Bùi Anh Trinh
Posted on Tháng Mười 13, 2013 by BÁO TỔ QUỐC | 5 phản hồi
Tôi đã nghiên cứu quyển hồi ký “Đường tới Điện Biên Phủ”
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và từ hồi ký này tôi đã chứng minh được rằng trong
suốt cuộc chiến chống Pháp ông VNG không có một trận thắng nào, trái lại toàn
là thua nặng ( 8 trận ). Tôi cũng đã nghiên cứu quyển hồi ký “Điện Biên Phủ,
điểm hẹn lịch sử” của VNG và chứng minh được rằng trận Điện Biên Phủ do Vi Quốc
Thanh chỉ huy và riêng Tướng Giáp đã đại bại trong trận Tổng tấn công Cứ điểm
Điện Biên Phủ sau khi nướng hết 23 ngàn quân trong tổng số 33 ngàn quân.
Sau đó Vi quốc Thanh đã quyết định đánh tiếp một trận Điện Biên Phủ thứ hai với
25 ngàn quân khác và chiến thắng.
Tôi lại cũng nghiên cứu quyển hồi ký “Tổng hành dinh
trong mùa xuân toàn thắng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chứng minh đựợc rằng
trong suốt cuộc chiến chống Mỹ thì Võ Đại tướng đứng ở bên lề chứ không được dự
bàn hay tham gia điều động quân đội. Tôi thấy những người làm văn hóa Việt Nam
tại Hoa Kỳ nên mở một chiến dịch đòi hỏi các trường đại học Hoa Kỳ phải sửa lại
các sách vở đang được dùng để giảng dạy về chiến tranh Việt Nam cho đúng với
thực tế. Nghĩa là Mỹ thua tại Việt Nam không phải vì ông Võ Nguyên Giáp
quá giỏi. Để cho con em của mình muốn tìm hiểu về cuộc chiến đấu của dân
tộc Việt Nam có một cái nhìn đúng đắn hơn.
Tôi cũng nghĩ rằng chiến dịch này phải được đồng phát
động trong dịp VNG qua đời, chắc chắn ngày đó người ta mới chịu cùng nhau đánh
giá lại sư nghiệp của ông ta. Vấn đề là những người làm văn hóa Việt Nam phải
hẹn nhau cùng phát động hạ bệ thần tượng Võ Nguyên Giáp cùng một lúc, chứ tôi e
rằng ngày đó có người vì không cập nhật kiến thức quân sử Việt Nam sẽ lên tiếng
ca ngợi ông ta, xảy ra tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược, con cháu mình
dễ rơi vào trận hỏa mù không biết đường đâu mà lần.
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP
Nói đến chiến tranh Đông Dương thì hầu như mọi người
đều nghĩ tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một Tổng tư lệnh quân đội mà chẳng qua
một trường lớp đào tạo quân sự nào. Việc này đã gây nhiều bàn tán cũng như
nhiều tranh cãi giữa các nhà quân sự học với các sử gia. Các nhà quân sự học
cho rằng ông Võ Nguyên Giáp không thể nào là một thiên tài quân sự lỗi lạc như
một số báo chí ca tụng bởi vì trong thời đại chiến tranh tân tiến với đủ loại
vũ khí cơ giới, thiết bị chiến tranh khoa học và phương tiên thông tin liên lạc
hiện đại mà không có trình độ căn bản quân sự từ các trường võ bị thì không thể
nào trở thành một tướng chỉ huy quân đội chứ đừng nói là trở thành thiên tài
quân sự.
Trong khi đó các nhà báo lại cho rằng Đại tướng Võ
Nguyên Giáp là do thiên tài bẩm sinh với bằng chứng là ông ta đã đánh thắng
quân đội Pháp với vũ khí và chiến thuật của thời đại Thế chiến thứ hai.
Cũng với con người đó, vũ khí đó, mà quân Pháp đã chiến thắng các nhà quân sự
lừng danh của Hitler nhưng lại thua tài điều binh của Võ Nguyên Giáp thì đủ
chứng minh rằng ông ta phải là một thiên tài quân sự bẩm sinh.
Mọi sự đánh giá về khả năng quân sự của ông Giáp
chỉ nổi lên sau trận Cao Bằng năm 1950 và trận Điện Biên Phủ năm 1954. Toàn thể
nước Pháp sửng sờ với hình ảnh quân Pháp tháo chạy khỏi Cao Bằng, Lạng Sơn; và
hình ảnh một ông tướng của nước Pháp đã giơ hai tay đầu hàng trước quân đội của
Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ. Trong khi đó thì Đảng CSVN lại không
muốn đánh bóng chiến công của Võ Nguyên Giáp; và chính bản thân của ông
ta cũng tỏ ra cực kỳ khiêm tốn, luôn luôn nhấn mạnh rằng chiến công đó là của
toàn quân và dân Việt Nam.
Tuy nhiên sau khi xảy ra chiến tranh giữa Trung
Quốc và Việt Nam vào năm 1979 thì ĐCS Trung Quốc cho bạch hóa các tài liệu mật
mới lòi ra là cả hai trận Cao Bằng và Điện Biên Phủ đều không phải do Võ Nguyên
Giáp chỉ huy. Vì vậy Võ Nguyên Giáp mới cho ra quyển hồi ký “Đường Tới
Điện Biên Phủ” để giải thích về các tài liệu do Trung Quốc công bố. Rồi
sau lại viết quyển “Điện Biên Phủ, Điểm Hẹn Lịch Sử”. Nhờ hai tác phẩm
này mà các sử gia có dịp đánh giá chính xác khả năng quân sự của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp.
Truy nguyên xuất thân đời binh nghiệp của Võ Nguyên
Giáp thì thuở nhỏ ông theo học tại trường Quốc Học Huế, chưa tới 20 tuổi
ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng do sự giới thiệu của giáo sư Đặng
Thái Mai, thời gian này ông cũng làm quen với một nữ đồng chí là Nguyễn Thị
Quang Thái, em ruột của Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Duy Trinh. Năm 20
tuổi, ngày 25-11-1930, ông bị tòa án Thừa Thiên tuyên án 2 năm tù về tội tham
gia biểu tình phản kháng bản án dành cho Nguyễn Thái Học. Tuy nhiên chỉ 1
năm sau thì ông được tha. Ông ra Hà Nội theo học trường Lycée Albert
Sarraut. Sau khi đỗ bằng Tú Tài ông ghi tên theo học trường Luật Hà Nội,
cùng khóa với luật sư Trần Văn Tuyên, nhưng học tới năm thứ 3 thì ông bỏ học,
kết hôn với Nguyễn Thị Quang Thái và dạy môn Lịch sử tại Trường Trung học tư
thục Thăng Long.
Vì dạy học về môn Lịch sử cho nên ông Giáp nghiên
cứu nhiều về các trận chiến tranh nổi tiếng trên thế giới, ông có thể thuộc
lòng các trận đánh của Napoléon cũng như các trận đánh thời Thế chiến thứ nhất,
ông nhớ từng chi tiết các trận đánh cũng như số quân và số súng đại bác của
từng trận đánh. Nhờ mớ kiến thức này mà trong các cuộc bàn chuyện thời sự
hay chính trị với các chính trị gia Hà Nội ông trở nên một chuyên gia quân sự
nổi bật vì các chính trị gia khác thì không bao giờ nhớ được Napoléon đánh
những trận nào.
Nhà báo Võ Nguyên Giáp
Năm ông 27 tuổi, 1937, Mặt trận Bình dân bên Pháp
lên cầm quyền, cho nới rộng các quyền tự do cho các xứ thuộc địa, trong đó có
quyền tự do lập hội và tự do ra báo. Ông Võ Nguyên Giáp cùng ông Hoàng
Minh Giám và một nhóm giáo sư tại trường Thăng Long thành lập một tổ chức chính
trị lấy tên là Mặt trận Dân Chủ Bắc Kỳ, các ông cho ra tờ báo Notre Voix do Võ
Nguyên Giáp làm chủ bút. Biết Võ Nguyên Giáp cần người viết báo, anh vợ
của VNG là Nguyễn Duy Trinh mới giới thiệu một người bạn tù của ông ta tên là
Phạm Văn Đồng. Ông Đồng bị bắt cùng một vụ với ông
Nguyễn Duy Trinh vào năm 1929 và cùng đựơc tha vào năm 1936. Lúc bị bắt thì ông
Đồng là đảng viên của Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội và ông Trinh
là đảng viên của Tân Việt Cách mạng Đảng.
Notre Voix là một tuần báo viết bằng tiếng Pháp, số đầu
tiên ra ngày 15-1-1937, tuy nhiên chỉ được 2 tháng, báo ra được tới số thứ 9
thì đóng cửa vì lý do lủng củng tài chính, số cuối cùng là ngày 16-3-1937.
Nguyễn Duy Trinh biết được Phạm Văn Đồng mất việc bèn nhờ ông Đặng Thái Mai là
thầy dạy học của Trinh và Giáp giới thiệu Phạm Văn Đồng qua viết cho tờ Le
Travaile của Đặng Xuân Khu vào đầu tháng 4-1937. Lúc đó ông Mai đang viết
cho Le Travaile.
Le Travaile là một tờ tuần báo viết bằng tiếng
Pháp, do Nguyễn Thế Rục, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), thuộc CS Đệ Tam phối hợp
với Trần Đình Long là một lãnh tụ Cọng sản thuộc ĐCS Pháp; Trần Huy Liệu,
cựu đảng viên VQDĐ; và Trịnh Văn Phú, thuộc CS Đệ Tứ; lập ra tại Hà
Nội. Số đầu tiên ra ngày 16-9-1936.
Nguyễn Thế Rục là 1 trong 5 người thuộc chi bộ Cọng sản
đầu tiên của Việt Nam được CSQT lập ra tại Mạc Tư Khoa vào năm 1928. Trần Đình
Long là sinh viên du học tại Pháp, được ĐCS Pháp gởi sang Mạc Tư Khoa theo học
tại học viện Stalin, sau đó về Hà Nội sinh hoạt trong chi bộ ĐCS Pháp.
Trịnh Văn Phú là một du học sinh tại Pháp, theo khuynh hướng Cọng sản Đệ Tứ, bị
trục xuất về nước sau vụ biểu tình tại Paris để phản đối xử án Nguyễn Thái Học
năm 1930. Đặng Xuân Khu là một học sinh tham gia Đông Dương Cọng sản Đảng
của Ngô Gia Tự, bị bắt vào trại tù Sơn La mới theo học Nguyễn Thế Rục là người
cùng làng Hành Thiện tỉnh Nam Định .
Nhưng sau khi ông Phạm Văn Đồng sang viết cho tờ Le
Travaile vào đầu tháng 4 năm 1937 được nửa tháng thì ngày 19-4-1937 tờ Le
Travaile bị đóng cửa do có sự chia tay giữa Cọng sản Đệ Tam và Cọng sản Đệ
Tứ. Từ Mạc Tư Khoa Stalin ra lệnh tất cả các tổ chức Cọng sản Đệ Tam
không được cọng tác với Cọng sản Đệ Tứ.
Như vậy tính ra trong cuộc đời chính trị của ông Võ
Nguyên Giáp có 2 tháng làm báo tại Hà Nội và ông Phạm Văn Đồng có 2 tháng
rưỡi. Sau này các tài liệu của CSVN cố tình hướng dư luận tin rằng ông
Giáp và ông Đồng là hai nhà báo gạo cội nhưng trên thực tế thì kể như hai ông
chưa từng làm báo.
Tuy nhiên trong những ngày cọng tác làm báo, ông
Phạm Văn Đồng rất khâm phục kiến thức quân sự của ông Giáp và khuyên nên theo
học một trường võ bị để thích hợp với khả năng thiên phú của ông ta. Năm
1938 nhân dịp thất nghiệp do hai tờ báo Notre Voix và Le Travaile bị đóng cửa,
ông Đồng dẫn ông Giáp sang Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Hoa để cho ông
Giáp theo học Trường Võ bị Côn Minh. Nhưng khi hai ông đến nơi thì trường đóng
cửa do chiến tranh giữa Nhật và Trung Hoa. Trong khi còn lưu lại Trung Hoa, ông
Đồng được tin ông Lý Thụy tái xuất hiện tại Trung Hoa, hai ông cố tìm nhưng
không gặp. Trên đường về ông Đồng kể cho ông Giáp nghe về nhân vật kỳ bí
tên Lý Thụy mà ông Đồng từng theo học một khóa tuyên truyền 2 tháng, cách đó 12
năm. Đến năm 1940 xảy ra chiến tranh Pháp-Đức. Chính quyền
Pháp tại Đông Dương cho bắt phòng ngừa các nhà hoạt động chính trị. Ông
Đồng và ông Giáp được một người trong nhóm Thiết Huyết hướng dẫn chạy sang Côn
Minh, Trung Hoa. Tại đây các ông gặp ông Hồ Học Lãm và nhờ ông Lãm bắt liên lạc
với Lý Thụy tức là ông Nguyễn Tất Thành. Ông Thành tìm đến gặp các ông,
thu nhận ông Đồng, ông Giáp làm đệ tử rồi hiệp cùng 4 người khác thành lập ra
tổ chức Việt Minh Hội (Việt Nam Độc lập Đồng Minh Hội). Bốn người kia là
Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan và Cao Hồng Lãnh.
Khi vừa mới gặp Nguyễn Tất Thành, ông Đồng giới
thiệu về ông Giáp với thiên tài quân sự bẩm sinh. Ông Thành hứa sẽ vận
động cho cả ông Giáp lẫn ông Đồng theo học trường Quân chính của Quân đội Mao
Trạch Đông tại Diên An. Trường này vừa dạy quân sự vừa dạy chính
trị. Tuy nhiên vì sự vận động của ông Thành không có kết quả cho nên ông
Giáp đành chấm dứt mộng ước theo học trường võ bị. Cuối năm 1940,
bảy ông dẫn nhau về Thành phố Tĩnh Tây thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Hoa, giáp
giới với tỉnh Cao Bằng của Việt Nam, để gầy dựng cơ sở chờ thời cơ.
Đầu năm 1941 nhóm của ông Nguyễn Tất Thành bắt liên
lạc được với nhóm của ông Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Chu Văn Tấn tại căn cứ
Pác Bó nằm gần biên giới Việt Trung, thuộc tỉnh Cao Bằng. Lúc này nhà báo
Trường Chinh đã trở thành quyền Tổng bí thư của ĐCSĐD và Hoàng Văn Thụ là Bí
thư Xứ ủy Bắc Kỳ. Mùa Xuân năm 1941 ông Nguyễn Tất Thành cùng ông Phùng Chí
Kiên đến căn cứ Pác Bó, tính chuyện mở đại hội ĐCSĐD để tái tổ chức lại Đảng
sau khi các lãnh tụ Cọng sản khác đều bị bắt vì cuộc Bắc Sơn khởi nghĩa và Nam
Kỳ khởi nghĩa. Trong khi đó các ông Đồng, Giáp, Hoan, Anh, Lãnh ở lại Tĩnh Tây
để bám vào tổ chức chính trị “Việt Nam Giải Phóng Đồng Minh Hội” do Tướng
Trương Bội Công thành lập.
Sau đại hội Trung ương Đảng (gồm 7 người) tại hang
Pác Bó vào tháng 5 năm 1941, Phùng Chí Kiên, Chu Văn Tấn, Đặng Văn Cáp đến Bắc
Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn để lập chiến khu. Phùng Chí Kiên từng tốt nghiệp
trường võ bị Hoàng Phố, sau đó tốt nghiệp trường chính trị Staline tại Mạc Tư
Khoa. Chu Văn Tấn là Thượng sĩ của quân đội Pháp. Đặng Văn Cáp tốt
nghiệp trường võ bị Côn Minh, cựu sĩ quan trong quân đội của Tưởng Giới
Thạch. Tuy nhiên chỉ vài tháng sau các ông bị quân Pháp càn quét, Phùng
Chí Kiên chết, Tấn và Cáp chạy sang Trung Hoa.
Trong khi đó tại Trung Hoa, Phạm Văn Đồng, Võ
Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan, Vũ Anh, Cao Hồng Lãnh bị chính quyền Trung Hoa
phát hiện ra là những người Cọng sản. Hoàng Văn Hoan bị bắt, Anh, Lãnh
chạy về Vân Nam; và Đồng, Giáp chạy về Pác Bó. Tại Pác Bó ông Đồng và ông
Giáp gặp lại người bạn cùng làm báo tại Hà Nội cách đó hơn một năm là ông
Trường Chinh. Lúc này lực lượng ĐCSĐD tại hang Pác Bó do Hoàng Văn Thụ
chỉ huy cho nên Võ Nguyên Giáp là người duy nhất có thể bàn bạc với Hoàng Văn
Thụ trong công việc phòng thủ tại hang Pác Bó. Tiếng là phòng thủ nhưng
thực ra chỉ là chạy tránh mỗi khi có quân của Pháp càn quét. Tuy nhiên
lực lượng quân sự duy nhất của Thụ chỉ có trung đội lính dõng do Chu Văn Tấn
chỉ huy nhưng Tấn đã dẫn quân chạy sang Trung Hoa cho nên lúc đó tại hang Pác
Bó có một nhóm lãnh đạo của ĐCSĐD nhưng không có súng, vì vậy khả năng hiểu
biết về các trận đánh của Napoléon của Võ Nguyên Giáp cũng không giúp gì được
cho Hoàng Văn Thụ.
Tháng 6 năm 1942 quân Pháp càn quét gắt gao khu vực
Pác Bó, Nguyễn Tất Thành trở lại Trung Hoa để chữa bệnh và tìm cách gỡ thế bí
cho ĐCSĐD nhưng không ngờ ông lại bị bắt. Trong khi đó thì Chu Văn Tấn đã
dẫn quân từ Trung Hoa trở lại Pác Bó vào năm 1943. Hoàng Văn Thụ tổ chức
lại lực lượng vũ trang. Tuy có thêm thanh niên gia nhập nhưng không có
thêm súng, tất cả số súng có được vẫn là mấy chục cây súng trường trong
tay binh sĩ của Chu Văn Tấn. Vì vậy cho tới lúc này Võ Nguyên Giáp vẫn
chỉ là một giáo sư dạy Sử Địa.
Đến tháng 8 năm 1943 Hoàng Văn Thụ bị Pháp bắt, và
bị xử bắn giữa năm 1944. Nhóm lãnh đạo tại Pác Bó không có người chỉ huy
về quân sự ngoại trừ Chu Văn Tấn. Tuy nhiên vì Chu Văn Tấn là người Tày
và trình độ văn hóa có hạn cho nên ông không thích ngồi bàn bạc suông trong
nhóm lãnh đạo Cọng sản. Ông chỉ muốn khi nào đụng chuyện cần tới quân đội
thì kêu ông, vậy thôi. Vì vậy các ông đề nghị Võ Nguyên Giáp làm tham mưu
cho Chu Văn Tấn nhưng thực ra chỉ là nói thay cho Tấn trong các cuộc họp chính
trị.
Thời vận của Võ Nguyên Giáp hoàn toàn biến đổi vào
cuối năm 1944 khi Hồ Chí Minh đột ngột xuất hiện cùng với các nhà quân sự thứ
thiệt là 18 người mới tốt nghiệp trường sĩ quan Đại Kiều do Tướng Tiêu Văn cung
cấp, trong số đó có các ông nổi tiếng sau này như Hoàng Văn Thái, Hoàng Minh
Thảo, Đàm Quang Trung, Vũ Lập, Nam Long, Bằng Giang v,v… Ngoài ra cùng về trong
chuyến này còn có những tay tổ trong nhóm Thiết Huyết như Vương Thừa Vũ, Bùi
Đức Minh, Bùi Ngọc Thành, Lê Tùng Sơn, Đặng Văn
Cáp là những người tốt nghiệp trường Võ bị Côn
Minh. Ngoài nhóm Thiết Huyết còn có Lê Thiết Vũ từng tốt nghiệp trường Võ
bị Hoàng Phố, Cao Hồng Lãnh tốt nghiệp trường võ bị Thiểm Cam Ninh. Lê
Quảng Ba, Hoàng Sâm là những người tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan
Pháp. Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp tổ chức nhóm người mới tới này
thành đội ngũ để chuẩn bị tiếp nhận toán OSS của Hoa Kỳ đến huấn luyện.
Trích đoạn sách Chuyện Nước Non Đau Lòng Tới Ngàn Năm của
Bùi Anh Trinh. Do Làng Văn xuất bản năm 2008; Quyển thượng, từ trang 520
đến trang 531 :
Nhà quân sự Võ Nguyên Giáp
Nhà giáo dạy Sử Võ Nguyên Giáp chính thức được xem
là dân nhà binh khi ông vừa làm thông dịch, vừa làm huấn luyện viên cho khoảng
100 tay súng thuộc đội “Vũ trang tuyên truyền Giải phóng quân”, được toán tình
báo OSS huấn luyện. Vô tình, dưới con mắt của nhóm “Tuyên truyền giải phóng
quân” thì Võ Nguyên Giáp trở thành một bậc thầy về quân sự, nhất là quân sự với
vũ khí tân tiến.
Ngày nay hồ sơ lưu trữ của Quốc gia Hoa Kỳ còn lưu
lại những bức hình Võ Nguyên Giáp bận bộ đồ complet trắng đứng chào Quốc kỳ Mỹ
tại Tân Trào cũng như hình Võ Nguyên Giáp đang đứng bên các sĩ quan tình báo
Hoa Kỳ chỉ dẫn cho các học viên du kích về các thao tác quân sự. Từ khóa
huấn luyện này thì ông nhà giáo Võ Nguyên Giáp đủ tư cách trở thành một nhà chỉ
huy quân sự thuộc trường phái quân sự Hoa Kỳ (!). Nhưng thực ra đây là
một khóa cấp tốc đào tạo các chiến binh Biệt kích thuộc Lực lượng Đặc biệt của
Hoa Kỳ, họ chỉ dạy cho cách bò lết dưới hỏa lực và sử dụng các loại vũ khí cũng
như lựu đạn, mìn bẩy; không dạy về chiến thuật bởi vì môn này chỉ dạy cho
sĩ quan. Trong khi khóa huấn luyện mới được 6 ngày thì có tin Nhật
đầu hàng Đồng Minh, ông chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp vội dẫn khoảng 100 người
đang được tình báo Hoa kỳ huấn luyện, tiến về Hà Nội nhưng đến Thái Nguyên thì
đụng phải Quân Nhật. Toán tình báo HK và toán tuyên truyền giải phóng quân do
Đàm Quang Trung chỉ huy phải trụ lại Thái Nguyên. Ngày 23 tháng 8, nghe
tin dân chúng Hà Nội đã cướp chính quyền từ ngày
19, Võ Nguyên Giáp để lại đội Tuyên truyền giải phóng
quân cho toán tình báo HK, dẫn 2 tiểu đội chạy về Hà Nội.
Tuy nhiên lúc về đến Hà Nội thì dưới con mắt của
dân chúng Võ Nguyên Giáp vẫn là một ông thầy giáo dạy Sử, dân Hà Nội không được
biết về việc ông đã được các chuyên viên tình báo Hoa Kỳ huấn luyện trong 6
ngày về cách sử dụng vũ khí cũng như cách bò lết dưới hỏa lực. Vì vậy sau khi
cướp chính quyền xong, Trường Chinh và Trung ương Đảng đề ra danh sách chính
quyền lâm thời thì để Chu Văn Tấn làm bộ trưởng Quốc Phòng, dầu gì ông Tấn cũng
là một quân nhân nổi tiếng qua cuộc khởi nghĩa bất thành tại Bắc Sơn.
Chứ nếu để Võ Nguyên Giáp thì người ta cười cho.
Nhưng khi được biết mình sẽ làm Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng thì Chu Văn Tấn dẫy nẩy, ông ta là người dân tộc Tày và thất học cho nên
đâu có trình độ văn hóa mà làm Bộ trưởng, ông sợ người ta cười. Trường
Chinh bèn giải thích là Chu Văn Tấn chỉ làm bộ trưởng trên danh nghĩa mà thôi,
còn mọi việc cứ để Võ Nguyên Giáp làm. Vì vậy Võ Nguyên Giáp trở thành
người điều động lực lượng quân sự của Việt Minh dưới danh nghĩa “Chủ tịch ủy
ban kháng chiến”, tức là Chỉ huy trưởng lực lượng “Dân quân vũ trang”, một tổ
chức bán quân sự.
Tháng 9 năm 1946 Hồ Chí Minh phong cho thầy giáo Võ
Nguyên Giáp làm Tổng tư lệnh quân đội Việt Minh. Tuy nhiên ông Tổng tư
lệnh mà chưa qua một trường đào tạo quân sự nào thì khó ăn nói với báo chí cho
nên ông Bộ trưởng Bộ thông tin là Trần Huy Liệu mới nghĩ ra cách nói phao lên
rằng thầy giáo Võ Nguyên Giáp là “Thiên tài quân sự” mà cả Hà Nội đều biết
tiếng. Cũng trong thời gian này ông Trần Huy Liệu sáng tác ra nhân vật Lê Văn
Tám, một hiếu niên anh hùng tự dùng thân mình làm đuốc để đốt kho đạn của Pháp.
Tháng 12 năm 1946, quân Pháp đã thành công trong
việc đổ quân tái chiếm Việt Nam, kể cả tái chiếm Hà Nội. Họ bắt đầu dở
trò khiêu khích để lấy cớ mà thanh toán lực lượng quân sự của Võ Nguyên
Giáp. Biết rằng trước sau cũng phải rút khỏi Hà Nội, ngày 19-12-1946,
Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp bất thần cho quân bảo vệ Hồ Chí Minh và chính phủ
Việt Minh di tản lên miền rừng núi Phú Thọ, giao việc cản đường quân Pháp cho 8
ngàn tự vệ Hà Nội và 6 ngàn tự vệ Nam Định, những người này không có súng, chỉ
được phát cho vài quả lựu đạn để gây rối, quăng bàn ghế ra đường, cầm chân quân
Pháp để cho quân chủ lực của Võ Nguyên Giáp có đủ thời gian đưa Hồ Chí Minh
chạy thoát. Đây là kế hoạch quân sự đầu tay của Võ Nguyên Giáp. Tiếp
theo trận đầu tiên này là các trận di tản mỗi khi có quân Pháp hành quân truy
đuổi. Được đúng 1 năm sau, vào ngày 20-1-1948, Hồ Chí Minh phong cho thầy
giáo Võ Nguyên Giáp chức Đại tướng, cho tới lúc này ông cũng chưa đánh một trận
nào, cho dù là một trận rất nhỏ. Đó là tất cả con đường binh nghiệp của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong bất cứ thời đại nào, một người làm tướng phải
biết rõ hiệu năng tác dụng của tất cả mọi loại vũ khí cũng như mọi loại khí tài
được sử dụng trong quân đội. Rồi phải biết khả năng hiệu dụng của con
người đối với vũ khí và khí tài, tức là phải biết người nào, đơn vị nào sử dụng
vũ khí nào thì sẽ có hiệu quả tối đa trong trường hợp nào. Rồi phải biết
tính toán trong trường hợp nào phải đánh bằng cách nào hay vũ khí nào, cái nào
trước, cái nào sau, cái nào thực, cái nào giả, ai là nổ lực chính, ai là nổ lực
phụ, trong địa thế như thế nào và trong điều kiện thời tiết như thế nào…tất cả
những thứ này đòi hỏi phải qua trường lớp hoặc rút kinh nghiệm tại chiến
trường. Tuy nhiên nếu không có căn bản từ trường lớp thì cũng khó mà rút
kinh nghiệm được từ chiến trường. Ngoài ra người chỉ huy trong quân
đội cần phải có khả năng phán đoán thật chính xác, biết tâm lý địch cũng như
biết tâm lý của quân mình để có thể quyết định được lệnh nào sẽ được thi hành
ra sao. Nếu không từng đi với người lính ngoài chiến trường thì không thể
đoán được trong 1 tiếng đồng hồ người lính đi được bao xa với bao nhiêu ký trên
lưng; dưới trời mưa, dưới nắng của sa mạc, trong đêm mờ tối, khi bụng
đói, khi phải rút chạy v.v… Và cũng phải biết trong trường hợp nào thì phải ra
lệnh như thế nào, không thể nghe súng nổ thì bắt con người ta nhào tới trước
được; bản năng sinh tồn của con người cho phép người lính có quyền từ chối
những mệnh lệnh điên rồ. Đọc qua các hồi ký của Võ Nguyên Giáp, người ta
có thể thấy rõ ông không có khả năng phán đoán cũng như không có phản ứng nhanh
nhạy.
Thí dụ như đêm 20-11-1953 ông được tin quân Pháp
nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, ngay tối hôm đó ông đánh điện chỉ thị cho Tư lệnh
Đại đoàn 316 đang trên đường tiến quân đến Tuần Giáo là nơi cách Điện Biên Phủ
80 cây số: “Địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ là để che chở cho Lai Châu
và Thượng Lào đang bị uy hiếp. Như vậy là bị động phân tán lực lượng để
đối phó với ta, tình hình căn bản có lợi cho ta… Nắm cơ hội tốt, tạo cơ hội tốt
để tiêu diệt địch” (Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, bản in lần
2, trang 40). Sau hơn 45 năm qua nhiều suy gẫm, ông thấy rằng đây là một
mệnh lệnh đáng ghi nhớ của ông. Tuy nhiên phân tích bức điện này thì ông
nhận được tin quân Pháp nhảy dù vào buổi tối ngày 20 và ngay tối đó ông đánh đi
bức điện. Trong bức điện ông cho rằng quân Pháp muốn che chở cho Lai Châu
và Lào. Đây chỉ là do ông đoán mưu đồ của quân Pháp chứ ông không có kiểm
chứng lại bằng các nguồn tình báo. Thứ nhất, khi nhận được
một tin như vậy các nhà chỉ huy quân sự đều phải cho kiểm lại để biết chắc chắn
ý đồ của địch, sau khi biết chắc mới truyền tin đi. Bởi vì truyền một tin như
vậy có thể khiến cho cấp dưới của mình cứ đinh ninh rằng ý đồ hành quân của
địch là như vậy, trong khi có thể ý đồ hành quân của địch hoàn toàn khác. Và
quả nhiên sự thực khác hẳn, quân Pháp không yểm trợ cho Lai Châu và cũng không
yểm trợ cho Lào, mà bỏ hẳn Lai Châu rút về đóng chốt tại Điện Biên Phủ, nhằm
chận đường tiến quân của Mao Trạch Đông sang Lào. Thứ hai,
vào thời điểm đó, trên khu vực Tây Bắc Bắc Việt thì phía Pháp chỉ có 2.000 quân
đóng giữ tại Lai Châu và 10 ngàn quân tại Lào, ngoài ra suốt 300 cây số từ Hòa
Bình lên Lai Châu thuộc quyền kiểm soát của Việt Minh. Trong vòng bán
kính 300 cây số xung quanh Điện Biên Phủ không còn đơn vị nào khác của Pháp
ngoài Lai Châu và Lào. Như vậy thì chuyện đoán rằng quân Pháp tại Điện
Biên Phủ sẽ hỗ trợ cho Lai Châu và Lào là điều hẳn nhiên, ông Tổng tư lệnh
không nói ra thì ai cũng biết. Sự phỏng đoán của ông Tổng tư lệnh trong
bức điện là bằng thừa. Nhưng đáng tiếc hơn nữa là ông đã phỏng đoán sai.
Thứ ba, ông Tổng tư lệnh kết luận rằng như vậy là
“tình hình căn bản” có lợi cho ta mà không cho biết vì sao có lợi, có lợi về
mặt nào? Ngoài ra nhóm từ “tình hình căn bản” là một nhóm từ chỉ tình
trạng chung chung, không chắc chắn. Một bản tin quân sự đòi hỏi sự chính
xác tuyệt đối chứ không thể nào nói chung chung, được chăng hay chớ.
Thứ tư, Tổng tư lệnh ra lệnh “Nắm cơ hội tốt, tạo điều kiện tốt để diệt địch”
thì kể như không ra lệnh bởi vì bất cứ đơn vị hay cá nhân nào, trong bất
cứ lúc nào cũng phải nắm cơ hội và tạo cơ hội để diệt địch, không đợi tới
có lệnh của Bộ tổng tư lệnh mới chịu nắm cơ hội hay tạo cơ hội. Vậy đây
không phải là lệnh hành quân của một vị tướng, mà là một câu nói chơi của một
ông thầy đồ đang ngồi giữa chiếu của đình làng.
Cũng trong cuốn sách đó, trang 43, ông viết: “Sau
cuộc họp, tôi định gặp anh Chu Huy Mân, chính ủy 316, thì biết anh đã nhận
nhiệm vụ về trước để kịp đuổi theo bộ đội trên đường hành quân. Tôi điện
thoại cho người đón đường nói với anh Mân quay lại. Buổi chiều, anh Mân
dắt xe đạp quay vào cơ quan với vẻ ngạc nhiên. Tôi nói: Địch đã ném
thêm nhiều quân xuống Điện Biên Phủ. Đồng chí cần đi thật gấp cho kịp bộ
đội, đôn đốc đơn vị hành quân cấp tốc lên bao vây Lai Châu, phải chặn nay con
đường từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Có thể sẽ đánh Điện Biên Phủ.
Ngay tối hôm đó anh Mân vội vã ra đi. Tôi nghe nói lại, anh Mân đã dùng
hết 4 đôi má phanh để lao đốc đèo để theo kịp bộ đội”. Chu Huy Mân là
chính ủy của Đại đoàn 316, lúc đó đơn vị của ông là đơn vị duy nhất đang trên
đường tiến quân đến Lai Châu. Lẽ ra ông Giáp phải ra lệnh cho ông Mân trước
hoặc trong thời gian họp để ông Mân có thể rời cuộc họp mà đuổi theo đơn vị của
mình. Thế nhưng suốt cuộc họp ông Giáp không ra lệnh, đợi đến khi tan
cuộc họp ông mới nhớ lại thì con người ta đã đi khỏi được mấy tiếng đồng hồ.
Vậy mà thay vì kêu ông Mân tới trước điện thoại để ra lệnh thì ông Giáp lại bắt
ông Mân quay trở về. Không biết khoảng cách là bao xa nhưng tới chiều ông
Mân mới quay về tới nơi. Khi tới nơi thì nhận được lệnh “Đồng chí phải đi
cho thật gấp để kịp bộ đội” (trong khi con người ta đang trên đường thật gấp
đuổi theo bộ đội).
Tưởng theo gấp bộ đội để thi hành lệnh gì, hóa ra
chỉ có lệnh bao vây Lai Châu và chặn đường từ Lai Châu về Điện Biên Phủ, một
cái lệnh mà đơn vị của ông Mân đã nhận trước khi lên đường. Ông Giáp có thể
đánh điện cái lệnh như vậy bằng máy điện báo hoặc nói trên điện thoại tại cái
trạm mà người ta đã chận ông Mân lại. Lệnh có mấy câu và không có gì cần
giữ bí mật đến đổi không thể đánh đi bằng mật mã và cũng không thể nói trên
điện thoại. Ngoài ra nếu không nhận được lệnh thì đại đoàn 316 cũng vẫn
thi hành như vậy vì họ đã nhận được lệnh bao vây Lai Châu trước khi lên đường,
mà hễ bao vây Lai Châu thì phải chặn đánh đoạn đường từ Lai Châu về Điện Biên
Phủ.
Cho tới 45 năm sau ông Giáp vẫn nhắc tới chuyện này
như một kỷ niệm tâm đắc; người ta ngạc nhiên là trong chuyện này đâu có gì đáng
tâm đắc ngoài câu cuối cùng là: “Có thể đánh Điện Biên Phủ”. Quả vậy, ông
Giáp chỉ muốn khoe rằng ông đã tiên đoán sẽ đánh Điện Biên Phủ ngay vào lúc mà
các cố vấn Trung Quốc chưa được biết. Ông muốn lấy chuyện ông Chu Huy Mân
phải khổ sở vì một cái lệnh không đâu vào đâu để chứng minh rằng ông có tài
nhìn xa, ông Mân có thể làm chứng cho chuyện này. Tuy nhiên ai cũng biết
rằng sau này Tướng Vi Quốc Thanh và các chuyên gia Trung Quốc cũng đã quyết
định đánh Điện Biên Phủ ngay khi nghe được tin quân Pháp sẽ trú đóng tại Điện
Biên Phủ, lâm vào trường hợp này thì ai cũng quyết định như vậy chứ không cần
tới “thiên tài quân sự” Võ Nguyên Giáp.
Nhưng dầu sao cũng nhờ sự khoe mẽ của ông Giáp mà
người ta được biết phong cách chỉ huy của ông, ông hành hạ một ông tướng tư
lệnh đại đoàn giống như trẻ con quay một con dế, chứng tỏ khả năng
ứng xử của ông rất tệ. Có nhiều cách để ra một cái lệnh như vậy mà không
cần bắt ông Mân phải đạp xe quay về. Rồi tội nghiệp hơn nữa là quay về để
nhận được lệnh phải cấp tốc quay trở lại đuổi theo đơn vị. Nhưng quân của
ông Mân đâu có tiến nhanh gì cho cam. Thực tế trên chiến trường chứng
minh cho thấy là Võ Nguyên Giáp đã ước tính sai quá xa về thời gian mà Đại đoàn
316 của ông Chu Huy Mân có thể tới được Điện Biên Phủ. Bởi vì sau đó 2
ngày thì Tướng Hoàng Văn Thái đã lên đường bằng xe hơi và đến Lai Châu trước
Đại đoàn 316 cả tuần lễ, Tướng Giáp có thể nhắn Tướng Thái truyền lệnh
lại cho Đại đoàn 316 mà không cần phải gọi ông Chu Huy Mân trở lại một cách
khẩn cấp
như vậy.
như vậy.
Kiến
thức quân sự hoang đường
Ngoài ra, những hồi ức tâm đắc mà Tướng Giáp kể lại
trong hồi ký cho thấy ông có vẻ là một tướng chiến tranh chính trị hơn là một
nhà tham mưu quân sự. Ông kể lại một đoạn chiến đấu mà ông cho là oai
hùng: “ …Xích xe tăng chà lên chiến hào và ụ súng. Các chiến sĩ, kể
cả những người đã bị thương, giật giây lựu đạn, chờ xì khói rồi mới ném thẳng
vào quân địch. Cuối cùng lựu đạn cũng hết. Các chiến sĩ dùng búa
đanh, kìm, lắc lê, chân súng gãy…lăn xả vào quân địch đánh giáp lá cà.
Cuộc chiến không cân sức kéo dài tới 2 giờ chiều…”(trang 244). Nếu là một
tướng thiên tài về quân sự phải biết cân nhắc trước sức mạnh của địch và của
ta. Nếu biết cân nhắc thì một khi đối diện trước một trận đấu không cân
sức, một bên là xe tăng với súng đạn đầy đủ, một bên với búa, kìm và chân súng
gảy thì chỉ có nước bỏ chạy hay đầu hàng để giữ mạng sống. Đàng này ông
Tướng lại chủ trương cứ nhào vào thí mạng với quân thù thì rõ ràng ông đâu có
biết tính toán hay biết cân nhắc. Ông đem hình ảnh đó ra khoe để dạy cho
quân lính của ông nên làm theo như thế trong khi ông thừa biết làm như vậy
không giải quyết gì được cho chiến trường, đó là một hành động điên khùng.
Một người thiên tài về quân sự không bao giờ dạy
binh sĩ của mình hành động như vậy. Cũng may là ngoại trừ ông Tổng tư
lệnh, tất cả các vị tướng khác như Lê Thiết Hùng, Vương Thừa Vũ, Lê Tùng Sơn,
Đặng Văn Cáp, Bùi Đức Minh, Bùi Ngọc Thành, Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm, Chu Văn
Tấn, Hoàng Văn Thái, Hoàng Minh Thảo, Đàm Quang Trung, Nam Long, Vũ Lập, Cao
Hồng Lãnh, Lê Trọng Tấn… đều là những nhà quân sự thứ thiệt mà quân Pháp không
ngờ tới. Những ông tướng cấp dưới này không bao giờ nghe theo cái kiểu
suỵt chó vô gai của Võ Nguyên Giáp. Đáng tiếc là những vị tư lệnh này
xuất thân không phải là Cọng sản nên phải chịu đời khổ sở với những ông tướng
chính trị của ĐCSVN như Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân, Song Hào,
Lê Liêm, Trần Độ, Phạm Hùng, Đỗ Mười, Vũ Anh, Lê Quang Đạo… Những ông tướng
chính trị này không phải là nhà quân sự cho nên chuyên môn khóa tay các
ông tư lệnh trong những pha quyết định. Đặc biệt các ông tướng chính trị
chỉ có một chiến thuật duy nhất là hô hào binh sĩ nhào tới trước họng súng địch
với chiến thuật “biển người” của Mao Trạch Đông. Sau này tướng
Westmoreland của Hoa Kỳ cho rằng Tướng Giáp chỉ có tài thí quân. Quả nhiên có
đọc hồi ký của Võ Nguyên Giáp mới thấy rằng Tướng Westmoreland nói không oan.
Chẳng những vậy, Tướng Giáp còn nêu những gương anh
dũng không thể nào chấp nhận được: “Phương là một y tá, đã bị gãy cả hai
tay. Đức là chiến sĩ, một thiếu sinh quân 17 tuổi vừa vào bộ đội, bị
thương cả hai mắt không còn nhìn thấy gì. Trong những giờ qua, hai người đã dựa
vào nhau tiếp tục chiến đấu. Phương quan sát mục tiêu, Đức dùng tay bóp
cò súng. Vừa lúc các đồng đội tới thì Phương trút hơi thở cuối cùng” (trang
244). Chuyện này chỉ có trong tưởng tượng. Nếu là một người từng lăn lộn
ngoài chiến trường, từng chứng kiến những cảnh thương vong ngoài trận mạc, sẽ
không có những tưởng tượng ngây ngô như vậy. Tâm lý của người bị gãy hai tay
sắp chết không thể nào có đủ tỉnh táo để quan sát, và người bị thương mù cả hai
mắt không thể có lòng dạ nào mà điều chỉnh họng súng bắn trúng nhiều mục tiêu
theo lời chỉ dẫn của người khác trong nhiều tiếng đồng hồ, nhất là các mục tiêu
đang di động và nhiều mục tiêu cùng xuất hiện một lúc. Ông Giáp hoàn toàn đi
trên mây trên gió, ông không thể là một nhà mưu lược quân sự.
Tướng Giáp kể về cái chết của chiến sĩ Phan Đình
Giót trong trận đánh đồn Him Lam (Béatric): “Tiểu đội trưởng Phan Đình
Giót mau lẹ trườn lên dưới làn đạn của địch, dùng tiểu liên bắn và ném
lựu đạn về phía lô cốt. Khi anh tới gần lô cốt thì đạn và lựu đạn đã
hết. Anh lao mình vào lỗ châu mai, làm ngừng tiếng súng địch trong giây
lát, tạo thời cơ cho bộ đội xung phong” ( trang 217). Dĩ nhiên là Tướng
Giáp không có mặt để chứng kiến pha đó, ông chỉ nghe và rồi kể lại theo tưởng
tượng của chính ông. Không ai có thể tin rằng trên đời lại có người hành
động điên rồ như lời kể của Tướng Giáp, người ta đành phải truy theo hồi ức của
Tướng Lê Trọng Tấn là người trực tiếp chỉ huy trận đánh đó. Tướng Tấn
cũng chỉ nghe kể lại chứ ông không mục kích. Ông kể: “Lúc này Giót đã bị
thương tới lần thứ ba. Lợi dụng lúc hỏa lực địch ngưng bắn trong vài giây, xung
kích của ta xông lên, thấy cả khuôn ngực của Phan Đình Giót áp vào lỗ châu mai
địch…”(Lê Trọng Tấn, Từ Đồng Quan đến Điện Biên, in lần 2, trang 309).
