vàng của đường đua xanh đang được ngành thể
thao đất Cảng trả 2 triệu đồng/tháng. Mức lương mà theo như lý giải vì chưa có
bằng đại học nên anh chỉ được nhận có vậy. Quả thực nếu chiếu theo qui định mà
làm thì Việt khó có thể đòi hỏi hơn. Tuy nhiên, Hữu Việt có quyền được “hỏi” về
mảnh đất - cái mà anh được hứa thưởng từ năm 2005 (sau khi giành HCV SEA Games
đầu tiên cho bơi Việt Nam), được “đòi” phần thưởng mà các cấp, các ngành khẳng
định sẽ trao cho anh trước và sau mỗi lần lên đường thi đấu.
Nhưng ngay cả khi Hữu Việt lên
tiếng vào năm 2012 thì cũng chỉ được nhận một lời cam kết khác từ lãnh đạo thể
thao Hải Phòng cũng như lời hứa sẽ ưu tiên giải quyết của UBND thành phố, còn
đất thì vẫn chưa thấy đâu.
Thực tế, bản thân Hữu Việt cũng
đã không ít lần nghĩ đến việc giã từ đường bơi để tập trung cho học hành và lo
cho tương lai bất chấp việc đạt được rất nhiều vinh quang trên đường đua xanh.
Tuy nhiên, cái mong muốn nho nhỏ đó của anh cũng gặp phải khó khăn bởi vì
chuyện thành tích của thể thao Hải Phòng. Họ sợ anh nghỉ thì lớp kế cận chưa có
hoặc chẳng kịp lớn.
Nguyễn Thị Thiết, Nguyễn Hữu
Việt hay Thu Cúc (HCV SEA Ganmes nội dung 7 môn phối hợp) đều không phải là
những trường hợp cá biệt. Bởi đã từ lâu câu chuyện đãi ngộ hiền tài ở Việt Nam
lúc nào cũng chỉ có lời chê trách.
Không đến nỗi khó khăn như các
VĐV trên, nhưng Tiến Minh (quần vợt), Ánh Viên (bơi), Quang Liêm (cờ) hay Hà
Thanh (thể dục dụng cụ) đều đang là những VĐV vàng của thể thao nước nhà nhưng
cũng chỉ đang được hưởng mức lương khả dĩ hơn đôi chút, nếu đem so với
những vinh quang mà họ mang về cho tổ quốc.
Điều cay đắng là trong bối
cảnh VĐV ăn không đủ no, lương vẫn còn thấp, những lời hứa như cơn gió thoảng
qua thì vẫn còn những thương vụ “ném tiền qua cửa sổ” mà các sở, đoàn thể thao
nước nhà đã và đang tiến hành trong thời gian qua. Đó là những chuyến tập huấn
ở nước ngoài với danh nghĩa "nâng tầm" cho các VĐV với kinh phí hàng
tỷ đồng. Nhưng kết quả thu được chỉ là việc "bỏ dở giữa chừng" của
các VĐV - những tiềm năng hy vọng của thể thao nước nhà - vì chấn thương
hoặc không phù hợp điều kiện thời tiết … Và thế là số tiền đủ để trả
lương cho các VĐV trong cả năm tan biến chóng vánh chỉ trong mấy
tháng. Bóng đá nữ, quần vợt, cờ vua, bơi lội, điền kinh hay các môn thể
thao khác không quá trông chờ vào sự quan tâm dồn dập như cái cách mà môn bóng
đá nam được đón nhận (nhưng vẫn không được kết quả như ý), chỉ cần đúng mức,
đúng lúc thôi sẽ có rất nhiều vinh quang, kỳ tích hơn nữa được
tạo nên, nhưng điều đó thật khó.
Thể thao nước nhà không phải
thiếu những tài năng, một số đã mang vinh quang về cho tổ quốc, số khác vẫn
đang chiến đấu để mang về những tấm huy chương lấp lánh. Nhưng chính từ những
chế độ bạc bẽo và lời hứa đánh bóng dư luận đã khiến cho con đường đến
vinh quang của các vận động viên vừa khó khăn vừa cay đắng.
Kaze
No comments:
Post a Comment