Thứ hai, ngày 07 tháng mười năm 2013
Thần tượng được định nghĩa là hình hoặc ảnh của
người đã chết. Nó cũng là hình một đấng coi là thiêng liêng, được tôn sùng và
chiêm ngưỡng. Người hay vật được quí trọng hay tôn sùng một cách say mê. Ví dụ,
con bò bằng vàng là thần tượng của người Do Thái; văn hóa phồn thực thì thờ
linga và yoni, những nhà độc tài phát xít cho rằng mình là thần tượng của nhân
dân; người Hồi giáo có thánh Ala; người theo đạo Phật có ông Thích Ca, v.v...
Suy cho cùng, thần tượng dù vật, hay người thì cũng
là một loại tôn giáo, không hơn không kém. Ông tổ về chủ thuyết cộng sản - Karl
Marx - đã nói: "Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng" chẳng sai. Vì
không ai trên thế giới này đều thỏa mãn với những gì mình đạt được. Khi sự đòi
hỏi cho những thỏa mãn ấy đưa đến sự bất lực trước nghịch cảnh của cuộc đời,
làm người ta mất niềm tin với khả năng của mình, và tôn giáo xuất hiện để tạo
dựng niềm tin. Ở đâu tôn giáo đang trở thành chốn cuồng tín thì ở đó đang có
một trật tự xã hội đang chuyển động ngầm ít ai thấy.
Lúc Karl Marx nói câu này, ông ám chỉ Ki Tô giáo.
Nhưng ông cũng không đủ khả năng để tiên đoán được chính những học trò của ông
sau này, và ngay cả ngày nay cũng biến ông thành một thần tượng cho một tôn
giáo mới. Tôn giáo cộng sản còn ghê gớm hơn Ki Tô giáo.
Không những thế, các học trò làm chính trị của Karl
Marx, ngoài việc tôn thờ ông như một thần tượng, mà còn tôn thờ những hậu duệ độc
tài khát máu làm thần tượng. Hậu quả của nó, từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc
trên quả địa cầu này trải qua cả thế kỷ đẫm máu, lầm than không biết bao nhiêu
dân tộc phải khổ đau.
Cho đến nay, không có lý thuyết nào gần như đúng
tuyệt đối như Thuyết Tương Đối của Albert Einstein. Dù tuyệt đối đến đâu cũng
có những cái sai hữu hạn của nó. Nếu khoa học xã hội giúp xã hội loại người có
những chế độ chính trị tốt, thì cũng có những chế độ chính trị xấu. Khoa học tự
nhiên cũng thế, những phát minh của thế giới tự nhiên nếu sử dụng cho những mục
đích khác nhau sẽ mang lại kết quả tốt xấu khác nhau.
Chính vì thế, cả đời mình chả biết thần tượng ai,
hay chủ thuyết nào. Nếu nói theo đúng nghĩa, thì mình thuộc loại vô thần. Đôi
khi thấy cũng có cái hay, cũng có cái dở. Hay là vì, trong một đám đông đi theo
một phong trào, hay một thần tượng thì mình lại đứng riêng một chỗ, nhìn ngắm
và chật lưỡi cho nhân tình thê thái. Dở vì, không ít thì nhiều có những người
đả kích quan điểm của mình, thậm chí bôi nhọ vì đức tin của họ.
Nhưng, để tìm ra một cái gì đó có tính sáng tạo, thì
đòi hỏi phải có tư duy độc lập, và một lập luận có tính phản biện tích cực, thì
đòi hỏi con người đó phải khách quan, trung thực, và có óc quan sát để đưa vào
lý luận. Lúc đó, yếu tố thần tượng và tôn giáo là vật cản làm con người chủ
quan và cảm tính trong mọi vấn đề.
Thủ đoạn của các chính khách luôn đi ngược quy luật
của xã hội và tự nhiên để ru ngủ đám đông vô thức. Trong đó, thần tượng là trò
lừa bịp phi khoa học, chủ quan và duy ý chí tai hại nhất của chính khách đối
với dân tộc và tổ quốc. Nhưng khi truyền thông bị chính khách thâu tóm, thì tôn
giáo và thần tượng sẽ là 2 phương tiện tốt nhất cho chính khách, và là tại hại
nhất cho dân tộc và tổ quốc. Vì họ biến cả xã hội mắc một chứng
tâm thần yêu thần tượng, theo cái quán tính tư duy mà chính khách
đã vạch ra cho cộng đồng.
Lốc
xoáy lúc 1 giờ 30 phút sáng 3/10, tại Quảng Bình một trận lốc xoáy mạnh
bất ngờ xuất hiện ở phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới đã làm tốc mái hơn 20
nhà dân và khiến 3 người dân bị thương nặng. Tin của VTC News
Mấy hôm nay ở
nước Việt có một thần tượng ra đi, thông tin tràn ngập làm mệt mỏi
cả xã hội. Nhưng có cái đặc biệt là, trước khi thần tượng này ra đi thì đất
trời nơi chôn nhau cắt rún của thần tượng nổi cơn thịnh nộ với cơn bão Wutip lớn nhất trong 7 năm qua. Đã thế, vài hôm
sau, ở đó lại diễn ra cơn lốc xoáy cũng lớn nhất, sau 1 ngày là thần
tượng ra đi. Thật khó nghĩ, khi đảng cộng sản của thần tượng đang trong cơn bỉ
cực, nên kéo dài đám tang của thần tượng đến 10 ngày. Liệu liều thuốc phiện này
có cứu được những con nghiện giai đoạn cuối hết tiền, cùng đường trộm cướp giết
người?
Bài
đọc liên quan:
+ Cáo chung của sự giao thoa thần quyền và thế tục cực đoan
+ Bò, sói, sư tử và người
+ Cái đáng sợ của mục tiêu dân vận
+ Bò, sói, sư tử và người
+ Cái đáng sợ của mục tiêu dân vận
No comments:
Post a Comment