Như vậy, theo ông Tấn thì không có ai thấy hành động nhào
vào lỗ châu mai của Gióp, bạn đồng đội của anh chỉ chứng kiến anh nằm chết mà
ngực của anh nằm che luôn lỗ châu mai sau khi họ chứng kiến anh bị thương tới
lần thứ ba; mọi người suy đoán có lẽ lúc bị thương lần chót, biết không
thể nào thoát chết, anh lấy hết hơi tàn điều khiển cho thân mình ngã vào lỗ
châu mai. Như vậy thì mới có lý, và so lại với lời kể của Tướng Giáp thì
rõ ràng ông ta không có đầu óc thực tế một chút nào, ông ta tưởng tượng còn hơn
xi nê. Vui hơn nữa là Tướng Giáp lại có những tưởng tượng mà xi nê
cũng không chấp nhận nổi. Thí dụ như ông nói về cách các tài xế xe tải
tránh đạn của máy bay: “…xe ta thường bị máy bay địch phát hiện. Gặp
trường hợp này, phụ xe đứng bên ngoài, nhìn thấy máy bay địch lao xuống bắn thì
hét lái xe ngừng lại cho máy bay địch lỡ đà tuôn đạn về phía trước” (trang
331). Hàng trăm năm nay chưa có nhà đạo diễn phim nào cho diễn cảnh này
trên màn ảnh bởi vì trên thực tế không thể nào có chuyện như vậy được, cho dù
là thực tế đã được sắp xếp sẵn trong phim trường. Bởi vì khi máy bay xà
xuống bắn thì máy bay và xe cùng tiến trên một trục dọc, máy bay sẽ bay
từ phía sau xe rồi vượt qua khỏi xe; người phi công sẽ bấm cò súng cho
viên đạn đầu tiên ghim cách phía sau chiếc xe một khoảng cách thường là gấp 5
chiều dài của thân xe; loạt đạn sẽ cày một đường dài từ phía sau ra phía
trước cách khoảng 5 thân xe nữa mới ngưng.
Do đó khi người phi công đã bấm cò súng thì dầu chiếc xe
có chạy hay dừng vẫn nằm trong vệt dài của loạt đạn, không thể nào có chuyện hễ
thắng lại thì thoát. Nếu được như vậy thì người ta đã ghi vào binh thư
chống máy bay rồi, nhưng cho tới nay thì không có binh thư nào viết như vậy, kể
cả binh thư của quân đội CSVN. Còn nếu ngoài thực địa mà làm được như vậy
thì thiếu gì phim chiến đấu cho diễn cảnh đó bởi vì các pha né đạn máy bay
ngoạn mục như vậy sẽ rất ăn khách. Thế nhưng thiên tài quân
sự Võ Nguyên Giáp lại thản nhiên kể chuyện như thật, không phải ông kể như một
chuyện may mắn mà ông nói về một chiến thuật chống máy bay rất hữu hiệu.
Lại một pha tả cảnh các chiến sĩ đang gò lưng kéo
pháo lên đèo: “Bất thần xuất hiện những ánh chớp giật, tiếp theo là tiếng
nổ ầm ầm, mãnh đạn cháy bỏng chém gãy những cành cây, cắm vào vách núi.
Chính trị viên hô to: “Các đồng chí, quyết không rời pháo”. Các chiến sĩ gan dạ
bám chặt dây kéo, chân như đóng xuống đất, nghiến răng ghìm pháo. Bài
“Quốc tế ca” trầm hùng vang lên như tiếp thêm một sức mạnh nhiệm màu giúp họ
vượt qua giờ phút hiểm nghèo” (trang 112). Quả là phim trường cũng không
thể diễn lại được cảnh này vì nó phản tâm lý. Đang làm việc căng thẳng mà
bất thần cái chết ập đến thì không có một tập thể nào có thể tiếp tục thản
nhiên làm việc và cất lên bài Quốc tế ca với giọng trầm hùng! Nếu có bắt
buộc phải hát thì họ sẽ hát với giọng hoảng loạn chứ không thể nào lấy được
giọng trầm hùng. Họ còn phải lo giải quyết làm sao neo được khẩu pháo
đứng yên để chạy tìm chỗ nấp vì đạn pháo sẽ tiếp tục giáng xuống dài dài;
nhiều người may mắn thoát được loạt đạn đầu nhưng ai cũng lo là còn nhiều loạt
đạn kế tiếp sẽ tới. Vậy mà tướng Giáp lại tưởng tượng ra rằng lính của
ông có thể dễ dàng cất lên giọng trầm hùng giữa lúc lo chạy tìm chỗ nấp.
Quả là phim trường cũng chào thua bởi vì nếu có cố
diễn thì nét mặt các diễn viên sẽ rất sượng vì phản tâm lý. Vô tình tướng
Giáp để cho mọi người thấy rõ là ông cầm quân mà không hề biết được tâm lý của
người lính như thế nào hay ngay cả tâm lý của con người như thế nào. Điều
này chứng tỏ cái chức Đại tướng của ông chỉ là cái chức Tướng được phong giống
như người đời đã phong cho các tướng cướp. Tuy nhiên các tướng cướp cũng
còn xứng đáng vì chính họ tập họp được một đội quân dưới tay và chính họ tổ
chức đội ngũ cũng như tự họ đào tạo, huấn luyện quân sĩ. Họ cũng vào chết
ra sống với quân sĩ, họ biết tâm lý của những người dưới tay họ như thế nào.
Với những chuyện “trời ơi” như thế này thì người ta
cần phải xét lại về thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Xuất
thân con đường binh nghiệp của ông là một thầy giáo dạy môn lịch sử , người
thầy giáo dạy sử luôn luôn dùng trí tưởng tượng để chế biến thêm các chi tiết
của lịch sử để gây hấp dẫn cho học sinh đang thích thú theo dõi. Chính
điều này đã làm cho Tướng Giáp bị bệnh méo mó nghề nghiệp khi ông làm Tư lệnh
quân đội CSVN. Ông đã ra lệnh soạn những bài học huấn luyện cho binh sĩ
mà kết quả chỉ đưa tới chết uổng mạng. Do đó ông mang tiếng là một
ông tướng thí quân bởi vì quân của ông chết oan uổng quá nhiều. Võ Nguyên
Giáp luôn luôn ca bài “Đường vinh quang xây xác quân thù” nhưng nhìn lại con
đường vinh quang của ông thì toàn là xác quân lính của ông. Đau lòng ở
chỗ là quân của ông toàn là thanh niên ưu tú của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay gom lại các truyền thuyết về ông Võ Nguyên Giáp qua các bài tùy bút
của các học sinh của ông, hay các bài tùy bút của các nhân viên dưới quyền ông,
và hồi ức của các bạn bè cùng trang lứa của Võ Nguyên Giáp, thì ông đã được dư
luận Hà Nội ghi nhận về trí nhớ rất đặc biệt của ông với các trận đánh của
Napoleon. Ông có thể bàn luận thao thao bất tuyệt trong nhiều tiếng
đồng hồ về các trận đánh và đưa ra các con số dẫn chứng mà không cần nhìn vào
tài liệu. Còn về danh hiệu “Thiên tài Quân sự” là do ông Phạm Văn Đồng và
ông Trần Huy Liệu tung ra vào năm 1946 để hợp thức hóa ngôi vị “Chủ tịch Ủy ban
Kháng chiến” trong chính phủ Việt Minh. Chức vụ này tương đương như Tổng
tư lệnh Quân đội. Danh hiệu “Thiên tài quân sự” nhằm giải thích vì sao
Chính phủ lại chọn ông Giáp vào vị trí chỉ huy quân đội trong khi ông không qua
một trường lớp quân sự nào. Thay vì nói ông Giáp tốt nghiệp trường võ bị
này, trường quân sự kia; thì người ta đành nói ông có “thiên tài quân sự
bẩm sinh” mà nhân dân Hà Nội đã từng biết tiếng.
Tuy nhiên những bài viết nói về thiên tài của Tướng Giáp với các trận đánh của
Napoléon lại vô tình điềm chỉ ông ta là tác giả của lệnh
“Tiêu thổ kháng chiến” vào năm 1946, bởi vì tiêu thổ kháng chiến là một chiến
thuật mà nhân dân Nga dùng để đánh bại đoàn quân bách chiến bách thắng của
Napoléon. Lệnh tiêu thổ kháng chiến kêu gọi hễ quân địch tới đâu thì dân
chúng hãy đốt hết nhà cửa làng mạc rồi rút lên rừng để địch không có gì ăn,
không có chỗ trú ngụ thì chúng sẽ bỏ đi. Kết quả của lệnh này là thành
phố Tuy Hòa biến thành tro bụi, thành phố Vinh chỉ còn viên gạch này chồng lên
viên gạch kia, các cung điện tại thành phố Huế bị đốt và thành phố Hà Đông trở
thành một đống đổ nát hoang tàn.
Ngày nay đọc lại các hồi ký, bút ký về thời kỳ đó người
đời sau cứ tưởng là chuyện bịa đặt nhưng may nhờ cuốn sách Vừa Đi Đường Vừa Kể
Chuyện của ông Hồ Chí Minh mà người ta mới có hân hạnh được biết rằng chuyện đó
có thật. Nếu đem chiến thuật tiêu thổ của dân Nga mà áp dụng trên địa
hình Việt Nam thì vô cùng khôi hài. Quân Pháp được nuôi ăn bằng vựa lúa Miền
Nam và vựa lúa Căm Bốt thì biết bao giờ họ mới ăn hết gạo. Còn nhà ở thì
ngay giữa rừng núi Điện Biên Phủ và trong hầm hố họ vẫn ở được thì cần gì phải
có nhà. Mặc dầu ông Nguyễn Tất Thành ký lệnh tiêu thổ và ông ta có giải
thích trong tự truyện của ông ta nhưng cho tới nay dư luận vẫn không rõ ai là
tác giả thực sự của lệnh đó. Tuy nhiên nếu quả thực ông Hồ Chí Minh là
tác giả thì ông Giáp cũng phải là đồng tác giả, bởi vì nếu không thì ông ta đã
nhân danh Tư lệnh quân đội mà ngăn cản lệnh đó rồi, đằng này dân quân du kích trên
toàn quốc lại tự đốt nhà theo lệnh tiêu thổ của Chủ tịch Ủy Ban kháng chiến Võ
Nguyên Giáp. Cho nên nếu quy cho ông Giáp là tác giả của lệnh tiêu thổ
thì chắc chắn không oan.
Sau trận Điện Biên Phủ thì toàn thế giới nổi lên dư
luận ca tụng thiên tài quân sự của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng những
lời ca tụng lại xuất phát từ báo chí Pháp (sic) mặc dầu đối thủ của Tướng Giáp
là Tướng Salan viết hồi ký cho rằng Tướng Giáp gặp may chứ không có tài.
Không ai chịu nghe tướng Salan, họ cho rằng chính Salan đã gặp may thắng Võ
Nguyên Giáp trong các trận đánh lớn và hên cho ông là không đụng với Võ Nguyên
Giáp trong trận Điện Biên Phủ. Rồi các sử gia thế giới căn cứ vào đánh
giá của báo chí Pháp mà ca tụng Võ Nguyên Giáp.
Nhưng các sử gia quên rằng báo chí Pháp bơm ông Giáp lên
là để cho cái thua của họ đỡ nhục; họ có khuynh hướng cho rằng quân Pháp thua
là tại “Trời” cho Việt Minh một thiên tài quân sự bẩm sinh. Họ lại còn
phỏng đoán rằng ông Giáp từng tốt nghiệp trường võ bị Hoàng Phố mà quên rằng
trường Hoàng Phố bị giải tán từ năm 1937, lúc đó Võ Nguyên Giáp còn đang dạy
học tại Hà Nội. Cũng có người phỏng đoán Võ Nguyên Giáp tốt nghiệp trường võ bị
Côn Minh nhưng hồi ký Võ Nguyên Giáp cho biết năm 1938 ông sang Tàu tính theo
học trường Côn Minh thì trường này đã đóng cửa do chiến tranh với Nhật.
Đặc biệt hồi ký của Võ Nguyên Giáp có cho biết vào tháng 8 năm 1940 Hồ Chí Minh
sắp xếp cho ông vào học tại trường Quân chính Diên An của Mao Trạch Đông nhưng
cũng không nói thêm là ông có theo học hay không. Tuy nhiên hồi ký của Hoàng
Văn Hoan, Vũ Anh, Lê Tùng Sơn, Đặng Văn Cáp cho thấy chuyện dự tính cho ông
Giáp và ông Đồng theo học trường quân chính vào tháng 10 năm 1940 đã bị hủy
bỏ. Rốt cục thì ông Giáp chỉ có qua một lớp huấn luyện 6 ngày của cơ quan
OSS Hoa Kỳ dành cho các du kích quân ở Tân Trào.
( Hết trích )
Trích sách Chuyện Nước Non Đau Lòng Tới Ngàn Năm, Quyển
thượng, từ trang 578 đến trang 583 :
Kẻ phản bội quân đội của mình
Năm 1951, sau đại hội thành lập Đảng Lao Động, tức
là đại hội toàn quốc lần 2, cố vấn La Quý Ba thay đổi vị trí trong nhóm lãnh
đạo Việt Minh, từ Hồ Chí Minh tới Võ Nguyên Giáp hay tư lệnh Đại đoàn như
Vương Thừa Vũ, Cao Văn Khánh; Trung đoàn trưởng như Nguyễn Hữu An, Đặng
Vũ Hiệp, Lê Trọng Nghĩa v.v…Và ngay tới tận cùng của quân đội là cấp chiến sĩ
cũng rơi vào một cuộc đổi mới, tổng sắp xếp theo thứ tự mới; mà thứ tự
mới này do cán bộ Trung Quốc đặt ra.
Vì cần dành các vị trí chỉ huy cho cán bộ Cọng sản cho
nên người ta tìm cách buộc những người đang chỉ huy trong quân đội Việt Minh
nhưng không phải là đảng viên CS phải rời bỏ chức vụ. Tuy nhiên người ta
không thể nói rõ là cần những vị trí đó cho người của Đảng cho nên người ta
phải tìm cách gièm pha, gieo tiếng xấu cho những vị chỉ huy rồi mới lấy cớ đó
mà cách chức chứ thực ra những người này không có lỗi gì cả.
Một cách thức phổ biến nhất là trong các buổi học
tập chỉnh huấn các tay đảng viên hè nhau “đấu tố” đối tượng đủ mọi thứ tội, kể
cả tội trên trời dưới đất, rồi buộc những người này phải đứng lên nhận lỗi, không
nhận lỗi thì họ tiếp tục “đấu” cho đến khi nhận. Nhận rồi thì đối tượng
phải tự đề ra mức kỷ luật cho chính mình; hoặc là tự nguyện từ chức hoặc
là “xin để tập thể quyết định”; nhưng hễ tập thể quyết định thì y như
rằng tập thể sẽ biểu quyết yêu cầu từ chức.
Hồi ký của Võ Nguyên Giáp cho thấy thành phần bị
loại khỏi các chức vị chỉ huy là cả một thế hệ nhân tài của dân tộc Việt
Nam: “Anh Thanh (Nguyễn Chí Thanh) cho rằng phần lớn cán bộ sơ cấp, trung
cấp của ta (tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và đại đội trưởng, tiểu đoàn
trưởng) xuất thân từ tầng lớp Tiểu tư sản học sinh, chỉ mới giác ngộ về dân
tộc, còn ít giác ngộ giai cấp nên thiếu kiên định. Trọng tâm đợt chỉnh
huấn này, nên nhằm vào cán bộ” (Đường tới Điện Biên, in lần 2, trang 210). Tất
cả các cán bộ chỉ huy cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn là những người xuất sắc
nhờ có kiến thức. Những người này được tinh lựa trong hàng ngũ binh sĩ mà
lên; vị trí chỉ huy của họ do được mọi người trong đơn vị tin tưởng mà đề
cử ra. Nhưng một điều trớ trêu là họ xuất sắc nhờ họ có học, nhưng sự có
học của họ lại do vì xuất thân là con nhà tiểu tư sản. Mà theo chỉ đạo
của Nguyễn Chí Thanh thì từ nay họ bị loại khỏi địa vị chỉ huy, thay vào đó là
những anh Chí Phèo xuất thân bần cố nông thất học. Dĩ nhiên việc này đưa
tới tình trạng binh sĩ coi thường những người chỉ huy xuất thân là Chí Phèo.
Hồi ký của Võ Nguyên Giáp cũng đã thú nhận thảm
trạng do chỉnh huấn gây ra vào mùa hè năm 1951: “Có điều nên nói là trong
chỉnh huấn chúng ta đã tiếp nhận từ những cố vấn về giáo dục chính trị một cách
làm khác: coi kiểm điểm tư tưởng là một cuộc đấu tranh không khoan
nhượng với mọi sai lầm… Những buổi kiểm điểm thường diễn ra căng thẳng với
những lời phê phán “đao to búa lớn” nhiều khi gò ép. Có người sợ bị coi là
thiếu thành khẩn đã tự nhận những tội lỗi mà mình không hề mắc… Ở Đại đoàn X,
một cán bộ tiểu đoàn rất anh dũng trong chiến đấu, tự nhận mình là gián điệp
của địch! Khi bị tra hỏi, anh ta khai ra hàng loạt sự việc có liên quan
đến những cán bộ khác. Tổ chức mất rất nhiều thời giờ mới xác định được
những điều anh “phản tỉnh” đều là do óc tưởng tượng…” (Đường tới Điện Biên Phủ,
in lần 2, trang 212).
Và Nguyễn Văn Trấn, cựu Phó bí thư xứ ủy Nam Bộ,
đã giới thiệu một điển hình về cách thức triệt hạ những vị chỉ huy không phải
là giai cấp công nông trong dịp chỉnh Đảng chỉnh quân : “Tôi phải nói
tiếp theo một tội các anh giết người đồng chí. Đồng chí ấy tên là Nguyễn
Văn Soạn, đương bí thơ liên chi tứ xã Lâm Thao. Bị quy đủ ba tội để bị tử
hình. Tội đầu: phản động chui vào hàng ngũ Đảng. Tội kế: địch cài
để làm chiến tranh tâm lý. Tội ba: địa chủ bóc lột, cho dân mướn
đất để cho dân cám ơn địa chủ nuôi mình.
Anh bị tra tấn gì anh cũng không nhận mình có tội…” (
Nguyễn Văn Trấn, Nói với mẹ và Quốc hội, trang 269).
Tội thứ nhất là “chui vào hàng ngũ đảng”, tội này
thì đảng viên nào cũng có; còn tội phản động là do Đảng suy ra từ giai
cấp địa chủ; đã là giai cấp địa chủ thì phải thù Đảng chứ sao lại theo
Đảng, vậy chỉ có nước theo để âm thầm phá hoại Đảng. Tội thứ hai là do suy ra
từ tội thứ nhất, anh đã âm thầm chui vào để phá hoại đảng thì tất nhiên anh
phải có hành động phá hoại, nhưng tôi chưa bắt được hành động cụ thể nào, vậy
thì tất nhiên anh phá hoại bằng cách mật đàm rỉ tai tuyên truyền nói xấu đảng,
chứ không lý anh chui vào đảng để không làm gì cả? Tội thứ ba là tội bóc
lột, hễ là địa chủ là phải bóc lột, không bóc lột thì làm sao anh thành địa chủ
được? Đảng viên Nguyễn Văn Soạn bị giết chỉ vì có tội xuất thân từ gia
đình địa chủ và người ta không muốn thấy trong Đảng có thành phần địa chủ cho
nên Soạn bị quy cho cái tội phá hoại Đảng và tội này phải chết. Tất cả
mọi thứ đều rập y khuôn tổ chức của Mao Trạch Đông và học y khuôn tư tưởng của
Mao Trạch Đông.
Trong cuộc chỉnh huấn này có Trung đoàn trưởng
Trung đoàn 42 biệt lập là Trần Văn Xướng đã bị thanh toán vì bị tình nghi làm
điệp viên cho Pháp, mặc dầu Trung đoàn 42 được các sĩ quan Pháp đặt tên là
“Trung đoàn ma”, bởi vì Trung đoàn này hoạt động rất mạnh tại vùng Hưng Yên,
Ninh Bình nhưng không bao giờ đại quân Pháp được hân hạnh chạm súng, Trung đoàn
42 thoát các cuộc bao vây của đại quân Pháp rất dễ dàng, và sau đó nhanh chóng
tập trung tấn công các đồn nhỏ ngay sau khi đại quân Pháp vừa rút đi.
Nguyên do Trần Văn Xướng bị kết tội là điệp viên cho Pháp là vì trong cuộc kiểm
thảo ông đã thành thực khai rằng ông xuất thân là một sĩ quan của Pháp, năm
1945 khi quân Pháp bị quân Nhật tấn công thì Thiếu úy Trần Văn Xướng cùng với
Thiếu úy Trần Văn
Đôn theo toán quân Pháp chạy tới biên giới Việt
Hoa. Tại đây chỉ huy trưởng của đoàn quân Pháp là Đại tá Carbonel chỉ thị
cho Xướng và Đôn trở lại Việt Nam để làm công tác tình báo cho toán quân Pháp
kháng Nhật tại Trung Hoa. Tuy nhiên sau đó cả hai ông đều chấm dứt làm việc cho
quân đội Pháp và trở về quê.
Ông Đôn về Sài Gòn sau đó xin tham gia quân đội
Việt Minh nhưng không được. Còn ông Xướng về lãnh đạo cướp chính quyền tại Hưng
Yên, lấy được một số súng của quân đội chính phủ Trần Trọng Kim và một số súng
Pháp do quân Nhật cất giữ trong các kho của quân đội Nhật. Nhờ số súng
này mà thành lập được Trung đoàn 42 của Việt Minh. Năm 1951 Nguyễn Chí
Thanh nhận được bản kiểm thảo của Trần Văn Xướng nói rõ ông xuất thân là một sĩ
quan của quân đội Pháp và lúc quân Pháp chạy sang Trung Hoa thì ông nhận được
chỉ thị ở lại để hoạt động tình báo cho quân đội Pháp (Tức là làm tình báo
chống lại Nhật chứ không phải làm tình báo chống Việt Minh vì thời đó chưa có
Việt Minh ).
Bản tự kiểm thảo của Trần Văn Xướng trùng hợp với một số
kiểm thảo khác cũng xác nhận là được Pháp gài vào tổ chức Việt Minh để làm gián
điệp. Thế là Trần Văn Xướng cùng với hàng loạt cán bộ chỉ huy cấp trung
đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng bị giết hại. Sau này hồi ký của Võ Nguyên
Giáp xác nhận là tất cả bị giết oan do một ông tiểu đoàn trưởng bị sức ép tâm
lý quá nặng nên bị bệnh tâm thần khai tầm bậy. Tuy nhiên không có gì chắc chắn
là Võ Nguyên Giáp nói thật, bởi vì có thể đó chỉ là cái cớ để thanh toán các
cấp chỉ huy xuất thân từ các trường võ bị của quân đội Pháp, xong rồi đổ lỗi
cho một người bị bệnh tâm thần (sic).
Riêng ông Trần Văn Xướng đã xuất hiện trong hồi ký
của Tướng Trần Văn Đôn: “Năm 1944 tình hình càng khẩn trương, tôi bị đưa
ra thụ huấn khóa sĩ quan hiện dịch tại Tong, gần Sơn Tây. Trường này mới thành
lập được hai khóa. Khóa sinh viên sĩ quan thứ hai của tôi chỉ có 10 sĩ
quan khóa sinh, trong đó có hai sinh viên gốc Việt Nam là tôi và Trần Văn
Xướng…Mỗi buổi chiều, sau khi tập cưỡi ngựa bắn súng, các khóa sinh ra sân tập
thể dục, đến 6 giờ làm lễ xuống cờ, toàn thể khóa sinh và huấn luyện viên đứng
thẳng tại chỗ nghiêm chỉnh chào lá cờ tam sắc từ từ kéo xuống. Một
hôm khi tiếng kèn chấm dứt, cờ được tháo khỏi giây, tôi quay nhìn lại thấy hai
hàng nước mắt của Xướng lăn trên má vội hỏi nguyên do. Anh Xướng trả lời
vắn tắt nhưng rất ý nghĩa: Anh Đôn ơi!
Ngày nào lá cờ mình chào mỗi ngày kia là cờ của nước Việt
Nam mình!
Nghe Xướng nói, tình quốc gia dân tộc sống dậy
trong tâm hồn tôi. Phải! Mình là người Việt Nam, sao hằng ngày phải
chào cờ Pháp. Tôi nhớ tới những kỷ niệm về rừng người tràn ngập bến tàu
gần hai mươi năm về trước trong buổi đón rước nhà ái quốc Bùi Quang
Chiêu. Tôi nhớ tới đoàn người dài dằng dặc trong buổi đám tang nhà cách
mạng Phan Châu Trinh. Bao nhiêu người đã tranh đấu mà giờ này nước Việt
Nam cũng chưa có được một lá cờ! Chưa có lá cờ có nghĩa như nước Việt Nam
chưa được hiện diện trên thế giới này. Tôi đau xót, tôi xúc động.
Tôi thầm cám ơn người bạn đã gảy sợi tơ lòng yêu nước trong tôi. Hôm ấy
chúng tôi hứa với nhau sẽ góp phần tranh đấu cho đất nước để ngày mai mình được
hãnh diện đứng dưới bóng cờ của chính quốc gia mình.
Năm 1946 tôi nghe tin Xướng gia nhập bộ đội Việt Minh
chiến đấu chống Pháp tại Hưng Yên, nơi quê hương của anh ta. Pháp khen
khả năng điều binh của Xướng. Tôi và Xướng lúc đó mỗi người đã tự chọn
lựa con đường tranh đấu cho quê hương theo quan niệm của mình. Người bạn
hôm nào đã trở thành hai kẻ đối nghịch đứng ở hai chiến tuyến tuy lòng tôi vẫn
quý trọng anh” (Việt Nam nhân chứng, trang 27). Vì quý trọng Trần Văn Xướng mà
Trần Văn Đôn quý trọng luôn Việt Minh và CSVN. Nhưng ông không hề ngờ là
cuối cùng Trần Văn Xướng vẫn bị giết hại bởi CSVN, tức là hai ông vẫn cùng một
chiến tuyến. Chỉ tiếc là khi Trần Văn Xướng được trả trở về vị trí một người
yêu nước không Cọng sản thì cũng là lúc ông phải chết.
Năm 1953, ngày 2-3-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra một sắc
lệnh quy định các thành phần giai cấp ở nông thôn trong vùng Việt Minh chiếm
đóng, gồm có 5 thành phần là địa chủ, phú nông, trung nông, bần nông và cố nông.
Thực ra sắc lệnh này chỉ thi hành tại vùng Trung Du, tức là chiến khu Việt
Bắc; Liên khu 4 gồm các tỉnh Thanh Hóa Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình; và Liên khu 5 gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Còn trên
toàn quốc là vùng do chính phủ Bảo Đại kiểm soát cho nên sắc lệnh này không có
hiệu dụng. Riêng vùng Việt Bắc lại toàn là đất của các dân tộc Miền Núi
cho nên không thể áp dụng sắc luật này, ngoại trừ tỉnh Thái Nguyên.
Hoàng Tùng đã kể lại : “…Bác chuẩn bị cho hội nghị
cán bộ vào đầu năm 1953, quyết định cải cách ruộng đất. Trung Quốc cử đoàn cố
vấn sang, bao gồm cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền.
Đoàn cố vấn cải cách ruộng đất do Kiều Hiếu Quang làm trưởng đoàn. Kiều
là phó bí thư tỉnh Quảng Tây. Họ muốn qua cải cách ruộng đất để chỉnh đốn
lại Đảng ta. Thời gian lúc tiến hành cải cách đến lúc dừng là 3 năm. Khi
đó tôi thường được dự họp Bộ Chính Trị do đó cũng biết một số việc…”.
Cuộc
thảm sát mấy ngàn sĩ quan chỉ huy
Việc trước tiên của Kiều Hiểu Quang là thanh lọc lại toàn
bộ các sĩ quan chỉ huy trong quân đội và các cán bộ quan trọng trong Đảng
CSVN. Sau đó thay thế bằng những người do các cố vấn lựa chọn. Tiêu
chuẩn để được chọn làm chỉ huy phải là những người có xuất thân là giai cấp vô
sản; tức là công nhân, bần nông và cố nông; nghĩa là những người
thất học, ai bảo sao thì nghe vậy.
Trên danh nghĩa, Kiều Hiểu Quang tuyên bố là tổ
chức laị đội ngũ theo học thuyết Mác-Lê, đưa giai cấp vô sản lên lãnh đạo “cách
mạng”; nhưng trên thực tế là triệt hết những cán bộ xuất sắc có từ trước
đến nay để thay bằng những người “thân Trung Quốc” mà các cố vấn đã nhắm
truớc. Dĩ nhiên là các cố vấn nhắm tới thành phần thất học, có hành vi bợ
đỡ, tỏ ra tuyệt đối tôn thờ Mao Chủ tịch vĩ đại. Cuối cùng đưa tới kết quả
là những ngời có tài, có nhiệt tâm với đất nước, bị thay thế bằng những người
có điểm với các cố vấn; nhưng những người có điểm với các cố vấn lại là
những người bất tài và không có tư cách.
Hoàng Tùng kể lại: “Thuyết của họ là không
dựa vào tổ chức cũ, mà tổ chức lại một số tổ chức khác của Đảng, họ phủ nhận
hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo cách mạng
tháng 8 thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm
1953. Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử”!
Dĩ nhiên là Kiều Hiểu Quang không trực tiếp nhúng
tay vào việc giết người, ông chỉ ép buộc Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp
phải thanh toán hết những người có tài bởi vì để họ ở lại thì có thê họ sẽ âm
thầm tổ chức quật ngược lại thế cờ hoặc ngấm ngầm tuyên truyền chống lại trong
đảng hay trong quân đội. Những người bị giết thường bị gán cho cái tội là
có lý lịch liên quan tới Quốc Dân Đảng và xuất thân là thành phần “trí, phú,
địa, hào”. Hầu hết những người bị giết đều được hỏi hai câu hỏi trước khi
bị hành hình : “Anh thuộc giai cấp kẻ thù của giai cấp vô sản, vậy thì anh vào
Đảng của những người vô sản để làm gì? Rồi lại tìm cách leo cao, luồn sâu
trong Đảng để âm mưu gì?”. Trong quân đội, ngoại trừ Tướng Võ Nguyên
Giáp, các tướng có công khác như Lê
Tùng Sơn, Đặng Văn Cáp, Bùi Ngọc Thành, Vương Thừa Vũ,
Cao Hồng Lãnh, Bùi Đức Minh, Trần Quốc Kính, Nguyễn Hữu An, Đặng Vũ Hiệp, Lê
Trọng Nghĩa, Lê Liêm…đều bị vô hiệu hóa và bị tước hết quyền lực.
Cũng còn may là họ không bị thanh toán như các sĩ quan cấp dưới. Nhờ ở
chỗ họ không chủ tâm xin vào Đảng vì lập trường giai cấp, tất cả đều cho
biết họ tham gia mặt trận Việt Minh vì yêu nước, sau đó Đảng thấy họ có
khả năng mới kết nạp họ chứ họ không thiết tha xin vào. Do đó nếu đúng
theo nguyên tắc tổ chức của Lenin thì những người kết nạp họ đã phạm sai lầm
chứ không phải họ cố tâm vào Đảng để phá hoại.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mới có
chuyện giết oan hàng loạt những người tài có công với mình, họ không có tội gì
hết nhưng phải giết họ chỉ vì ông chủ mới không muốn thấy họ trong bộ máy quyền
lực của CSVN. Cũng có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử thế giới mới có
chuyện giết mấy ngàn vị sĩ quan chỉ huy của mình mà không biết họ có tội
gì. Trên thế giới cũng có những vụ thanh toán các cấp chỉ huy nhưng đều
xảy ra khi có bằng chứng họ tạo phản hoặc nghi ngờ họ có thể tạo phản.
Nhưng đằng này độc đáo là ở chỗ biết họ rất trung thành, rất có công với mình
và đang miệt mài chiến đấu vì mình.
Hoàng Tùng có vẻ thản nhiên khi thú nhận là CSVN đã
giết oan hằng mấy ngàn vị chỉ huy trong Đảng cũng như trong Quân đội CSVN, ông
coi như là chuyện giết gà giết chó. Nhưng cho dầu là đối với loài thú,
loài người cũng không chấp nhận chuyện vô cớ giết oan những con thú trung thành,
đang hết lòng phục vụ cho mình.
Hoàng Tùng cố ý đổ hết trách nhiệm vụ thảm sát này
cho Trung Quốc, và có vẻ như ông là người đầu tiên công bố bí mật đau xót
này. Tuy nhiên trước đó 5 năm, vào thời Nguyễn Văn Linh cho phép nói
thẳng nói thật, thì Đại tá Thanh Tịnh và Đại tá Phạm Quế Dương đã nói xa nói
gần, đòi đưa vụ án ra trước công lý. Cả hai vị đại tá đều nêu đích danh
người phải chịu trách nhiệm là Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp. Vụ án
này là một chứng minh cho thấy cả một thế hệ nhân tài cuối cùng của cuộc “Cách
mạng Mùa Thu” đã bị tiêu diệt. Còn lại rặt một đám vô sản lưu manh chạy theo bợ
đỡ cán bộ Trung Quốc để được tiến thân trong ĐCSVN.
Lúc Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp quyết định giết mấy ngàn sĩ quan chỉ huy
trong quân đội thì các ông thừa biết rằng họ bị oan, bởi vì chính các ông cũng
có xuất thân y hệt như họ.
( Hết trích )
Trích sách Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam, Bùi Anh Trinh, chưa
xuất bản, đã đăng trên Nhật báo Sài Gòn Nhỏ từ 2011 đến 2012:
Quả báo trước mắt
Năm 1960, ngày 5-9, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 chính
thức bầu Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất do vì ở Liên Xô cũng không có chức vụ Tổng
bí thư, Krushcheve cũng chỉ là Bí thư thứ nhất của Liên Xô. Đặc biệt kỳ
này sửa đổi điều lệ Đảng, đặt ra chức Chủ tịch Đảng dành cho ông Hồ Chí Minh
nhưng không có điều lệ nào quy định nhiệm vụ của Chủ tịch Đảng. Ngoài ra
quy định Ban chấp hành Trung ương gồm có 47 người, nhưng thành phần dự khuyết
lên tới 31 người. Nghĩa là sẽ có vô số ông mất chức không biết lúc nào (
Phạm Đình Nhân, Những Sự Kiện Lịch Sử Việt Nam, Trung tâm UNESCO Hà Nội,
trang
583 ).
Đại hội cũng quyết định Đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ
chức Phó thủ tướng kiêm Tổng tham mưu trưởng Quân đội, xuống giữ chức Chủ nhiệm
Ủy ban Khoa học Nhà nước, Tướng Chu Văn Tấn thay Võ Nguyên Giáp giữ chức Tổng
tham mưu trưởng. Thực ra việc ngưng chức đã xảy ra trước đại hội 2 tháng.
Năm 1960, ngày 28-12, họp Đại hội lần thứ 2 Trung ương
Đảng CSVN để nghe tường trình của phái đoàn tham dự Hội nghị tại Liên Xô.
Đại hội biểu quyết không ngã theo chủ trương sống chung hòa bình của
Krushcheve.
Ngoài ra quyết định Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ra
khỏi Quân đội, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Phát triển nông nghiệp;
Đại tướng Văn Tiến Dũng thay Nguyễn Chí Thanh giữ chức Tổng Bí thư Quân ủy và
Trung tướng Song Hào thay Nguyễn Chí Thanh giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính
trị.
Tại sao hai đại tướng bị hạ thấp quyền lực ?
: Sở dĩ hai ông Đại tướng bị hạ thấp quyền lực vì Lê Duẫn và Lê Đức Thọ
liên kết với Trường Chinh, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt quyết định lấy lại
quyền lực về cho ĐCSVN. Sau vụ cải cách ruộng đất 1956 thì mọi quyền lực
tập trung trong tay ông Hồ Chí Minh với cánh “Độc lập Đồng minh Hội” là Phạm
Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Lương Bằng, Lê Quảng
Ba, Hoàng Sâm, Phùng Thế Tài …
Ông Lê Duẩn hạ đựơc ông Hồ Chí Minh dễ dàng vì trong thời
gian làm việc chung với Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai ông
Duẩn biết được HCM đã từng bán các đồng chí của mình và bị CSQT kỷ luật.
Tuy nhiên trước khi hạ ông HCM thì các ông cần phải tỉa bớt quyền lực của hai
ông đại tướng thân tín của HCM đang nắm giữ quân đội. Võ Nguyên Giáp là
đệ tử của ông HCM từ thời thành lập Việt Minh Hội, còn Nguyễn Chí Thanh thì sau
vụ Cải cách ruộng đất thấy Trường Chinh và ĐCSVN đã mất hết quyền lực bèn ngã
theo phe của ông HCM, thậm chí có tin ông HCM nhận Nguyễn Chí Thanh làm con
nuôi.
Kể từ ngày La Quý Ba phát động chiến dịch chỉnh quân năm
1951, Võ Nguyên Giáp biết rằng dưới con mắt các cố vấn thì ông là một người
không được tín nhiệm. Nhưng rồi ông đã phạm một lỗi lầm nghiêm trọng
trong sự nghiệp chính trị của ông. Đó là trong bản tự khai lý lịch ông đã
cố tình khai man về nguyên do ông bị ở tù năm 1930. Thực ra năm đó Võ
Nguyên Giáp bị tù do ông tổ chức biểu tình phản đối xử án Nguyễn Thái Học nhưng
ông biết các cố vấn Trung Quốc căm ghét thậm tệ Quốc Dân Đảng, cho nên ông ghi
trong bản tự khai lý lịch rằng ông bị tù vì tội biểu tình ủng hộ Xô Viết Nghệ
Tĩnh.
Vì vậy Lê Đức Thọ trưng ra bằng chứng Võ
Nguyên Giáp man khai lý lịch. Còn Nguyễn Chí Thanh xuất thân con nhà quan
lại tư sản, học trường Tây mà lại khai lý lịch là thành phần cố nông, đi cày
thuê, bắt đầu học chữ trong tù. Vậy thì rõ ràng hai ông thuộc giai cấp tư sản
phản động, làm đơn vào Đảng chỉ để kiếm chác quyền lực chứ không phải là để hy
sinh cho giai cấp vô sản. Điều này hoàn toàn trái với nguyên tắc tổ chức
do Lenin đặt ra.
Trong mỗi tổ chức Cọng sản, người ta phải kiểm tra
kỹ nhân thân và lập trường của đối tượng trước khi anh ta được kết nạp.
Bắt buộc anh ta phải trải qua một thời gian thử thách lâu dài để biết chắc rằng
anh ta vào Đảng chỉ vì nhiệt tâm muốn hy sinh tranh đấu cho quyền lợi của giai
cấp vô sản. Không hề có chuyện gia nhập tổ chức Cọng sản để kiếm
chác. Kẻ nào muốn kiếm chác trong ĐCS thì đồng nghĩa với phá hoại
Đảng. Còn những kẻ khai gian lý lịch để vào Đảng thì rõ ràng là muốn luồn vào
Đảng để phá hoại. Nếu phát hiện ra tình trạng khai gian thì ngay đến những
người giới thiệu hay kết nạp anh ta vào Đảng cũng phải chịu kỷ luật. Do
đó nếu áp dụng triệt để nguyên tắc tổ chức của Leninist thì lẽ ra cả hai ông
tướng đều bị thanh trừng.
Cũng với nguyên tắc này mà năm 1953 hai ông tướng đã dùng để giết mấy
ngàn vị chỉ huy xuất sắc trong quân đội. Tất cả bị quy cho tội âm mưu leo
cao luồn sâu trong Đảng để phá hoại. Vì vậy nên giờ đây cả 2 ông tướng
đều không dám hó hé; người ta chỉ cần dọa đưa nội vụ ra trước công luận
thì 2 ông thân bại danh liệt ngay.
Sau này hồi ký của Vũ Thư Hiên cho rằng Tướng Giáp
bị hạ tầng công tác là do năm 1954 người ta phát hiện một lá đơn của ông gửi
Toàn quyền Pháp để xin được đi du học, lời lẽ trong thư rất tệ mạt. Còn
Tướng Nguyễn Chí Thanh thì bị ông Đặng Xuân Thiều tố cáo là thời 1941 Thanh đã
phản bội tổ chức, khai báo cho thực dân bắt các đồng chí. Ngoài ra hồi ký
Mặt Thật của ông Bùi Tín cũng cho biết năm 1975 người ta tìm được bằng chứng
phản bội của Tướng Thanh trong hồ sơ lưu trữ của Chính quyền Sài Gòn. Cho
tới nay chưa có một thông tin nào khác để có thể kiểm chứng nguồn tin của ông
Vũ Thư Hiên cũng như của ông Bùi Tín.
Ngoài Vũ Thư Hiên và Bùi Tín còn có Trần Quỳnh, ông Quỳnh
cho rằng chính Trường Chinh tố cáo rằng có lần ông ta đến chơi nhà ông Đặng
Thái Mai thấy ông Mai đang xem một bức thư của chánh mật thám Pháp Martini với
hàng chữ đầu là : “Các con Mai và Giáp thân mến”. Nhưng khi ông Trần
Quỳnh viết lên chi tiết này thì ông Trường Chinh đã qua đời cho nên khó biết
ông Chinh có nói hay không. Vả lại tình tiết có vẻ phi lí cho nên dẫu cho
ông Chinh có nói thì cũng không thể tin được.
Riêng Nguyễn Chí Thanh thì do đã đánh lừa được các ông
Trung ương Đảng từ trên xuống dưới cho nên các ông mới tức mình giao cho Thanh
phụ trách phát triển nông nghiệp cho đáng cái tội giả dạng nông dân của ông
ta. Quả nhiên khi Thanh giữ nhiệm vụ này thì chẳng có thành tích nào đáng
kể về mặt tổ chức sản xuất nông nghiệp, chứng tỏ ông không thiết tha gì đến
nghề nông. Ngày nay chỉ còn lại một kỷ niệm là bài thơ của nhà thơ Bút
Tre: “Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh. Anh về phân bắc, phân xanh đầy
đồng”. Có lẽ vì quá chán nghề nông cho nên năm 1964 Thanh tình
nguyện vào Nam chiến đấu để có thể trở lại vị trí chỉ huy quân đội.
Sở dĩ Nguyễn Chí Thanh bị phát hiện khai man lý lịch là
do sau hiệp định Geneve Tôn Quang Phiệt và Tố Hữu từ Thừa Thiên tập kết
ra Bắc và làm việc tại Hà Nội. Đến năm 1957 Lê Duẫn từ Miền Nam ra thì
Tôn Quang Phiệt gặp lại đệ tử của mình ( Phiệt kết nạp Duẩn vào Đảng Tân Việt
năm 1928. Và cả hai cùng gia nhập ĐCSĐD năm 1938 do Hà Huy Tập và Trần
Ngọc Danh kết nạp ). Còn Tố Hữu thì gặp lại sư phụ của mình ( Tố Hữu tên
thật là Nguyễn Kim Thành được Lê Duẩn và Nguyễn Khoa Văn kết nạp vào năm
1938 ).
Gặp lại Lê Duẩn thì Phiệt và Thành tố cáo Nguyễn Chí
Thanh không xứng đáng ngồi trong ban chấp hành Trung ương do vì xuất thân không
phải gai cấp cố nông, chỉ là khai man lý lịch. Nghe vậy thì Lê Duẫn để
đó, đợi đến đại hội toàn quốc thì đưa Tôn Quang Phiệt vào Ban chấp hành Trung
ương rồi sau đó họp đại hội Trung ương đưa Nguyễn Chí Thanh ra kiểm điểm và
buộc Thanh ra khỏi quân đội.
( Hết trích )
Trích sách Chuyện Nước Non Đau Lòng Tới Ngàn Năm, từ
trang 531 đến trang 753 :
Khả năng quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
Trận Phố Lu ( trận thứ nhất )
Tin báo chí: 12-2-1950, đồn Phố Lu bị tấn công và thất
thủ. Quân Pháp rút về tỉnh lỵ Lào Cay (Đoàn Thêm, Việc từng ngày 20 năm
qua, trang 67). Dân chúng Hà Nội nhốn nháo vì Phố Lu nằm sát biên giới
Trung Hoa mà quân Mao Trạch Đông vừa mới chiếm xong Vân Nam, tiếp giáp với Lào Cay.
Thực ra trận tấn công Phố Lu không dính dáng gì đến
quân đội Trung Quốc. Mà chỉ là Tướng Giáp thi hành nghị quyết tổng phản
công của Trường Chinh. Ông cho tập trung quân đánh một trận mở màn tại
một nơi xa xôi nhất đối với sự tiếp viện của quân Pháp, đó là trận Phố Lu
: “Đầu năm 1950…Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Tây Bắc…Bộ đội
ta tiêu diệt thị trấn Phố Lu, đồn Bản Lầu, buộc địch rút khỏi Nghĩa Đô, nhưng
cũng bị tiêu hao nhiều ( trận Phố Lu hy sinh 100, bị thương 180, trong đó
có 13 cán bộ ), chiến dịch phải tạm ngừng” (Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2,
trang 10).
Tướng Giáp ghi là Bộ tổng tư lệnh quyết định thì có nghĩa
là ông ta quyết định, nhưng cũng có nghĩa là quyết định đó rất là tệ hại.
Còn khi nào hậu quả của quyết định tốt đẹp thì ông luôn luôn ghi rằng “Tôi
quyết định”. Trong trường hợp này thì trận Phố Lu đã thất bại vì một
trung đoàn 2.500 nguời đánh 1 đại đội khoảng hơn 100 người mà kết quả thì ta
chết 100, bị thương 180 và đã bắn hết số đạn có được từ năm 1945 cho nên chiến
dịch phải tạm ngưng, có nghĩa là từ đó không còn đánh trận nào nữa.
Đây là trận đánh đầu tiên của bộ đội Việt Minh ở cấp
trung đoàn do đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Và đây cũng là
trận cuối cùng của bộ đội Việt Minh bởi vì sau đó 2 tháng Võ Nguyên Giáp dẫn
20.000 người sang Trung Quốc nhận vũ khí và huấn luyện của Mao Trạch
Đông. Kể từ đó không còn là bộ đội Việt Minh nữa, mà là Quân đội Nhân dân
Việt Nam do Mao Trạch Đông thành lập và chỉ huy. Tất cả từ quân trang, vũ khí,
gạo ăn đều do Trung Quốc cung cấp. Đến năm 1952 Mao Trạch Đông đã thành
lập đựơc 6 sư đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có 1 sư đoàn pháo
binh. Việc chỉ huy và điều động Quân đội nhân dân Việt Nam do Tướng Vi
Quốc Thanh của Trung Quốc đảm nhận, cùng với 79 sĩ quan tham mưu nằm tại Bộ
tổng tư lệnh của Võ Nguyên Giáp cũng như tại các Bộ chỉ huy sư đoàn, trung
đoàn.
Trận Phố Lu không được tính là trận đầu tiên của Võ
Nguyên Giáp bởi vì thực ra đó là một trận thất bại. Mãi cho tới tháng 10
năm 1950 Đại tướng Trần Canh của Trung Quốc mới dẫn 30 tiểu đoàn CSVN (Tương
đương 3 sư đoàn) về đánh Cao Bằng thì mới tính đây là trận đầu tiên của Quân
đội CSVN.
Hồi ký của Tướng Giáp xác nhận : “Ngay sau
khi Bác trở về nước vào cuối tháng 3 năm 1950, các bạn Trung Quốc đã nhanh
chóng thực hiện những cam kết. Tháng 4 năm 1950, 2 trung đoàn của 308 đi theo
đường Hà Giang qua Mông Tự (Vân Nam) nhận vũ khí. Tiếp đó, 1 trung đoàn
của 312 đi theo đường Cao Bằng qua Hoa Đồng (Quảng Tây). Bạn cũng chở gấp
vũ khí sang Cao Bằng để trang bị tiếp cho 2 trung đoàn khác phải ở lại chiến
trường để đối phó với quân địch. Những đơn vị sang Trung Quốc, ngoài việc
trang bị lại vũ khí còn được bạn huấn luyện thêm về chiến thuật công kiên, đặc
biệt là kỹ thuật đánh bộc phá…” (Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang 15).
Đoạn hồi ký trên đây chứng minh bắt đầu từ năm 1950 thì quân đội Việt Minh mới
có súng. Nhưng cũng kể từ khi có súng thì quân đội Việt Minh không còn là
quân của Việt Minh nữa, mà là quân của Cọng sản, hay nói cho cụ thể hơn là quân
của Mao Trạch Đông. Ngay trong tháng 4 năm 1950 đã có 5 trung đoàn được
Mao Trạch Đông trang bị vũ khí và huấn luyện. Như vậy truyền thuyết nói
rằng quân đội Việt Minh từ giáo mác với gậy tầm vông mà đã dần dần biến thành
Quân đội nhân dân với vũ khí hạng nặng để chọi với quân Pháp và chiến thắng là
điều không thể có được. Thực tế là quân CSVN chỉ có thể đánh nhau với quân Pháp
sau khi Mao Trạch Đông trở thành ông chủ mới của Bộ đội Việt Minh.
Ngoài ra Võ Nguyên Giáp cũng xác nhận : “Lần đầu,
cây mác xung kích được đưa ra khỏi đội hình chiến đấu của những trung đoàn chủ
lực…Những năm qua, mỗi chiến sĩ chỉ ước mơ có một khẩu súng trong tay. Bây giờ
không chỉ có súng mà đạn dược cũng khá dồi dào…” (trang 16). Như vậy cho
tới trận Phố Lu vào tháng 2 năm 1950 các trung đoàn Thủ Đô, Sông Lô, Cao Bắc
Lạng mang tiếng là trung đoàn nhưng vũ khí chủ yếu là cây mác, tức là một loại
dao có cán dài; có một số súng nhưng không đủ cho mỗi người một cây và không có
đạn.
Trận Đông Khê ( Trận thứ nhì )
Từ xưa đến nay các nhà nghiên cứu quân sử quốc tế chỉ
biết chiến tranh Đông Dương được mở màn bởi trận chiến thắng đầu tiên của Võ
Nguyên Giáp tại Cao Bằng. Trận này được khai diễn vào ngày
16-9-1950 bằng cuộc tấn công chiếm đồn Đông Khê và kết thúc bằng trận tiêu diệt
2 binh đoàn Pháp đi lạc trong khu vực Cốc Xá vào ngày 7-101950. Nhưng sau
khi Trung Quốc cho bạch hóa các tài liệu quân sự, và sau khi nhật ký của Tướng
Trần Canh được phát hành vào năm 1984 thì mọi người mới hay rằng trận Cao Bằng do
Đại tướng Trần Canh của Trung Quốc chỉ huy.
Theo như lời kể lại của Tướng Trần Canh thì trước
đó Võ Nguyên Giáp đã lên phương án đánh vào Thị xã Cao Bằng, nhưng Tướng Trần
Canh đã bác phương án này và đưa ra phương án đánh đồn binh Pháp tại Thị trấn
Đông Khê. Sau đó quân CSVN đã tiến đánh Đông Khê với quân số 10.000
người, trong khi phía quân Pháp chỉ có 260 người. Vậy mà quân CSVN phải bị
thương vong tới 500 người mới chiếm nổi Đông Khê. Tướng Trần Canh đã
thẳng thắn nói với Tướng Giáp rằng trận chiến thương vong cao do “hiệp đồng tác
chiến không chính xác”, trận đánh dự kiến khởi sự vào tối 16-9-50 mà mãi cho
tới trưa 17 có đơn vị vẫn chưa tới vị trí ấn định sẵn. Tướng Canh cho
rằng sở dĩ hiệp đồng không chính xác bởi vì Bộ chỉ huy của Tướng Giáp “ngại xông
pha ngoài tiền tuyến nên không liên lạc được với các cánh quân”. Ngoài ra
các sĩ quan của Tướng Giáp “báo cáo sai lạc để che giấu tin xấu”.
Để đáp lại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ im lặng
trước những lời tố cáo của Trung Quốc. Trong khi đó thì Viện nghiên cứu
lịch sử Quân đội CSVN tố cáo phía Trung Quốc là đã đặt điều. Nhưng rồi 10
năm sau hồi ký của Bí thư Hoàng Tùng đã vô tình xác nhận: “Mùa thu năm
1950 ta đánh chiến dịch Biên giới Đường số 4. Trần Canh trực tiếp sang
giúp. Tôi nghe lúc đầu ta định đánh Cao Bằng ( theo ý ông Giáp).
Trần Canh nói ta nên đánh Đông Khê”. Đến nông nỗi này thì Tướng Giáp buộc
lòng phải cho ra đời quyển hồi ký “Đường tới Điện Biên Phủ” để giải thích về
quan hệ giữa Mao Trạch Đông và Quân đội CSVN trước khi có trận Điện Biên Phủ.
Tuy nhiên khi quyển sách được phát hành thì các nhà
quân sử lại ngạc nhiên một lần nữa khi Tướng Giáp xác nhận trận chiến thắng Cao
Bằng vào tháng 10 năm 1950 không phải là trận chiến thắng đầu tiên của Bộ đội
CSVN sau nghị quyết “chuyển sang tổng phản công”. Mà trước đó 4 tháng đã
có một trận đánh chiếm Đông Khê thành công. Các nhà nghiên cứu quân sự quốc tế
ngạc nhiên vì trước nay không hề thấy CSVN ca tụng chiến thắng này, chiến thắng
đầu tiên kể từ khi ông Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Một dấu
hỏi lớn được đặt ra là ai đã làm nên chiến thắng tại Đông Khê. Và tại sao
Tướng Giáp lại có thái độ nửa úp nửa mở mỗi khi buộc phải nhắc đến vị anh hùng
đã chỉ huy trận đánh đó?
Để chứng minh rằng phía Việt Nam đã có ý định đánh
Đông Khê trước khi có ý kiến của Trần Canh, Tướng Giáp đã dẫn chứng một buồi
họp tham mưu trước trận đánh mà trong đó có mặt Tướng Chu Huy Mân, Tướng Vương
Thừa Vũ, Tướng Trần Độ, Tướng Nguyễn Hữu An, Tướng Song Hào, Tướng Cao Văn
Khánh là những người hiện còn sống : “Các đơn vị bắt đầu phản ánh ý kiến
của cán bộ sau khi đi trinh sát về. Đại đoàn 308 được trao nhiệm vụ tiến
công tiêu diệt pháo đài, nhận thấy công sự của địch quá vững chắc khó giành
thắng lợi. Trung đoàn 209 phải vượt sông Bằng ngại khó khăn vì sông sâu,
nước chảy xiết và không giải quyết được hỏa lực bắn chéo sườn của địch.
Trung đoàn 174 đề nghị nên đánh Đông Khê, chưa nên đánh Cao Bằng… … …Tôi kết
luận: “Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch đã nghe các cấp chỉ huy đi trinh sát
Cao Bằng về báo cáo…Phương án tác chiến đã được chủ tịch Hồ Chí Minh phê
chuẩn. Mở đầu chiến dịch, tập trung lực lượng tiêu diệt Đông Khê…” (trang
32 và 33).
Đoạn hồi ký này xác nhận chuyện bỏ Cao Bằng,
chuyển sang đánh Đông Khê là do sáng kiến của Trung đoàn trưởng 174. Mặc
dầu Tướng Giáp không nêu tên của vị Trung đoàn trưởng và không gải thích lý do
vì sao mà Trung đoàn trưởng 174 đề nghị nên bỏ Cao Bằng mà đánh Đông Khê.
Nhưng ngược trở lại đoạn trước thì thấy Tướng Giáp có ghi: “Trận đánh
Đông Khê của Trung đoàn 174 ngày 25-5-1950 vừa qua, nằm ngoài ý định của bộ
Tổng tư lệnh. Bộ đội ta tiêu diệt Đông Khê đã làm rung động khu Biên thùy Đông
Bắc. Địch đã rút hầu hết những vị trí nhỏ về tổ chức thành những cụm cứ
điểm…” (trang 20). Như vậy người ta có thể suy đoán được rằng ông Trung
đoàn trưởng 174 khuyên nên đánh Đông Khê bởi vì ông ta đã từng đánh Đông Khê và
chiến thắng dễ dàng, mặc dầu lần đó Trung đoàn 174 chưa được trang bị vũ khí
của Trung Quốc và chưa được Mao Trạch Đông huấn luyện.
Vậy thì trận đánh Đông Khê vào tháng 5 năm 1950 mới
là trận đánh đầu tiên làm rung động khu Biên thùy Đông Bắc. Khu biên thùy
Đông Bắc gồm có các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Và tên của Trung đoàn 174
trước khi được Mao Trạch Đông trang bị và huấn luyện thì có tên là Trung đoàn
Cao Bắc Lạng. Cái tên của Trung đoàn nói lên tính cách địa phương của đa
số binh sĩ và cũng nói lên mặt mạnh của ông Trung đoàn trưởng là ông ta
rất rành tình hình cũng như rành địa thế. Vậy thì tại sao trong các sử
liệu của CSVN và các hồi ký của Võ Nguyên Giáp không hề đề cập tới chiến thắng
Đông Khê vào tháng 5 năm 1950. Hơn nữa, cái câu thòng: “nằm ngoài ý định
của bộ Tổng tư lệnh” khiến cho người ta đâm ra khó hiểu cho ý nghĩa của đoạn
văn này; nhưng phân tích kỹ thì nó có nghĩa là trận này Tướng Giáp không
có ra lệnh, và Trung đoàn Cao Bắc Lạng cũng không tham khảo ý kiến của tướng
Giáp trước khi đánh.
Nhưng xét theo nguyên tắc lãnh đạo thời “nằm
vùng kháng chiến” thì ông Trung đoàn trưởng Cao Bắc Lạng không cần tham khảo ý
kiến của Tướng Giáp bởi vì đã có nghị quyết “chuyển sang tổng phản công của”
Trường Chinh. Hơn nữa, các đơn vị bộ đội Việt Minh hoạt động thời “nằm
vùng kháng chiến” có tính cách cát cứ; nghĩa là tự nghiên cứu tình hình
địa phương của mình, tự tuyển mộ lực lượng, và tự chỉ huy đánh trận chứ không
theo hệ thống chỉ huy của Quân đội bởi vì lúc đó tổ chức Quân đội Nhân Dân Việt
Nam chưa được thành hình và chưa nhận được trang bị cũng như tiếp liệu của Bộ
Tổng tư lệnh. Vả lại phương tiện liên lạc thời đó chỉ là do người mang thư đưa
đi cho nên Tướng Giáp không thể nào bám sát tình hình tại mỗi địa phương để ra
lệnh điều động. Do đó từ các ông Nguyễn Bình, Nguyễn Văn Tây, Trần Văn
Trà, Bảy Viễn ở Miền Nam, cho đến các ông Nguyễn Quyết, Võ Chí Công ở Miền
Trung, cho đến Trung đoàn Sông Lô, Trung đoàn Cao Bắc Lạng ở Miền Bắc cũng
vậy. Ngoại trừ Trung đoàn Thủ đô do đi theo bảo vệ bác Hồ Chí Minh và
chính phủ Việt Minh nên mới phải nghe lệnh trực tiếp của Tướng Giáp mà thôi.
Ngoài ra, vào tháng 5 năm 1950 thì Tướng Giáp đang
dẫn 2 trung đoàn của 308 và 1 trung đoàn của 312 sang Trung Quốc nhận trang bị
và huấn luyện cho nên ông không có dính dự gì vào chiến thắng oanh liệt
này. Trong khi ông luôn luôn mong muốn chiến thắng đầu tiên của Quân đội
Nhân dân Việt Nam phải được kể là chiến thắng của chính tay ông chỉ huy.
Người ta thấy rõ niềm mong ước của ông trong đoạn hồi ký : “Đánh Cao Bằng sẽ
khó bảo đảm nguyên tắc “trận đầu phải thắng” của quân đội ta. Và nếu đánh
thắng, cũng khó tránh khỏi tổn thất lớn trong khi ta chỉ tiêu diệt được một bộ
phận nhỏ quân địch : 2 tiểu đoàn” (trang 30). Vì lý do đó mà Tướng Giáp không
thừa nhận chiến thắng Đông Khê của Trung đoàn Cao Bắc Lạng vào tháng 5-1950 là
chiến thắng đầu tiên; mà phải tính trận Cao Bằng vào tháng 10 do chính ông
ta chỉ huy mới là chiến thắng đầu tiên. Do đó câu nói “nằm ngoài ý định
của Bộ tư lệnh” có vẻ không ăn nhập gì với đoạn văn, nhưng thực ra đó là câu
Tướng Giáp giải thích vì sao ông ta không công nhận chiến thắng trước đây của
Trung đoàn 174.
Ngoài ra hồi ký của Tướng Giáp cũng vô tình cho
thấy vũ khí của Trung đoàn Cao Bắc Lạng vào lúc đó là do tự tìm kiếm được,
nghĩa là do đánh trận và thu chiến lợi phẩm: “Trung đoàn 174, mấy năm qua
chiến đấu trên Đường số 4, thu được nhiều vũ khí chiến lợi phẩm của Pháp, Mỹ
nhẹ và hiện đại, đề nghị giữ lại những trang bị đã có, Bộ Tổng tham mưu đã chỉ
thị cho các đơn vị chủ lực của Bộ, đều phải nhận vũ khí mới để thống nhất việc
cung cấp đạn dược” (trang 16). Như vậy, nếu tinh ý, người ta sẽ mơ hồ
nhận ra thuở đó có một nhân vật quân sự rất tài giỏi nằm trong Quân đội CSVN
nhưng nhân vật này không hề được các tài liệu quân sử của CSVN nhắc đến.
Đến khi chuẩn bị đánh trận Cao Bằng vào tháng 9 năm
1950 thì ông Trung đoàn trưởng 174 lại xuất hiện trong buổi hội ý trước trận
đánh và chính ông ta là người đề xuất nên đánh Đông Khê thay vì đánh Cao Bằng.
Vậy là trận đánh chưa diễn ra nhưng ông Trung đoàn trưởng 174 đã ghi chiến công
đầu tiên bởi vì ông ta là người đầu tiên đề xuất bỏ Cao Bằng đánh Đông Khê chứ
không phải là Tướng Trần Canh của Trung Quốc. Và rồi cũng vì vậy mà ông ta được
giao nhiệm vụ chỉ huy cánh quân chủ lực đánh vào Đông Khê lần thứ 2 : “Trung
đoàn 174, chiến thắng ở Đông Khê lần trước, được chọn làm đơn vị chủ
công. Phối hợp tác chiến là Trung đoàn 209” (trang 37).
Khi trận đánh bắt đầu nổ ra thì Trung đoàn 174 hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ : “Giờ đầu, địch chưa kịp phản ứng trước đòn tấn công
bất ngờ. Ban chỉ huy Đông Khê báo cáo về, ở hướng Bắc và Đông Bắc, trung
đoàn 174 làm nhiệm vụ chủ công đã chiếm lĩnh đầu cầu. 9 giờ chiếm đồi Yên Ngựa.
10 giờ 30, chiếm tiếp Phìa Khóa. Địch chưa phản kích. Nhưng vẫn chưa có
báo cáo của Trung đoàn 209 ở hướng Đông Nam” (trang 47).
Như vậy Trung đoàn trưởng 174 lại ghi được bàn thắng thứ
hai.
Sau đó toàn bộ kế hoạch tấn công bị khựng lại:
“Buổi trưa, anh Thái báo cáo : Một bộ phận của Trung đoàn 209 hành quân lạc,
nên Trung đoàn chưa kịp bố trí trận địa tiến công. Đề nghị tạm ngưng trận
đánh… Mặc dầu chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng trận đánh ngay từ đầu đã có sự trục
trặc. Tôi chấp nhận đề nghị”.
“4 giờ sáng ngày 17, Trung đoàn 174 mới chiếm thêm
Cặm Phầy. Ở phía Nam Trung đoàn 209 cũng chỉ chiếm được phía nam Đông Khê, gồm
Phủ Thiện, Nhà cũ, và Trường học thì vấp phải những hỏa điểm ngầm và hỏa lực
súng cối bắn chặn phải dừng lại. Cả hai mũi đều không phát triển được
nữa. Đồng chí Trần Canh nói: “Không nên để trận đánh kéo
dài”. Bác nhấn mạnh: “Dù khó khăn thế nào, trận đầu cũng phải
thắng”.
Đây là lần thứ hai Tướng Giáp nhắc lại câu “trận đầu phải
thắng”, các ông cố tình quên trận thắng đầu tiên là trận Đông Khê trước đó 4
tháng.
Thế rồi Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp giải quyết
chiến trường bằng cách gởi đi một “nghị quyết”(sic) : “Lệnh cho hai trung
đoàn chấn chỉnh lại bộ đội , rút kinh nghiệm để khắc phục những thiếu sót về
chiến thuật, kỹ thuật, đặc biệt là về quan hệ hợp đồng chiến đấu giữa các mũi
xung kích, giữa bộ binh với pháo binh. Cần dứt điểm trong đêm 17 tháng 9”(trang
48). Trong khi các cánh quân đang cần một cái lệnh điều binh như thế
nào: Cánh nào tạt qua trái, cánh nào chuyển sang phải, cánh nào tiến lên,
cánh nào thối lui, cánh nào trụ lại, cánh nào thọc hông, cánh nào bọc hậu. Thế
nhưng ông Tướng lại ra lệnh “rút kinh nghiệm” giữa lúc con người ta đang còn
đánh nhau ác liệt trên trận địa. Rồi tưởng đâu rút kinh nghiệm chuyện gì, hóa
ra lại rút kinh nghiệm về hợp đồng tác chiến. Khả năng hợp đồng tác chiến như
thế nào thì phải huấn luyện cho con người ta nhuần nhuyễn trước khi đưa họ ra
trận đánh, chuyện này đòi hỏi nhiều ngày nhiều tháng và phải diễn tập nhiều
lần. Còn trong khi đang đánh nhau thì không thể nào thay đổi khả năng
hiệp đồng tác chiến của họ được. Nhất là trong tình thế có nguy cơ sẽ bị
thua đến nơi.
Vả lại khuyết điểm trong hiệp đồng tác chiến vào
lúc đó là khuyết điểm của ông Tướng chứ không phải là của các đơn vị tham
chiến. Trước khi xuất quân thì đã giao hẹn với nhau là cả hai cánh quân cùng áp
sát, bố trí quân trước các mục tiêu vào buổi chiều; và cùng tấn công một
lượt trong buổi tối. Thế nhưng trung đoàn 174 đánh từ tối đến sáng thì
xong phần vụ của mình, còn 209 thì đến trưa vẫn còn đi lạc, hai bên không hiệp
đồng với nhau nổi. Vậy thì hoàn toàn lỗi do ông Tướng, ông hiệp đồng làm sao mà
ông này còn đi lạc thì ông kia đã tấn công? Bởi vậy nếu có rút kinh
nghiệm thì chỉ có ông rút chứ không phải ai khác.
Nhưng cũng may, giữa lúc tình hình đang lâm vào thế
hiểm nghèo đột nhiên có người mở miệng ra lệnh cho Tướng Giáp: “Trung
đoàn trưởng 174 Đặng Văn Việt đề nghị Bộ cho chuyển hướng đột phá của Trung
đoàn 209 qua phía Đông pháo đài, bỏ hướng Bắc vì địch tập trung đối phó, và chỉ
thị cho 209 đánh một mũi từ phía Nam lên, một mũi vào sau lưng pháo đài. Đề
nghị của đơn vị chủ công được chấp thuận” (trang 48). Thay vì nói rằng “đề nghị
của Đặng Văn Việt được chấp thuận” thì ông Tướng chỉ nói “đề nghị của đơn vị
chủ công”; nếu người ta chỉ đọc qua thì sẽ không để ý hoặc không hiểu
“đơn vị chủ công” là ai; trong khi thực ra đơn vị chủ công là Đặng
Văn Việt. Ông Tướng né nhắc tới tên của Việt lần thứ 2, và cũng né nhắc
tới Trung đoàn trưởng 174 lần thứ hai vì ông không muốn người ta ghi nhớ về
nhân vật đã ra cái lệnh điều binh rất thông minh và rất kịp thời
đó. Rõ ràng là Đặng Văn Việt đã ra lệnh điều binh cho Tướng Giáp ngay
giữa lúc trận chiến đang gay go và ông Tướng đã cấp thời y theo lời của Việt mà
điều động các cánh quân để rồi giành được chiến thắng. Vì vậy sau khi chiến
trường yên ắng thì ông Tướng cảm thấy thẹn trước các sĩ quan tham mưu đang có
mặt tại Chỉ huy sở, nhất là Đại tướng Trần Canh. Lại thêm nỗi đau là trận
chiến thắng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam lại do Đặng Văn Việt chỉ
huy, chỉ huy luôn cả Đại tướng Tổng tư lệnh. Đặng Văn Việt đã sớm để lộ
tài năng quân sự của mình hơn hẵn “thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp” cho nên
chuyện phải tới là không sớm thì muộn, Việt sẽ bị “triệt” do ông Tướng ganh
tài. ( Đặng Văn Việt xuất thân là sĩ quan Khóa 1 Trần Quốc Tuấn của Đại Việt
Quốc dân Đảng, cùng khóa với Đại tá Phạm Văn Liễu của QL/VNCH ).
Trận Cao Bằng Lạng Sơn ( Trận thứ ba )
Năm 1950, ngày 20-9, Tướng Tư lệnh quân Pháp tại Bắc Kỳ
là Alessandri đang nghỉ phép tại Pháp vội bay về Hà Nội, ông đề nghị tái chiếm
Đông Khê nhưng Tướng Carpentier không chấp thuận và ra lệnh rút tất cả quân
Pháp tại Cao Bằng về Lạng Sơn, lấy Lạng Sơn làm địa đầu giới tuyến cho
khu biên thùy Đông Bắc
Về phần Tướng Trần Canh thì sau khi chiếm được Đông Khê
thì không thấy quân Pháp đổ binh cứu viện, như vậy có nghĩa là họ không còn
quân. Và một khi không còn quân thì dứt khoát quân Pháp phải rút khỏi Cao
Bằng, bởi vì mất Đông Khê là Cao Bằng bị tuyệt đường tiếp tế, việc này Revers
đã tính và Võ Nguyên Giáp đã biết . Vậy thì Trần Canh không dại gì mà rút quân
đi vì trong trận Đông Khê đại quân của Võ Nguyên Giáp đang còn 22 tiểu đoàn
chưa xung trận. Do đó Trần Canh quyết định duy trì quân tại Đông Khê,
chiếm giữ hầu hết các khu vực xung quanh Đông Khê và bố trí trận địa, chuẩn bị
đánh chặn đoàn quân từ Cao Bằng sẽ rút về.
Quả nhiên, theo đúng như kế hoạch dự trù, ngày 1 tháng 10
Đại tá Lepage cho quân bắt đầu xuất trận từ đồi 703, dàn hàng ngang tiến về
phía Đông Khê. Đoàn quân di chuyển gần 10 cây số vẫn không gặp địch
( Thực ra Trần Canh đã bố trí cho Đại đoàn 308 phục kích chặn viện trên tuyến
đường này nhưng Đại đoàn 308 vì chờ 8 ngày không thấy quân tiếp viện nên bỏ trận
tuyến đi về các buôn làng lấy gạo ). Khi còn cách Đông Khê khoảng 1 cây
số thì Tiểu đoàn Dù chạm địch, hỏa lực của Việt Minh quá mạnh nên quân Dù không
thể nào tiến lên nổi. Trong khi đó thì đoàn quân phía sau cũng bị tấn công,
ngay loạt đạn đầu Tiểu đoàn 1/8 RMT đã bị tiêu diệt nửa đại đội ( Đây là toán
quân 308 đi lấy gạo nghe tin địch đến vội chạy về tấn công đoạn hậu, vô tình
các sĩ quan Pháp tưởng bị rơi vào ổ phục kích cả đầu lẫn đuôi ).
Qua ngày 2-10 Tiểu đoàn nhảy dù cố tấn công tiến
chiếm Đông Khê nhưng không thể nào tiến nổi, trong khi đó 2 tiểu đoàn bộ binh
còn lại cũng bị tấn công vào đêm 2-10. Qua tới ngày 3-10 thì các súng đại bác
của Binh đoàn Lepage đã bắn hết đạn, Le Page cho lệnh phá hủy súng. Chi
đội thiết giáp gồm 6 xe bọc sắt có bánh bằng cao su đã bị hủy diệt do quân phục
kích bắn bể các bánh xe.
Trong khi binh đoàn của Lepage đang kẹt tại Đông
Khê thì tại Cao Bằng Trung tá Charton vẫn cứ theo kế hoạch hành quân mà tiến
hành, rạng sáng ngày 3-10 Charton cho lệnh phá hủy tất cả các vật liệu quân sự
còn lại tại Cao Bằng và dẫn 3 tiểu đoàn bộ binh cùng với quân lính của 15 pháo
đài chung quanh Cao Bằng tiến theo Quốc lộ 4 đi về hướng Đông Khê. Tuy
nhiên khi tới điểm hẹn là cây số 22 vào chiều ngày 3-10 thì ông được tin quân
của Lepage không thể nào chiếm lại được Đông Khê. Charton lâm vào thế cởi
trên lưng cọp vì không thể nào rút lui về Cao Bằng để cố thủ vì quân Việt Minh
đã chiếm Cao Bằng sau khi Cao Bằng bị bỏ ngỏ. Ông cũng không thể ngồi lại
chờ Lepage giải tỏa Đông Khê vì không biết đến bao giờ, trong khi quân của ông
không có đủ lương thực để hành quân lâu dài, lại còn phải nuôi ăn và bảo vệ
đoàn thường dân di tản. Ông cũng không thể nào tiếp tục đi tới vì từ cây
số 22 trở đi thì hai bên là vách núi đá vôi dựng đứng, chắc chắn là quân Việt
Minh đã nằm sẳn trên các vách núi đá đó rồi, chỉ cần họ lăn đá xuống thì quân
của ông cũng đủ tan rã chứ đừng nói tới chuyện đánh nhau.
Vì vậy ông quyết định cắt rừng phía tây Quốc lộ 4,
từ cây số 22 ông băng rừng theo hướng chính Nam thì sẽ gặp lại Quốc lộ 4 tại
đồi 703, không qua Đông Khê. Sáng ngày 4-10 Charton cho lệnh phá hủy 6
chiếc xe thiết giáp (xe bọc sắt, bánh xe có vỏ ruột bằng cao su nên không có
khả năng băng rừng), binh sĩ mang theo nửa cấp số đạn và 1 ngày lương thực, còn
bao nhiêu lương thực và quân xa đều phá hủy rồi dẫn quân băng rừng. Đồng
thời ông cũng báo cho Lepage biết lộ trình của ông. Được tin, Lepage bỏ
cuộc tấn công vào Đông Khê, di chuyển toàn binh đoàn tạt về hướng Tây để bắt
tay với đoàn quân của Charton từ hướng Bắc xuống.
Tuy nhiên cả hai vị Đại tá đều không ngờ là quân
Pháp đi trong rừng núi đá vôi thì chẳng khác nào lạc vào mê hồn trận.
Hằng trăm, hằng ngàn đồi núi đá vôi ngổn ngang chẳng biết đường hướng nào mà
tiến. Quân của Lepage tạt qua hướng Tây thì bị lạc trong khu vực Cốc
xá. Quân của Charton đâm thẳng xuống Nam thì bị lạc trong khu vực Lan
Hai. Cả hai khu vực cách nhau chưa dầy 10 cây số nhưng quân hai bên không
cách gì gặp nhau bởi vì cả hai đều bị lạc.
Các sĩ quan Pháp theo thói quen nghề nghiệp không thể nào
dẫn quân đi theo một hàng dọc rồng rắn như đoàn kiến, điều này tối kỵ trong
binh thư. Do đó họ cho quân tiến theo đội hình tam giác mũi đi trước hay
đáy đi trước hoặc đội hình quả trám. Nhưng theo cách này hễ gặp núi đồi
phía trước thì phải chia ra hai bên đồi. Rồi mỗi bên gặp đồi lại phải chia làm
hai và rồi rốt cục lạc nhau. Dòng quân cứ chậm lại và lẩn quẩn một nơi vì
mất thời giờ cho việc tìm nhau .
Trong khi đó quân Việt Minh không để cho các sĩ
quan Pháp thoải mái tìm nhau. Chỉ cần trong một đêm là sáng hôm sau họ có
mặt trên các đỉnh đồi núi mà quân Pháp đang tìm lối ra. Trong các ngày 5,
6 và 7 quân Pháp đã trở thành mục tiêu sống cho các xạ thủ súng cối, sơn pháo
và xạ thủ súng trường của quân Việt Minh. Quân Pháp lòn lách dưới trũng thấp
trong khi quân Việt Minh chiếm ngự trên lưng chừng các đồi cao, họ chỉ có việc
dương súng nhắm vào đoàn quân dưới trũng mà bắn. Do đó trong đêm 7-10 cả
hai vị Đại tá chỉ huy đều cho lệnh tản hàng, mạnh ai nấy thoát thân. Nhưng quân
lính Pháp không còn đủ sức để tự thoát thân vì họ không còn lương thực và không
tìm được lối ra .
Năm 1950, ngày 11-10, Sau khi quân Pháp tại Cao Bằng bị
đánh tan thì tướng tư lệnh quân Pháp tại Đông Dương là Carpentier cho lệnh rút
khỏi đồn Thất Khê là tiền đồn của tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời cũng cho rút
15 tiểu đoàn tại Thái Nguyên, trước đây các tiểu đoàn này chiếm Thái Nguyên để
làm nghi binh cho quân Cao Bằng rút lui. Năm 1950, ngày 16-10, Cao
ủy Pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Bắc Việt. Phụ nữ và trẻ em Pháp phải
tản cư. Kiều dân Pháp từ 21 đến 25 tuổi phải trình diện nhập ngũ trong
vòng 3 tuần lễ (Tin báo chí).
Năm 1950, ngày 18-10, có tin Tướng Bành Đức Hoài
cho quân Trung Quốc áp sát biên giới Lạng Sơn, quân Pháp bỏ tỉnh Lạng Sơn mà
chạy, bỏ lại 1.300 tấn đạn, quân dụng và tiếp liệu không kịp tiêu hủy.
Việc rút khỏi Lạng Sơn hoàn toàn không nằm trong
tưởng tượng của Trần Canh và Võ Nguyên Giáp: “4 giờ sáng ngày 18-10, địch bắt
đầu rút quân khỏi Lạng Sơn. Điều này nằm ngoài dự kiến của chúng ta” (Võ Nguyên
Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang 82). Do đó cuộc di tản
khỏi Lạng Sơn tiến hành êm xuôi mà không có một tiếng súng nào. Trong khi
đó quân Việt Minh rút về khu an toàn để ăn mừng chiến thắng và dưỡng quân chờ
đánh trận khác .
Năm 1950, ngày 25-11, tại Đại Hàn, Tướng Lâm Bưu
của Trung Quốc xua 300 ngàn quân qua Bắc Hàn tấn công Sư đoàn 24 và Sư đoàn 25
của Hoa Kỳ. Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, quân Mỹ có 12.975 người chết, bị
thương và bị bắt; cả thế giới rúng động. Lại có tin quân Trung Quốc
sẽ tràn sang Việt Nam. Giới dân sự Pháp tại Hà Nội chuẩn bị di tản. Tướng
Carpentier xin lệnh Paris cho rút khỏi Mong Cáy, Hòn Gay và di tản Pháp kiều
tại Hà Nội.
Năm 1950, cuối tháng 11, Chính phủ Pháp đang hoang
mang với đề nghị rút quân khỏi Mong Cáy và di tản Pháp kiều của Carpentier thì
tin tình báo Hà Nội cho biết sau khi Lạng Sơn bỏ ngỏ thì Việt Minh cũng chẳng
cần tiến chiếm, họ giao cho một số du kích địa phương tổ chức lại chính quyền
Lạng Sơn. Tin này khiến cho Paris nổi giận vì hóa ra các ông bỏ chạy chỉ vì sợ
bóng sợ vía, trong khi quân Việt Minh chỉ có một trận đánh Cao Bằng là thỏa mãn
rồi. Còn các nơi khác vẫn hoàn toàn yên tỉnh, quân Việt Minh chẳng lấn
thêm một miếng đất nào, chẳng những vậy mà trái lại khu vực đồng bằng Bắc Việt
đã dần dần ổn định. Paris bèn quyết định đuổi cổ Tướng Carpentier và đuổi
luôn ông Cao ủy Pignon. Rồi thay một ông Cao Ủy khác bằng một ông tướng 4
sao, ông này chỉ huy luôn quân sự lẫn dân sự. Đó là Tướng Jean De Lattre
de Tassigny.
Sai lầm của Tướng Giáp sau trận Cao Bằng :
Sau này có rất nhiều nhà nghiên cứu quân sự đặt một giả định rằng nếu sau khi
Pháp rút lui khỏi Lạng Sơn mà Võ Nguyên Giáp cho tiến quân xuống Lạng Sơn và Uy
hiếp Tiên Yên, Mong Cáy thì chắc chắn quân Pháp sẽ bỏ ngỏ Mông Cáy rút về Hải
Phòng. Cùng lúc đó quân Việt Minh đánh rấn vào Vĩnh Yên và Thái Nguyên
thì chắc Hà Nội phải di tản. Quân Việt Minh đánh chặn đường đoàn di tản
từ Hà Nội đi Hải Phòng thì quân Pháp tại Hải Phòng sẽ nhổ neo rút vào
Nam. Tuy nhiên thực tế lúc đó quân Pháp tại vùng biên giới chỉ mất tinh
thần vì cứ bị ám ảnh bởi quân Trung Quốc. Toàn quân của Pháp tại Bắc Kỳ
hơn 40.000 chỉ mới thiệt hại 7 ngàn và chưa có đơn vị nào khác thử sức với quân
Việt Minh ngoài 2 binh đoàn bị đi lạc giữa các hòn núi đá vôi ở Đông Khê.
Trên thực tế thì Võ Nguyên Giáp có nghĩ tới chuyện
đó: “Trước đà đổ vỡ của toàn bộ Khu Biên thùy và tình hình hoảng loạn của
quân địch, tôi định ra lệnh cho bộ đội tiếp tục truy kích tới Tiên Yên.
Nhưng đồng chí Trần Canh góp ý kiến là không nên. Vì Tiên Yên ở xa, chiến dịch
đã thành công lớn, ta cần một chiến thắng trọn vẹn. Trần Canh đã chỉ huy
nhiều trận đánh lớn nên có kinh nghiệm về vấn đề này”. Đoạn hồi ký này
chứng tỏ mọi việc Võ Nguyên Giáp nhất nhất nghe theo Trần Canh chứ ông không có
một tí nào chủ động trong việc điều quân, vô tình ông thú nhận ai là người đã
chỉ huy trận Cao Bằng! Khi viết lại hồi ký, Tướng Võ Nguyên Giáp đã có ý
thanh minh cho mình và đổ lỗi cho Tướng Trần Canh, cho rằng Trần Canh
không thừa thắng xông lên vì do ông ta có nhiều kinh nghiệm trận mạc, sợ say
men chiến thắng dễ tạo ra sơ xuất. Nhưng nếu vì lý do đó thì chứng tỏ
Trần Canh đâu có kinh nghiệm trận mạc? Nếu là người có kinh nghiệm thì sẽ
thừa thắng đánh rấn, chắc chắn làm nên nhiều chiến thắng hơn nữa.
Cho tới 50 năm sau Tướng Giáp vẫn chưa hiểu được
tướng Trần Canh. Với kinh nghiệm làm tướng hơn 50 năm Tướng Giáp phải thử đứng
về phía Trần Canh để thấy rằng trước mắt cần phải có khoảng 2.000 tấn gạo nữa
cho đội quân 30 tiểu đoàn, chưa kể đạn dược tiêu thụ. Trần Canh không thể
ngay tức thời huy động cho đủ số gạo đó và cho kịp với đà tiến quân, hơn nữa
tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc đang bị mất mùa mà lại phải cung cấp 2.500 tấn
gạo cho trận đánh Cao Bằng vừa rồi.
Do đó dĩ nhiên là Trần Canh phải hỏi ý kiến của Bắc
Kinh và Bắc Kinh đã có trả lời cho ông ta trước khi Võ Nguyên Giáp nêu ý
kiến. Không biết câu trả lời của Bắc Kinh như thế nào nhưng ngay sau đó
Tướng Trần Canh gấp rút quay về Trung Quốc để dẫn quân đi đánh Đại Hàn. Chứng
tỏ Mao trạch Đông dồn tất cả gạo và đạn dược cho đội quân 56 sư đoàn đang tiến
về Đại Hàn. Như vậy không phải là Tướng Trần Canh không biết lợi dụng
thời cơ để thừa thắng xông lên nhưng vì Mao Trạch Đông vướng bận chiến trường
Đại Hàn cho nên đã ra lệnh ngưng tại đó.
Ngoài ra, nếu có thể tin được quyển nhật ký của
Trần Canh, được xuất bản 23 năm sau khi ông chết, thì mục đích của Mao Trạch
Đông trong việc đánh Cao Bằng là lợi dụng sự thiếu lực lượng của quân
Pháp ( Đã được nêu trong tờ trình của Revers ) để mở rộng khu vực kiểm soát khu
vực biên giới, nhằm thanh toán nốt đám tàn quân của Tưởng Giới Thạch đang còn
lẫn quẫn tại biên giới giữa Quảng Tây và Cao Bằng. Thỉnh thoảng đám tàn
quân này vẫn kéo về đánh một vài địa phương của Trung Quốc để lấy lương thực
rồi lại trốn sang bên kia biên giới Việt Nam. Mặc dầu ngày nay các sử gia
Quốc tế rất dè dặt với tất cả những tài liệu do các cơ quan tuyên huấn của
Trung Quốc đưa ra, nhưng chi tiết này có thể tin được vì rất có lý.
Ngoài giả định đánh Tiên Yên, còn có một giả định khác,
rất có lý, là nếu trước đó quân Pháp đã rút khỏi Cao Bằng theo như kế hoạch của
Revers, thì trận mở màn tổng phản công của Việt Minh không phải là ở Quốc lộ 4
mà có thể là ở Vĩnh Yên hay Phúc Yên. Mà hai tỉnh này chỉ cách Hà Nội có
vài chục cây số. Chắc chắn tàn quân Pháp cùng với dân di tản chạy về Hà
Nội sẽ tạo ra biến loạn khiến Hà Nội phải di tản. Trong khi đó các đại
đơn vị của Việt Minh tại Hòa Bình, Ninh Bình có đủ khả năng gây áp lực mạnh
phía Tây và phía Nam khiến cho quân Vĩnh Yên hay Phúc Yên có thể đuổi đánh tới
Hà Nội. Lúc đó không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Giả định rất có lý này đã được Võ Nguyên Giáp thực
hiện vào ngày 10 tháng 1 năm 1951 tại Vĩnh Yên, tức là 2 tháng sau đó.
Tuy nhiên kết quả lại khác hẳn, Võ Nguyên Giáp đã bị thất bại nặng nề vì:
(1) – Đạn dược đã tiêu thụ hết ở trận Cao Bằng mà không có bổ sung. (2) –
Người chỉ huy trận đánh là Võ Nguyên Giáp không có khả năng quân sự, ông chưa
từng bao giờ chỉ huy một trận dù lớn dù nhỏ. (3) – Quân CSVN không có yểm
trợ và chỉ đạo của Trung Quốc vì Tướng Trần Canh phải trở về Trung Quốc để dẫn
9 sư đoàn đi đánh Đại Hàn. Và tại Bắc Kinh, Tướng Tham mưu đặc trách về Việt
Nam của Mao Trạch Đông là Nguyễn Sơn cũng dẫn 9 sư đoàn khác đi đánh Đại
Hàn. (4) – Quân Pháp đã lấy lại tinh thần vì biết quân của Mao Trạch Đông
đang bận ở Bắc Hàn, họ sẵn sàng “chơi” với bộ đội Việt Minh mà họ biết rằng
không có gì đáng nể. (5) – Quan trọng hơn cả là lúc đó quân Pháp có một
người chỉ huy tuyệt vời, đó là Tướng De Lattre de Tassigny.
Năm 1950, tháng 11. Theo Hoàng Tùng : “Sau
thắng lợi mới, tổng kết chiến dịch và sau đó là tiến hành chỉnh huấn, chỉnh
quân. Thay đổi lại tổ chức quân đội. Thế là năm 1950-1951 đoàn cố vấn thực hiện
chỉnh đốn quân đội. Các chỗ khác họ chưa đụng tới” Cho tới lúc này
thì người anh hùng nổi danh của trận Cao Bắc Lạng vẫn được biết là Võ Nguyên
Giáp. Mãi đến 30 năm sau, nhờ Bạch thư của Trung Quốc tiết lộ và sau này
Hoàng Tùng xác nhận thì mới biết chiến công vang dội tại Cao Bắc Lạng là của
Đại tướng Trần Canh. Tuy nhiên sau trận chiến này lại có một điều cay
đắng khác, đó là Võ Nguyên Giáp bị hạ xuống trong nấc thang quyền lực của Việt
Minh bởi vì ông xuất thân là trí thức tiểu tư sản, một giai cấp mà Cọng sản Mao
Trạch Đông đã liệt vào thành phần phản động. Theo hồi ký của Hoàng
Tùng thì mùa thu năm 1950, tức là trước trận đánh, La Quý Ba là trưởng đoàn cố
vấn chính trị của trung Quốc đã muốn loại Võ Nguyên Giáp ra khỏi Bộ chỉ huy
quân đội Việt Minh vì xuất thân của ông ta. Cũng may chuyện này bị Hồ Chí
Minh cũng như Trường Chinh bác đi vì công lao của Võ Nguyên Giáp quá lớn.
Tuy nhiên kể từ khi toàn bộ quân đội Việt Minh nhận vũ khí từ tay Trung Quốc
thì tự nhiên cái thế của Võ Nguyên Giáp yếu đi so với các tướng lãnh Cọng sản
xuất thân từ giai cấp công nhân hay nông dân và có nhiều năm thâm niên trong
đảng như Thiếu tướng Nguyễn Chí Thanh, Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, Thiếu
tướng Đỗ Mười, Thiếu tướng Phạm Hùng, Thiếu tướng Vũ Anh (Người lái xe cho hãng
dầu cù là Vĩnh An Đường).
Trận Vĩnh Yên ( Trận thứ tư )
Năm 1951, ngày 10-1, đúng như Delattre dự đoán, tin
tình báo cho biết Việt Minh sắp tấn công. Đại đoàn 308 xuất hiện tại sườn
phía Nam núi Tam Đảo, đối diện với thị Trấn Vĩnh Yên, cách thị trấn khoảng 10
cây số, cách Hà Nội 60 cây số về hướng Bắc. Đại đoàn 312 mới thành lập
cũng xuất hiện cách Vĩnh Yên 15 cây số về hướng Tây Bắc. Trung Đoàn biệt
lập174 và Trung đoàn biệt lập 98 đang tiến về Đông Triều. Trung đoàn biệt lập
48 xuất hiện ở Ba Vì là phía Tây của Vĩnh Yên. Nếu nối một đường rải quân
của CSVN từ Ba Vì đến Đông Triều thì được một đường dài 120 cây số.
Năm 1951, ngày 12-1, Báo chí Hà Nội loan tin từ 30
đến 40 tiểu đoàn Việt Minh mở mặt trận dài 120 cây số cùng tiến về Hà
Nội. Paris xúc động mạnh!
( Diễn tiến trận đánh… … …, Bối Cảnh Lịch sử chính trị Việt Nam trang 544 )
Kết quả ban đầu là khoảng 1.500 quân Việt Minh bị chết,
450 bị bắt và khoảng 3.000 bị thương. Phía Pháp 50 tử trận, 450 mất tích
và 200 bị thương. Số quân Việt Minh bị thương là do các đơn vị thám báo
của Pháp lần theo dấu vết quân Việt Minh đã thâu thập tin tức tại các vùng mà
quân Việt Minh rút qua: các thương binh chất đống trong các làng xã,
thiếu thuốc men, thiếu bác sĩ, đã chết một phần lớn ở dọc đường, trong các túp
lều tranh nấp trong rừng sâu. Lại thêm thiếu gạo, thiếu thức ăn, quân đội
cũng như thường dân, người khỏe cũng như người bệnh. Tuy nhiên theo báo
cáo của tướng Vi Quốc Thanh thì con số thương vong của phía CSVN ít nhất là
6.000 người (Hs/VKTQ, Quang Zhai sưu tầm).
Sai lầm của Tướng Giáp trong trận Vĩnh Yên : Sau
này hồi ức của Đại tá Redon cho thấy Võ Nguyên Giáp đã bỏ lỡ cơ hội bằng vàng
khi không cho tấn công luôn thị xã Vĩnh Yên vào đêm 14-1-1954 : “Nếu tối
nay Việt Minh tấn công, không biết quân sĩ sẽ phản ứng như thế nào vì trông họ
mệt mỏi, bồn bả, đờ đẫn”. Lúc đó quân Pháp chỉ có 1 tiểu đoàn nguyên vẹn
nhưng là một tiểu đoàn thân binh người Thái, không có thinh thần chiến đấu. Và
500 lính viễn chinh thuộc hai tiểu đoàn bộ binh mới bị đánh tan tác vào
buổi sáng. Trong khi đó Tướng Giáp có nguyên 2 sư đoàn, lại vừa chiến thắng
tưng bừng, nhưng không biết lợi dụng tình thế để tiến chiếm luôn Vĩnh Yên.
Hồi ký của Tướng Giáp giải thích : “Nửa đêm
tôi gọi điện cho anh Lê Trọng Tấn, rồi anh Vương Thừa Vũ, hỏi có thể điều ngay
một trung đoàn vào tập kích Vĩnh Yên? Nhưng cả hai đại đoàn đều không nắm được
các đơn vị đang vận động, xin cho đánh vào đêm 15” (Đường tới Điện Biên
Phủ, in lần 2, trang 148). Lời giải thích này vô tình chứng tỏ Võ Nguyên
Giáp không phải là một ông tướng. Ông ta là người chỉ huy trận đánh, mọi
dữ kiện, mọi tin tức từ ban tham mưu luôn luôn được trình cho ông từng giờ từng
phút. Nếu ông biết rõ tình hình bố trí của quân Pháp tại thị xã Vĩnh Yên
vào lúc đó ra sao thì ông chỉ cần ban lệnh cho hai ông kia đem bao nhiêu quân
đánh vào mặt nào của điểm nào. Đằng này ông hỏi “có thể điều ngay một
trung đoàn?”. Câu này không phải là một lệnh điều quân, mà chỉ là thả một
câu thăm dò được chăng hay chớ. Người ngoài quân đội không thể hiểu được
giá trị của một mệnh lệnh trong quân đội nghiêm trọng như thế nào, nhưng những
ai từng cầm quân sẽ thấy mệnh lệnh này của Tướng Giáp giống như câu ra lệnh của
một bác nông dân: “Thằng Ba thằng Tư đâu? Đứa nào đó chạy ra ngoài ngõ
coi má bây về chưa?”. Đây cũng là một mệnh lệnh, nhưng là một lệnh được
chăng hay chớ, thằng Ba đi cũng được, thằng Tư đi cũng phải, mà cả hai thằng
không đi cũng không sao; bởi vì chuyện coi bà mẹ về chưa cũng không có gì
quan trọng. Mệnh lệnh của Tướng Giáp trong trường hợp này cũng giống như
vậy, tức là ông Tấn đi cũng được hay ông Vũ đi cũng được, rồi cả hai ông không
đi thì cũng không sao. Một Đại tướng Tổng tư lệnh Quân đội đã ra một cái
lệnh bâng quơ như vậy đúng ngay vào lúc có thể quyết định thắng bại của chiến
trường (sic).
Tướng Giáp nêu lên chuyện này trong hồi ký như là
để thanh minh, cho rằng ông đã thấy ngay thời cơ của đêm đó nhưng đáng tiếc là
hai ông tư lệnh kia đã không dám tung quân đi. Không biết chuyện kể có
thật hay không vì lúc ông viết ra thì hai vị kia đã chết, tuy nhiên nếu đúng là
sự thật thì chứng tỏ Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải là một quân nhân chứ
đừng nói là một ông tướng. Cả hai ông tướng thứ thiệt là Vương Thừa Vũ và
Lê Trọng Tấn đều từ chối vì không thể ngay giữa khuya dẫn một trung đoàn lần mò
đi vào Vĩnh Yên mà không biết quân địch ở đâu, có bao nhiêu và bố trí ra
sao? Không lý nửa đêm cho quân túa ra đi tìm coi địch ở đâu rồi thấy đâu
thì nổ súng đó, mạnh ai nấy nổ; thấy một người cũng nổ, thấy hai người
cũng nổ? Bởi vậy cả hai ông đều xin để đêm mai vì sáng ra mới có thể cho
trinh sát đi thăm dò xem tình hình địch ra sao, bố trí như thế nào, rồi tới tối
mới đánh được. Sự đương nhiên từ chối của hai ông tư lệnh làm nổi bật khả
năng quân sự tệ hại của thầy giáo Võ Nguyên Giáp. Rõ ràng ông không
phải là một quân nhân.
Qua trận Vĩnh Yên, Võ Nguyên Giáp đã nhận được bài
học đắt giá vì đánh giá sai lầm khả năng tác chiến của quân Việt Minh giữa vùng
đồng bằng trống trải, là trận địa hoàn toàn xa lạ đối với họ. Ông càng
sai lầm hơn nữa khi sử dụng chiến thuật biển người trong khi Không quân của
Pháp làm chủ chiến trường. Biển người mà gặp bom Napalm thì thành biển
lửa. Trước đây ông cứ nghĩ rằng hễ có súng là có chiến thắng. Quả nhiên
vừa có đủ súng để thành lập Đại Đoàn 308 ông đã theo Trần Canh thử lửa và chiến
thắng dễ dàng tại trận Cao Bằng. Nhưng thực ra quân Pháp thua tại
Cao Bằng vì sự chỉ huy và tham mưu của quân Pháp quá yếu kém và địa hình đặc
biệt hoàn toàn thất lợi cho đoàn quân ngoại quốc. Võ Nguyên Giáp không đủ
kinh nghiệm để nhận ra điều đó bởi vì cho tới khi ông được phong đại tướng vào
ngày 20-1-1948 thì ông chưa qua một trường lớp quân sự nào và ông chưa đánh
trận nào có pháo binh hay máy bay. Ông chỉ có thành tích thanh toán các
đội quân không vũ trang hay bán vũ trang của các đảng phái đối lập
. Từ khi ông lên tướng thì quân của ông cũng chỉ lập vài thành tích
với chiến thuật du kích chiến chứ chưa bao giờ tham dự trận địa chiến. Trận Cao
Bằng là lần đầu tiên ông theo Trần Canh để học hỏi về trận địa chiến, tuy nhiên
ông chỉ học được những điều hay trong một trận hên. Rồi ông đem kinh
nghiệm hên mà áp dụng cho trận Vĩnh Yên là trận đầu tiên ông tự chỉ huy quân
của ông.
50 năm sau Tướng Giáp viết hồi ký và đưa ra những
lý do khiến ông thất bại trong trận Vĩnh Yên : “Chúng ta thiếu nhiều vũ
khí cần cho đánh vận động. Ta không đủ vũ khí nặng để chế áp những trận
địa pháo của địch. Ta hoàn toàn không có vũ khí phòng không. Do đó,
những mũi tiến công và đội hình xung phong của ta trở thành mục tiêu của máy
bay cường kích và những khẩu pháo được điều chỉnh bởi máy bay “Bà Già…” (
ĐườngTới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang 155 ).
Bất cứ một người chỉ huy quân sự nào cũng phải biết
so sánh sự lợi hại của từng loại vũ khí lớn nhỏ chứ đừng nói là so sánh giữa
súng trường với đại bác, xe tăng và máy bay. Thế mà Đại tướng Võ Nguyên
Giáp không biết những điều căn bản đó. 50 năm sau ông vẫn nêu lên như đây
là những yếu tố khách quan không thể nào ngờ được; có nghĩa là “Ta thua
bởi vì không có vũ khí chống đại bác và chống máy bay”. Nhưng các nhà
quân sự sẽ hỏi ngược lại ông : “Không có vũ khí chống pháo, chống máy bay
mà ông lại dám xua 2 sư đoàn đánh trận địa chiến? Phải chăng là “điếc
không sợ súng”?!
Dầu sao Tướng Giáp cũng có được một mớ kinh nghiệm
đáng kể sau trận này, nhưng máu xương của thanh niên Việt Nam đã trả giá cho
kinh nghiệm của ông. Sau này ông cũng học được nhiều kinh nghiệm khác với
những cái giá khủng khiếp khác . Nhưng mặc dầu trả giá quá đắt ông vẫn tiếp tục
phạm các sai lầm cũ, chẳng hạn như như khi ông cho tổng tấn công vào các thành
phố Miền Nam Việt Nam vào năm 1968. Hậu quả của trận tổng công kích năm
Mậu Thân là tất cả các đơn vị của Mặt trận Giải phóng Miền Nam đã bị xóa sổ,
phải thay thế các lực lượng đó vào năm 1969 bằng 500.000 thanh niên miền
Bắc. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, một nhà sử học của quân đội
CSVN là Đại tá Phạm Quế Dương đã có nhiều thời giờ để ngồi làm các bài toán
tổng cộng cái giá máu xương phải trả cho kinh nghiệm của Võ Nguyên Giáp.
Đại tá Phạm Quế Dương không hiểu 2 đợt tuyển quân lớn để đưa vào chiến trường
Miền Nam vào năm 1969 là 500.000 và năm 1972 là 500.000; vậy mà 1 triệu
quân đó mất biến đi đâu để đến năm 1974, 1975 cũng đưa vào 500.000 nữa mà rốt
cuộc sau chiến tranh còn lại không đủ 500.000.
Hậu quả chính trị của trận Vĩnh Yên: Theo hồi ký
của Hoàng Tùng thì ngay khi La Quý Ba và Vi Quốc Thanh sang Việt Nam để chỉnh
Đảng chỉnh Quân, nghĩa là sắp xếp, tổ chức lại nhân sự trong đảng cũng như
trong quân đội thì họ đã có ý định truất chức tư lệnh quân đội của Võ Nguyên
Giáp chỉ vì cho rằng ông ta xuất thân không phải là giai cấp công
nông. Tuy nhiên Hoàng Tùng không được biết ngoài lý do này thì còn
có một lý do khác: Trước khi qua Việt Nam thì La Quý Ba là thư ký riêng
của Mao Trạch Đông, ông ta đã tiếp xúc với Tướng Nguyễn Sơn, lúc đó đang là cán
bộ tham mưu cho Mao Trạch Đông về các vấn đề có liên quan đến Đông Dương. Vì
thế nhận xét của Nguyễn Sơn về Võ Nguyên Giáp mới là nguyên do chính khiến cho
La Quý Ba đề nghị thay Võ Nguyên Giáp. Nhưng Hồ Chí Minh lẫn Trường Chinh
đều một mực từ chối việc thay Võ Nguyên Giáp do công lao của ông ta đối với
quân đội Việt Minh quá lớn.
Vì vậy La Quý Ba đành phải chấp nhận Võ Nguyên
Giáp, nhưng với điều kiện phải đưa Nguyễn Chí Thanh lên làm Bí thư quân ủy để
hạ giảm bớt quyền lực của Võ Nguyên Giáp. Không may cho ông Giáp là vừa
thoát khỏi nạn chỉnh quân thì lại bị thua ngay trong trận ra quân đầu tiên
khiến cho các cố vấn Trung Quốc càng có lý do để chứng minh với Hồ Chí Minh
rằng đề nghị của họ trước đây là có lý. Do đó trong buổi họp kiểm điểm
trước Tổng Quân ủy, có mặt các cố vấn Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp buộc lòng phải
đổ tội cho Vương Thừa Vũ về việc không thừa thắng đánh vào Vĩnh Yên ngày
14-1-1951 để khỏa lấp tội không biết điều động của chính ông ta. Vô tình làm
phương hại đến binh nghiệp của Tướng Vương Thừa Vũ vì ông này cũng đang bị La
Quý Ba chiếu cố do xuất thân là sĩ quan Quốc Dân Đảng.
Ngày 29-1-1951, sau khi nhận được báo cáo của Vi
Quốc Thanh về thất bại của Võ Nguyên Giáp, Mao Trạch Đông khuyến cáo Vi Quốc
Thanh nên kiên nhẫn và đừng làm mích lòng người Việt: “Những khuyết điểm
của họ hiện thời cũng là những khuyết điểm của quân đội Trung Quốc hồi còn trẻ.
Chẳng có gì lạ về điều đó. Chỉ bằng cách thuyết phục chúng ta mới có thể giúp
cho họ dần dần tiến tới trong một thời gian phấn đấu lâu dài” (Hs/VKTQ và Tuyển
tập Mao Trạch Đông, quyển 2, trang 90). Văn kiện này cho thấy trận Vĩnh Yên là
một thất bại chứ không phải là một chiến thắng như CSVN từng khoe khoang. Và
cũng cho thấy trận Vĩnh Yên là trận do Võ Nguyên Giáp tự chọn chiến trường và
tự điều động chứ không có sự can thiệp hay chỉ đạo của Bắc Kinh, lúc này Bắc
Kinh đang lo chỉ huy quân đội Trung Quốc đánh nhau với Hoa Kỳ tại Đại Hàn.
Tuy nhiên không cần tài liệu của Trung Quốc, ngay
trong hồi ký của Võ Nguyên Giáp cũng gần như thú nhận hết mọi chuyện, ngoài
việc không có vũ khí để chọi với đại bác, máy bay, còn có một lý do nữa mà
Tướng Giáp có muốn giấu cũng không được : “Từ Trung Du tôi trở về gặp Bác và
anh Trường Chinh, báo cáo tình hình chiến dịch. Cách đối phó với Delattre
rất kiên quyết, kịp thời, khác hẳn với những tổng chỉ huy Pháp mà ta đã gặp”
(Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang 155). Có nghĩa là Tướng Giáp thú nhận
thua trận vì Delattre quá giỏi.
Tài năng biến trắng thành đen : Mặc dầu Hồ Chí Minh
đã biết là thua trận, nhưng sau đó Hồ Chí Minh lại cho triệu tập Chính Phủ và
bảo Võ Nguyên Giáp lên báo cáo về chiến dịch vừa qua. Tướng Giáp báo
cáo: “Lần đầu, bộ đội ta trực tiếp đọ sức với nhiều binh đoàn cơ động
Pháp trong những trận đánh mặt đối mặt, cả ban ngày và ban đêm, trên địa hình
đồi núi thấp và đồng bằng. Pháp đã sử dụng lực lượng tinh nhuệ nhất, phát huy
tối đa các loại vũ khí do Mỹ viện trợ. Bộ đội ta đã chiến đấu 23 ngày đêm
liên tục. Ta loại khỏi vòng chiến 5.000 quân địch, trong đó có hơn 2.000
tên bị bắt sống, tiêu diệt 30 vị trí, trong đó có 10 vị trí đại đội, thu được
hơn 1.000 súng các loại đủ trang bị cho một trung đoàn…” (Đường Tới Điện Biên
Phủ, in lần 2, trang 153).
Sau khi Võ Nguyên Giáp báo cáo xong, tới phiên Chủ tịch
Hồ Chí Minh tuyên bố: “Về Trung Du, quân đội ta đã tiến bộ nhiều.
Chiến đấu với binh đoàn cơ động địch ban ngày trên địa hình bằng phẳng, đánh
quỵ cả một G.M, không phải chiến dịch chưa hoàn thành các mục tiêu đề ra, mà
kết quả thu được có phần vượt mức” (Đường Tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang
157).
Trong số những người có mặt trong cuộc họp của Hội
đồng chính phủ có người làm điệp viên cho Pháp, họ chuyển tin này về cho các sĩ
quan tình báo của Pháp khiến cho người thắng trận là Delattre đâm ra hoài nghi
về chiến thắng của mình, vì rõ ràng tin tức từ cơ quan đầu não củaViệt Minh cho
thấy họ đâu có suy suyển gì; mà trái lại, hình như họ chiến thắng thì
phải ? (sic).
Chuyện Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh báo cáo dối
ngày đó cũng có thể hiểu được vì các ông cần tuyên truyền để lấy khí thế trong
quân đội cũng như trong dân chúng. Nhưng rồi các ông im lặng cho tới khi
hồ sơ mật của Trung Quốc được các sử gia Hoa Kỳ gốc Trung Hoa nói tới trong các
tác phẩm bàn về chiến tranh Đông Dương. Lúc đó thì các sử gia Việt Nam ở
hải ngoại bắt đầu thấy được sự thật cho nên Võ Nguyên Giáp phải liên tục tung
ra 3 quyển sách của ông vào năm 1994, 2000 và 2001 để thanh minh về các lời đồn
đoán tai hại cho ông. Tuy nhiên không may là ông càng bào chữa thì ông
lại càng đưa ra nhiều bằng chứng xác nhận những sự thật đau lòng đằng sau những
lời ca tụng về các chiến công oanh liệt.
Thực ra hầu hết các sử gia Việt Nam đều là nhà văn
chứ không phải là chiến lược, chiến thuật gia; cho nên họ không đủ kiến
thức về quân sự để nghiệm ra tài năng đích thực của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp. Đối với ông Hồ Chí Minh cũng vậy, các sử gia Việt Nam không phải là
những người từng hoạt động cách mạng cho nên không thấy được một người “làm
Cách Mạng” như Nguyễn Tất Thành lấy tiền đâu để sống và để làm cách mạng.
Theo như tưởng tượng của các nhà văn thì Nguyễn Tất Thành chỉ “hớp gió” để làm
nên Cách Mạng! Còn các sử gia ngoại quốc thì giở báo chí của Việt Minh
thời đó và thấy ngay báo cáo chiến thắng của ông Hồ Chí Minh cho nên họ tin đó
là sự thật và cứ thế viết thành sách.
Đại hội
tái lập Đảng Cọng sản Việt Nam 1951
Năm 1951, ngày 16-3, Đài phát thanh Việt Minh loan tin
thành lập Đảng Lao Động
Việt Nam. Đảng hợp tác chặt chẻ với Mao Trạch Đông,
và theo sát đường lối của Mao Trạch Đông. (Tin báo chí, Đoàn Thêm, Hai mươi năm
qua, trang 89)
Đại hội thành lập Đảng Lao Động Việt Nam được diễn
ra trong một mật khu tại Việt Bắc. Người đại diện cho Cọng sản cấp quốc
tế chính là La Quý Ba. Hồi ký của Hoàng Tùng cho thấy La Quý Ba mới là người
điều khiển đại hội này: “Đại hội đảng ta năm 1951, đại biểu nước ngoài
chỉ có La Quý Ba, bên Căm Pu Chia có Xieng Hiêng (sau phản bội), phía Lào có
một đại biểu. Tại đại hội La Quý Ba phát biểu chủ yếu về thuế nông
nghiệp. Sau đó bắt đầu đánh thuế. Họ đem các nề nếp từ Trung Quốc
sang, đem kinh nghiệm chỉnh Đảng, chỉnh phong từ Diên An sang…”.
Việc trước tiên sau khi dựng lại Đảng Cọng sản là xác
định lại vị trí giữa Trường Chinh và Hồ Chí Minh. Đảng phải lãnh đạo
chính phủ, có nghĩa là ông Trường Chinh lãnh đạo ông Hồ Chí Minh chứ không phải
là ông Hồ Chí Minh lãnh đạo Trường Chinh. Việc kế tiếp là Đảng Cọng sản phải
nắm lấy quân đội, có nghĩa là phải thay tất cả các vị chỉ huy trong quân đội từ
ông Võ Nguyên Giáp trở xuống. Ngoại trừ vị trí chỉ huy của ông Võ
Nguyên Giáp không có thể có người nào có uy tín cao hơn hoặc tương đương để đảm
nhiệm cho nên Đảng Cọng sản chỉ huy và giám sát ông Võ Nguyên Giáp bằng những
lãnh tụ chính trị Cọng sản. Đó là các ông Nguyễn Chí Thanh và Văn Tiến Dũng.
Hai ông này được phong hàm Thiếu Tướng và được phong chức Tổng Quân ủy và Bí
thư Quân ủy. Hồi ký của Hoàng Tùng nói rõ: “Chính ủy là người bao
trùm lên Tư Lệnh, chứ không phải tư lệnh là người quyết định. Lập ra
chính ủy là để xác định vị trí của Đảng, mà việc đầu tiên là nhắm vào ông
Giáp”.
Trong đại hội Thiếu tướng Nguyễn Chí Thanh được
bầu vào Ủy viên Bộ Chính Trị cho nên giữ chức Tổng bí thư Quân ủy, kiêm luôn
Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị. Thiếu tướng Văn Tiến Dũng là một trong các Bí thư
Quân ủy, kiêm luôn chức Tư lệnh Đại đoàn 320. Theo hệ thống Đảng thì cả
hai ông tướng này đều “bao trùm” lên Võ Nguyên Giáp. Tuy nhiên cũng
giống như tướng Giáp, hai ông tướng này cũng chỉ là tướng được phong, tự nhiên
trở thành tướng chứ không qua một trường đào tạo quân sự nào, và cũng chưa từng
chỉ huy các đơn vị lớn nhỏ trong quân đội. So với Võ Nguyên Giáp thì
Nguyễn Chí Thanh và Văn Tiến Dũng có nhiều tuổi Đảng hơn và thuộc giai cấp bần
nông, trong khi Võ Nguyên Giáp thuộc giai cấp trí thức tiểu tư sản và mới được
đồng chí Nguyễn Ái Kvak kết nạp vào năm 1940. Về mặt giai cấp Đảng thì Nguyễn
Chí Thanh, Văn Tiến Dũng được bầu vào Trung ương Đảng còn Võ Nguyên Giáp thì
chưa được bầu vì tuổi đảng còn quá mới. Hồi ký của Võ Nguyên Giáp
cho thấy trong đại hội này ông ta chỉ được quân đội đề cử làm đại biểu tham dự
đại hội nhưng không được quyền bầu cử trong những ngày cuối của đại hội:
“Tôi không ở lại Đại hội tới ngày bế mạc, vì phải về cơ quan để kịp dự cuộc họp
Đảng ủy mặt trận lần thứ Hai được triệu tập vào ngày 19 tháng 2 năm 1951, quyết
định lựa chọn phương án đánh địch trong năm 1951” (trang 121). Đây chỉ là
lấy cớ để giải thích với dư luận rằng tại sao ông không được bầu vào Trung ương
Đảng kỳ đó. Nhưng những người rành về cách thức tổ chức trong các đảng
Cọng sản thì đều hiểu rằng sẽ có bầu cử vào một hoặc hai ngày cuối của Đại
hội. Tuy nhiên chỉ những đại biểu nào có quyền bỏ phiếu mới được ở lại để
tham dự bầu cử. Và thường thì chỉ là biểu quyết chung kết những sắp xếp
nội bộ đã có trước đó. Và những ai được vào Trung ương Đảng bắt buộc phải
có mặt trong buổi bầu cử để xác nhận mình thuận hay từ chối sự đề cử của Đại
hội. Do đó việc Tướng Giáp sớm rời Đại hội chứng tỏ là khi thành lập lại
ĐCSVN vào năm 1951 thì ông vẫn còn ở ngoài Trung ương Đảng.
Trận Mạo Khê ( Trận thứ năm )
Năm 1951, ngày 29-3, Việt Minh tung ra vài vạn quân tấn
công vùng mỏ than Mạo Khê Uông Bí. Riêng đồn Mạo Khê bị 2 trung đoàn Việt
Minh bao vây (Tin báo chí). Theo sử gia Lê Văn Dương, Trung
tá Phó Giám đốc Nha Quân sử VNCH, thì con số vài vạn quân chỉ là tin giật
gân của các báo Hà Nội vào ngày 29-3. Sở dĩ Mạo Khê dễ biến thành tin
chiến sự nóng hổi vì hễ Mạo Khê bị đánh có nghĩa là Hải Phòng bị uy hiếp và nếu
hải Phòng bị mất thì kiều dân Pháp tại Hà Nội cũng như toàn Bắc Việt sẽ không
còn đường di tản. Người Pháp bị ám ảnh bởi trận chiến Cao Bằng và trận
Vĩnh Yên với 40.000 quân Việt Minh cho nên báo chí thường làm lớn chuyện trước
những tin có trận đánh. Theo chứng liệu còn lưu lại tại Bộ Tổng tham mưu QLVNCH
thì quy mô của trận Mạo Khê không lớn, và lực lượng phản kích củaTướng Dellatre
chỉ có 3 Tiểu Đoàn là đủ ổn định tình thế cho nên sử gia Lê Văn Dương không tin
vào con số vài vạn quân do báo chí đưa ra.
Tuy nhiên ngày nay hồi ký của Tướng Lê Trọng Tấn
cho thấy quân Việt Minh tham chiến trong trận này là 3 Đại đoàn, tức là 27 tiểu
đoàn. Và hồi ký của Tướng Võ Nguyên Giáp xác nhận trận này ông huy động cho
toàn chiến dịch là 40.000 quân, 50.000 dân công và 1.263 tấn lương thực, 156
tấn đạn. Riêng mặt trận chính là thị trấn Mạo Khê thì có 25.719 quân lính
và 30 ngàn dân công. Ngoài ra hồi ký của Tướng Giáp cũng cho thấy có cố
vấn Vi Quốc Thanh cùng tham dự chỉ huy trong chiến dịch này.
Thị trấn Mạo Khê có 3 đơn vị quân đội Pháp trấn đóng :
(1) Tại Mỏ Than Mạo Khê có một đồn lính do 95 quân địa phương toàn người sắc
tộc Thổ tuyển mộ tại Bắc Việt, gọi là “Thân binh địa phương” do Trung úy Nghiêm
Xuân Toàn chỉ huy, đồn này cách thị trấn Mạo Khê khoảng 2 cây số. (2) Trên Tỉnh
lộ 18, cách thị trấn Mạo Khê 800 mét, có một chi đội thiết giáp của trung đoàn
Bộ binh Bắc Phi (Một chi đội có 6 xe thiết giáp, tương đương với cấp số đại đội
bộ binh). (3) Cách trung tâm khu phố 200 mét có một đại đội Biệt Kích gồm
có lính người Thổ với lính Bắc Phi. Tổng cộng cả ba đơn vị khoảng 400
người (Trong khi quân CSVN là 25.700 người).
( Diễn tiến trân đánh… … …, Bối cảnh lịch sử chính trị
Việt Nam, trang 583 )
Năm 1951, ngày 5-4, Tướng Giáp bàn với Tướng cố vấn Vi
Quốc Thanh cho kết thúc chiến dịch vì quân số thương vong lên đến 2.000 người,
gồm có 500 chết và 1.500 bị thương. Vi Quốc Thanh đồng ý kết thúc chiến dịch và
an ủi Tướng Giáp : “Trong chiến dịch này đã huy động 25.000 bộ đội. Hy
sinh chưa đầy 2% không phải là lớn…” (Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ,
in lần 2, trang 169). Lời an ủi này đã chứng minh rằng trận Mạo Khê là do
Võ Nguyên Giáp chỉ huy chứ không phải là Vi Quốc Thanh. Sau chiến dịch,
hồi ức của Tướng Lê Trọng Tấn ghi : “Đại đoàn trở về Tuyên Quang tổng kết
trong không khí trầm lặng. Đại đoàn đã không làm tròn nhiện vụ trong trận
Mạo Khê. Đánh viện không gọn, thương vong cao”… “Tôi cho rằng chiến dịch Hoàng
Hoa Thám là một chiến dịch không thành công. Mục đích của chiến dịch là
tiêu diệt sinh lực địch hay là làm thay đổi cục diện chiến trường không rõ.
Cả ba đại đoàn đều không hoàn thành nhiệm vụ… Các đơn vị đều bị thương vong
cao, không hoàn thành nhiệm vụ. Tôi cho rằng Bộ (Bộ tổng tư lệnh, tức là Tướng
Giáp) cũng phải chịu trách nhiệm về chọn hướng để mở chiến dịch và xác định mục
đích chiến dịch cho rõ”… “Và tôi đã chân thành nói lên những suy nghĩ trên của
mình trong hội nghị tổng kết của Bộ. Tôi có cảm tưởng khá đông cán bộ ở đơn vị
tán thành ý kiến của tôi nhưng không ai nói ra”… “Mục đích chiến dịch không rõ,
không kiên quyết, chọn hướng mở chiến dịch không đúng thì chiến dịch không thể
hoàn thành được nhiệm vụ. Ý kiến của tôi đã được phản ánh lên trên ( Lê Trọng
Tấn, Từ Đồng Quan đến Điện Biên, in lần 2, trang 158-159).
Lê Trọng Tấn nghĩ rằng ý kiến xây dựng của mình sẽ
tạo nên một nề nếp sinh hoạt lành mạnh giúp cho quân đội luôn luôn được cải
tiến dưới hình thức phê bình dân chủ. Tuy nhiên ông không ngờ là Võ
Nguyên Giáp không thể nào chịu nổi một trận thua thứ hai sau lần thua ở Vĩnh
Yên. Trường Chinh cũng như Nguyễn Chí Thanh đã tuyên truyền trong dân
chúng rằng đã chiến thắng trong trận Mạo Khê, hạ được 7 đồn và tiêu diệt hằng
trăm quân địch. Ngoài ra báo chí Hà Nội và Paris không ngớt bàn tán về
cuộc tấn công của nhiều vạn quân khiến cho dư luận Hà Nội cũng như Paris phải
rúng động. Nếu bây giờ ý kiến của Lê Trọng Tấn được đưa ra mổ xẻ tại Quân
ủy trung ương thì trận Mạo Khê lại là một thất bại và dĩ nhiên Võ Nguyên Giáp,
Vi Quốc Thanh phải lãnh đủ trước La Quý Ba và Bắc Kinh.
Vì vậy Võ Nguyên Giáp phải cầu cứu tới Hồ Chí Minh,
ông này đích thân đến hội nghị kiểm điểm chiến dịch để ra tay ém nhẹm vụ Lê
Trọng Tấn dám phê bình cấp trên. Hồi ức của Lê Trọng Tấn : “Giữa
hội nghị, Bác Hồ đến thăm. Bác nói, người ta ai cũng phải rửa mặt.
Tự phê bình là rửa mặt cho sạch. Bác bảo tôi đứng dậy rồi Bác nói:
“Chú Tấn! Chú đã biết rửa mặt chưa? Mặt có vết nhọ mà không rửa thì không
sạch. Phê bình và tự phê bình là cách rửa mặt. Sau mỗi trận đánh
phải biết phê bình và tự phê bình mới mong tiến bộ” (Lê Trọng Tấn, Từ Đồng Quan
đến Điện Biên, in lần thứ 2 , trang 160). Ông Hồ Chí Minh bảo người ta phê bình
mới mong tiến bộ nhưng Lê Trọng Tấn phê bình cấp trên thì bị ông dập ngay, ông
buộc Lê Trọng Tấn phải nhận tội tự làm cho thua trận chứ không được đổ cho cấp
trên. Từ cuộc họp này đã tạo ra một nề nếp độc tài, cửa quyền trong quân
đội CSVN. Cấp dưới phải nhận tội thay cho cấp trên chứ không được phê
bình cấp trên (sic).
Sau hội nghị thì Võ Nguyên Giáp gặp riêng Lê Trọng
Tấn và an ủi, chia sẻ với Lê Trọng Tấn về những lời cay nghiệt của Hồ Chí
Minh. Hồi ức của Lê Trọng Tấn cho biết ông cảm động trước nghĩa cử này
nhưng ông không hề biết chuyện ông bị mạt sát là do ông Hồ Chí Minh và ông Giáp
đã sắp xếp trước với nhau. Cuối cùng thì Võ Nguyên Giáp đã không bị phê
bình mà lại được Lê Trọng Tấn mang ơn. Thủ đoạn của VNG trái với tinh thần
thượng võ của con nhà binh.
Các con số thương vong do CSVN đưa ra : Trong
chiến tranh Đông Dương cũng như trong chiến tranh Miền Nam Việt Nam, quân CSVN
không bao giờ tổng kết số thương vong của mình, chỉ có báo cáo về thương vong
của địch. Tuy nhiên vì con số thương vong của địch không thể kiểm chứng được
cho nên các đơn vị thi nhau báo cáo khống số thương vong của địch để có thể
biến chiến bại của ta thành chiến thắng. Còn về tổn thất của CSVN thì sau
mỗi trận có thể đếm được số chết do dân công khiêng về hoặc dân công báo cáo
lại sau khi vùi lấp sơ sài dọc đường. Nhưng không thể đếm được số binh sĩ
bỏ xác tại chiến trường, bị bắt tại chiến trường, hoặc lợi dụng lúc chiến trận
nổ ra đã đào ngũ và trốn thoát về sống trong vùng địch chiếm đóng, hoặc “hồi
chánh”, hoặc chạy lạc. Do đó con số báo cáo thương vong của các đơn vị
CSVN không chính xác vì họ không tính được những người… “mất xác”.
Ngoài ra số quân của mỗi đơn vị do họ tự tuyển và
không có sổ sách, vì tất cả đều ở trong rừng, di chuyển liên tục và không ai
chịu trách nhiệm hành chánh về quyền lợi của các binh sĩ; nghĩa là binh
sĩ không có lương, không có phụ cấp gia đình, không có tiền tử tuất, mỗi khi có
một chiến sĩ tử trận thì dân công chỉ chôn và báo cáo cho cấp trên là xong. Về
phần cấp trên nhận báo cáo chôn cất của dân công thì thường cùng nhau giấu bớt
để khỏi bị khiển trách, tuy nhiên họ không thể giấu nhiều. Ngoài ra họ có
thể báo cáo là một số đã đào ngũ hoặc “theo địch”, dĩ nhiên là cấp trên sẽ bảo
họ gạt con số theo địch ra vì trong bộ đội CSVN không hề có chuyện đào ngũ hay
theo địch.
Vì những lý do trên và vì lý do không thể có hồ sơ
trong khi tất cả đều ở trên rừng cho nên Bộ tổng tham mưu của quân CSVN không
có hồ sơ lưu về các con số tổn thất. Còn nếu căn cứ theo báo cáo của từng trận
thì chính người phụ trách nghiên cứu quân sự của CSVN là Đai Tá Phạm Quế Dương
cho biết nếu tính theo tồng số báo cáo mà Bộ tổng tham mưu CSVN nhận được thì
con số các quân nhân Mỹ bị chết tại chiến trường Việt Nam gấp 3 lần số quân Mỹ
có mặt tại Việt Nam trong thời điểm cao nhất, nghĩa là gần 1 triệu 500 ngàn
người, trong khi trên thực tế quân Mỹ chỉ bị chết 58.000 người.
Riêng trong các hồi ký của các Tướng CSVN thì họ đành
phải tôn trọng và viết theo tài liệu của phía quân đội Pháp bởi vì các báo cáo
này được lấy làm bằng chứng để lập hồ sơ tưởng thưởng hoặc thanh toán các đền
bù hành chánh cho gia đình tử sĩ. Do đó trong trận Mạo Khê thì Tướng Giáp
đã đưa ra con số bộ đội CSVN bị chết tại trận Mạo Khê là 500 người. Đây
là con số mà quân đội Pháp ghi nhận là bỏ xác tại chiến trường, Tướng Giáp đã
căn cứ vào tài liệu của Pháp mà ghi thành con số trong hồi ký của ông. Tuy
nhiên tài liệu của phía quân đội Pháp thì chỉ ghi số xác đếm được tại chỗ chứ
không ghi được số xác do dân công khiêng đi. Mỗi trận chiến của CSVN đều
có dân công chờ ngay sau lưng các chiến sĩ; nếu người chiến sĩ ngã xuống
thì ngay tức khắc dân công chạy lên nhặt xác và khiêng về phía sau
Trận
Ninh Bình ( Trận thứ sáu )
Năm 1951, cuối tháng 4, Quân ủy CSVN điều động 3 đại đoàn
308, 320 và 304 đánh Ninh Bình, Phát Diệm. Đầu tháng 5, Bộ chỉ huy của
Tướng Võ Nguyên Giáp đến đóng tại Châu Sơn, Ninh Bình. Lần này hồi ký của
Tướng Giáp không cho biết ai là Tư lệnh và ai là Bí thư quân ủy nhưng tại Châu
Sơn có mặt Tướng Văn Tiến Dũng, Tướng Hoàng Sâm và Lê Thanh Nghị. Có thể Văn
Tiến Dũng là Bí thư quân ủy.
Năm 1951, ngày 4-6, Sau 4 ngày rút vào núi để củng cố lực
lượng, quân Việt Minh đồng loạt tấn công đồn Yên Cư Hạ, thị trấn Yên Phúc và đoàn
tàu chiến đang trú đóng tại Ninh Bình.
Diễn tiến giai đoạn cuối của trận đánh:
Đồn Yên Cư Hạ, còn gọi là đồn Chùa Cao, nằm vào
phía nam tỉnh lỵ Ninh Bình, trấn giữ cửa ngõ đi vào Thanh Hóa. Đồn được
xây cất kiên cố bằng bê tông, gồm một pháo đài chính và 3 pháo đài phụ.
Trước đây đồn được trấn giữ bởi 1 đại đội Phụ lực quân, đến khi quân tiếp viện
đến giải tỏa Ninh Bình thì tăng cường thêm 1 đại đội Biệt kích của Trung úy
Romary. Lúc này thì các đồn Ninh Bình được yểm trợ bởi Liên đoàn 4 của
Đại tá Edon trấn đóng tại bãi đổ bộ dưới chân núi Non Nước cùng với các tàu
chiến neo tại bờ phía nam sông Đáy. Giữa Ninh Bình và đồn Yên Cư Hạ là
thị trấn Yên Phúc. Giờ đây đồn Yên Cư Hạ trở thành điểm và Yên Phúc, Ninh
Bình trở thành diện .
Ngày 4-6, lúc 0giờ 30, Trung đoàn 88 của Đại đoàn
308 pháo kích vào đồn Yên Cư Hạ. Đến 2 giờ sáng ngưng pháo, đặc công xung
phong áp sát 1 pháo đài phụ và cho nổ pháo đài bằng thủ pháo. Sau đó từ
pháo đài phụ, quân Việt Minh tràn về phía pháo đài chính nhưng bị đẩy
lui. Pháo binh của Pháp từ chân núi Non Nước bắn yểm trợ xung quanh đồn
cho tới 5 giờ sáng thì ngưng yểm trợ vì quân CSVN pháo 120 ly vào tỉnh lỵ Ninh
Bình cũng như các vị trí đóng quân của Liên Đoàn 4. Cùng lúc này thì hai
trung đoàn 102 và 36 của Đại đoàn 308 phục kích chận viện tại thị trấn Yên
Phúc, trên đường từ Ninh Bình đi Yên Cư Hạ. Tuy nhiên quân tiếp viện của Liên
đoàn 4 lại đi trên tàu thủy nên quân của 308 dùng đại bác không giật bắn vào
đoàn tàu chiến. Tàu lớn nhất là LSSL6 bị trúng tới 7 phát đạn đại bác nhưng
không hề gì.
Đến 7 giờ sáng quân Việt Minh xung phong tấn công
đồn Yên Cư Hạ lần nữa, chiếm được pháo đài chính và thêm 1 pháo đài phụ.
Đến 9 giờ sáng thì quân tiếp viện của Liên đoàn 4 được tàu thủy chở đến Yên Cư
Hạ. Tàu Pháp bắn thẳng vào chiếc đồn đổ nát và một đại đội của Tiểu đoàn 8 Nhảy
dù đổ bộ tiến vào đồn, quân CSVN cố thủ trong đồn dưới hỏa lực đại bác bắn trực
xạ từ dưới tàu lên. Sở dĩ quân CSVN trụ lại trong đồn vì không ngờ tình
trạng có tàu chiến đến tiếp cứu , theo kế hoạch thì các tàu chiến đã bị đại bác
không giật của Việt Minh bắn hạ từ hồi đêm. Tuy nhiên các vị chỉ huy quân Việt
Minh không ngờ được là đạn đại bác 57 ly và 75 ly không giật không đủ sức công
phá để làm chìm tàu lớn bằng sắt. Cuối cùng toán quân CSVN cố thủ trong
đồn còn lại 55 người phải ra hàng và để lại trong đồn 23 xác, còn khu vực xung
quanh đồn là 200 xác. Nguyên 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 88 bị xóa sổ. Về
phía Pháp thì 2 đại đội phòng thủ gần 400 người chỉ còn lại vài chục;
Trung úy Romary bị thương nặng.
Sáng ngày 5, Tướng CSVN Hoàng Văn Thái xuống Yên Cư
Hạ tìm hiểu tình hình thất bại của Trung đoàn 88. Hồi ký của Tướng
Giáp: “Trung đoàn 88 là đơn vị công kiên giỏi của 308 đã nhiều lần tiêu
diệt những vị trí Âu Phi trên đường số 4 trong vòng 1 giờ. Tôi nghĩ không phải
chỉ vì một số khuyết điểm trong công tác chuẩn bị như phái viên đã về báo cáo,
cũng không phải vì anh em quá mệt mỏi. Khó khăn lớn nằm ở chỗ khác.
Đó là do thủ đoạn đối phó của địch thay đổi. Với khả năng bắn chính xác
của pháo binh, địch đã tập trung pháo ngăn chận những đợt tiến công ban đêm vào
vị trí, kéo dài cho tới lúc viện binh và không quân can thiệp” (Đường tới Điện
Biên Phủ, in lần 2, trang 197). Sai lầm của Tướng Giáp trong trận Ninh
Bình : Tướng Giáp cho rằng bị thua vì đạn pháo binh của Pháp bắn chính
xác mà ông giấu đi sự thật là lính Pháp nằm dưới hầm bê tông, cho nên khi đạn
pháo nổ chụp lên đồn thì chỉ có quân Việt Minh ở trên mặt đất bị chết mà
thôi. Dĩ nhiên khi thiết lập đồn thì quân Pháp đã có tọa độ chính xác và
đã cho pháo binh bắn điều chỉnh từ trước. Đây là ưu điểm của chiến thuật
Boong ke của Tướng Dellatre. Trước đó đúng 2 tháng, vào ngày 4-4-1951,
cũng chính Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho 4 trung đoàn đánh 4 đồn Boong ke, mỗi đồn
chỉ có 1 đại đội lính Pháp trấn giữ; thế mà cả 4 trung đoàn đều thất bại nặng
nề. Lẽ ra Tướng Giáp phải thấy ra lợi thế của chiến thuật Bong ke qua sự
thất bại của 4 trung đoàn, nhưng trận này chứng tỏ ông vẫn chưa thấy ra.
Ngày 6-6, Tiểu đoàn 7 Nhảy dù rút về Ninh Bình, một đại đội Nhảy dù được phân
công ở lại thu dọn chiến trường và tái lập hệ thống phòng thủ đồn Yên Cư
Hạ. Đêm hôm đó Việt Minh lại tấn công nhưng bị đẩy lui, đến gần sáng thì
quân Việt Minh rút đi, mang theo các xác chết nên không rõ số thương vong, quân
nhảy dù thiệt hại nhẹ. Đây là trận đánh vớt vát của tiểu đoàn còn lại
thuộc Trung đoàn 88. Hồi ký của Tướng Giáp: “Đêm ngày 6, 88 tiếp
tục đánh Chùa Cao. Công tác tổ chức chiến đấu chậm, 3 giờ sáng mới nổ
súng. Đại đội Comăngđô mất sức chiến đấu đêm trước đã được thay thế bằng
một đại đội của Tiểu đoàn Dù 7. Binh lính Dù cố cầm cự đợi viện
binh. Trời sáng vẫn chưa giải quyết được vị trí, 88 phải rút lui”.
Năm 1994, các nhà quân sự học đã mỉm cười hài lòng sau
khi quyển hồi ký “Đường Tới Điện Biên Phủ” của Tướng Giáp được phát hành. Trong
đó ông ta đề cao các trận thắng và thú nhận tất cả các trận thua. Người
dân Việt Nam thì ngạc nhiên cho các lời thú nhận đó của Võ Nguyên Giáp, bởi vì
chuyện đó chưa hề xảy ra trong chế độ CSVN. “Ta” chỉ có thắng và… thắng
chứ không hề có thua. Nếu lỡ có thua cũng biến thành thắng một cách vô
tư. Bởi vậy có nhiều nhà trí thức Việt Nam tại hải ngoại đã khâm phục
Tướng Giáp là đã bước ra khỏi thông lệ của Cọng sản, dám nói thẳng, nói thật.
Tuy nhiên các sử gia Quốc tế thì không lấy gì làm ngạc nhiên, bởi vì người ta
chờ đợi sự thú nhận này của tướng Giáp từ lâu, sau khi các bài viết về quan hệ
giữa Trung Quốc và Quân đội CSVN của Quang Zhai đã được Nhà xuất bản North
Carolina phổ biến. So lại với tài liệu của Quang Zhai thì cuốn sách của
Tướng Giáp chỉ cốt bào chữa cho các thất bại mà phía Trung Quốc đã công bố. Chứ
thực ra chưa có bằng chứng nào có thể chứng minh rằng Tướng Giáp dám nói thẳng,
nói thật.
Tới năm 1999, những bài viết của Quang Zhai được in
thành sách và được đài BBC trích thuật một loạt chiến công của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp trong năm 1951: “Tháng giêng năm 1951, Tướng giáp cho tấn
công Vĩnh Yên, cách Hà Nội 37 dặm, áp dụng chiến thuật biển người đang được
Trung Quốc dùng tại Triều Tiên. Tướng Jean Delattre de Tassigny, Tổng tư lệnh
Pháp tại Đông Dương, đưa quân phản kích, dùng cả bom Napalm, Việt Minh tổn thất
ít nhất 6.000 chiến sĩ. Đến tháng Ba, trận tấn công tại Mạo Khê, gần Hải
Phòng, lại thất bại. Cùng một định mệnh rơi xuống cho quân Việt Minh trong
tháng Năm khi họ đánh Phủ Lý và Ninh Bình. Các trận đánh này với sự đồng ý của
các cố vấn Trung Quốc. Và thất bại khiến cố vấn Trung Quốc nhận ra họ phải thực
tế và thận trọng hơn” ( Tài liệu của BBC Vietnammese.com/ chuyên đề/lịch sử Việt
Nam ).
Trận Hòa
Bình ( Trận thứ bảy )
Năm 1951, tháng 9, Tướng Võ Nguyên Giáp hỏi Tướng cố vấn
Vi Quốc Thanh về phương hướng mở chiến dịch Đông Xuân trong mùa khô 1952. Tướng
Thanh cho biết ông và các sĩ quan tham mưu của ông đã bàn bạc nhiều nhưng thấy
không thể nào đánh với quân Pháp tại đồng Bằng với các đại đơn vị vì quân Việt
Minh không có vũ khí phòng không và thua hẵn về pháo binh. Tướng Giáp lại
cho rằng nếu không đánh lớn thì không tạo được thanh thế lớn, không làm biến
chuyển được tình hình. Tướng Vi Quốc Thanh nói: “Tôi sắp về Bắc Kinh họp. Chắc
lần này Trung ương đảng Cọng sản Trung Quốc sẽ có ý kiến đóng góp với các đồng
chí Việt Nam” (Hồi ký Võ Nguyên Giáp).
Vì không muốn tranh luận với Võ Nguyên Giáp cho
nên tướng Vi Quốc Thanh không trả lời mà nói Bắc Kinh sẽ trả lời, nhưng sự thực
là Bắc Kinh chỉ trả lời theo ý của Vi Quốc Thanh. Quả nhiên sau đó : “Ít
lâu sau ngày đồng chí Vi về Bắc Kinh, Trung ương Đảng ta nhận được thư của đồng
chí La Quý Ba. Trong thư đồng chí La viết với tình hình hiện nay, tốt
nhất là Việt Nam nên quay về với chiến tranh du kích, tiến hành chiến tranh
nhân dân thật rộng rãi để hạn chế những chỗ mạnh của Địch” (Đường tới Điện Biên
Phủ, in lần 2, trang 238 ).
Năm 1951, trung tuần tháng 10, vì các cố vấn trưởng
Vi Quốc Thanh và La Quý Ba đã về Trung Quốc. Tướng Giáp phải một mình
soạn kế hoạch đánh nhau trong mùa khô, ông dự trù tung 4 sư đoàn đánh vào vùng
Hữu ngạn Liên khu 3, tức là các tỉnh Hòa Bình, Hà Đông, Ninh Bình, Hưng Yên,
Nam Định, Phủ Lý. Tuy nhiên Tướng Nguyễn Chí Thanh e ngại sẽ gặp lại tình thế
như trận Ninh Bình cho nên ông quyết định chia ra đánh nhỏ trong khu vực Hữu
ngạn Liên Khu 3. Đại đoàn 320 sẽ chia ra hoạt động trong các tỉnh Hà Nam,
Hà Đông, Sơn Tây. Đại đoàn 304 hoạt động tại các tỉnh Ninh Bình, Nam
Định. Chiến dịch do Nguyễn Chí Thanh nghiên cứu và chỉ huy ( Hồi ký Võ Nguyên
Giáp).
Năm 1951, tháng 11, Nguyễn Chí Thanh sắp lên đường
đi Liên Khu 3 thì nhận được tin quân Pháp chiếm đóng Hòa Bình. Ngày
15-11, Nguyễn Chí Thanh họp Tổng quân ủy. Nội bộ chia ra hai phe, một bên
muốn đánh quân Pháp tại Hòa Bình, một bên muốn coi như chuyện Pháp chiếm Hòa
Bình là không có gì đáng kể. Tướng Giáp nhờ tướng Hoàng Văn Thái hỏi ý
xếp lớn còn lại của Trung Quốc là Mai Gia Sinh (Tham mưu trưởng của Phái bộ cố
vấn quân sự). Mai Gia Sinh cho biết là ông đã bàn với ban tham mưu của
ông và thấy không nên đánh vì Delattre đã tấn công như vậy tức là ông ta đã có
chủ trương, nếu quân CSVN tiến đánh tức là bị động, rơi vào đúng tính toán của Delattre.
Võ Nguyên Giáp hiểu là các cố vấn ngại vì 4 trận thua liên tục vừa qua chứng tỏ
đánh lớn không lại Phi cơ và pháo binh của Pháp (Hồi ký Võ Nguyên Giáp).
Năm 1951, ngày 17-11, cuộc đánh chiếm Hòa Bình đã gây
tiếng vang lớn, chứng tỏ quân Pháp đang trên đà chiến thắng vì Hòa Bình là một
cứ điểm chiến lược đối với quân CSVN. Ngoài ra Delattre mở chiến dịch tâm
lý chiến, báo chí loan tin quân Pháp đang trên đà chiến thắng. Do đó
Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp quyết định tung 3 Đại đoàn tấn công Hòa Bình.
Đại đoàn 304 từ Thanh Hóa tiến tới phía tây nam Hòa Bình. Đại đoàn 312 từ
Yên Báy tiến tới phía bắc Hòa Bình. Đại đoàn 308 từ Phú Thọ tiến tới khu
vực núi BaVì phía đông Hòa Bình. Hồi ức của Lê Trọng Tấn cho biết Đại
đoàn của ông phải lên đường đi đánh Hòa Bình trong lúc các chiến sĩ bị thương
trong trận Nghĩa Lộ chưa được lành hẵn, tân binh chưa được bổ sung. Qua hồi ức
của Lê Trọng Tấn thì Tướng Võ Nguyên Giáp không có mặt tại Bộ chỉ huy, mọi việc
do Tướng Nguyễn Chí Thanh điều động.
Năm 1951, ngày18-11, theo hồi ký Võ Nguyên Giáp,
Tướng Nguyễn Chí Thanh và Tướng Hoàng Văn Thái cùng Bộ tham mưu lên đường đến
Hòa Bình ngày 18-11. Lúc này Tướng cố vấn Vi Quốc Thanh đi Bắc Kinh chưa
về. Tướng Giáp mời cố vấn Mai Gia Sinh cùng đi nhưng Mai Gia Sinh từ chối vì
chỉ muốn đánh du kích chứ không muốn đánh trận địa chiến. Ngoài ra ông
cho biết ông sẽ báo cáo với Bắc Kinh về việc này. Tướng Võ Nguyên Giáp sợ trách
nhiệm nên xin lệnh của Bộ chính trị để lỡ có thua cũng đỡ trách nhiệm (Hồi ký
Võ Nguyên Giáp).
Năm 1951, ngày 23 tháng 11, Hồ Chí Minh họp Bộ
chính trị và quyết định cho phép Tướng Nguyễn Chí Thanh đánh Hòa Bình. Để
cho chắc ăn, ngày 24-11 Trường Chinh lại họp Trung ương đảng để thông qua nghị
quyết đánh Hòa Bình. Ngoài ra Trung ương Đảng chỉ thị Võ Nguyên Giáp phải
đến Hòa Bình để cùng chỉ huy với Nguyễn Chí Thanh. Sở dĩ HCM và Trường
Chinh phải làm như vậy vì sợ sau này lỡ có thua thì cá nhân HCM và Trường Chinh
không bị mang tội trái lệnh của Bắc Kinh. Có nghĩa là “Chúng tôi đều đồng lòng
chứ không phải do quyết định riêng của đồng chí nào”.
( Diễn tiến trận đánh… … …Bối cảnh lịch sử chính trị Việt Nam, trang 607 )
Hậu chuyện trận Hòa Bình : Tướng Salan đã thành
công trong việc rút khỏi Hòa Bình và ông ta hài lòng khi các tin tức tình báo
cho biết những thương vong trầm trọng mà quân đội Pháp đã gây ra cho bộ đội của
Võ Nguyên Giáp. Ông đã rút ra khỏi Hòa Bình một số lớn đơn vị tác chiến
của Pháp để tăng cường cho việc chiếm giữ các “hậu phương” của quân Cọng
sản. Tuy nhiên chỉ có những chuyên viên quân sự mới thấy được sự chủ động
của quân đội Pháp; còn toàn dân Việt Nam và dân chúng Pháp thì không thể
nào biết được điều đó.
Hồi ký của Võ Nguyên Giáp thú nhận: “Nếu so
với cuộc rút quân khỏi Cao Bằng của Cácpăngchiê thì cuộc rút quân của Xalăng ra
khỏi Hòa Bình đã thành công” (Đường tới Điện Biên phủ, in lần 2, trang
293). Thế nhưng vào thời đó, qua lời tuyên truyền của Đài phát thanh CSVN
thì quân Pháp đã bị quân CSVN giáng cho những đòn chí tử khiến phải tháo chạy
một cách thê thảm ra khỏi Hòa Bình. Các tin tức về buổi lễ duyệt binh và triễn
lãm chiến lợi phẩm của Võ Nguyên Giáp tại Hòa Bình đã khiến cho mọi người tin
rằng quân Pháp vừa mới thảm bại. Đây là một hình thái mới của chiến
tranh, được gọi là chiến tranh cân não, ngày nay quân đội không cần chiếm những
mục tiêu có tính cách chiến thuật, tức là các địa điểm hay lãnh thổ có lợi cho
việc hành quân hay bảo vệ an ninh. Người ta chỉ cần chiếm lấy những mục
tiêu có tính cách chiến lược, tức là những vùng hay những lãnh thổ có thể gây
tiếng vang làm chấn động tâm lý của quần chúng.
Sai lầm chính trị của
Salan trong việc rút khỏi Hòa Bình đã khiến cho Paris và
Hoa Thịnh Đốn phải đặt lại vấn đề hiệu quả của các vận
động trước đây của Tướng Delattre. Phải chăng chỉ có Delattre mới đủ khả
năng đem lại chiến thắng và ổn định tại Việt Nam? Một khi Delattre nằm
xuống thì tất cả những gì tại Việt Nam sẽ sụp đổ theo? Các nhà chính trị
cũng như dân chúng Pháp tỏ ra hết kiên nhẫn nổi vì không thấy một dấu hiệu nào
chứng tỏ chiến tranh sẽ chấm dứt. Hợp đồng thuê lính Lê Dương cũng như
thời gian phục vụ của lính Bắc Phi và Ả Rập đã đáo hạn nhưng không có quân để
thay thế. Theo kế hoạch của Tướng Delattre thì tháng 7-1952 phải trả về
15.000 quân vì đã có Quân đội Quốc gia Việt Nam thay thế, tuy nhiên mức độ thực
hiện Quân Đội Quốc gia Việt Nam không kịp như dự định. Chính phủ Pháp
quyết định gia hạn duy trì 15.000 quân cho tới tháng 10-52.
Một sai lầm tiếp theo của Salan là rút quân từ Hòa
Bình về để tập trung quân chiếm lại Đồng Bằng Băc Việt nhưng việc chiếm Đồng
Bằng lại có tác dụng ngược, tức là chính Salan đã lùa hằng triệu trai tráng tại
vùng Đồng Bằng chạy lên rừng theo Võ Nguyên Giáp, nếu họ ở lại sẽ bị quân Pháp
tàn sát cho nên họ chỉ có một con đường là đến gặp Võ Nguyên Giáp xin nhận súng
để chiến đấu giành lại quê hương và để sống còn. Trong khi đó quân Pháp tỏa đi
chiếm giữ một vùng quê rộng mênh mông mà chẳng giữ được một chút gì có lợi tại
các nơi đó. Trước kia Tướng Alessandri sợ rằng Đồng Bằng Bắc Việt sẽ cung
cấp lúa và cung cấp người cho CSVN. Nhưng với cái cách của Salan thì giờ
đây Đồng Bằng không có lúa vì không còn lực lượng lao động sản xuất; còn khối
người khổng lồ thì chính Salan đã đuổi họ chạy về phía Võ Nguyên Giáp cho nên
tốn quân chiếm đóng mà chẳng giữ được một cái gì cả.
Vì vậy sau khi trận chiến Hòa Bình kết thúc ngày
24-2-1951, Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp không quan tâm tới con số binh sĩ
bị chết và bị thương trên 10.000 người, các ông cũng không quan tâm đến việc sẽ
thiếu quân số. Mà trái lại, số lượng thanh niên thanh nữ xin gia nhập bộ
đội tại các vùng thôn quê Việt Nam mới là mối lo cho Đảng Cọng sản Việt
Nam; các ông không đủ lương thực để nuôi đội quân khổng lồ này;
cũng không có đủ vũ khí để có thể biến tất cả trở thành bộ đội. Trong khi
quân Pháp gia tăng hành quân tái chiếm các vùng thôn quê tại đồng bằng Bắc Việt
thì ĐCSVN phải lo nuôi ăn cho hàng triệu đàn ông trai tráng, thanh niên nam nữ
chạy nạn càn quét của quân đội Pháp. Do đó dù thiếu hụt quân sĩ đến
bao nhiêu đi nữa thì Võ Nguyên Giáp cũng không lo vì có vô số thanh niên đang
ăn cơm của CSVN mà không có việc làm, ông có thể nhanh chóng bổ sung số nhân
mạng thiếu hụt qua các trận đánh; miễn là ông không bị thiếu súng. Cũng
may là số súng ống của CSVN bị thất thoát trong các trận đánh không đáng kể,
bằng mọi giá các chiến sĩ CSVN phải mang súng của người chết trở về đơn vị, và
rồi số súng này sẽ được giao cho những người bổ sung. Còn những người bị
thương thì Tướng Giáp cứ đẩy họ về phía sau cho các tổ chức “Nhân dân” tại hậu
phương lo.
Hậu phương là những vùng do Việt Minh kiểm soát.
Tại các vùng này người dân làm ra bao nhiêu lúa gạo đều phải gom lại để nuôi bộ
đội và thương binh. Mọi người trong vùng CSVN chiếm đóng vui vẻ đóng góp
toàn bộ sản phẩm của họ vì thực ra công cày cấy, gặt hái đều là công chung của
toàn thể bộ đội cũng như thanh niên nam nữ chạy nạn từ nơi khác tới. Thế
rồi chính người dân tại các nơi còn cấy gặt được đều phải ăn cơm độn khoai sắn
để nhường lúa gạo cho chiến trường. Vì vậy Võ Nguyên Giáp dễ dàng thay
thế số người bị chết hay bị thương, miễn là thành tích chiến đấu của bộ đội
CSVN gây được niềm tin nơi những người cung cấp vũ khí và đạn dược cho ông, đó
là Mao Trạch Đông và Staline.
Sai lầm của Tướng Giáp trong trận Hòa Bình: Hồi ký của Võ Nguyên Giáp thú nhận: “Tổn thất của ta ở mặt trận
chính và mặt trận phối hợp là 11.193 người, trong đó có 2.692 đồng chí hy sinh”
(Đường tới Điện Biên Phủ, trang 294). Đây chỉ là căn cứ theo con số của
tài liệu Pháp mà nghiễn thêm ra nhưng cũng cho thấy tối thiểu 3 Đại đoàn của
CSVN đã bị mất hết 11.000, quân số còn lại của mỗi đại đoàn chỉ được 4 tiểu
đoàn. (Mỗi đại đoàn có 9 tiểu đoàn).
Vì vậy vào ngày 22-4-1952 Ban chấp hành Trung ương
ĐCSVN họp hội nghị lần thứ 3: “Hội nghị nhận định… … ta chưa có khả năng
giành thắng lợi quyết định trong chiến tranh. Cuộc kháng chiến của ta vẫn
là “trường kỳ kháng chiến” và “tự lực cánh sinh” ( Võ Nguyên Giáp, Đường Tới
Điện Biên Phủ, trang 300). Lúc này cố vấn La Quý Ba còn ở Bắc Kinh.
Tháng 6 -52, La Quý Ba trở lại Việt Nam và triệu tập Quân ủy Trung ương.
Hồi ký Võ Nguyên Giáp ghi nhận: “Các cố vấn Trung Quốc không đánh giá cao
thắng lợi chiến dịch Hòa Bình như chúng ta…”(trang 302). Kết thúc Hội
nghị, Quân ủy Trung ương ra nghị quyết trở lại chiến tranh du kích, không thể
đương cự trận địa chiến với quân Pháp. Nghị quyết này là quyết định tối
hậu của Bắc Kinh.
Ngay trước khi trận Hòa Bình diễn ra, tướng cố vấn
Vi Quốc Thanh đã chủ trương không đánh trận địa chiến và ông cho biết Bắc Kinh
sẽ có chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp về vấn đề này, sau đó thư của cố vấn La Quý Ba
từ Trung Quốc đã chỉ thị ngưng đánh lớn. Nhưng vì sợ mất mặt do thách
thức của De Lattre tại Hòa Bình mà Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh đã bất
chấp lệnh của Bắc Kinh mà xua quân đánh nhau với quân Pháp, mặc cho cố vấn Mai
Gia Sinh phản đối và hăm dọa sẽ báo cáo cho Bắc Kinh. Do đó những tổn
thất của trận Hòa Bình đã khiến cho cố vấn La Quý Ba không bằng lòng khi ông
trở lại Việt Nam. Vì vậy ông ra nghị quyết chấm dứt mọi ảo vọng đánh quân Pháp
bằng trận địa chiến. Kể từ đó các trận đánh chỉ có tính cách du kích
chiến, làm tiêu hao và mệt mỏi quân Pháp, chấp nhận chiến tranh lâu dài, thời
gian sẽ làm cho người Pháp nãn lòng.
Nhưng trong khi Hồ Chí Minh đợi người Pháp nãn lòng
thì tại hậu phương của Việt Minh mới là thực sự nản lòng. Hình ảnh các
thương binh nằm la liệt trong các làng xã mà không có thuốc men trở thành một
gánh nặng đau lòng cho dân chúng. Người dân phải nhịn ăn để nuôi bộ đội
trên rừng, bây giờ cả làng phải tập trung nuôi thương binh, nhường những miếng
ngon nhất, chỗ ấm nhất cho thương binh; nhưng tiếng rên la của những
người sống không hẳn sống mà chết cũng chưa chịu chết đã làm mọi người mất tinh
thần. Rồi hàng ngày rủ nhau đi đào huyệt chôn tử sĩ khiến cho tâm lý quần
chúng cảm thấy ngao ngán trước những lời tuyên truyền ra rã trên Đài phát thanh
Nhân Dân .
Có một ông nông dân tại Quảng Nam đã cảm hứng sáng
tác một bài thơ mà sau này trở thành bất hủ trong kho tàng văn học Việt
Nam: “Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi/ Chiến khu thóc lúa chú khiêng rồi
/ Thi đua liên tiếp thua đi mãi / Kháng chiến lâu ngày khiến chán
thôi”. Cách dùng chữ theo lối “nói lái” khiến cho tới nay không có ai họa lại
bài thơ này mà được thanh thoát như bài nguyên tác.
Cũng vì bài thơ này mà từ thời đó ĐCSVN đã không
dùng chữ “chính phủ” để nói đến tổ chức chính quyền mà thay thế bằng chữ “nhà
nước”; và cũng từ đó hễ người dân nào nói tới chữ “chính phủ” tức là có ý
mĩa mai ĐCSVN.
Trận Thái Bình ( Trận thứ tám )
Năm 1952, ngày 26-3, tướng Tư lệnh quân Pháp tại
Bắc Việt là De Linarès chỉ huy 5 liên đoàn Lưu động và 3 tiểu đoàn Dù bao vây
vùng đồng bằng phía nam Bắc Việt nhằm tiêu diệt Đại đoàn 320 do tướng Văn Tiến
Dũng chỉ huy.
Ngày 27-3 Tướng Võ Nguyên Giáp được tin liền thông
báo cho Tướng Văn Tiến Dũng biết để chạy tránh cuộc hành quân, tuy nhiên ông đã
báo trễ 1 ngày sau khi cuộc hành quân khởi sự (Hồi ký Võ Nguyên Giáp).
Chiều ngày 28-3, vòng vây siết chặt tại vùng Diêm
Hộ, Diêm Điền, có 2 tiểu đoàn CSVN thoát khỏi vòng vây tính quay ngược trở laị
đánh tập hậu Liên đoàn 3 lưu Động nhưng bị Đại tá Vanuyxem đẩy trở lại vòng vây
và lùa ra biển. Phi cơ B.26 thả bom xuống làng Lưu Phương là nơi Bộ chỉ
huy của Tướng Dũng đang trú đóng. Tướng Giáp đánh điện chỉ thị Đại đoàn 320
vượt vòng vây về Nam Định để cùng chiến đấu với Đại đoàn 304 đang hoạt động tại
đây. Nhưng Tướng Dũng thoát được bằng cách dùng tàu thuyền vượt sông Hồng
về Hưng Nhân thuộc tỉnh Thái Bình (Hồi ký của VNG).
Tối ngày 29-3, 2.000 quân còn lại củaVăn Tiến Dũng
bị vây trong làng Bích Du, sáng hôm sau thì toán quân CSVN mở đường máu nhưng
bị 9 phi cơ B.26 cùng với phi cơ khu trục dội bom, một số thoát ra phía biển bị
Hải quân đánh chận, số còn lại bị bắt làm tù binh. Tổng kết quân CSVN bị chết
700, bị bắt 700. Phía Pháp 32 chết và 102 bị thương . Năm 1952,
ngày 18-4, Tướng Cogny, Tư lệnh Phân khu Bắc chỉ huy 3 Liên đoàn Lưu động bao
vây Trung đoàn 98 thuộc Đại đoàn 316 của CSVN tại làng Đại Vị Thượng, cách Hà
Nội 25 cây số.
Rạng sáng ngày 19-4, quân Pháp khép vòng vây, quân
CSVN cố thoát ra trong đêm 19 và rạng 20 nhưng thất bại. Theo Võ Nguyên Giáp
thì Trung đoàn 98 vì thiếu kinh nghiệm, cả trung đoàn cùng rút theo một con
đường, một bộ phận đi đầu trót lọt nhưng khúc sau bị phát hiện, đáng lẽ phải mở
đường máu để vượt qua nhưng lại chạy trở vào vòng vây.
Đêm 20-4 Trung đoàn 98 mở đường máu tại làng Trắc
Niết nhưng đụng tuyến phòng thủ của quân Pháp nên phải dội lại. Chính ủy trung
đoàn là Lê Quang Ấn và Tham mưu trưởng là Bùi Đại bị tử thương. Đến 3 giờ
sáng thì Trung đoàn 98 hoàn toàn tan rã. Quân Pháp đuổi đánh suốt ngày 21
bằng phi cơ, pháo binh và chiến xa. Trận chiến kết thúc vào tối ngày 21-4 .
Tổng kết Trung đoàn 98 hoàn toàn bị tiêu diệt với
870 chết, 1067 tù binh, 63 súng tự động, 657 súng cá nhân, 31 súng cối, 13 súng
chống tăng. Phía Pháp có 76 chết, 32 mất tích và 261 bị thương.
Trận Na Sản ( Trận thứ chín )
Để đối phó với trận địa chiến của quân Cọng sản, Tướng
Salan quyết định thành lập các căn cứ phòng thủ lớn có cả Pháo binh, Thiết
giáp, Phi cơ với sân bay ngay trong cứ điểm. Đơn vị trú phòng tập trung
cả sư đoàn cho nên quân Pháp muốn đánh thì phải huy động quân đông gấp 10, tức
là 10 Đại đoàn thì CSVN không có khả năng. Do đó từ cứ điểm này, các lực
lượng xung kích hùng hậu sẳn sàng can thiệp cứu viện các đồn bị uy hiếp. Còn
các đồn có nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại các làng xã mà không ngại bị đại quân
của Cọng sản tấn công. Cứ điểm đầu tiên được thực hiện là Cứ Điểm Na Sản,
nằm trên Tỉnh lộ 41, giữa Sơn La và Lai Châu
Năm 1952, ngày 28-10-1952, công trình xây dựng cứ điểm Na
Sản được bắt đầu. Phi cơ chở đến Na Sản 1 đại đội Công binh, 1 tiểu đoàn
Lê Dương và 400 công nhân. Ngoài ra phi cơ cũng chở tới 1.100 tấn kẽm
gai, 5.000 quả mìn, đạn dược và võ khí nặng. Trước đó cứ điểm Na sản chỉ có 1
đại đội Thân binh Thái trấn giữ. Kề từ ngày 29-10 mỗi ngày có 50 chuyến
bay, mỗi chuyến cách nhau 10 phút, từ sáng tới tối. Có ngày vì nhu cầu chuyển
vận đã lên tới 100 chuyến bay, một số vật liệu được thả dù xuống các vị trí
phòng thủ xung quanh cứ điểm.
Năm 1952, ngày 1-11, Liên đoàn lưu động Việt Nam
được không vận tới Na Sản, gồm 3 tiểu đoàn Bộ binh, 1 tiểu đoàn Pháo binh và 1
chi đoàn Thiết giáp.
Liên đoàn lưu động Việt Nam là liên đoàn bộ binh đầu tiên
của quân đội Bảo Đại, sau này trở thành Liên đoàn 31/Bộ binh. Vào lúc này,
tháng 11 năm 1952, thì liên đoàn chỉ là một liên đoàn thử nghiệm trong kế hoạch
thành lập các liên đoàn Bộ binh VN. Mới đầu có tên là Liên đoàn 7 Lưu
động; gồm các tiểu đoàn 4/BVN, 55/BVN, 56/BVN; 1 tiểu đoàn Pháo
binh và 1 tiểu đoàn thám xa. Tuy nhiên cấp chỉ huy thì chỉ có hơn 10 sĩ quan
Việt Nam, số còn lại là người Pháp. Trong số các sĩ quan chỉ huy có Thiếu tá
Nguyễn Khánh, Trung úy Cao Văn Viên và Đại úy Trần Thiện Khiêm.
Năm 1952, ngày 21-11, Đại tá Gilles chỉ huy 3 tiểu đoàn
Nhảy dù đáp xuống phi trường Na sản và chỉ huy thiết lập Tập đoàn cứ điểm Na
Sản gồm có 3 tiểu đoàn Dù, 3 tiểu đoàn Bộ binh Việt Nam, 3 tiểu đoàn Khinh binh
Thái và 1 tiểu đoàn Lê Dương. Lực lượng yểm trợ có 1 tiểu đoàn pháo binh
của Liên đoàn lưu động Việt Nam, 2 đại đội pháo binh của Pháp; 1 tiểu đoàn Công
binh Pháp; 1 tiểu đoàn thám xa Việt Nam và 1 tiểu đoàn thám xa Pháp.
Sự khác nhau giữa tiểu đoàn Bộ binh và tiểu đoàn
Khinh binh là tiểu đoàn Khinh binh không có đơn vị súng cối 81 ly và đại bác 57
ly. Thám xa là xe bọc sắt có bánh cao su. Một tiểu đoàn thiết giáp được
gọi là Chi đoàn. Mỗi Chi đoàn gồm có 3 Chi đội, tức là 3 đại đội. Mỗi Chi
đội có 6 xe thiết giáp, chia thành 3 Phân đội. Còn một tiểu đoàn pháo binh 105
ly gồm có 2 đại đội. Mỗi đại đội có 6 khẩu súng 105 ly, chia thành 3
trung đội. Năm 1952, ngày 23-11, quân số tập trung tại Na Sản là 12.000,
gồm 7 tiểu đoàn Bộ binh, 3 tiểu đoàn Dù, 2 chi đoàn Thiết giáp và 1 tiểu đoàn
Pháo binh. Đến ngày 22-10 kể như công trình xây dựng cứ điểm Na Sản hoàn
tất. Đại tá nhảy dù Gilles được cử làm Chỉ huy trưởng cứ điểm. Chiến đoàn
Dù do Đại tá Ducourneau chỉ huy là thành phần tiếp ứng của cứ điểm.
( Diễn tiến trận đánh … … Bối cảnh lịch sử chính trị Việt Nam, trang 620 )
Sai lầm của Tướng Giáp trong trận Na Sản: Sau trận
thất bại này, Tướng Giáp cố suy nghĩ : “Nhưng vì đâu phần lớn trận đánh đều
không thành công? Một nguyên nhân là bộ đội mỏi mệt…Nguyên nhân chính là do
những cứ điểm này nằm trong thệ thống cấu trúc chặt chẻ của một tập đoàn cứ
điểm. Người Pháp coi đây là một chiến lược ngăn chận mới. Muốn đánh bại chiến
lược này cần phải có thời gian” ( Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang 343
).
Hóa ra nhờ thất bại quá nặng mà ông tìm ra nguyên nhân là do đánh giá sai chiến
thuật phòng thủ của quân đội Pháp. Lẽ ra nếu ông từng tốt nghiệp một
trường quân sự thì ông đã thấy rõ điều này trước khi nghĩ thới chuyện đánh hay
không được đánh. Nếu ông có một mớ kiến thức sơ đẳng về võ bị, ông sẽ
hiểu trong một cứ điểm phòng thủ người ta bố trí hỏa lực ra sao và các loại vũ
khí phối hợp ăn nhịp với nhau ra sao. Khi đã biết cấu trúc phòng thủ của
địch rồi thì ông mới được quyền nghĩ tiếp là nên đánh như thế nào để phá vỡ ưu
thế phối hợp hỏa lực giữa bộ binh và pháo binh, giữa bộ binh và không quân.
Và khi đã nắm chắc là có thể phá vỡ được cấu trúc đó thì
ông mới được phép quyết định đánh và đánh như thế nào. Đằng này ông cứ hô
xung phong, người này ngã xuống người sau tiến lên, nhưng càng tiến lên càng
chết. Cuối cùng ông hô khản tiếng mà không thấy ai xung phong, lúc đó
ông nhìn lại thì mới hay rằng quân của mình đã chết hết. Về nhà ngẫm nghĩ
lại mới biết rằng cấu trúc phối hợp hỏa lực của người ta “quá chặt
chẻ”. 50 năm sau ông nêu lên sai lầm của ông thời đó,
nhưng ông lại huênh hoang: “Muốn đánh bại chiến lược này cần phải có thời
gian”. Không ai hiểu nổi ông cần thời gian để làm gì và trong bao
lâu. Phải chăng là ông cần thời gian để nghiên cứu cách đánh bại đối thủ?
Và phải chăng 1 năm sau ông đã nghĩ ra và cho áp dụng tại Điện Biên Phủ? Tuy
nhiên cũng chính hồi ký của ông về trận Điện Biên Phủ cho thấy ông thất bại
hoàn toàn trong đợt tổng tấn công Điện Biên Phủ sau khi nướng hết 23 ngàn người
trong số 33 ngàn chiến sĩ tham dự.
Ngoài ra ông còn viện lý do bộ đội mỏi mệt để gánh
bớt cho cái lỗi không có kiến thức quân sự của ông trong trận Na Sản. Đây
không phải là lần đầu tiên Tướng Giáp nghĩ tới nguyên nhân “Bộ đội mỏi
mệt”. Trong trận Ninh Bình xảy ra vào tháng 5-1951, Đại đoàn 308 phải
hành quân từ vùng Bắc Cạn, vượt qua Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình,
Hà Nam. Vượt qua 400 cây số đường bộ và vượt qua sông Lô, sông Thao, sông Đà
tới Ninh Bình. Binh sĩ của 308 chỉ có 1 ngày để chuẩn bị cho trận đánh,
không hề được nghỉ ngơi. Nhưng đến khi Trung đoàn 88 là trung đoàn thiện
chiến nhất bị tiêu diệt thì Tướng Giáp lại nghĩ : “Tôi nghĩ không phải
chỉ vì một số khuyết điểm trong công tác chuẩn bị như phái viên đã về báo cáo,
cũng không phải vì anh em quá mệt mỏi…” (Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2,
trang 197).
Ngày nay các nhà nghiên cứu quân sự phải lắc đầu
ngao ngán trước kiến thức quân sự của Tướng Giáp. Một người lính khiêng
vác nặng, di chuyển 400 cây số đường bộ mà chỉ có một ngày để chuẩn bị chiến
trường rồi lăn vào đánh nhau với những người đã dưỡng sức nằm chờ nhiều tháng
trời. Nếu Tướng Giáp được đọc qua binh pháp của Tôn Tử hẵn ông phải biết
câu châm ngôn mà Tôn Tử thường nhắc đi nhắc lại : “dĩ dật đãi lao” (lấy
khỏe đợi mệt).
Qua chuyện này mới thấy cái tai hại của một người
làm Tướng mà chưa bao giờ có được một ngày cùng sống với người lính:
Tướng Giáp viết về sức mang vác của một người lính của ông: “Mọi người
đều mang vác nặng, các chiến sĩ có 30 kilôgam súng đạn, thuốc nổ, lương thực
trên vai…”(trang 162). Một lần nữa các nhà nghiên cứu quân sự chào thua,
bởi vì theo như sự hiểu biết của họ thì một người lính không thể nào đeo vác
trên vai 30 ký để đi hằng trăm cây số. Những người ngoài quân đội thì
không rõ điều này vì không biết khả năng một con người có thể mang vác bao
nhiêu. Nhưng một ví dụ dễ thấy là ngày nay theo luật lao động của Hoa Kỳ
thì các nhà máy sản xuất không được đóng gói thùng hàng nặng quá 50 pound nhằm
bảo đảm an toàn cho cái sống lưng của những người công nhân bốc xếp.
Người công nhân bốc xếp chỉ nhấc thùng hàng lên rồi đặt thùng hàng xuống hoặc
có thể bưng bê thùng hàng trong vòng vài bước chân. Nhưng thùng hàng 50
pound chỉ là 23 Kg. Trên 23 Kg là đã có thể làm tổn thương đến xương sống của
người ta rồi! Huống hồ mang 30 ký đi hằng trăm cây số lên đèo xuống dốc, trèo
đèo lội suối? Dĩ nhiên là sức con người không thể nào làm nổi và do đó có
thể kết luận rằng Tướng Giáp không biết gì về sức khiêng vác của một người
lính.
Trận
tổng tấn công Điện Biên Phủ ( Trận thứ mười )
Năm 1953, ngày 20-11, Tướng Navarre ra lệnh thả dù
6 tiểu đoàn xuống thung lũng Điện Biên phủ để xây dựng cứ điểm phòng thủ Lào và
Xứ Thái. Cứ điểm có khả năng chứa được 12 tiểu đoàn với hệ thống dây thép gai
bao quanh cứ điểm rộng 50 đến 70 mét, có 1 phi đạo dài 1.000 mét với 6 phi cơ
thả bom và 10 phi cơ quan sát
Năm 1953, ngày 8-12, Đại tá De Castries được cử làm
chỉ huy trưởng Điện Biên Phủ thay cho Thiếu tướng Gilles. Tình báo Pháp
nhận được tin Đại đoàn 316, 304, 308, và Đại đoàn Pháo binh 351 di chuyển về Điện
Biên Phủ. Tướng Navard cho lệnh 3 tiểu đoàn phòng thủ tỉnh Lai Châu rút
về Điện Biên Phủ
Năm 1954, ngày 1-1, theo hồi ký của Võ Nguyên Giáp,
ông ta được cử làm Tư lệnh kiêm Bí thư quân ủy Mặt trận Tây Bắc. Trong
khi đó Tổng bí thư quân ủy Nguyễn Chí Thanh, Bí thư quân ủy Trung ương Văn Tiến
Dũng ở lại hậu phương theo dõi tình hình. Văn Tiến Dũng trước đó làm Tư
lệnh Đại đoàn 320 nhưng được rút về làm Tổng Tham mưu trưởng. Tướng Hoàng
Văn Thái đang là Tổng Tham mưu trưởng xuống làm Tổng Tham mưu phó, đi Điện Biên
Phủ để làm Tham mưu trưởng cho Võ Nguyên Giáp. Ngày 5-1, Võ Nguyên Giáp,
Vi Quốc Thanh (Cố vấn Trung Quốc) cùng Bộ tư lệnh mặt trận lên đường. Gồm
có Lê Liêm, phó của Nguyễn Chí Thanh, phụ trách chiến tranh chính trị. Đặng Kim
Giang, phó của Trần Đăng Ninh, phụ trách tiếp liệu. Đỗ Đức Kiên, phó của
Trần Văn Quang, phụ trách tham mưu hành quân.
Tướng Võ Nguyên Giáp vừa làm Tư lệnh vừa làm Bí thư
quân ủy khác với lệ thường trong quân đội Cọng sản. Theo lệ thường thì vị
Tư lệnh đơn vị luôn luôn có Bí thư quân ủy đi kèm để giám sát Tư lệnh và bàn
bạc với Tư lệnh trước khi ra những quyết định quan trọng. Nhưng đàng này
Võ Nguyên Giáp vừa chỉ huy vừa giám sát chính mình. Chuyện này hơi khó hiểu
nhưng nếu tìm hiểu thêm một chút nữa thì sẽ thấy rằng người thực sự giữ vai trò
Bí thư quân ủy trong trận này là Tướng vố vấn trưởng Vi Quốc Thanh. Vì đã có Vi
Quốc Thanh làm nhiệm vụ giám sát Võ Nguyên Giáp nên cả hai tướng chính trị của
Trung ương Đảng là Nguyễn Chí Thanh và Văn Tiến Dũng đều phải nằm nhà.
Năm 1954, ngày 3-3, Vi Quốc Thanh nhận được điện của Chu Ân Lai: “…để
chuẩn bị cho 5 nước Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung và đại biểu các nước có liên quan
tham gia hội nghị Genève thảo luận vấn đề Triều Tiên và vấn đề Đông Dương,
triệu tập vào giữa tháng 4 … Để giành chủ động về ngoại giao, có thể tổ chức
đánh mấy trận thắng đẹp ở Việt Nam như trước khi đình chiến ở Triều Tiên không
? ”… Sau khi Vi Quốc Thanh và Võ Nguyên Giáp bàn bạc, quyết định ngày 13/3 bắt
đầu nổ súng tấn công Điện Biên Phủ” (Vương Chấn Hoa, Đồng Chí Vi Quốc Thanh,
Dương Danh Di dịch). Bức điện văn này là một bằng chứng chứng minh rằng trận
Điện Biên Phủ là hệ quả của Hội nghị Genève chứ không phải Hội nghị Genève là
hệ quả của trận Điện Biên Phủ.
Nhận được lệnh của Mao Trạch Đông, mới đầu các
chuyên gia Trung Quốc dự trù 10 ngày sau sẽ khai hỏa. Trận mở màn sẽ tiêu
diệt 2 tiền đồn phía Bắc của căn cứ Điện Biên Phủ cùng một lúc. Nếu đánh
2 đồn cùng một lúc thì pháo binh của Pháp phải phân tán yểm trợ cho hai nơi.
Tuy nhiên ngược lại, lực lượng pháo binh của CSVN lại không đủ bao giàn cho cả
hai mặt trận cùng một lúc, cho nên cuối cùng Tướng Giáp quyết định đánh
tiền đồn Béatric trước, rồi ngày hôm sau mới đánh tiền đồn Gabrielle.
Năm 1954, ngày 27-3, sau 10 ngày nghĩ ngơi, bổ sung
quân số và chỉnh đốn đơn vị, Tướng Giáp họp các đơn vị trưởng tại Mường Păng,
ban hành “kế hoạch tác chiến” tổng tấn công Điện Biên Phủ. Đơn vị tham dự
là 4 Đại đoàn bộ binh và 1 đại đoàn pháo binh. Theo kế hoạch do các
chuyên gia Trung Quốc soạn ra, Tướng Giáp giao cho Đại đoàn 312 của Lê Trọng
Tấn đánh chiếm vòng cung Đông Bắc của cứ điểm, Đại đoàn 316 của Tướng Lê Quảng
Ba đánh chiếm vòng cung phía Đông của cứ điểm. Hai Đại đoàn này có nhiệm vụ
tiêu diệt 5 đồn chính và 1 đồn dự phòng.
Năm 1954, ngày 30-3, lúc 6 giờ 15, quân của 2 Đại đoàn 316 và 312 đồng loạt tấn
công 4 tiền đồn trấn giữ mặt Đông và Đông Bắc của Cứ điểm.
( Diễn tiến trận đánh … … … Bối cảnh lịch sử chính
trị Việt Nam, trang 705 )
Kết thúc trận tổng tấn công
Năm 1954, ngày 6-4, lúc 8 giờ 30 sáng, quân CSVN
rút khỏi Huguette6 dưới trận mưa bom của máy bay tiêm kích. Lúc 10 giờ 15
Bigeard báo cáo tại chiến trường Huguette6 đếm được gần 1.000 xác CSVN, phần
đông còn rất trẻ, khoảng 16 tuổi. Có 21 lính CSVN được tìm thấy còn sống
lẫn trong đống xác chết được đưa về Khu trung tâm. Về phía quân phòng thủ thì
đại đội Lê Dương 86 người còn 20 người. Toán quân tiếp viện có 23 chết,
112 bị thương và 86 mất tích.
Đến lúc này thì kế hoạch tác chiến của Vi Quốc
Thanh và Võ Nguyên Giáp gặp trở ngại cả hai mặt “điểm” lẫn “diện”. Theo dự trù
thì Đại đoàn 308, do Tướng Vương Thừa Vũ chỉ huy, sẽ hốt gọn tiểu đoàn người
Thái là Tiểu đoàn yếu nhất của cứ điểm, sau đó quân của 308 sẽ tràn vào Bộ chỉ
huy của Cứ điểm mà không hao tổn nhiều do phải chạm súng với Tiểu đoàn
Thái. Quả nhiên 2 đại đội người Thái đã bỏ chạy khi nghe nổ súng, nhưng
Tướng Vũ vấp phải đại đội thứ 3 lại là Đại đội 1 của Tiểu Đoàn 5 Dù Việt
Nam. Theo kế hoạch thì Tướng Vũ phải nhanh chóng thanh toán Tiểu đoàn
Thái và đánh thẳng vào trung tâm để bắt sống Decastries. Nhưng
không ngờ 308 đã bị thất bại vì phản ứng nhanh nhạy của Đại úy Bizard khiến cho
trung đoàn 176/316 bị xóa sổ.
Tài liệu quân sự Trung Quốc : “Lúc này Võ
Nguyên Giáp hơi sốt ruột chưa đánh hạ được A1, liền ra lệnh tấn công C1.
Đồng chí chưa bàn với Vi Quốc Thanh, tự quyết định điều trung đoàn 102 của đại
đoàn 308… Trung đoàn 102 là trung đoàn chủ lực của đại đoàn 308, là bộ đội từ
khi bắt đầu chiến dịch cho đến nay chưa bị tổn thất, lần này bị trọng thương,
ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của trận đánh. Chỉ huy “quả đoán” của Võ
Nguyên Giáp lần này bị không ngờ vấp váp”.
“Vi Quốc Thanh rất bực tức, kiến nghị phía Việt Nam nghiêm túc ra lệnh cho bộ
đội tấn công điều tra rõ tình hình thực tế…”, để nghiên cứu đối sách.
Cuối cùng rõ ra là, quân địch ở A1 lợi dụng đường hào và nhà hầm xây dựng thời
kỳ quân Nhật chiếm đóng để ngoan cố chống cự và thỉnh thoảng tiến hành phản
kích quân đội Việt Nam không thể nào đối phó. Vi Quốc Thanh điện gấp về
Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, báo cáo tình hình này, Quân uỷ Trung Quốc cấp
tốc điều một số cán bộ từng tác chiến ở Triều Tiên có kinh nghiệm đánh đường
hào, đi nhanh ra tiền tuyến Điện Biên Phủ” (Vương Chấn Hoa, Đồng Chí Vi Quốc
Thanh, Dương Danh Dy dịch”.
Đoạn văn này cho thấy trước đây mỗi khi ra lệnh điều binh
Võ Nguyên Giáp đều phải hỏi ý kiến của Vi Quốc Thanh. Nhưng lần này quyết định
điều động 102 thì không hỏi, nhưng lại là một quyết định sai lầm đưa đến tổn
thất nặng khiến cho “Vi Quốc Thanh rất bực tức, kiến nghị phía Việt Nam nghiêm
túc ra lệnh cho bộ đội tấn công điều tra rõ tình hình thực tế…”. Câu này
có thể hiểu là “Vi Quốc Thanh rất bực, yêu cầu Võ Nguyên Giáp phải làm ăn cho
đàng hoàng hơn”. Đủ chứng tỏ ai là người chỉ huy tại Điện Biên Phủ.
Năm 1954, ngày 6-4, Tướng Giáp cho lệnh tạm ngưng
chiến đấu, đại bộ phận rút ra ngoài, để lại một bộ phận nhỏ trấn giữ các vị trí
đã chiếm được (trang 277). Các đơn vị trưởng về sở chỉ huy tham dự sơ kết
đợt 2 chiến dịch. Tướng Giáp kể lại tâm trạng của các vị chỉ huy trưởng
các đơn vị: “Văn phòng tổ chức bữa cơm với một số đồ hộp chiến lợi phẩm
các đơn vị vừa gởi tặng. Mấy đồng chí cán bộ đều bở ngỡ trước quang cảnh
này, vì họ tưởng bị Bộ chỉ huy chiến dịch gọi lên để thi hành kỷ luật do không
hoàn thành nhiệm vụ” (trang 280). Như vậy là kế hoạch tấn công đợt 2
không hoàn thành. Hay nói chính xác hơn là Tướng Giáp đã thất bại trong
đợt tổng tấn công chiếm Điện Biên Phủ.
Kiểm điểm trận tổng tấn công : Tài liệu của
phía Trung Quốc cho thấy kết quả thất bại của trận tổng tấn công: “Chỉ
huy “quả đoán” của Võ Nguyên Giáp lần này không ngờ bị vấp váp. Vi Quốc Thanh
lựa lời an ủi đồng chí, nêu ra kiến nghị tạm ngừng tiến công chuyển sang tổng
kết chỉnh đốn. Võ Nguyên Giáp tiếp nhận kiến nghị này. Lúc này hội nghị
Genève sắp triệu tập, Điện Biên Phủ trở thành một điểm nóng khiến cả thế giới
dõi theo sau khi Triều Tiên đình chiến, Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc rất quan tâm theo dõi tác chiến Điện Biên Phủ, luôn luôn hỏi Vi Quốc Thanh
tình hình chiến sự và có nhiều chỉ thị cụ thể đối với chiến thuật tấn công ĐBP(
Hồi ký của Tướng Vương Chấn Hoa, thư ký riêng của Tướng Vi Quốc Thanh).
Hồi ký của Đại tá Langlais, chỉ huy trưởng phòng
thủ Khu trung tâm: “Nếu Điện Biên phủ đã không bị mất đêm đó (Đêm 30-3)
là do kẻ thù bị bất ngờ vì giành được những mục tiêu chỉ định quá nhanh chóng
nên không đủ khả năng khai thác những thắng lợi ban đầu”. Langlais cho
rằng lẽ ra Tướng Giáp phải tiến thẳng vào Bộ chỉ huy của Decastries sau khi đã
phá vỡ được phòng tuyến phía Đông. Nếu làm như vậy thì Tướng Giáp đã
thành công ngay trong đêm đầu tiên của đợt 2 (ngày 30-3-1954). Từ Domino1
cho tới Eliace2 là một cung phòng thủ chiếm một phần tư vành đai phòng thủ,
quân của Tướng Giáp thừa sức tràn theo chỗ thủng này mà tiến thẳng vào Bộ chỉ
huy của Cứ điểm. Trung đoàn trừ bị 102 của Hùng Sinh thay vì tiến vào
chết chùm trên đồi Eliance2 thì cứ theo chỗ thủng giữa Dominique1 và Eliance1
mà vào khu trung tâm như đi vào chỗ không người. Còn Eliance2 thì chỉ cần
một đại đội phục chận dưới chân đồi thì quân trên đồi nếu có gan tiến ra khỏi
đồn cũng sẽ bị chận đánh dễ dàng. Lúc đó Eliance2 sẽ trở thành một điểm
chết, bị cô lập. Không có gì phải lo ngại về Eliance2 nếu Nguyễn Hữu An
không chiếm được vào đêm đó, và không việc gì phải nướng tới 2 trung đoàn (5
ngàn quân) cho một điểm chết. Cho tới khi viết hồi ký Langlais cũng không
biết được bên trong nội bộ của Tướng
Giáp: Các chuyên gia quân sự Trung Quốc đã ấn định
phải chiếm cho được 5 đồn mặt Đông để làm “diện” thu hút quân Pháp từ Khu trung
tâm ở bờ phía Tây sông Nậm Rốn sẽ tràn sang bờ phía Đông để tiếp cứu cho 5 đồn
mặt Đông. Trong khi đó nhiệm vụ đánh thọc vào trung tâm lại là phần vụ
của Tướng Vương Thừa Vũ từ hướng Tây Bắc của Cứ Điểm. Nhưng cũng theo kế
hoạch thì 308 chỉ tấn công sau khi 312 và 316 đã chiếm được 5 đồn phía
Đông. Tuy nhiên đến 8 giờ tối mặc dầu Nguyễn Hữu An chưa chiếm được
Eliance2 nhưng vì các cánh quân khác đã khác đã thanh toán xong mục tiêu đúng
như dự định cho nên Tướng Giáp đinh ninh rằng chẳng mấy chốc Nguyễn Hữu An cũng
sẽ thanh toán xong Eliance2 cho nên ông phấn khởi ra lệnh cho 308 tấn công.
Không ngờ 308 không hạ nổi Huguette7, cả Trung đoàn
176 bị tiêu diệt. Tướng Giáp vội vàng sửa chữa bằng cách ra lệnh cho 308
lùi lại phía sau để bảo tồn lực lượng cũng như bảo đảm bí mật của kế hoạch,
đồng thời rút Trung đoàn trừ bị của Hùng Sinh băng đồng qua phía Đông để đánh
Eliance2. Nhưng không ngờ cả Trung đoàn thiện chiến chỉ còn 50 người mà
vẫn không nhổ được cái gai Eliance2 thì ông chỉ còn có nước hô quân rút lui để
bàn với các cố vấn tìm cách khác. Đúng ra nếu ông cứ bỏ qua Eliance2 mà
xua quân tiến thẳng vào trung tâm thì xong rồi; nhưng tiếc là ông không
có phản ứng linh hoạt như vậy.
Hơn nữa, ông cũng không có toàn quyền điều binh tại
Điện Biên Phủ, mọi chuyện còn phải chờ ý kiến Cố vấn Trưởng và đoàn cố
vấn. Đây cũng là một bằng chứng chứng minh về thiên tài quân sự của Đại
Tướng Võ Nguyên Giáp và cũng chứng nhận quyền hạn chỉ huy quân đội của ông tại
Điện Biên Phủ. Ông không phải là một vị tướng có đầy đủ quyền sinh sát
trong tay. Tướng Giáp chỉ biết điều quân theo “Kế hoạch tác chiến” của
các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho nên ông và những người cọng sự của ông
không thể linh động sáng tạo ra phương cách giải quyết trong tình huống bất
ngờ. ( “Kế hoạch tác chiến” là một lệnh điều quân được viết thành văn bản
trước khi tiến hành trận đánh. Ai giữ nhiệm vụ gì và ai đánh trước, ai
đánh sau, ai yểm trợ, ai chỉ huy đều được phân công trong “Kế hoạch tác chiến”.
Thuật ngữ của Quân đội VNCH gọi “Kế hoạch tác chiến” là “Lệnh hành
quân”).
Trong hội nghị Tổng kết đợt 2, Tướng Giáp và Tướng
Vi Quốc Thanh đã gặp phải khúc xương. Đạn dược và thực phẩm dự trù cho
chiến dịch đã gần cạn, các chuyên gia Trung Quốc chỉ dự toán đạn dược cho một
đợt tổng tấn công khoảng tối đa là một tuần lễ cho nên đạn pháo đã được trút xả
láng. Theo hồi ký của Tướng Giáp : “Pháo đói đạn trầm trọng. Có ngày, mỗi
khẩu pháo của ta chỉ còn hai, ba viên đạn. Trước đó, một số đơn vị cũng
đã sử dụng đạn quá lãng phí. Một trung đoàn, qua 5 ngày kềm chế pháo binh
địch, bắn hết 2.000 viên đạn súng cối. Một tiểu đoàn phòng không 12 ly 7
trong một ngày bắn tới 12.000 viên đạn. Bộ chỉ huy Mặt trận buộc phải quy
định việc sử dụng đạn dược: Bắn quá 3 viên 105 phải xin phép Tham mưu trưởng
(Tướng Thái), quá mười viên phải xin phép Tổng tư lệnh (Tướng Giáp).” (trang
323). Đoạn hồi ký này chứng tỏ kế hoạch đánh Điện Biên Phủ chỉ có giai
đoạn tổng tấn công là ăn thua đủ cho nên đạn dược được tiêu thụ xả láng.
Sau khi tổng tấn công thất bại mới tính tới chuyện bổ sung 25 ngàn quân và xin
thêm đạn dược để đánh đợt thứ 3, riêng lương thực thì bắt dân Thanh Hóa phải
nộp luôn cả lúa giống.
Theo như cung khai của các tù binh CSVN bị bắt tại
trận Huguette6 và trận Eliance1 thì tinh thần bộ đội CSVN bắt đầu rung chuyển
sau khi bị chết và bị thương quá nhiều. Con số chết lên tới 6.000 người
và bị thương là 17.000 người. Số người bị thương đã khiến phải gởi trả lại hậu
phương 30.000 dân công vận chuyển thương binh . Tâm trạng hoang mang nao núng
đã lan tràn trong các Đại đoàn CSVN. Số bộ đội CSVN gia nhập đội quân
Chuột Nậm Rốn cũng lên đến hằng ngàn người. Hồi ký của Tướng Giáp có nói
đến hiện tượng “Hữu khuynh, tiêu cực” trong quân đội CSVN nhưng không nói rõ là
hiện tượng gì, nhưng hồi ức của Tướng Lê Trọng Tấn giải thích : “Vấn đề
còn lại bây giờ là chống hữu khuynh, tiêu cực biểu lộ dưới hai hình thức; một
là ngại thương vong, ngại tiêu hao, mệt mỏi, ngại khó, ngại khổ, muốn dứt điểm
ngay trong khi điều kiện khách quan chưa cho phép; hai là chủ quan khinh
địch”. Tướng Tấn gọi là ngại thương vong, ngại tiêu hao, nhưng thực sự là
“sợ chết”. Binh sĩ CSVN đã tận mắt chứng kiến kiểu chết như con thiêu
thân của chiến thuật biển người cho nên họ buộc phải suy nghĩ và phải thấy
ớn. Con người ta chỉ bị kích động đến điên cuồng khi cuộc chiến chưa nổ
ra. Nhưng khi cuộc chiến đã tàn thì chỉ còn lại kinh hoàng và hãi
hùng. Đây là bản năng thực sự của con người. Hồi ký của Tướng Giáp
: “Về phía ta, cũng không ít khó khăn. Phải nhanh chóng bổ sung
quân số, đạn dược hao hụt khá nhiều qua đợt chiến đấu vừa rồi. Lương thực
cho bộ đội mỗi ngày một ngặt nghèo… Phải đánh địch bằng cách nào với những
chiến sĩ đã qua 5 tháng trời liên tục hành quân… Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ
tiếp tục làm gì? Quyết tâm của ta là tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ, dù cuộc chiến đấu phải kéo dài…” (trang 285 và 286)
Năm 1954, ngày 8-4, sau hội nghị sơ kết trận đánh,
Tướng Giáp đánh điện xin Quân ủy Trung ương và Bộ Chính Trị gửi thêm cho 25.000
tân binh để thay thế số bị chết và bị thương. Cũng trong ngày này Cố vấn
Vi Quốc Thanh gửi điện văn cho Bành Đức Hoài xin Trung Quốc gửi cho 1
trung đoàn pháo binh và 67 súng đại bác phòng không 37 ly. ( Tài liệu của tình
báo Pháp, nhờ giải mật được những bức điện của Tướng Giáp và tướng Vi Quốc
Thanh; do Berna Fall sưu tầm và đăng trong tác phẩm “Hell in A Very Small
Place: The Siege of Dien Bien Phu, trang 223. Tài liệu này đã được xác
nhận lại với hồ sơ của quân đội Trung Quốc do Quang Zhai sưu tầm và công bố
trong tác phẩm “China and The Vietnam Wars”, 1950-1975). Nhận được báo
cáo sơ kết của Tướng Giáp, Bộ chính trị cử Hoàng Tùng, Bí thư Trung ương, đến
Điện Biên Phủ để bàn xem nên tiếp tục đánh hay rút về vì mùa mưa sắp tới.
Năm 1954, ngày 9-4, Bành Đức Hoài gửi điện văn cho
Vi Quốc Thanh nói rằng sẽ chuyển đầy đủ đạn dược theo yêu cầu và căn dặn Vi
Quốc Thanh về cách đánh Điện Biên Phủ, đặc biệt chú trọng sử dụng giao thông
hào, Bành sẽ gởi chuyên viên giao thông hào có kinh nghiệm ở Triều Tiên cho
CSVN. ( Hồ sơ Văn khố Quân đội Trung Quốc do Quang Zhai sưu tầm ).
Lúc Bành Đức Hoài gửi điện văn cho Vi Quốc Thanh
thì Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đang có mặt ở Bắc Kinh. Trước đó, ngày
1-4-1954, hai ông đã cùng với Chu Ân Lai sang Mạc Tư Khoa để bàn thảo với
Krushcheve về số phận của Đông Dương trước cuộc họp ngũ cường tại Genève vào
ngày 26-4 sắp tới. Sau đó hai ông trở về Bắc Kinh ngày 6-4. Và đến
ngày 10-4 thì hai ông được Chu Ân Lai thông báo về vụ thất bại tại Điện Biên
Phủ. Theo như hồi ức của Krushcheve thì trước khi hội kiến với Hồ Chí
Minh và Phạm Văn Đồng tại một phòng hội trong điện Cẩm Linh, ông Chu Ân Lai đã
kéo Krushcheve ra nói chuyện riêng. Chu Ân Lai cho biết Hồ Chí Minh có đề nghị
Trung Quốc cho quân đội sang giúp CSVN như đã từng giúp Bắc Hàn. Hoặc nếu
không thì cho các ông được sang tá túc bên kia biên giới của Trung Hoa trong
trường hợp quân CSVN bị đánh bại.
Sở dĩ ông Hồ Chí Minh đưa ra đề nghị này vì trong
lòng ông đang bị đè nặng bởi hậu quả của chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất đang
diễn ra tại các vùng do CSVN chiếm đóng. Nếu thất bại lần này thì
quân của ông sẽ không còn gạo ăn vì nhân dân sẽ không yểm trợ lúa gạo cho bộ
đội nữa. Nông thôn trong vùng Việt Minh đã ngưng sản xuất do tàn
phá của chiến dịch “Cải Cách Ruộng Đất”. Tất cả những người sản xuất giỏi
tại nông thôn đều bị giết, những nông dân còn lại chỉ sản xuất đủ ăn hoặc thiếu
ăn một tí, bởi vì hễ dư thóc thì sẽ bị quy vào tội “phú nông”. Để
che giấu cho việc cố tình sản xuất thiếu ăn, các nông dân hè nhau đổ tội cho
mất mùa, thế là toàn khu vực do CSVN chiếm đóng đều bị mất mùa. Do đó nếu
chiến dịch Điện Biên Phủ thất bại thì Quân đội CSVN sẽ tan rã vì chết đói.
Quân
Pháp ăn mừng chiến thắng
Năm 1954, ngày 16-4. Sau 1 tuần lễ ghi nhận
sự lắng dịu của chiến trường và sau khi tái chiếm được đồn Eliance1. Bộ
chỉ huy quân Pháp đoán rằng CSVN đã tạm ngưng chiến dịch vì đã tới mùa mưa, có
lẽ hai bên sẽ cầm cự như vậy cho đến mùa khô. Tướng Navare quyết định thăng
thưởng Đại tá De Castries lên Thiếu tướng; Trung tá Lalande, chỉ huy
trưởng căn cứ Isabelle, lên Đại tá; Trung Tá Langlais, Liên đoàn trưởng
Liên đoàn 1 nhảy dù và chỉ huy trưởng khu trung tâm Cứ điểm, lên Đại tá; Thiếu
tá Bigeard, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 nhảy dù và cũng là chỉ huy trưởng Lực
lượng xung kích Cứ điểm, lên Trung tá. Và thăng thưởng một số các sĩ quan, binh
sĩ có công, trong đó Trung úy Phạm Văn Phú được lên Đại úy nhờ trận tái chiếm
Eliance 1.
Báo chí loan tin De Castries được lên tướng và
những tiếng súng rời rạc của quân CSVN tại Điện Biên Phủ đã khiến cho dư luận
tin rằng Tướng Giáp đã thất bại lần nữa, và lần này lực lượng quân sự của Việt
Minh đã hoàn toàn kiệt quệ. Có lẽ còn lâu họ mới có thể tái lập lại được
5 sư đoàn như trước đây.
Không ai ngờ rằng cũng trong ngày 16-4, Tướng Giáp
và Tướng Vi Quốc Thanh đang ngồi họp với Hoàng Tùng, phái viên của Bộ Chính trị
ĐCSVN. Tin chiến thắng của De Castries đã buộc Vi Quốc Thanh và Võ Nguyên
Giáp phải hạ quyết tâm đánh đợt thứ ba, các ông chỉ còn có nước tiến tới, đánh
xả láng chết bỏ; chứ không thể nào rút lui được nữa. Tướng Giáp không có
mặt mũi nào để tuyên bố thất bại và rút quân về, còn Tướng Vi Quốc Thanh cũng
không dám báo cáo với Mao Trạch Đông là đã bị thua sau khi tiêu thụ hết chừng
đó súng đạn và lương thực của “Nhân dân Trung Quốc”. Hơn nữa, các ông
biết rõ quân Pháp tại ĐBP cũng đã kiệt quệ, họ không có quân thêm để tăng cường
đã đành, mà họ không có quân để thay thế nữa. Chứng tỏ là khả năng cung
cấp quân cho Điện Biên Phủ đã cạn kiệt. Vậy thì chỉ cần đánh rấn lên một chút
nữa là chiến thắng.
Tâm trạng của Vi Quốc Thanh được thư ký riêng của
ông là Vương Chấn Hoa ghi lại: “Vi Quốc Thanh đã bình tĩnh suy nghĩ và
phân tích khách quan cho rằng, quân đội CSVN tuy gặp rất nhiều khó khăn, nhưng
quân Pháp càng khó khăn hơn, hơn nữa… Đồng chí nói với các cố vấn : “Hiện
tại toàn thế giới đều nhìn về Điện Biên Phủ, chúng ta không có đường lui.
Chỉ có hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch. Tạm thời chưa đánh được,
mùa mưa đến nước dìm chết chúng. Nước không dìm chết, thì khốn khó lâu
ngày, chúng cũng chết. Không lấy được Điện Biên Phủ quyết không lui quân.
Các đồng chí phải chuẩn bị tư tưởng này”. Vi Quốc Thanh trao đổi chân
tình với Võ Nguyên Giáp, trình bày tỉ mỉ ý nghĩ trên đây của mình để thống nhất
nhận thức, kiên định lòng tin. Hai người còn nghiên cứu biện pháp giải
quyết vấn đề tư tưởng cán bộ và khắc phục khó khăn thực tế”. Sau đó
Hoàng Tùng trở về mang theo thư đề nghị của Võ Nguyên Giáp về việc tiếp tục
đánh chiếm cho bằng được Điện Biên Phủ vì không thể buông trôi các thành quả
xương máu vừa đạt được. Không biết Tướng Vi Quốc Thanh đã xin thêm bao
nhiêu lương thực và súng đạn, nhưng Tướng Giáp phải xin thêm 25.000 quân để
thay thế cho cho số binh sĩ bị thương vong!.
Chúng ta
không có đường lui.
Năm 1954, ngày 19-4, Trường Chinh họp Bộ chính trị
sau khi Hoàng Tùng đem những tin tức từ Điện Biên phủ trở về. Lúc này Hồ
Chí Minh và Phạm Văn Đồng đang còn ở tại Bắc Kinh, Nguyễn Chí Thanh đi Liên khu
4, Văn Tiến Dũng đi Liên khu 3. Bộ chính trị chỉ còn Trường Chinh, Hoàng
Quốc Việt và Lê Văn Lương. Tuy nhiên 3 ông cũng thảo ra một nghị quyết để
trả lời các yêu cầu của tướng Giáp: “Toàn dân toàn Đảng và Chính phủ nhất
định đem toàn lực chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi
việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch” (Võ Nguyên Giáp, Điện Biên
Phủ, Điểm Hẹn Lịch Sử, bản in lần 2, trang 325). Cần ghi nhớ là lúc này cả Phạm
Văn Đồng lẫn Võ Nguyên Giáp chưa được vào trung ương Đảng và còn cách rất xa Bộ
Chính trị hay Ban Bí thư.
Sau đó Trường Chinh và Nguyễn Chí Thanh lo việc gởi
gấp 25.000 tân binh để bổ sung quân số cho Điện Biên Phủ, huy động dân công ở
Ninh Bình vận chuyển cấp thời 600 tấn lương thực. Và Thanh Hóa vét cả lúa giống
để cung cấp cho mặt trận 11.000 tấn lương thực. Về phần Vi Quốc Thanh báo cáo
tình hình cho Mao Trạch Đông và xin thêm viện trợ để đánh một đợt nữa.
Đặc biệt là xin thêm 7.000 viên đạn 105 ly. Theo hồi ký của Tướng Giáp thì số
đạn này không kịp tới nơi trong dịp tấn công đợt 3 nhưng Tướng Giáp đã nhờ vào
số 5.000 viên đạn 105 ly của máy bay Pháp thả rơi vào khu vực của quân
CSVN. Để chuẩn bị cho đợt tổng tấn công lần tới, Tướng Võ Nguyên Giáp
cũng ra lệnh cho Bộ chỉ huy Đại đoàn 304 và Trung đoàn 345/304 Từ Phú Thọ lên
đường đến Điện Biên Phủ. Đây là Trung đoàn chủ lực cuối cùng còn ở lại
Phú Thọ để bảo vệ Tổng bộ Việt Minh. Đại đoàn 304 có 1 trung đoàn tham dự
tại Điện Biên Phủ từ tháng 1-54 là Trung Đoàn 57. Trung Đoàn này chuyên
môn chốt ở ranh giới giữa khu trung tâm Cứ điểm Điện Biên Phủ với căn cứ hỏa
lực Isabelle. Ngoài ra còn 1 trung đoàn nữa của Đại đoàn 304 là Trung
đoàn 66 thì đang hoạt động tại Lào từ tháng 12-53, cùng với Đại đoàn 325, nhằm
thu hút quân Pháp tập trung phòng thủ Lào để cho Võ Nguyên Giáp rảnh tay đánh
Điện Biên Phủ.
Năm 1954, ngày 1-5, Điện Biên Phủ vào mùa mưa dầm,
sau khi được Quân ủy Trung ương bổ sung người và vũ khí, Tướng Võ Nguyên Giáp
cho lệnh tổng tấn công Điện Biên Phủ với 30 ngàn quân.
Ngày 7-5, lúc 3 giờ chiều, toàn thể Đại đoàn 312
tràn qua sông Nậm Rốn tấn công vào khu trung tâm. Lúc 5 giờ 20 chiều,
Tướng De Castries đầu hàng .
Ngày 7-5, lúc 3 giờ chiều, Tướng Decastries thông
báo quyết định đầu hàng cho Đại tá chỉ huy trưởng căn cứ Isabelle là
Lalande. Ông này không chịu đầu hàng mà tính chuyện mở đường máu thoát
qua Lào, ông ra lệnh cho binh sĩ tiếp tục chiến đấu chờ trời tối sẽ rút đi
nhưng đa số binh sĩ quá mệt mỏi và không chắc sống nếu mở đường máu nên quyết
định ở lại. Lúc 7 giờ tối Lalande dẫn quân thoát khỏi hàng rào Isabelle
nhưng bị quân của Đại đoàn 304 phục kích sẵn, Lalande bị bắt, chỉ có khoảng 100
người chạy thoát về Lào.
Ai chỉ huy Trận Điện Biên Phủ ? : Theo hồi ký của Võ Nguyên Giáp thì ngày 11-1954 ông ta được đề cử làm Tư
lệnh kiêm luôn Bí thư quân ủy Mặt trận Tây Bắc. Như vậy riêng mặt trận
Tây Bắc lúc này không có tướng chính trị của Trung ương Đảng làm Chính ủy mà
chỉ có một mình Võ Nguyên Giáp vừa Tư lệnh vừa Chính ủy cho nên sau này không
ai tranh hay chia chiến thắng Điện Biên Phủ của Võ Nguyên Giáp được. Tuy
nhiên có một điều khó hiểu là tại sao một trận lớn như vậy mà không có một
trong hai ông tướng chính trị trong Trung ương Đảng là Nguyễn Chí Thanh hay Văn
Tiến Dũng tham dự? Một giả thuyết được đặt ra là Bộ chính trị của Trung
ương Đảng thấy rõ Nguyễn Chí Thanh đi theo chỉ làm vướng Võ Nguyên Giáp mà còn
vướng cả Vi Quốc Thanh bởi vì theo nguyên tắc thì cả Tư lệnh và cố vấn đều dưới
sự kiểm soát của Bí thư Quân ủy, nhưng thực tế Nguyễn Chí Thanh chưa đủ trình
độ thực sự để trùm lên hai ông này cho nên kể như Vi Quốc Thanh là Chính
ủy.
Vi Quốc Thanh cùng ra mặt trận với Võ Nguyên Giáp
và cùng Võ Nguyên Giáp bàn bạc về các quyết định điều động các đơn vị bộ đội
CSVN cũng như xin chỉ thị trực tiếp từ Bắc Kinh trong suốt thời gian chiến dịch.
Nhưng vì lúc đó không thể công bố cho quốc dân biết là có mặt cố vấn Trung Quốc
trong quân đội CSVN cho nên các nhà báo Tây phương không biết, họ cứ hết lời ca
tụng Võ Nguyên Giáp trong khi ông ta không hề nhận chiến công về mình, vì thế
dưới con mắt của báo chí ông ta trở thành một con người cực kỳ khiêm tốn.
Sau này nhờ phía Trung Quốc cho bạch hóa tài liệu
quân sự người ta mới biết rằng chẳng qua là vì Vi Quốc Thanh và các nhân vật
đầu não của trận chiến còn đó cho nên Tướng Giáp phải tự trọng. Sau khi
các tài liệu quân sự của Trung Quốc được phổ biến thì Võ Nguyên Giáp viết sách
biện bạch và không công nhận các báo cáo của Vi Quốc Thanh, ông cho rằng họ Vi
đã báo cáo láo về các quyết định quan trọng đưa tới chiến thắng. Không
biết ai đúng ai sai nhưng cho tới nay những nhân vật trong cuộc chưa có ai lên
tiếng, kể cả lên tiếng xác nhận là Võ Nguyên Giáp nói đúng.
Tuy Võ Nguyên Giáp và những tướng Việt Nam trong cuộc chưa thú nhận;
nhưng qua hồi ký của Võ Nguyên Giáp và Lê Trọng Tấn thì đã có những chi tiết
khiến cho người ta có thể xác định được ai là người chỉ huy:
Theo hồi ức của Tướng Lê Trọng Tấn thì: “Ngày
14 tháng 1 năm 1954, cán bộ chỉ huy các đại đoàn được triệu tập về hang Thẩm
Búa…Tôi lại gặp các anh Vương Thừa Vũ, Cao Văn Khánh…Đồng chí Phó tổng tham mưu
trưởng Hoàng Văn Thái trình bày tình hình…Sau khi thảo luận, chúng tôi nhất trí
với phương án đánh nhanh, giải quyết nhanh…Tôi ra về lòng đầy phấn chấn…” (Lê
Trọng Tấn, Từ Đồng Quan đến Điện Biên, in lần 2, trang271- 272). Đoạn hồi
ức này có nói tới từng tên những vị chỉ huy cấp đại đoàn lâu ngày mới gặp lại
nhau nhưng không hề đề cập đến sự hiện diện củaVõ Nguyên Giáp, và nói rõ là
Tướng Hoàng Văn Thái thuyết trình hành quân.
Có lẽ người ngoài quân đội không rõ về tập quán
của tổ chức quân sự nhưng những ai từng ở trong quân đội đều biết rõ người nào
ban lệnh hành quân (kế hoạch tác chiến) thì người đó là chỉ huy; trong
lệnh hành quân thì tiết mục đầu tiên là thuyết trình về tình hình của ta
và địch, tiếp theo là quan niệm điều quân của chỉ huy trưởng trước tình hình
như vậy, tiếp theo là chỉ huy trưởng phân chia nhiệm vụ cho mỗi đơn vị theo như
quan niệm điều quân của ông ta. Trong trường hợp này Tướng Lê Trọng Tấn chỉ nói
Tướng Thái trình bày tình hình tức là Tướng Thái là Chỉ huy trưởng. Và dĩ nhiên
tướng Thái chỉ thuyết trình hành quân trong trường hợp Chỉ huy trưởng vắng mặt.
Nhưng hồi ký của Võ Nguyên Giáp lại ghi:
“Ngày 14 tháng 1 năm 1954, mệnh lệnh chiến đấu được phổ biến trên một sa bàn
lớn tại hang Thẩm Búa. Cán bộ cao cấp, trung cấp các đại đoàn tham gia chiến
đấu đều có mặt…”. Không thấy Võ Nguyên Giáp xác nhận ai là người triệu tập cuộc
họp và ai là người ban hành “mệnh lệnh chiến đấu”. Ông viết tiếp:
“Khi phổ biến quyết tâm chiến đấu, để chuẩn bị phần nào tư tưởng cho cán bộ,
tôi nói…Trước mỗi trận đánh, tôi thường khuyến khích cán bộ nói hết khó khăn để
bàn cách khắc phục. Nhưng lần này, các đơn vị đều hăng hái nhận nhiệm vụ…”(Võ
Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, in lần 2, trang 94-95). Như
vậy là Võ Nguyên Giáp có mặt trong cuộc họp này và chỉ lên tiếng sau khi người
Tư lệnh đã ban lệnh hành quân xong. Ông chỉ “phổ biến quyết tâm chiến
đấu” có nghĩa là ông làm việc của một chính ủy, tức là một tướng chính trị đi
bên cạnh chỉ huy trưởng. Theo lệ thường thì việc phổ biến quyết tâm và động
viên tinh thần là thuộc về Chính ủy trong khi Hoàng Văn Thái chỉ là Tham mưu
trưởng thì lại làm công việc của Tư lệnh?
Câu hỏi được đặt ra là tại sao Tướng Lê Trọng Tấn
lại né tránh đề cập tới sự hiện diện của nhân vật chủ chốt là Tổng tư lệnh Võ
Nguyên Giáp và Tướng Giáp lại tránh né đề cập tới phần đầu của cuộc họp tức là
phần thuyết trình hành quân và ban lệnh hành quân? Cả hai hồi ký đều né
tránh nói tới ai là người triệu tập và ai là người chủ trì buổi họp đó.
Nếu theo dõi kỹ những diễn tiến kế tiếp qua lời kể của Võ Nguyên Giáp về trận
Điện Biên Phủ thì nhân vật chủ chốt của cuộc họp này không phải là Võ Nguyên
Giáp mà là Tướng cố vấn trưởng Vi Quốc Thanh, chính ông là người thuyết trình
hành quân và Hoàng Văn Thái chỉ dịch lại (Tướng Thái là người rành tiếng Hoa và
đã từng tốt nghiệp trường sĩ quan Đại Kiều do Quân đội của Tưởng Giới Thạch đào
tạo).
Tướng cố vấn trưởng Vi Quốc Thanh đã được Đại tá
Bùi Tín xác nhận là Tổng tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ: “Tổng cố
vấn Vi Quốc Thanh dự chiến dịch, nhưng không ở cùng chỗ với Tướng Giáp, là Tổng
tư lệnh chiến dịch đóng bản doanh ở Mường Phăng. Các sư đoàn đều có cố
vấn của Trung Quốc. Vũ khí của Trung Quốc được chuyển đến ngày càng nhiều,
nhưng đều do bộ đội Việt Nam nhận tại các binh trạm Bằng Tường và Hồ Khẩu tại
biên giới…”(Bùi Tín, Mây mù thế kỷ, trang 117). Sự xác nhận của Đại tá
Bùi Tín đã giải thích những gì lắt léo khó hiểu trong hai hồi ký của Võ Nguyên
Giáp và Lê Trọng Tấn.
Tuy nhiên, khi xác nhận Vi Quốc Thanh là Tổng tư
lệnh chiến dịch, Đại tá Bùi Tín đã cẩn thận giảm nhẹ tính cách lệ thuộc của
Tướng Võ Nguyên Giáp bằng cách nói rằng Tướng Giáp và Tướng Thanh không cùng ở
chung một chỗ trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhưng hồi ký của Tướng Giáp
lại ghi: “Tại Mường Phăng, bên cạnh cái lán của tôi đã xuất hiện một hệ
thống đường hầm nhỏ. Nó chia thành ba nhánh đồng tâm, hình rẻ quạt, chạy xuyên
vào trái đồi, dài khoảng 300 mét. Một nhánh có đường giao thông nối liền
với cơ quan tham mưu của anh Thái. Một nhánh chạy tới nơi tôi ở. Một
nhánh tới chỗ các đồng chí cố vấn. Hầm được tính toán chống sức ép của
bom đạn khi nổ gần. Trong hầm có nơi hội họp, phòng chỉ huy tác chiến, nơi liên
lạc thẳng tới các đơn vị đang chiến đấu ngoài mặt trận…”. Như vậy là
Tướng Giáp và Tướng Thanh ở chung một hầm chứ không phải khác chỗ như Đại tá
Bùi Tín đã nói.
Nhiệm vụ “phổ biến quyết tâm chiến đấu” trong cuộc
họp ban lệnh hành quân khiến người ta đoán rằng có thể Tướng Giáp mang tiếng là
Tư lệnh nhưng thực sự chức vụ này do Vi Quốc Thanh đảm trách, ông Giáp chỉ còn
lại nhiệm vụ Bí thư quân ủy. Tuy nhiên một đoạn hồi ký sau cho thấy:
“Sáng ngày 26 tháng 1 năm 1954, Văn phòng thông báo cuộc họp của Đảng ủy mặt
trận. Trước cuộc họp, tôi bảo đồng chí Hoàng Minh Phương, trưởng đoàn phiên
dịch của Bộ, chuẩn bị cho tôi gặp ngay đồng chí Trưởng đoàn Cố vấn quân
sự”. Tướng Giáp không nêu rõ ai là người ra lệnh triệu tập Quân ủy, chỉ
nói “Văn phòng thông báo”, trong khi chính ông ta là Bí thư quân ủy của Chiến
dịch. Như vậy ai là người ra lệnh triệu tập Quân ủy? Đoạn hồi ký
ngày 1-1-1954 cho biết ông vừa là Tư lệnh kiêm Bí thư quân ủy, nhưng tới đoạn
ông nói về cuộc họp ban lệnh hành quân ngày 14-1 thì ông không phải là Tư
lệnh. Nay lại có một cái lệnh họp Quân ủy mà ông chỉ là người được văn
phòng Quân ủy thông báo để đến dự họp; vậy ai là Bí thư quân ủy?
Câu giải đáp cũng lại là Vi Quốc Thanh, ông Giáp chỉ là phụ tá của ông Thanh
trong cả hai cương vị. Vì vậy chuyện ông Nguyễn Chí Thanh và Văn Tiến Dũng ở
nhà là vì thừa lãnh đạo, ông Giáp chịu dưới quyền một ông Vi Quốc Thanh là quá
đủ, không thể đặt thêm một lãnh đạo thứ hai đứng trên ông Giáp.
Quyết định chuyển từ đánh nhanh giải quyết nhanh
chuyển sang đánh chậm, đánh chắc : Hồi ký của Tướng Giáp cho biết ông ta
đã quyết định đổi cách đánh chưa đầy một ngày trước khi trận chiến dự trù khai
diễn vào lúc 5 giờ chiều ngày 26-1-1954. Lẽ ra trận đánh khai diễn vào
ngày 20-1-1954 nhưng vì kéo pháo vào không kịp nên hoãn 1 tuần, dự trù là chiều
25-1-1954. Nhưng lại hoãn 24 tiếng vì nghi là bị lộ, sẽ đánh vào chiều
ngày 26. Nhưng trong đêm 25 Tướng Giáp quyết định dời lại ngày khai diễn
và thay đổi toàn bộ kế hoạch, ông thao thức tới sáng: “Sáng ngày 26 tháng
1 năm 1954, Văn phòng thông báo cuộc họp của Đảng ủy mặt trận. Trước cuộc
họp, tôi bảo đồng chí Hoàng Minh
Phương, trưởng đoàn phiên dịch của Bộ, chuẩn bị cho tôi
gặp ngay đồng chí Trưởng đoàn Cố vấn quân sự”… “Sau giây lát suy nghĩ, đồng chí
Vi nói: – Tôi đồng ý với Võ Tổng. Tôi sẽ làm công tác tư tưởng với các
đồng chí trong đoàn cố vấn”… “Cuộc trao đổi giữa tôi và đồng chí Vi diễn ra
khoảng hơn nửa giờ. Tôi nghĩ đồng chí Vi Quốc Thanh sẽ không dễ dàng thuyết
phục các chuyên gia đã cho rằng chỉ có đánh nhanh, thắng nhanh mới giành thắng
lợi” (trang 104 và 105).
Hóa ra kế hoạch tấn công Điện Biên phủ là của các
chuyên gia quân sự Trung Quốc chứ không phải của Võ Nguyên Giáp, sau khi Tướng
Giáp thuyết phục được tướng Vi Quốc Thanh thì tướng Thanh lại phải quay về bàn
lại với các chuyên gia. Nguồn gốc của kế hoạch tấn công đã được Tướng
Giáp xác nhận: “Sau này tôi mới biết, bộ phận chuẩn bị chiến dịch (đoàn
cố vấn Trung Quốc) đã dừng lại ở Na sản để nghiên cứu địa hình, tìm hiểu vì sao
những trận đánh mùa đông năm trước vào ngoại vi của tập đoàn cứ điểm không
thành công… Do đó, cách tốt nhất là lợi dụng khi địch mới tới chưa kịp củng cố
công sự, tập trung toàn bộ binh lực, hỏa lực từ nhiều hướng thọc sâu vào khu
trung tâm phòng ngự…Bạn gọi đây là “oa tâm tạng chiến thuật” (chiến thuật thọc
vào tim). Đoàn cán bộ đi chuẩn bị chiến trường đều đồng tình. Đồng
chí Vi Quốc Thanh lên sau, nghe các cố vấn báo cáo, thấy chủ trương đánh nhanh
thắng nhanh là hợp lý…” (trang 105).
Sau khi thuyết phục Vi Tổng cố vấn xong, Tướng Giáp
quay lại hội nghị Quân ủy của các tướng tá Việt Nam. Tại cuộc họp tất cả
các tướng Đặng Kim Giang, Lê Liêm, Hoàng Văn Thái nêu ý kiến không tán
thành. Sau một hồi bàn thảo không có kết quả, cuộc họp tạm ngưng để giải
lao. Khi họp trở lại Tướng Giáp giở ngón nghề mà ông học được trong cung
cách ứng xử của Hồ Chí Minh, ông hỏi: “Với tinh thần trách nhiệm trước
Bác và Bộ chính trị, tôi đề nghị các đồng chí trả lời câu hỏi: Nếu đánh
(theo kiểu cũ) có chắc thắng trăm phần trăm không?/ Anh Lê Liêm nói: – Anh Văn
(tức VNG) nêu câu hỏi thật khó trả lời. Ai dám bảo là chắc thắng trăm phần
trăm!/ Anh Đặng Kim Giang nói tiếp: – Làm sao dám bảo đảm như vậy !/ – Tôi nghĩ
với trận này, ta phải bảo đảm chắc thắng trăm phần trăm./ Bấy giờ anh Hoàng Văn
Thái mới nói: – Nếu yêu cầu chắc thắng trăm phần trăm thì khó./…Lát sau, Đảng
ủy đi tới nhất trí là trận đánh có thể gặp nhiều khó khăn mà ta chưa có biện
pháp cụ thể để khắc phục” (trang 107). Sở dĩ các ông Lê Liêm, Hoàng Văn
Thái, Đặng Kim Giang muốn đánh nhanh vì muốn lợi dụng lúc quân Pháp chưa ổn định
cơ cấu phòng thủ, các hàng rào giây thép gai chưa căng, mìn chưa gài, giao
thông hào chưa đào, ụ súng chưa hoàn chỉnh, đường bay chưa hoàn thành,
vv…Rõ ràng các ông kia có lý hơn Tướng Giáp.
Ngoài lời kể của Tướng Giáp, còn có một lời kể
khác, đó là hồi ký của Tướng Vương Chấn Hoa, thư ký của Tướng Vi Quốc
Thanh: “…Biến đánh nhanh thắng nhanh thành đánh chắc thắng chắc, từ ngoại
vi vào trung tâm, tiêu diệt địch từng cứ điểm một. Đợi điều kiện chín muồi, mới
mở tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch đóng giữ. Như vậy, có thể làm cho
quân đội Việt Nam ở vị thế chủ động và rút kinh nghiệm từ trong từng trận
đánh. Muốn như vậy phải chuẩn bị tác chiến thời gian dài, các công tác
chuẩn bị phải làm thêm, không thể mở tấn công ngay”… …“Vi Quốc Thanh nghĩ đến
đây trong lòng bỗng nhiên phấn chấn, lập tức bước ra khỏi nhà, đến chỗ Mai Gia
Sinh. Đồng chí và Mai Gia Sinh (Tham mưu trưởng của đoàn Cố vấn) bàn tính tỉ mỉ
ý nghĩ của mình, Vi Quốc Thanh liền gọi điện thoại cho Võ Nguyên Giáp, nói có
việc cần muốn bàn.
Võ Nguyên Giáp đến ngay. Vi Quốc Thanh trình bày
khá tỉ mỉ ý nghĩ mới của mình với Võ Nguyên Giáp. Võ Nguyên Giáp tỏ
ý hoàn toàn tán thành thay đổi phương châm tác chiến”. … “Thay đổi phương
châm tác chiến đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc, rất nhanh được
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam phê chuẩn và Quân uỷ Đảng Cộng sản Trung Quốc
đồng ý.
Ngày 27/1, Quân uỷ Trung ương điện trả lời Vi Quốc Thanh
nêu rõ : “ Tấn công Điện Biên Phủ nên áp dụng chia cắt bao vây, tiêu diệt địch
từng toán một. Mỗi lần tiêu diệt khoảng 1 tiểu đoàn, chỉ cần có thể tiêu diệt
hoàn toàn bốn, năm tiểu đoàn thì địch ở Điện Biên Phủ có thể dao động hoặc rút
chạy về phía nam, hoặc tiếp tục tăng viện. Cả hai trường hợp đều có lợi cho
chúng ta ”(Do Dương Danh Dy dịch).
So sánh 2 lời kể thì cũng khó mà kết luận được ai
là người đầu tiên nghĩ ra chuyện thay đổi cách đánh. Lời kể của Tướng
Giáp dễ tin hơn vì chính ông là người trong cuộc, trong khi Vương Chấn Hoa
không có mặt lúc hai ông tướng bàn bạc. Vả lại khi Vương Chấn Hoa viết ra
đoạn hồi ký này thì Tướng Vi Quốc Thanh đã qua đời cho nên không có nhân chứng
xác nhận đúng hay không. Tuy nhiên lời kể của Vương Chấn Hoa có lý hơn vì
bắt buộc phải có sự chuẩn thuận của Bắc Kinh với bằng chứng là bức điện đề ngày
271-1954 của Mao Trạch Đông hiện đang còn lưu giữ trong Viện nghiên cứu Quân sử
Trung Quốc. Trong khi đó Tướng Giáp lại kể rằng chỉ có một mình ông nghĩ
ra rồi tự hành động chứ không hỏi ý kiến ai. Điều này khó tin bởi vì ông
lấy đâu ra lương thực và đạn dược để đánh trong nhiều tháng thay vì vài ngày?
Phong cách chỉ huy của Tướng Võ Nguyên Giáp
Sau trận tổng tấn công Điện Biên Phủ ngày 6-4, Tướng Giáp
ra lệnh ngưng tấn công vì qua 1 tuần lễ giao tranh quân CSVN không còn bao
nhiêu và đã kiệt sức. Trong ngày 64 Tướng Giáp họp hội nghị sơ kết trận tổng
tấn công.
Theo kế hoạch của các chuyên gia cố vấn thì chỉ
trong đêm đầu tiên Võ Nguyên Giáp ít nhất phải chiếm được 4 trong số 6 đồn mặt
đông. Nhưng cuối cùng 6 đồn chỉ chiếm giữ được đồn Dominique 1, còn Dominique
2 phải bỏ vì bị bom Napalm hủy diệt. Riêng
Eliance 1 thì sáng hôm sau Bigeard đã phản kích chiếm lại
nhưng sau đó rút đi, đến ngày 10-4 thì Bigeard chiếm một lần nữa và giữ
luôn. Coi như kết quả của trận tổng tấn công đợt 2 không tới đâu hết,
quân CSVN vẫn ở phía đông Tỉnh lộ 41 chứ chưa tới được vệ đường phía đông của
tỉnh lộ.
Hồi ký của Tướng Giáp : “Trong hội nghị tổng
kết đợt 2, Nguyễn Hữu An đã bị phê bình nghiêm khắc vì mở cửa đột phá chậm”
(trang 281). Tuy nhiên nếu lúc đó có người cắc cớ hỏi lại Tướng Giáp : –
Vậy thì qua hôm sau Hùng Sinh có tấn công đúng giờ không mà cả trung đoàn chỉ
còn 50 người? Và rồi hôm sau nữa Nguyễn Hữu An tấn công lần nữa có đúng giờ
không mà cũng thất bại? Lúc đó có lẽ Tường Giáp khó trả lời. Rõ ràng
chuyện thất bại không phải là do đúng giờ hay không đúng giờ mà là do không
điều nghiên trước hệ thống phòng thủ của Eliance2. Đặc biệt có một hầm
ngầm xây bằng bê tông; nguyên trước đó là một hầm chứa rượu ở dưới chân
một lâu đài.
Hồi ký của Võ Nguyên Giáp kể lại về sau này, khi
Nguyễn Hữu An trở thành Tư lệnh sư đoàn 325, gặp lại Võ Nguyên Giáp tại Đồng
Hới, Tướng An vẫn còn ức vì chuyện bị đổ tội do chậm trễ trong trận tấn công
đầu tiên vào Eliance2. Ông phân trần với ông Giáp là lúc đó đường dây điện
thoại bị pháo cắt đứt cho nên ông không nhận được lệnh tấn công. Nghe như
vậy Tướng Giáp giả vờ ngạc nhiên: “Sao ngày đó cậu không nói ngay?” (Điện
Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, in lần 2, trang 281) rồi ông nói sang chuyện
khác. Nhưng nếu lật ngược lại trang 265 thì ngay lúc diễn ra trận đánh Võ
Nguyên Giáp đã biết là Nguyễn Hữu An bị đứt đường dây điện thoại: “Chờ
mãi vẫn chưa có tin A1 và các mũi thọc sâu.
Hỏi 316, đại đoàn trưởng Lê Quảng Ba báo cáo: từ
đầu trận đánh không liên lạc được với 174 do đường dây điện thoại bị đại bác
cắt đứt, đang cho nối lại…” (trang 265). Như vậy là ngay từ đầu ông đã
biết Nguyễn Hữu An không có lỗi gì cả.
Thế nhưng tại sao Tướng Giáp lại cố tình đổ lỗi
cho Nguyễn Hữu An? Rõ ràng cuộc tổng tấn công bị thất bại là do kế hoạch
tác chiến của các chuyên gia Trung Quốc: Các chuyên gia không ngờ là đồn
Eliance2 có cơ cấu phòng thủ khác thường cho nên không có dự trù cho trường hợp
lỡ như chiếm Eliance2 không được thì phải làm thế nào. Còn tại Hugutte7
thì các chuyên gia không tính tới sức kháng cự mãnh liệt của Đại đội 1/5 Dù
Việt Nam. Các ông cứ nghĩ rằng Sư đoàn thiện chiến 308 dư sức nuốt gọn
Tiểu đoàn Thái tại Huguette6 và Hugette7 rồi nhanh chóng đánh vào Bộ chỉ huy.
Cho nên ai cũng đinh ninh rằng 308 sẽ là đơn vị bắt sống Decastries mà không
nghĩ tới trường hợp 308 không chiếm nổi Huguette7 khiến cho kế hoạch hoàn toàn
bị đổ vỡ.
Lẽ ra trong hội nghị sơ kết các cố vấn phải nhận
khuyết điểm về mình trước, nhưng thói đời không có ai tự nhiên nhận khuyết điểm
cả; họ đổ lỗi cho Tướng Giáp là đã ra lệnh cho Đại đoàn 308 tấn công vào
Hugutte7 trong khi chưa chiếm được Eliance 2. Theo kế hạch tác chiến thì Tướng
Giáp chỉ ra lệnh cho 308 tấn công sau khi biết chắc đã chiếm được 4 đồn mặt
Đông. Trước cáo buộc của các chuyên gia, Tướng Giáp đành phải bào chữa
rằng trước khi tấn công thì ông An cam kết sẽ chiếm Eliance2 trong vòng 2 tiếng
đồng hồ. Rồi đến khi xung trận, các cánh quân khác đã báo cáo chiếm xong
mục tiêu như đã cam kết, riêng ông An do vì không liên lạc được nhưng Tướng
Giáp đinh ninh ông An cũng sẽ chiếm được Eliance2 như các ông kia cho nên ông
mới ra lệnh cho 308 tấn công. Khi viết hồi ký Tướng Giáp dẫn chứng nguyên
văn lời Nguyễn Hữu An cam kết chiếm Eliacne2 trong vòng 2 tiếng đồng hồ
: “Tôi hỏi tiếp, tình hình tổ chức chiến đấu, tư tưởng bộ đội, tình
hình đoàn kết nội bộ và đồng chí chỉ huy trưởng đại đội chủ công thế nào/…Các
anh đều trả lời rất tốt. Tôi lại hỏi: – Các đồng chí có tin tưởng không?/
Vũ Lăng nhanh nhảu: – Báo cáo anh, tin tưởng nhất định làm được./ – Đánh C1 (
tức là Eliance 1) trong bao lâu? – Xin anh 45 phút./ – Có thể để
hẳn cho đồng chí một tiếng./ Tôi quay sang Nguyễn Hữu An: – Còn A 1 (tức
là Eliance 2), Đồng chí cần bao nhiêu thời gian?/ Mức thời gian Vũ Lăng
đặt cho đơn vị mình làm cho Nguyễn Hữu An hơi lúng túng. – A 1 khó hơn, hai
tiếng, đồng chí làm được không?/ Nguyễn Hữu An vui vẻ đáp: – Báo cáo, làm
được./” (trang 262). Nhờ dẫn chứng này mà người ta thấy được phong cách chỉ huy
“trời ơi đất hỡi” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp :
Đánh trận cũng như thi đấu thể thao, trước một địch
thủ kinh nghiệm hơn mình, được trang bị hơn mình, lại chiếm thượng phong trong
tư thế phòng thủ, không ai nắm chắc được thắng lợi chứ đừng nói là chiến thắng
trong mấy giờ hay mấy phút. Cũng như trong thể thao, trước một đối thủ
ngang ngữa, chưa từng gặp nhau, trên một sân đấu xa lạ, không một huấn luyện
viên nào lại ra lệnh cho đội của mình tới phút thứ mấy của trận đấu phải ghi
bàn thắng thứ mấy. Việc ấn định trước thời hạn để chiến thắng gây ra nguy hiểm
cho đơn vị khi người chỉ huy bị nôn nóng bởi thời gian hạn định, ông ta có thể
sẽ có những quyết định nông nỗi, sai lầm. Thế nhưng “thiên tài quân sự”
Võ Nguyên Giáp đã làm như thế, ông ta ấn định trước thời hạn phải chiến thắng
là 2 tiếng đồng hồ cho Nguyễn Hữu An đối với một cái đồn mà sau này phải do Đại
đoàn trưởng Vương Thừa Vũ rồi Đại đoàn trưởng Lê Quảng Ba đích thân chỉ huy chỉ
hạ được vào giờ phút cuối của trận chiến, nghĩa là 37 ngày sau, tức là 888 giờ
sau, gấp 400 lần mức ấn định của Võ Nguyên Giáp.
Mãi tới 30 năm sau, khi mà cả hai ông tướng đã ra
khỏi quân đội và đã về già, gặp nhau tại Viện Bảo tàng Quân đội, Tướng Giáp nói
với Tướng An: “Mình công nhận hồi ở Điện Biên Phủ cậu bị phê bình oan”!
(trang 281). Đáng lẽ ra Tướng Giáp phải nói câu này ngay khi ông nhận
được vinh quang sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng ông để 30 năm sau mới nói,
chứng tỏ ông không có tinh thần thượng võ của con nhà binh. Đổ oan cho
thuộc cấp để khỏa lấp lỗi lầm của mình, rồi lại vênh mặt hưởng trọn vinh quang
mà không hề thanh minh cho người ta.
Không những ông đổ oan cho thuộc cấp sau mỗi thất
bại mà ông còn tạo cho thuộc cấp tâm lý sẳn sàng nhận lỗi nếu thất bại.
Trong trận tấn công đợt 2 Trung đoàn trưởng Hùng Sinh phải dẫn quân băng rừng
chạy vòng từ hướng Tây sang hướng Đông của Điện Biên Phủ để tăng cường tấn
chiếm đồn A1, rốt cuộc cả trung đoàn 2.500 người chỉ còn hơn 50 người nhưng
cũng không thành công. Vậy mà tâm lý của Hùng Sinh, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Hữu
An khi đến gặp Võ Nguyên Giáp sau trận đánh : “Văn phòng tổ chức bữa cơm
với một số đồ hộp chiến lợi phẩm các đơn vị vừa gởi tặng. Mấy đồng chí
cán bộ đều bở ngỡ trước quang cảnh này, vì họ tưởng bị Bộ chỉ huy chiến dịch
gọi lên để thi hành kỷ luật do không hoàn thành nhiệm vụ”. (trang 280). Một
trung đoàn 2.500 người mà chỉ còn hơn 50 người thì lỗi đâu phải do người xung
trận không hết lòng!? Mà lỗi do người điều nghiên và thiết kế tấn công.
Dĩ nhiên công tác điều nghiên và soạn thảo kế hoạch tấn
công là do các chuyên gia Trung Quốc, thế nhưng đối với các đàn em thì ông Giáp
phải chịu hết trách nhiệm vì ông đã nhắm mắt chấp nhận kế hoạch hành quân của
các chuyên gia và phân công cho từng đơn vị trưởng mà không đề phòng tới sự cố
bất ngờ là A1 có một kết cấu phòng thủ đặc biệt. Ngoài ra dầu thế nào đi
nữa mà một khi kế hoạch không thành công thì người điều khiển kế hoạch phải
chịu hết trách nhiệm. Bản thân người xung trận chỉ chịu lỗi nếu họ không
hết lòng chiến đấu, nhưng chết hết cả trung đoàn thì chứng tỏ họ đã chiến đấu
như thế nào.
Lẽ ra họ phải tìm gặp Tướng Giáp để bắt đền ông về việc
ông đã bắt quân của họ nhắm mắt lao vào tử địa. Vậy mà ngược lại, họ lại sợ
Tướng Giáp khiển trách về sự không thành công của cả mặt trận. Họ sợ đến
nổi không thấy bị quở trách mà lại được cho ăn đồ hộp thì họ cảm động đến ngỡ
ngàng! Mà đâu phải họ là những kẻ hèn nhát, tất cả đều là những chiến
tướng lăn lộn trong lửa đạn từ hồi xung trận bằng mác búp đa, vào sinh ra tử
không biết bao nhiêu lần, thế mà lại khiếp sợ vô lý trước một ông thầy giáo dạy
sử ? Điều này chứng tỏ phong cách chỉ huy độc đoán, gia trưởng của Tướng
Giáp, ông không hề cho phép cấp dưới được đổ lỗi cho ông. Hễ chiến thắng
là do thiên tài của ông, còn hễ bại là do cấp dưới đã không làm đúng lệnh của
ông cho dù lệnh của ông là một lệnh trời ơi đất hỡi.
Trong hội nghị sơ kết Tướng Giáp cho rằng ông đã
điều động đúng như kế hoạch của ban cố vấn đã vạch ra. Rồi ông mồm năm
miệng mười cho rằng kế hoạch bị thất bại là do không thanh toán được Eliance2 ,
mà chỉ huy tấn công Eliance2 là Nguyễn Hữu An và Hùng Sinh, ông đề nghị hai vị
trung đoàn trưởng tự kiểm điểm. Nguyễn Hữu An báo cáo là do bị đứt dây
điện thoại liên lạc vào giờ chót cho nên không nhận được lệnh tấn công. Do đó
đơn vị của ông phát động tấn công trễ so với toàn trận địa, mất tính bất ngờ và
quân Pháp đã kịp dồn quân ra tuyến phòng thủ. Nghe như vậy các cố vấn
không chấp nhận lý do bị đứt điện thoại của Nguyễn Hữu An, bởi vì giờ khởi sự
thì ông An đã biết trước. Vậy thì đến đúng giờ khởi sự mà nghe tiếng pháo của
ta đồng loạt nổ vào căn cứ thì bắt buộc phải hiểu là kế hoạch đã diễn ra đúng
như dự trù; lúc đó chỉ có việc hô quân tấn công như đã tính trước cho dù
có bị đứt đường dây điện thoại hay không. Nguyễn Hữu An đành phải nhận
khuyết điểm.
Tuy nhận khuyết điểm nhưng Nguyễn Hữu An và các vị
chỉ huy đại đoàn, trung đoàn có mặt vào lúc đó đều biết rằng không thể thanh
minh hay trình bày cho đoàn cố vấn rõ về lề lối chỉ huy của Tướng Giáp.
Ông ta thích ra những lệnh vĩ đại làm nên lịch sử cho nên ông đã ra lệnh cho mọi
người là tấn công giờ nào thì phải chờ nghe lệnh của ông. Nhất là trận
này là trận có tới 5 sư đoàn tham dự. Ông muốn rằng sau này lịch sử sẽ
khắc ghi cái giây phút ông tuyên “lệnh tổng tấn công”. Ngoài ra ông luôn
luôn ra lệnh với cái vẻ bí mật, ông thích thú với cái bất ngờ do chính ông sẽ
ban ra vào giờ phút chót. Vì vậy mà các vị chỉ huy trưởng dầu cho có hiểu trước
diễn tiến của kế hoạch hành quân thì cũng đành phải chờ nghe chính lệnh của ông
vì sợ có bất ngờ vào phút chót. Chắc ăn hơn hết là cứ chờ lệnh chứ đừng
có tài khôn mà làm ẩu. Dẫu cho có được việc thì cũng sẽ bị ông ghét vì đã
trái lời ông chứ chẳng ích gì.
Phong cách chỉ huy của Tướng Giáp tương tự như cách
chỉ huy của ông Gia Cát Lượng trong truyện Tam Quốc Chí. Hoàn toàn trái
ngược với cách chỉ huy mà các trường võ bị hiện đại đã dạy cho các sĩ
quan. Theo các binh thư quân sự hiện nay, mỗi khi ban một lệnh hành quân
thì người chỉ huy bắt buộc phải cho những người nghe lệnh biết rõ tình hình của
địch cũng như của ta, sau đó là quan niệm điều binh của người chỉ huy đối với
tình hình như vậy, sau nữa là phân công cho đơn vị nào lãnh nhiệm vụ nào trong
kế hoạch đó. Cuối cùng là đặt ra những trường hợp giả định, nếu tình hình
không biến chuyển như dự trù mà chuyển theo hướng này thì sẽ đối phó bằng kế
hoạch này, nếu tình hình biến chuyển theo hướng kia thì đối phó bằng kế hoạch
kia, vv… Nếu có một cái lệnh rõ ràng, đúng sách vở như vậy thì Nguyễn Hữu An
không đến nỗi phải nhận khuyết điểm trước các cố vấn. Một khi nghe súng
các đơn vị bạn khai hỏa thì ông An thừa biết là lệnh tấn công đã được ban hành,
ông cũng sẽ cho lệnh tấn công. Nhưng với lối chỉ huy bí hiểm của Tướng
Giáp thì ông An đành phải chờ, bởi vì ông Giáp thường dành bất ngờ gây ngạc
nhiên hào hứng vào phút chót. Biết đâu vào phút chót Tướng Giáp sẽ
dành cho ông một hướng tiến công khác hoặc trụ lại chờ thời điểm khác.
Một đoạn hồi ức của tướng Lê Trọng Tấn chứng minh
cách chỉ huy đầy kịch tính của Tướng Giáp khi ông ra lệnh khai hỏa tấn
công đồn Béatric: “Tôi nghe rõ tiếng Đại tướng Chỉ huy trưởng vang lên
trong máy: “Pháo binh đã sẵn sàng cả chưa?/” – “Báo cáo tất cả đã
sẵn sàng chờ lệnh đồng chí./” - “Bộ chỉ huy chiến dịch đồng ý với
các để nghị của các đồng chí. Trận mở đầu mở màn cho chiến dịch lịch sử,
tôi hạ lệnh cho các đồng chí: bắn trúng, bắn nhanh, bắn mạnh./”.
Chiến dịch lịch sử bắt đầu, tôi nhìn đồng hồ 17 giờ 10 phút”.
Việc ra lệnh bắn trúng hay bắn nhanh là lệnh của
ông hạ sĩ quan khẩu đội trưởng súng nặng chứ đâu phải của ông tướng. Còn lệnh
khai hỏa là lệnh của ông Tiểu đoàn trưởng có mặt ngay tại trận địa chứ đâu phải
của cái ông ngồi ở hậu cứ. Ngoài ra bất cứ một người xạ thủ pháo binh nào
cũng luôn luôn thao tác nhanh với tất cả khả năng mà họ có, không cần ông tướng
phải ra lệnh. Và lúc nào cũng chủ tâm bắn trúng chứ không phải đợi có lệnh của
ông tướng mới chịu bắn trúng. Hơn nữa, bắn mạnh nghĩa là thế nào?
Một khẩu súng đại bác bắn mạnh hay yếu là tùy theo lượng thuốc nạp, mà lượng
thuốc nạp nhiều hay ít là tùy theo mục tiêu ở xa hay ở gần. Không ai biết
bắn mạnh nghĩa là thế nào. Tuy nhiên cũng nhờ có lệnh như vậy người ta mời biết
ngoài lệnh bắn trúng còn có lệnh… bắn trật, ngoài lệnh bắn nhanh còn có lệnh…
bắn chậm, ngoài lệnh bắn mạnh còn có lệnh… bắn yếu. Chẳng qua là ra một
cái lệnh cho có để ghi lại cái giây phút hạ lệnh “vô cùng thiêng liêng” đối với
lịch sử.
Ngoài cách đổ lỗi cho thuộc cấp, Tướng Giáp luôn
luôn bào chữa cho các sai sót của mình nghe rất xuôi tai. Ví dụ như trong trận
tổng tấn công: Ngay ngày đầu ông đã chiếm được cao điểm Dominique1, đây
là một vị trí lý tưởng để bố trí pháo binh bắn trực xạ vào trung tâm phòng thủ
của Căn cứ Điện Biên Phủ. Thế mà ông không biết lợi dụng vị trí này mà ra lệnh
cho bộ binh chiếm giữ. Mãi đến khi chấm dứt đợt 2, ngày 14-4 ông mới đưa
2 khẩu sơn pháo 75 ly lên đây và trong vòng 10 phút , một khẩu 75 ly đã triệt
hạ 4 khẩu 105 ly của Pháp: “Chỉ trong vòng 10 phút, lần lượt bốn khẩu 105
của địch câm họng…Chỉ có điều đáng tiếc là pháo của ta bắt đầu “đói đạn”!
Một số pháo thủ đã chuyển qua làm nhiệm vụ khác”(trang 297). Rồi cũng từ
đó Tướng Giáp không cho sử dụng lợi thế của cao điểm này nữa vì lý do không còn
đạn và pháo thủ đã chuyển sang công tác khác. Và cho tới ngày cuối cùng của
trận chiến, mặc dầu đã có đạn dược tiếp tế đầy đủ, ông vẫn không dùng lợi thế
của vị trí này.
Sở dĩ ông phải nêu lý do không còn đạn để bào chữa
cho việc không biết khai thác lợi thế của Dominique1 (đồi E) là vì sau này
các nhà quân sự Quốc tế đã đến thăm trận địa Điện Biên Phủ và họ
thấy ngay lợi thế của đồi này và họ viết báo nêu thắc mắc là tại sao ông Giáp
chiếm được vị trí đó ngay ngày đầu mà không sử dụng nó để khống chế toàn bộ cứ
điểm? Vì có quá nhiều chuyên gia nêu ý kiến nên Tướng Giáp phải bào chữa
: “Sau này, một số nhà quân sự nước bạn tới thăm Điện Biên Phủ, khi đi nghiên
cứu địa hình khu Đông thường cho rằng cao điểm quan trọng nhất là đồi E.
Đồi E và đồi D1 cao nhất trong dãy đồi phía Đông, khống chế cả khu trung
tâm. Đúng là khi chiếm được những vị trí này ta có một lợi thế trong tay,
nhưng lại không có điều kiện triệt để khai thác lợi thế đó” (trang 297). Mới
nghe qua thì lời bào chữa này nghe cũng xong, nhưng nghĩ lại thì ông không giải
thích vì sao ông không có điều kiện để biết khai thác triệt để. Phải
chăng ông không có điều kiện để theo học một trường lớp quân sự nào cho nên ông
không biết? Phải chăng ông không có điều kiện làm một người lính thực sự
lăn lộn ngoài chiến trường cho nên ông không biết? Và phải chăng Trời phú cho
ông có cái tài nhớ được Napoléon đánh mỗi trận có bao nhiêu khẩu đại bác
; nhưng không thiên phú cho ông được biết rằng Napoleon đặt các khẩu đại
bác đó ở những vị trí như thế nào? Trong khi đó thì bất cứ một trường đại
học quân sự nào cũng dạy cho người sĩ quan biết cách nên đặt súng như thế nào ở
địa thế nào (!).
Ngoài chuyện đổ cho các ông Đại đoàn trưởng, Trung
đoàn trưởng; tướng Giáp còn đỗ lỗi cho cả tướng Hoàng Văn Thái là Tham
mưu trưởng của chiến dịch : “Sở chỉ huy nhận định: Bộ đội đã hoàn
thành phần quan trọng nhiệm vụ đợt 2, nhưng vẫn chưa chiếm được cao điểm phòng
ngự then chốt A1. 174 đã sử dụng cả lực lượng dự bị, không còn khả năng
giải quyết A1, 98 đánh xuống C2 không thành công, đã bị tiêu hao, cần phải điều
một đơn vị khác để hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt A1 và phòng ngự C1 ban ngày.
Anh Thái đề nghị sử dụng Trung đoàn 102 của 308” (trang 269). Quả tình chỗ dở
nhất của Bộ chỉ huy là lệnh điều Trung đoàn 102 đang là lực lượng dự bị cho
“điểm” ở phía Tây Bắc chuyển qua tiếp ứng cho “diện” ở mặt Đông Nam. Nếu
theo đúng kế hoạch hành quân của các chuyên gia Trung Quốc thì Trung đoàn 102
chỉ tiếp ứng cho mặt Đông nếu như mặt Đông thất bại. Nhưng trên thực tế
thì rõ ràng mặt Đông đã thành công, nghĩa là họ đã chiếm ngay được 3 đồn quan
trọng, tiếp tục uy hiếp đồn thứ tư và vô hiệu hóa được đồn thứ 5 là Eliance
2. Buộc lòng quân Pháp phải dồn mọi nỗ lực để cứu ứng cho mặt Đông.
Như vậy đây chính là lúc mà 308 có thể đột phá để đánh thẳng vào
trung tâm từ phía Tây Bắc. Trung đoàn trừ bị 102 đã được bố trí sau lưng
308 là nhằm để hổ trợ cho 308 nếu 308 gặp trở ngại.
Cho tới 8 giờ tối đêm đó Tướng Giáp đã thi hành đúng theo
kế hoạch khi ông ra lệnh cho 308 tấn công, bởi vì 312 và 316 đã hoàn thành kế
hoạch như dự định. Vậy thì việc còn lại của Tướng Giáp là ra lệnh cho 102 hỗ
trợ cho Trung đoàn 176/316 tiếp tục dọn sạch Huguette7 để thọc mũi dùi vào
trung tâm cứ điểm.Thế nhưng sự kiện cả trung đoàn 167 bị tiêu diệt trong vòng
nửa tiếng đồng hồ đã khiến Tướng Giáp mất hồn; ông ra lệnh cho Tướng
Vương Thừa Vũ ngưng tấn công và rút lui ra phía sau. Rồi đến 3 giờ sáng
thì ông điều 102 và cả Tướng Vương Thừa Vũ sang mặt Đông để tiếp tục đánh
Eliance2. Không ngờ Eliance2 lại diệt sạch Trung đoàn 102 khiến cho toàn
bộ kế hoạch đổ vỡ. Giờ đây khi Tướng Thái đã qua đời thì ông viết sách đổ
cho Tướng Thái. Vinh quang trận Điện Biên Phủ thì ông hưởng hết. Còn lỗi thì
ông quy cho hết người này đến người kia. Hơn nữa, cái cách đổ lỗi của ông
rất tiểu nhân :
Ngày 2-4-1954 Trung đoàn trưởng Hùng Sinh dẫn 2.500
quân tấn công đồn Eliance2 và cuối cùng thì cả trung đoàn chỉ còn 50
người; nhưng hồi ký của Tường Giáp cho thấy ông ta đối xử với Hùng Sinh
như thế nào vào sáng hôm sau: “Hùng Sinh cao lớn bước vào với một chiếc
băng trên trán và đôi mắt sâu trũng vì thiếu ngủ. Tôi hỏi – Vết thương
thế nào?/ – Thưa, vết xước mãnh đạn thôi, băng để tránh nhiểm
trùng./ Tôi nói – Tin tức ở đây nắm được thì quân địch ở A1 tổn
thất rất nhiều, có lúc bọn chỉ huy Mường
Thanh tưởng là đã mất A1! Tại sao các đồng chí đánh
mãi vẫn không giải quyết được?/ – Báo cáo anh, chúng tôi rất cố gắng
nhưng vướng phải cái hầm ngầm trên đỉnh đòi. Anh em đã đặt vào đó 80
kilôgam bộc phá giật nổ, nhưng nó vẫn trơ trơ./ – Sao không tìm cửa hầm
mà đánh vào?/… “
Con người ta đánh suốt 1 ngày 2 đêm, đến nỗi 2.500
người chỉ còn 50 người, thế mà ông Tướng lại còn hạch “Tại sao các anh không
giải quyết được?”. Dĩ nhiên ông Tướng thừa biết nguyên do không hoàn thành kế
hoạch là vì cái hầm ngầm, ông biết ngay lúc trận đánh đang diễn ra bởi vì chính
ông đích thân chỉ huy và ra lệnh trên điện thoại trong suốt trận đánh.
Chắc chắc câu này đã được hỏi rất nhiều lần và được trả lời rất nhiều lần trong
khi trận đánh đang diễn ra. Như vậy câu hỏi lần này không phải là hỏi để
biết, mà là hỏi để khiển trách theo lối phủ đầu. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ
thì đây là một câu khiển trách rất vô trách nhiệm, ông Tướng muốn đổ hết trách
nhiệm cho thuộc cấp. Hễ đánh không được là do các anh chứ không phải do
tôi.
Lẽ ra ngay khi trận đánh đang diễn ra, biết được kế hoạch
bị khựng lại vì cái hầm ngầm thì ông Tướng phải ngay tức khắc ra lệnh cho công
binh sử dụng biện pháp kỹ thuật hoặc ra lệnh sử dụng cảm tử quân giải quyết
bằng chiến thuật đặc công, hoặc ra lệnh rút ra rồi bao vây để cô lập và vô hiệu
hóa đồn A1. Có rất nhiều biện pháp từ hay đến dở để giải quyết, nhưng
đằng này ông Tướng không có được một lệnh, cho dù là một lệnh rất dở. Ông
chỉ biết hô con người ta tiến lên, người ta càng chết thì ông càng hô tiến lên,
đến khi người ta chết hết thì ông kêu người ta về hỏi tại sao đánh mãi mà vẫn
không thắng? Câu hỏi trên đây đã chứng minh được suốt trận đánh ông Tướng
không có ra một lệnh nào cho Hùng Sinh ngoài cái lệnh là “tiến lên”.
Trong khi trách nhiệm của ông là ngay lúc đó ông phải ra một hoặc nhiều lệnh để
giúp Hùng Sinh giải quyết vấn đề ngay tại mặt trận. Một khi Hùng Sinh báo
về là đang gặp trở ngại thì trách nhiệm giải quyết đồn A1 trở thành trách nhiệm
của Tướng Giáp chứ không phải của Hùng Sinh.
Rồi sau khi được Hùng Sinh xác nhận là tại cái hầm
ngầm thì ông Tướng lại hỏi : “Sao không tìm cửa hầm mà đánh vào?”. Đây là
một câu hạch sách vô tội vạ, chứng tỏ ông Giáp không phải là một quân
nhân. Câu hỏi giống như của một đứa bé con. Dĩ nhiên là khi đánh
một cái hầm ngầm thì ai cũng phải tìm cửa hầm mà đánh vào chứ đâu có ai đào
hang dưới đáy hầm mà đánh lên. Cho nên đây chỉ là một câu phủ đầu nhằm
trấn áp Hùng Sinh, có nghĩa là “Hễ ông không biết đánh vào bằng ngõ cửa hầm thì
tức là ông không xứng đáng là trung đoàn trưởng, một đứa bé con nó cũng biết là
phải tìm cửa hầm mà đánh vào”. Dĩ nhiên nghe như vậy thì ông Hùng Sinh
hoảng quá và vội thanh minh rằng ông ta có tìm cửa hầm chứ, nhưng tìm không ra.
Và cũng vì vội vàng thanh minh cho mình mà ông
Hùng Sinh quên hỏi lại cái câu hỏi mà đúng ra Hùng Sinh phải hỏi ngay từ đầu là
: “Ông giao cho tôi đánh cái đồn có cái hầm ngầm bằng bê tông mà tại sao ông
không cho tôi biết trước để tôi chuẩn bị đồ nghề, hoặc chuẩn bị quân, hoặc
nghiên cứu trước cách đánh. Đằng này khi tôi phát hiện ra sự kiện bất ngờ
này thì ông cũng chẳng giúp cho tôi một ý kiến nào cả mà ông chỉ hô tôi tiến
lên là sao? Vậy thì tôi chỉ theo lệnh ông mà tiến lên cho nên quân của tôi
2.500 chỉ còn có 50 đứa và bản thân tôi cũng bị thương như ông thấy đây”.
Nếu hỏi được như vậy thì Hùng Sinh “ngon” rồi nhưng rõ ràng là Hùng Sinh thua
trí một tay láu cá, cuối cùng ông vẫn nghĩ rằng mình có tội đối với Tổng Tư
lệnh.
Sau cùng thì chính Võ Nguyên Giáp cũng chẳng biết
xử trí cái đồn A1 như thế nào. Ông bèn: “Tôi hỏi cả Hùng Sinh và
Nguyễn Hữu An: – Theo các đồng chí, giờ phải đánh tiếp cách nào thì giải quyết
được A1”. Câu này chứng minh được rằng Tướng Giáp chẳng biết gì về kinh nghiệm
quân sự cũng như chẳng có kinh nghiệm hành động. Nếu thực sự là một sĩ quan chỉ
huy có kinh nghiệm chiến trường thì ông Giáp hẵn đã có rất nhiều chiến thuật
cũng như kỹ thuật quân sự để giải quyết. Và nếu là một người có kinh nghiệm
hành động thì ông Giáp không đặt câu hỏi bâng quơ 2 cho vị chỉ huy vừa mới bị
thất bại, bởi vì nếu họ có cách giải quyết tốt thì họ đâu đến nổi thất
bại. Ông phải hỏi những vị chỉ huy có kinh nghiệm khác hoặc ngay cả các
chuyên viên cố vấn Trung Quốc cũng được. Đằng này có lẽ vì sỉ diện với
các tướng tham mưu như Hoàng Văn Thái, Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Vương Thừa Vũ,
Lê Trọng Tấn, Lê Quảng Ba, v.v…cho nên ông mới hỏi ông Sinh và ông An.
So lại với cung cách chỉ huy của Quân đội Việt Nam
Cọng Hòa thì không bao giờ người làm Tướng lại có cái cách đổ lỗi phủ đầu
cho thuộc cấp. Tướng Phan Đình Thứ (Lam Sơn) là người nổi tiếng
nghiêm khắc với các sĩ quan thuộc quyền nhưng vì xuất thân là một Cử nhân Văn
chương cho nên các lời khiển trách của ông rất lịch sự. Nhưng mỗi khi ông
lên tiếng là chết lý, người bị khiển trách tự thấy tội của mình rõ ràng không
thể chối được, và không bao giờ có ý nghĩ ông Tướng trách oan mình, chỉ biết tự
trách mình quá dở. Một ông tướng khác nổi tiếng là mỗi khi nóng giận ưa
chưởi thề và hay dùng lời lẽ thô tục là Tướng Nguyễn Văn Toàn. Tuy nhiên
ông chỉ nổi nóng lên khi cái lỗi của đối tượng rõ ràng là quá tệ. Nhưng
mỗi khi như vậy ông chỉ chưởi thề một mình và có cử chỉ tự hành hạ mình chứ
không bao giờ ông trách người phạm lỗi. Còn đối với các lỗi do diễn biến
bất ngờ không lường trước thì không bao giờ ông quy thành lỗi. Trái lại đối với
các thuộc cấp bị sơ hở do thiếu kinh nghiệm luôn luôn được tướng Toàn chia sẻ
như là lỗi của chính ông, ông ưa hỏi: “Vì sao mà đến nỗi như rứa hả
toa?”. “Toa” là một tiếng thân mật mà ông thường dùng để gọi cấp dưới của
mình. Và một ông tướng khác nổi tiếng độc đoán là Tướng Đỗ Cao Trí, ông
ra lệnh rất dứt khoát cho nên ông không ưa những câu nói dông dài hay nói loanh
quanh. Trong các buổi họp hành quân ông luôn luôn ngồi im nghe thuộc cấp
trình bày trước. Sau đó ông thường nói : “Có ai có ý kiến gì nữa
không? Nếu không thì tới phiên tôi, tôi quyết định như thế này, như thế
này…”. Sau khi ông đã quyết định mà có ai lên tiếng thêm ý kiến thì ông gạt
phăng, ông nói : “Các ông đã cho ý kiến xong thì tôi mới quyết định. Và tôi đã
quyết định thì tôi chịu trách nhiệm, nhưng nếu quyết định của tôi bị sai do vì
các ông cho ý kiến sai thì các ông sẽ lãnh đủ với tôi”. Chỉ có phong thái
chỉ huy như vậy mới được chọn làm tướng, mới được binh sĩ và sĩ quan dưới quyền
hết lòng kính phục. Còn phong thái của ông Tổng tư lệnh Quân đội CSVN trông
giống như một ông tướng thời Chiến Quốc bên Trung Hoa, hễ thắng trận thì lãnh
hết vinh quang, còn bại trận thì lôi đầu các tướng tá dưới quyền ra mà chém.
Chiến công
tâm đắc nhất của Tướng Giáp : Sau này các sử gia Quốc tế luôn luôn
tưởng tượng Tướng Giáp là một người hùng với phong thái chỉ huy của một viên võ
tướng chuyên sông pha ngoài trận mạc. Thế nhưng trong hồi ký của mình,
Tướng Giáp chỉ nhắc tới một chiến công mà ông tâm đắc nhất, đó là ông đã áp
dụng sách vở của Stalin mà mở một chiến dịch chống lại tâm lý sợ chết và ngại
gian khổ trong hàng ngũ binh sĩ, nguyền rủa những kẻ hèn nhát không dám hy
sinh, phê phán những kẻ mở miệng than thở trước những thiếu thốn khổ cực: “Đảng
ủy Mặt trận thấy không thể bỏ qua những hiện tượng mới này, quyết định tập họp
các bí thư đại đoàn ủy, các đồng chí phụ trách tổng cục, những người có trách
nhiệm nặng nhất trong chiến dịch, để tiến hành kiểm điểm tư tưởng hữu khuynh
tiêu cực … Ngày hôm sau, phần lớn cán bộ cơ quan chính trị chia nhau xuống giúp
đỡ các đơn vị triển khai một đợt giáo dục cấp tốc cho toàn thể bộ đội…Một khí
thế mới dâng lên khắp nơi sau đợt học tập. Đây là một thành công rất lớn
của công tác chính trị trên mặt trận Điện Biên Phủ, một trong những thành công
lớn trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta”.(trang 329).(sic).
Đây là thành công của chính trị chứ không phải là
chiến công. Nhưng mà là chính trị theo kiểu Stalin và Mao Trạch
Đông. Con người ta khác con vật là ở chỗ biết suy nghĩ, thấy người đi
trước trúng đạn ngã gục thì tự nhiên mình phải chùn bước ngừng lại hay nằm
xuống để tránh đạn hầu bảo vệ mạng sống của mình. Nhưng Stalin lại không
muốn như vậy, ông muốn các chiến sĩ của ông ta cứ xông tới, người trước gục
ngã, người sau tiến lên. Đó là phong cách chính trị của Cọng sản, nó phản
thiên nhiên, phản lại quy luật của tạo hóa đã dành sẵn cho con người. Các
ông đã suỵt chó vô gai trong khi các ông đứng ngoài. Nhằm dụ con người ta
sông tới trước, các ông đã dùng tới mánh lới tuyên truyền nguyền rủa không tiếc
lời những người mà các ông gán cho là sợ chết, hèn nhát. Kích động tâm lý sẵn
sàng hy sinh mạng sống, sẵn sàng chết một cách điên rồ cho các ông. Chẳng
khác nào cho họ dùng thuốc kích thích. Nhưng rồi nếu họ có chết thì chỉ
được việc cho các ông, còn cá nhân và gia đình họ chịu tất cả mọi thiệt thòi,
mất mát.
Đây là một việc ác! Nhưng việc ác này lại được một
ông tướng mang tiếng sát quân đã ca tụng như một thành công hiển hách của
mình! Có rất nhiều người cho rằng Cọng sản đã cho lính của mình uống
thuốc kích thích trước khi ra trận, nhưng thực ra Võ Nguyên Giáp đã thú nhận
loại thuốc của các ông, đó là thi nhau nguyền rủa không tiếc lời những kẻ nào
sợ chết và ca tụng những người sẳn sàng lao vào chỗ chết mà không cần suy
nghĩ. Xưa nay xã hội dạy cho con người càng ngày càng phản ứng khác xa
với phản ứng của con vật. Nhưng đằng này các ông đã bày cho dân chúng
Việt Nam đi từ phản ứng của con người xuống thành phản ứng của loài vật.
Mà rốt cuộc là chỉ chết oan mạng để xây đường vinh quang cho các ông!
Riêng trong trận Điện Biên Phủ, lâu nay báo chí của
Pháp cũng như của Việt Minh đều mô tả các chiến sĩ CSVN không hề sợ chết, họ
chỉ biết lao tới trước với nụ cười ngạo nghễ. Nhưng hồi ký của Tướng Giáp
đã cho thấy sự thực sau đợt tổng tấn công thất bại: “Qua đợt chiến đấu
vừa rồi nổi lên những gương chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, nhưng trong
cán bộ cũng nảy sinh một số biểu hiện tiêu cực, như ngại hy sinh, gian khổ,
chấp hành mệnh lệnh không nghiêm, cá biệt có cán bộ đã bỏ nhiệm vụ giữa trận
đánh”.(trang 326). “Bỏ nhiệm vụ giữa trận đánh” có nghĩa là từ chối quyền
chỉ huy, từ chức giữa trận địa. Hóa ra các sĩ quan của ông Giáp cũng chỉ
là những con người, họ cũng biết suy nghĩ trước sự sống và sự chết của anh em
binh sĩ. Họ cũng nhân danh quyền sống thiêng liêng của con người mà cãi
lại những mệnh lệnh bắt họ phải chết một cách ngu xuẩn. Ganh tài với
người khác : Các nhận xét về phong cách chỉ huy của Tướng Giáp chỉ căn cứ vào
những gì chính ông ta viết ra, nói cho chính xác hơn là căn cứ vào những văn
bản mà ông ta đã ký sau khi người ta viết xong, nghĩa là ông ta hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước sự thật, trước lịch sử về những chi tiết được nêu ra trong
các cuốn sách đã được phát hành. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở chỗ nhận xét về
con người của ông qua những gì ông tuyên bố thì chắc chắn trở thành phiến diện,
bởi vì toàn là những tuyên bố tự đề cao mình hay đổ lỗi cho người khác nhằm
thanh minh cho những lỗi do mình gây ra. Vì vậy cần phải đánh giá Tướng
Giáp qua những thông tin ngược chiều do những địch thủ của ông trong ĐCSVN tung
ra. Cho tới nay những thông tin ngược chiều đều xuất phát từ phe nhóm của
ông Lê Đức Anh và phe nhóm của ông Lê Duẩn. Các thông tin này có tính
cách như mạt xát và phao vu, không đáng tin cậy. Tuy nhiên có hai nguồn
tin xác đáng là cuốn sách “Từ Chủ Nghĩa Thực Dân Đến Chủ Nghĩa Cọng Sản” của
lãnh tụ Việt Minh Hoàng Văn Chí và hồi ký của lãnh tụ Cọng sản Hoàng
Tùng. Có thể tin được cả hai tác phẩm về những chi tiết có liên quan đến
ông Võ Nguyên Giáp, bởi vì khi viết lên những điều này các tác giả không hề có
thành kiến xấu đối với ông Giáp. Mà trái lại, họ rất nể trọng ông
Giáp. Ngoài ra các tác giả chỉ đề cập tới ông Giáp như một nhân vật có
liên quan chứ không phải là đối tượng cần phê phán.
Ông Hoàng Văn Chí cho rằng ông Hồ Chí Minh đã phao
vu cho Tướng Nguyễn Sơn là có tật dâm đảng, hủ hóa; rồi lấy đó làm bằng
cớ mà gởi trả Nguyễn Sơn về Trung Quốc, trong khi sự thực thì Nguyễn Sơn hoàn
toàn không có như vậy. Người đời đọc được chuyện này thì tin rằng giữa
ông Hồ Chí Minh và Nguyễn Sơn quả có sự hục hặc. Còn nguyên do vì tật dâm
đảng thì có lẽ không phải, bởi vì trong tập thể lãnh đạo ĐCSVN có rất nhiều tay
dâm đãng hạng nặng như Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn… nhưng bác Hồ Chí
Minh đâu có bao giờ quy thành tội, trái lại bác ta rất thông cảm. Nhưng
rồi hồi ký của Hoàng Tùng cho thấy sự thực : “Chỉ có Nguyễn Sơn về sau có
vấn đề phải ra đi. Trước khi mất (1956) Nguyễn Sơn có tâm sự với tôi rằng, có
sai lầm thì phê bình chứ sao lại đuổi đi . Ông ta trách Bác. Lúc đó
(1949) tôi có hỏi anh Giáp, anh ta hay hục hặc như thế, để anh ta làm phó cho
anh được không? (Hoàng Tùng là Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, có nhiệm
vụ sắp xếp các chức vụ trong Trung ương Đảng). Võ Nguyên Giáp nói làm phó cho
tôi thế nào được, anh ta suốt ngày chưởi tôi, anh ta còn phê bình trường Nguyễn
Ái Quốc rất ghê. Sau Bác nói chú Sơn hữu tài nhưng…nên mời chú đi. (Hoàng
Tùng, Những Kỷ Niệm về Bác Hồ).
Đây là một bằng chứng cho thấy Võ Nguyên Giáp đã
“tố” Nguyễn Sơn chưởi Hồ Chí Minh để thúc Bác khai trừ Nguyễn Sơn. Nếu
không có ý kiến của Võ Nguyên Giáp hoặc nếu Võ Nguyên Giáp lên tiếng bênh vực
thì dĩ nhiên sẽ không có chuyện gởi trả Nguyễn Sơn về Trung Quốc. Tâm lý
của Tướng Giáp rất dể hiểu: Ông ta là một đại tướng được phong mà không
qua trường lớp quân sự và hoàn toàn không có kinh nghiệm chiến trường.
Trong khi đó Nguyễn Sơn tốt nghiệp trường Võ Bị Hoàng Phố từ năm 1927.
Tham gia tồ chức Cọng sản đầu tiên của Trung Quốc là “Quảng Châu Công
xã”. Ngay năm 1927 ông đã giữ chức Chủ nhiệm tờ báo “Kháng Địch”, cơ quan
tuyên truyền đầu tiên của Quảng Châu Công xã. Đến năm 1936 Mao Trạch Đông
được bầu làm lãnh đạo Cọng sản Trung
Hoa thì Nguyễn Sơn cũng được bầu vào Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cọng sản Trung Quốc. Cho đến năm 1945, khi Nguyễn Sơn xin về
phục vụ cho xứ sở thì Mao Trạch Đông rất luyến tiếc vì Nguyễn Sơn đang chỉ huy
một quân đoàn của Quân đội Mao Trạch Đông; là một trong 7 tướng còn lại
của Quảng Châu Công xã; và là một trong 18 tướng còn lại của cuộc chiến
Vạn Lý Trường Chinh. Với tài năng và trình độ như vậy, nếu Nguyễn Sơn có mặt
trong Bộ Tư lệnh Quân đội Việt Minh thì không chóng thì chày sẽ có ngày ông ta
giành lấy cái quyền chỉ huy trong tay Võ Nguyên Giáp.
Ngoài Tướng Nguyễn Sơn, quân đội CSVN còn có một
nhân tài đặc biệt khác, đó là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cao Bắc Lạng ( sau
đổi thành Trung đoàn 174 thuộc Sư đoàn 308 ), người này tên là Đặng Văn Việt,
xuất thân Khóa 1 Lục quân Trần Quốc Tuấn của Đại Việt Quốc dân Đảng. Đến
năm 1950 do thành tích chỉ huy quân đội ông đã lần lên tới chức Trung đoàn
trưởng của Trung đoàn Cao Bắc Lạng.
Trước khi có trận chiến thắng đầu tiên tại Đông Khê
do Đại tướng Trần Canh của Trung Quốc chỉ huy thì đã có một trận chiến thắng
tại Đông Khê trước đó do Đặng Văn Việt chỉ huy. Nhưng Tướng Giáp đã không
tính đây là trận thắng đầu tiên của quân đội CSVN bởi vì khi Việt đánh trận này
thì không có lệnh của Võ Nguyên Giáp và cũng không hỏi ý kiến của Võ Nguyên
Giáp. Đến khi Tướng Trần Canh đánh trận Đông Khê thì giao cho Võ Nguyên
Giáp xua 10.000 quân tấn công 260 quân Pháp đang phòng thủ tại Đông Khê.
Không ngờ cuộc tấn công bị trở ngại lớn do không hiệp đồng được với nhau.
Trong lúc tình thế bị sa vào nguy cơ có thể thất bại thì chính Đặng Văn Việt đã
ra lệnh cho Tướng Giáp điều chỉnh đội hình chiến đấu và mang lại chiến thắng.
Sau trận này, Việt có thái độ thất vọng về nhân vật
“Thiên Tài Quân Sự” mà lâu nay mọi người hằng ca tụng, anh ta thường phân tích
với bạn bè về những cái dở của nhà “thiên tài quân sự” trong trận vừa
qua. Ngoài ra Việt còn tỏ ý phê phán chuyện Trung đoàn 174 bị tước mất
các vũ khí tối tân của Pháp, Mỹ mà Trung đoàn đã chiếm được trong các trận
trước, nhất là chiếm được kho đạn Đông Khê. Thế nhưng Tướng Giáp bắt 174
phải nộp các vũ khí đó để trang bị cho toán quân bảo vệ Chỉ huy sở của Bộ Tổng
tư lệnh. Những lời phê bình của Việt đã khiến cho người có trách nhiệm
giám sát Việt là chính ủy Chu Huy Mân phải báo cáo lên thượng cấp để khỏi bị
trách nhiệm một khi thái độ của Việt có thể đưa tới hậu quả là hạ giá tiếng tăm
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Không may cho Việt là sau đó CSVN cho phép quân
Pháp được đưa máy bay lên sân bay Thất Khê để tản thương một số thương binh của
họ trong trận Cao Bằng. Đại tá quân y Pháp Huard, trưởng đoàn đón thương
binh, bước xuống sân bay Thất Khê trong bộ đồ dân sự. Trước kia ông có
dạy y khoa cho sinh viên trường Y khoa Hà Nội. Vì thế khi trông thấy ông thì
một số bác sĩ quân y của Việt Minh trước kia từng là học trò của Huard, hiện
đang chăm sóc các thương binh Pháp đang nằm chờ tại sân bay, đã ùa tới chào hỏi
ông thầy. Sau đó họ kéo một người học trò cũ đến giới thiệu với Huard, đó
là cựu sinh viên Y khoa đang giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng của Trung đoàn
174. Huard vui vẻ rủ người học trò cũ theo trực thăng tản thương về Hà
Nội thăm lại phố phường rồi sáng mai theo đoàn trực thăng tản thương trở lại
Thất Khê. Người Tiểu đoàn trưởng bảo rằng anh ta chỉ về với điều kiện mặc
nguyên bộ đồ bộ đội và được công khai dạo chơi bên hồ Hoàn Kiếm. Huard
chấp thuận. Thế là anh ta xin phép Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt rồi
nhảy lên phi cơ trước sự đùa vui của bạn bè. Sáng hôm sau anh ta trở lại
Thất Khê.
Nhưng sau đó Chu Huy Mân báo cáo chuyện này cho
Tướng Giáp, Giáp báo lại cho bác Hồ Chí Minh, và Bác ra lệnh xử bắn ngay vì tội
mất lập trường. Lệnh xử bắn do
Chu Huy Mân thi hành và toán xử bắn là quân lính của
Việt. Sau khi bắn xong thì toán hành quyết buông súng chạy tới ôm
thây vị chỉ huy của mình khóc thảm thiết. Riêng Đặng Văn Việt bị cách
chức Trung đoàn trưởng và bị cho đi cải tạo chỉnh huấn.
Từ đó tên tuổi Đặng Văn Việt biến mất trong các tài
liệu quân sử của CSVN, coi như anh ta không hề xuất hiện trên cõi đời, ngoại
trừ Võ Nguyên Giáp có một lần nhắc đến tên anh ta trong tập hồi ký “Đường tới
Điện Biên Phủ” để chứng minh rằng sáng kiến đánh Đông Khê không phải của Tướng
Trần Canh.
Sau này nhiều người đã trách ông Hồ Chí Minh là
quá nhẫn tâm nhưng không ai biết đến vai trò của Võ Nguyên Giáp đằng sau
cái lệnh tử hình đó. Hẵn nhiên là bác Hồ Chí Minh đã có bàn bạc với Đại
tướng Tổng tư lệnh trước khi ra lệnh tử hình. Nhưng Tướng Giáp không hề
can thiệp vì ông ta muốn nhân dịp bằng vàng để triệt Đặng Văn Việt. Mặc
dầu ngày nay không còn chứng cớ để có thể cáo buộc Đại tướng Võ Nguyên
Giáp nhẫn tâm giết người Tiểu đoàn trưởng. Tuy nhiên cũng có một bằng
chứng gián tiếp có thể quy tội cho Tướng Giáp, đó là chỉ cần ông ta nói
vô một tiếng thì anh kia không chết và Đặng Văn Việt không bị cách chức.
Nếu ông ta nhân danh người chỉ huy của Việt, đề nghị lấy công trạng của Việt để
chuộc tội thì cũng thừa sức tha tội cho cả hai. Và nếu Tướng Giáp thực sự
trọng tài năng của Việt thì có lẽ Việt chỉ bị kỷ luật nhẹ, coi như đó là do
tính bồng bột vô tư của tuổi trẻ. Đáng tiếc là có nhiều bằng chứng cho
thấy con người của Võ Nguyên Giáp không được như vậy. Ngay cả khi viết
hồi ký ông cũng vẫn “ếm” tên tuổi và “ếm” công trạng của con người ta.
Nếu không vì cần bằng chứng và nhân chứng để chứng minh rằng trận Cao Bằng
không phải do Đại tướng Trần Canh chỉ huy thì nhân vật Đặng Văn Việt và chiến
công của anh ta mãi mãi không được dư luận biết đến. Vì vậy nếu chỉ kết tội một
mình ông Hồ Chí Minh là tàn nhẫn vô ơn trong vụ án này thì có lẽ không chính
xác.
Tuy nhiên trong cái rủi cũng có cái may, cũng vì vụ
kỷ luật này mà Đặng Văn Việt bị đưa ra khỏi nhiệm vụ chỉ huy, sau đó cho ra
khỏi quân đội. Nhờ vậy mà ông ta thoát chết trong vụ xử tử mấy ngàn sĩ
quan chỉ huy vào năm 1953. Nếu Việt còn chỉ huy quân đội thì chắc chắn
anh ta bị xử tử vì ông ta là sĩ quan tốt nghiệp Khóa 1 trường Lục quân Trần
Quốc Tuấn của Đại Việt Quốc Dân Đảng (Tùy bút của Trương Đăng Đệ);
lại là con của Tổng đốc Nghệ An Đặng Hướng. Năm 1953 gia đình của Việt bị
quy là “Đại địa chủ, cường hào gian ác” (Hồi ký của Phó thủ tướng Đoàn Duy
Thành). Lúc đó nếu Việt còn giữ chức vụ chỉ huy trong quân đội, chắc chắn
ông ta sẽ bị xử tử vì tội là kẻ thù của giai cấp mà lại tìm cách leo cao, luồn
sâu trong Đảng để phá hoại (!).
Sau khi Việt bị triệt thì tới phiên Nguyễn Hữu An
bị trù dập liên miên bởi vì Nguyễn Hữu An là bạn thân với Đặng Văn Việt và là
Trung đoàn phó của Việt từ thời còn là Trung đoàn Cao Bắc Lạng. Chính An
là người thường bàn luận với Việt về “thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp”.
Nhưng qua thái độ của những người lính thuộc Trung đoàn 174 sau vụ xử bắn cho
thấy đã có một sự mất niềm tin trong hàng ngũ binh sĩ của Trung đoàn 174. Vì
vậy mà Võ Nguyên Giáp buộc phải để cho Nguyễn Hữu An lên nắm trung đoàn trưởng
thay Việt. Từ đó thì con đường binh nghiệp của An gặp nhiều lận đận với những
đối xử bất công mà người ta có thể thấy rõ ngay trong hồi ký của Võ Nguyên
Giáp. Tuy nhiên cũng trong hồi ký, Tướng Giáp có kể lại rằng ông ta đã hai lần
nhận lỗi với ông An và ông An đã hai lần tha thứ. Sở dĩ ông Tướng phải kể
ra chuyện này là bởi vì khi sách được viết thì ông An còn sống và rất được nể
phục. Cho nên Tướng Giáp viết lên chuyện nhận lỗi để Tướng An khỏi lên
tiếng phanh phui chuyện ngày xưa.
Hồi ký của Hoàng Tùng xác nhận trong chiến dịch
chỉnh phong 1951 Nguyễn Hữu An, Đặng Vũ Hiệp, Lê Liêm đã nằm trong danh sách bị
loại ra khỏi hàng ngũ chỉ huy trong quân đội vì xuất thân là trí thức tư sản,
một thứ xuất thân mà các tướng như Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Đỗ Mười
không ưa. Đơn giản vì các ông có kiến thức cao quá và thông minh quá,
khiến cho các tướng nông dân cảm thấy ngại cho danh tiếng và cái ghế của họ.
Cựu Đại tá Bùi Tín của CSVN đã nhận xét về các ông
tướng của CSVN : “Xuất sắc hơn cả có thể là Trung tướng Nguyễn Hữu An,
hồi năm 1975 làm Tư lệnh Quân đoàn 2, sau về làm Tổng thanh tra quân đội, từ
năm 1988 ông nhận chức Giám đốc Trường đào tạo cán bộ chỉ huy ở Đà Lạt;
ông có đầy đủ các đức tính của một viên tướng có trình độ văn hóa, sống giản
dị, đàng hoàng, mực thước, và chân thật… …Trình độ quân sự và đức độ của ông
vượt xa các tướng Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Đào Đình Luyện…tín nhiệm cũng vượt xa
các ông tướng kể trên…”.(Mặt Thật, trang 200). Nhận xét của ông Bùi Tín
đã giải thích vì sao Tướng Giáp phải xuống nước lấy lòng Tướng Nguyễn Hữu An;
ông ta sợ ông An lên tiếng thì chỉ có nước thân bại danh liệt. Nhất
là chuyện chính Đặng Văn Việt đã chỉ huy Võ Nguyên Giáp trong trận Đông
Khê. Cho nên mặc dầu cố né tránh đề cập tới chiến công và tên tuổi của
Đặng Văn Việt nhưng buộc lòng Tướng Giáp phải ghi lại đúng sự thực, bởi vì
Tướng An còn đó và tiếng nói của ông ta rất có giá trị.
Có lẽ cảm nhận được sự thù hiềm của Tướng Giáp cho
nên Nguyễn Hữu An lặng thinh trước những thất bại liên tục của Tướng Giáp tại
Eliance2; chứ nếu không thì ông An cũng ra một cái lệnh cho Tướng Giáp bỏ
Eliance2 mà chuyển sang đánh các nơi khác, như Đặng Văn Việt đã từng ra
lệnh. Không phải là Võ Nguyên Giáp không biết tài năng của Nguyễn Hữu An,
ông ta biết An đã cùng Đặng Văn Việt hai lần đánh Đông Khê và hai lần đều chiến
thắng ngoạn mục. Vì vậy Tướng Giáp mới giao Eliance2 cho Nguyễn Hữu An :
“Trước cuộc họp, Đại đoàn trưởng Lê Quảng Ba nói riêng với tôi : “Trung đoàn
trưởng 98 Vũ Lăng đề nghị được đánh A1 (Eliance 2), nhưng Đại đoàn phải trao
cho Nguyễn Hữu An vì Trung đoàn 174 là đơn vị chủ công”. A1 được đánh giá là
quan trọng nhất trong đợt tiến công này. Hai trung đoàn 174 và 98 mới
bước vào chiến đấu còn sung sức. Trung đoàn trưởng 174 Nguyễn Hữu An đã hai lần
tham gia tiêu diệt Đông Khê, trình bày phương án đánh A1, trả lời mọi câu hỏi
một cách rõ ràng, chứng tỏ đã có nhiều kinh nghiệm công kiên” (trang 260).
Trường hợp của Đặng Văn Việt, Nguyễn Hữu An, Lê
Liêm là những đại diện tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên trí thức của Hà Nội
được đối xử như thế nào dưới tay của những con người tiểu nhân hạng nặng.
Số phận bất hạnh của đất nước đã khiến cho những con người có tài đều bị giết
hại hoặc sống trong câm lặng. Bi thảm hơn hết là trận tổng tàn sát các
cấp chỉ huy “trí thức tư sản” trong Quân đội CSVN vào năm 1953, theo như Hoàng
Tùng thì số cán bộ chỉ huy có tài năng bị thanh toán lên tới “mấy ngàn
người”. Nếu nhân con số mấy ngàn người với con số mấy chục người thân
nhân và binh sĩ của họ thì có bao nhiêu vạn người sau này đã quyết định liều
chết chống Cộng?
( Hết trích )
Trích sách Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam, Bùi Anh
Trinh, Chưa xuất bản, đã đăng trên nhật báo Sài Gòn Nhỏ từ 2011 đến 2012.
Võ Nguyên Giáp và chiến trường Miền Nam
Cho tới nay giới nghiên cứu quân sự của Hoa Kỳ vẫn đinh
ninh rằng mọi chủ trương, mọi điều động tại chiến trường Miền Nam đều do Đại
tướng Võ Nguyên Giáp phụ trách. Do vậy mọi sách vở, báo chí của Hoa Kỳ từ
trước tới giờ đều được xây dựng trên căn bản Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người
kiến tạo nên mọi chiến thuật chiến lược của quân đội CSVN tại chiến trường Miền
Nam Việt Nam.
Tuy nhiên người ta bắt đầu đặt một dấu hỏi lớn khi quyển
sách “Đại Thắng Mùa Xuân” của Đại tướng Văn Tiến Dũng được phát hành vào năm
1976 mà trong đó Võ Nguyên Giáp chỉ là một cái bóng rất mờ. Sau đó Võ
Nguyên Giáp đã viết quyển “Mùa Xuân Toàn Thắng” để thanh minh rằng ông ta vẫn
là một Bộ trưởng bộ Quốc phòng và là tư lệnh của chiến dịch Mùa Xuân năm
1975. Nhưng ông càng viết thì càng lòi ra sự thật, ví dụ ngày 29-4-1975
tướng Lê Trọng Tấn đánh điện báo cáo là quân của ông ta đã đến bờ sông Đồng Nai,
còn cách Sài Gòn 15 cây số. Tướng Giáp viết:
“Lúc đó vào nửa đêm, tôi đến nhà anh Ba (Lê Duẫn) đề nghị
cho cánh phía Đông đánh vào 18 giờ chiều, sớn hơn giờ G mười hai tiếng.
Anh Ba đồng ý và nói: “Đánh, đánh thôi anh ạ! Lúc này, cánh quân
nào phát triển thắng lợi là tạo thắng lợi chung cho toàn chiến dịch”/.
Tôi hỏi: “Điện ký tên anh chứ?/”. Anh Ba đáp: “Không ! anh là Tổng tư
lệnh, ký tên anh”/. Một thoáng sau, anh Ba nói thêm: “Ký thêm tên
tôi cũng được, hoặc nói rõ đã trao đổi với anh Ba nhất trí” (Võ Nguyên Giáp,
Mùa xuân toàn thắng, trang 333). Vô tình Tướng Giáp thú nhận mọi mệnh
lệnh quân sự quan trọng ông đều phải hỏi Lê Duẩn; thậm chí đã được Lê
Duẩn đồng ý rồi mà ông cũng không dám ký tên vào mệnh lệnh, ông đã rụt rè hỏi
lại Lê Duẩn là ông có ký tên vào lệnh đó được không? Với cách hỏi khiêm tốn của
Tướng Giáp thì Tổng bí thư thấy tội nghiệp và cho phép ông ký vào, nhưng chỉ
một thoáng sau Tổng bí thư đổi ý và bảo ghi thêm vào rằng đó chính là lệnh của
ông ta.
Quyển sách của Tướng Giáp khiến cho giới nghiên cứu quân
sự bắt đầu chú ý và cố gắng tìm hiểu thêm vai trò thật sự của ông Giáp trong
cuộc chiến Miền Nam cũng như trong trung tâm quyền lực của ĐCSVN dưới thời Lê
Duẩn. Và rồi mọi sự bắt đầu hé lộ vào năm 1991 khi ông Bùi Tín xuất bản
cuốn sách Hoa Xuyên Tuyết, trong đó cho thấy : Rõ rệt nhất là ở tòa soạn báo
Nhân Dân tháng 3.1983 nói chuyện từ vụ trưởng trở lên, ông (Lê Duẩn) ngang
nhiên nói “Hồi đó (hồi đánh Mỹ), Bộ trưởng Quốc phòng nhát như thỏ đế, vừa đánh
Mỹ mà vừa run như vậy này (ông co người lại run rẩy). Do đó chúng tôi
không để cho chỉ huy, chúng tôi phải trực tiếp nắm tình hình và chỉ đạo chiến
tranh, và trên thực tế đã thay người khác trong nhiệm vụ Bộ trưởng Quốc
Phòng”(Bản in lần 2 trang 137)… … Thật ra không phải chỉ gần đây, mà từ năm
1962, ông Giáp đã bị đụng chạm khá mạnh…”( trang 141)… …
Sang năm 1996 ông Vũ Thư Hiên phát hành quyển sách “Đêm
Giữa Ban Ngày” xác nhận chuyện ông Giáp bị mất quyền lực là từ năm 1954 chứ
không phải 1962, theo ông Hiên thì sau khi tiếp thu Hà Nội người ta lục được
trong hồ sơ của Pháp để lại có một lá đơn của ông Giáp xin đi học trường Hậu Bổ
là trường dạy làm quan của Pháp, trong thư lời lẽ rất là tệ mạt. Chính vì
vậy mà sau khi Trường Chinh bị mất chức Tổng bí thư thì lẽ ra Võ Nguyên Giáp
mới là người lên thay thế nhưng ngược lại, uy thế của Tướng Giáp bị sụt giảm
dần dần cho tới khi xảy ra vụ án xét lại chống đảng vào đầu năm 1964; đến
năm này Võ Nguyên Giáp trở thành một tội đồ mang án treo của ĐCSVN.
Rồi đến năm 1998 ông Trần Quỳnh là cựu bí thư của Lê Duẩn
đã cho lưu hành tài liệu “Những kỷ niệm về Lê Duẩn”, trong đó xác nhận rõ ràng
vai trò của Võ Nguyên Giáp trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam :
“Trong khi toàn Đảng ta tiến hành cuộc đấu tranh để khỏi
bị ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại, và trong khi trào lưu thân Trung Quốc đang
cuồn cuộn thì xảy ra một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của Đảng,
đó là vụ án chống Đảng. Không tán thành đường lối chống xét lại của Đảng ta,
một số cán bộ cao cấp và trung cấp theo học ở trường Đảng cao cấp Liên Xô và
trường quân sự cao cấp Liên Xô bàn kế hoạch chống lại đường lối của Đảng. Họ
lập một nhóm vận động thành lập một tổ chức lấy việc thay đổi Bộ chính trị làm
mục tiêu. Họ nhắm vào những người không đồng tình với Nghị quyết 9, trước hết
là những sĩ quan cao cấp trong quân đội và những ủy viên trong Trung ương.
Trong tổ chức đó có Đặng Kim Giang, Lê Liêm. Theo lời khai của Đặng Kim Giang
thì linh hồn của tổ chức là Võ Nguyên Giáp. Họ liên lạc với Đại sứ Liên Xô hồi
đó là Secbacốp, một sĩ quan tình báo hướng dẫn họ. Khi nghe Lê Đức Thọ và Trần
Quốc Hoàn báo cáo về vai trò của Võ Nguyên Giáp cho tổ chức chống Đảng này, Lê
Duẩn nói trước đây Giáp là người không đáng tin cậy lắm tuy được Bác Hồ rất
cưng vì khéo nịnh.
… Sau khi kết thúc điều tra vụ án chống Đảng và âm mưu
lật đổ, Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn đề nghị kỷ luật những người cầm đầu. Khai
trừ ra khỏi Đảng, cách chức, quản thúc một số, nhưng cho hưởng nguyên các chế
độ đãi ngộ…Bộ chính trị nhất trí với mức độ kỷ luật đề nghị. Riêng về Giáp kỷ
luật được đề nghị là khai trừ khỏi Bộ chính trị, Lê Duẩn không đồng ý. Lê Duẩn
nói rằng chúng ta đang cần đến sự giúp đỡ của Liên Xô trong công cuộc xây dựng
Miền Bắc và nhất là trong sự nghiệp giải phóng Miền Nam. Giáp là người của Liên
Xô, nếu kỷ luật Giáp sẽ động đến Liên Xô ảnh hưởng không nhỏ đến sự viện trợ
của Liên Xô. Tôi đề nghị cứ để Giáp ở lại trong Bộ chính trị. Ta sẽ có cách làm
việc với Giáp làm cho sự ở lại và có mặt của Giáp không gây ra những hậu quả có
hại…
Lê Duẩn gặp Giáp cho Giáp biết quyết định của Bộ chính
trị và dặn Giáp: “Lẽ ra anh bị khai trừ ra khỏi Bộ chính trị, nhưng do tác động
của tôi Bộ chính trị đồng ý để anh ở lại. Vậy anh phải lấy đó làm bài học, từ
rày về sau phải trung thành với Đảng mình, đừng làm tay sai cho Liên Xô, đừng
để lộ bí mật quân sự cho Liên Xô biết”. Giáp không ngớt lời cám ơn Lê Duẩn. …
Thế là từ ấy trong Bộ chính trị ta, có hai người
một người là tay sai của Trung Quốc, một người là của Liên Xô. Phải có cách làm
việc khéo léo để những vấn đề cơ mật nhất không lọt đến tai Trung Quốc và Liên
Xô. Đối với Hoan thì không khó. Hoan là một người lười đọc báo cáo, nhất là
những báo cáo dài, và báo cáo về kinh tế. Những lần họp Bộ chính trị để bàn về
quân sự, Hoan không được mời dự. Có khi qua thư ký riêng Hoan biết Bộ chính trị
có họp, Hoan hỏi, Văn phòng bảo là họp bàn về kinh tế thấy anh thường không
thích dự nên không mời. Rồi đưa cho Hoan một bản báo cáo về kinh tế do ủy ban
kế hoạch soạn chi chít những con số. Hoan mở ra xem được vài trang thấy chán,
nói thôi, đọc nhức đầu quá, mình cũng ít hiểu, mình không dự. Đối với
Giáp vấn đề khó hơn. Nhưng Lê Duẩn đã dặn dò Giáp rồi cho nên cũng đỡ lo.
Mọi việc quân sự, Lê Duẩn trực tiếp làm việc với Bộ
tổng tham mưu, có khi làm việc trực tiếp với Cục tác chiến. Nơi làm việc có khi
là trong Bộ Quốc phòng, có khi tại nhà riêng của Lê Duẩn, có khi tại khu nhà
khách Trung ương Quảng Bá, có khi là khu nghỉ mát Đồ Sơn. Sau đó anh em ở Bộ
tham mưu, Cục tác chiến làm đề án trình Quân ủy, rồi Quân ủy trình ra Bộ chính
trị quyết định. Cách làm việc của Lê Duẩn có tính cách gia đình, không biên bản
không ghi âm. Lê Duẩn nói, anh em ghi chép. Chính cách làm việc này để lại hậu
quả là kẻ có dã tâm nhận ý kiến của Lê Duẩn làm của mình ( Ám chỉ hồi ký Mùa
Xuân Toàn Thắng của Võ Nguyên Giáp).
Ngoài ra, năm 2008 tài liệu “Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia” trong mục tiểu sử Võ Nguyên Giáp có ghi : “Trong một thời gian ngắn
từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963 ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban
Khoa học Nhà nước”. Thực ra không phải là kiêm nhiệm mà sự thực là tại
Đại hội toàn quốc lần thứ 3 ngày 5-9-1960 ông
Giáp bị chính thức thôi chức Tổng tham mưu trưởng, Tướng
Chu Văn Tấn thay thế; và cũng ngưng chức Bộ trưởng bộ Quốc phòng của ông
Giáp nhưng không cắt người thay thế.
Việc ngưng chức đã xảy ra trước Đại hội 2 tháng.
Cũng một cách như vậy, tài liệu Wikipedia ghi về tướng
Nguyễn Chí Thanh : “Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng. Cuối năm 1960,
ông được cử giữ chức Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương” nhưng thực ra là tại
Đại hội trung ương Đảng họp ngày 28-12-1960 ông Thanh bị ngưng chức Tổng bí thư
Quân ủy, giao cho Đại tướng Văn Tiến Dũng; còn chức Chủ nhiệm Tổng cục
chính trị giao cho Trung tướng Song Hào ( Thực ra việc thay thế diễn ra vào
tháng 3-1960 ). Ông Dũng và ông Hào là cán bộ của Đảng Cọng sản Đông
Dương từ thời 1930, luôn luôn có địa vị trong Đảng cao hơn Nguyễn Chí Thanh và
Võ Nguyên Giáp. Ông Thanh chỉ mới vào Đảng năm 1937, còn ông Giáp thì
theo như lời chứng của “bác Hồ” thì ông vào Đảng năm 1940 ở bên Trung
Hoa. Không ai biết có đúng như vậy hay không bởi vì có nhiều bằng cớ cho
thấy “bác” làm chứng gian rất nhiều chuyện. Riêng hồi ký của ông Hoàng
Văn Hoan cho thấy năm 1944 ông Giáp và ông Phạm Văn Đồng còn ở ngoài Đảng CSVN.
( Theo hồi ký của Vũ Anh, Đặng Văn Cáp, Hoàng Văn Hoan
thì tháng 10 năm 1940 Nguyễn Tất Thành mới gặp Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên
. Nhưng theo nguyên tắc tổ chức của Lenin thì một người đảng viên được
kết nạp vào đảng Cọng sản phải qua một thời gian tìm hiểu và thử thách, gọi là
“đối tượng Đảng”, ít nhất là 2 năm đối với những người thuộc giai cấp không
phải là giai cấp vộ sản. Đối tượng gia nhập Đảng bắt buộc phải là thành
phần có xuất thân là giai cấp vô sản, tuyệt đối không thâu nhận thành phần trí
thức tư sản, nhưng ông Giáp xuất thân là trí thức tư sản mà không qua thử
thách. Như vậy nếu có chuyện “Bác” kết nạp Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn
Đồng năm 1940 là “Bác” đã làm sai nguyện tắc tổ chức của Cọng sản Quốc tế ).
Một bằng chứng khác : Mùa hè năm 1966, để
đáp lại vận động hòa đàm của phía Hoa Kỳ, tướng Nguyễn Chí Thanh, Bí thư quân
ủy Trung ương cục Miền Nam viết một bài đăng trên báo Quân đội Nhân dân với tựa
đề “Chiến lược chiến tranh bảo vệ tổ quốc”: “Ý đồ chủ yếu của chúng ta là
chiến thắng quân sự…Chúng ta phải đạt được thắng lợi quân sự trước khi nghĩ đến
những cuộc đấu tranh ngoại giao. Và thậm chí khi nào chúng ta đấu tranh
về ngoại giao, chúng ta cũng phải tiếp tục nỗ lực chiến tranh của chúng ta,
chúng ta sẽ thừa thắng xông lên nếu chúng ta muốn đạt thành công trong mặt
ngoại giao” (Hồi ký của tướng Westmoreland, bản dịch của Duy Nguyên trang 284).
Sau khi đọc bài viết của Tướng Thanh dưới bút hiệu Trường
Sơn, Tướng Giáp viết một bài báo với tựa đề “Về chiến lược chiến tranh bảo vệ
tổ quốc”, trong đó ông phản bác chủ trương dùng chiến thắng trên chiến trường
để làm lợi thế đàm phán. Tướng Giáp cho rằng chiến tranh tại Miền Nam
không giống như thời Điện Biên Phủ bởi vì nhân lực và tài lực của Hoa Kỳ hầu
như vô tận cho nên kiếm được chiến thắng quân sự như trận Điện Biên Phủ là
chuyện không thể nào thực hiện được. Chẳng qua Hoa Kỳ buộc phải nghĩ tới
đàm phán là do kết quả của chiến tranh du kích, như vậy muốn kiếm lợi thế trên
bàn đàm phán thì phải tăng cường hoạt động du kích chiến.
Không ngờ bài báo của Tướng Giáp đến tay Tổng bí thư Lê
Duẩn. Hồi ký của Phó thủ tướng Trần Quỳnh ghi lại : “Xem bài báo đó Lê
Duẩn gọi Giáp đến hỏi: “Anh viết bài báo nhắm mục đích gì vì nội dung của nó
tôi thấy sai hết. Viết để đánh lừa quân địch chăng? Nếu thế thì
quân đội ta khi đọc bài của anh cũng sẽ bị lừa nốt. Viết cho quân đội ta
chăng, thế thì anh tiết lộ bí mật về ý đồ của mình cho địch biết”. Giáp
cứng họng thanh minh ấp úng, xin lỗi rồi về”.
Sau đó Lê Duẩn chỉ thị cho tờ Quân đội Nhân Dân đăng bài
của Nguyễn Chí Thanh chỉ trích Võ Nguyên Giáp: “Ông ta (VNG) là một người bảo
thủ, chỉ biết sử dụng những phương pháp cũ rích và những kinh nghiệm lỗi
thời. Mọi người đều biết là ông ta chỉ lập lại một cách máy móc những gì
của quá khứ chứ không có khả năng để phân tách những tình hình cụ thể tại địa
phương đòi hỏi những đáp ứng mới mẻ kịp thời” ( Hoàng Ngọc Lung, Những Trận
Tổng Tấn Công Năm 1968-1969, trang 29).
Đây là một bằng chứng cho thấy năm 1966 Tướng Giáp cũng
không có một chút thực quyền nào về mặt chỉ huy quân sự; ông ta chỉ được
sử dụng như một ông tượng đất nhằm hù dọa các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ và dư
luận báo chí thế giới. Còn Lê Duẫn mới là người đích thực điểu khiển bộ
máy chiến tranh Miền Nam.
Hồi ký của Tướng Westmoreland cho thấy CIA và tình báo quân
đội Hoa Kỳ luôn luôn căn cứ vào những tin tức đăng trên báo chí hay đài phát
thanh của Hà Nội. Nhưng hồi ký của Trần Quỳnh cho thấy người Mỹ đã hố
nặng khi dùng những tin tức tình báo căn cứ trên báo hay đài của CSVN.
Đúng như Lê Duẩn đã nói, những gì đăng trên báo đều là để “đánh lừa” dư luận,
nhưng nếu địch tin theo dư luận thì địch cũng bị lừa nốt. Vậy mà ngày đêm
trong bộ chỉ huy của CIA tại Sài Gòn có hằng chục, hằng trăm nhân viên dùng
kính hiển vi soi rọi từng câu từng chữ trên báo Nhân Dân và báo Quân đội Nhân
dân của CSVN (sic).
Quả nhiên sau này Hoa Kỳ và Phòng tình báo Bộ Tổng tham
mưu QL/VNCH bị hố một vố nặng khi đọc đựơc một loạt bài của Võ Nguyên Giáp đăng
trên tờ Quân đội Nhân dân ngày 14-15 và 16-9-1967 với tựa đề “Chiến thắng vĩ
đại, trọng trách to lớn”, trong đó Tướng Giáp kêu gọi (1) Chiến đấu lâu dài,
cho dù 10 năm hay 20 năm (2) Nhắm ưu tiên tấn công vào các đơn vị quân đội Hoa
Kỳ và các nước Đồng Minh (3) Đánh lớn ở vùng giới tuyến (4) Sẵn sàng đối phó
với trường hợp quân Mỹ đổ bộ Bắc Việt. Đọc được bài tham luận này CIA và
tình báo VNCH ráo riết lo đối phó với chiến lược mới của Võ Nguyên Giáp mà
không ngờ đây chỉ là bài báo Lê Duẩn bắt Võ Nguyên Giáp viết rồi cho đăng báo
nhằm đánh lừa địch thủ để bất ngờ tổng tấn công vào các thành phố của Miền Nam
Việt Nam vào dịp tết Mậu Thân.
Tình báo HK và tình báo VNCH quá ngây thơ, nếu quả thực
Võ Nguyên Giáp có chiến lược như vậy thì ông ta không đời nào viết báo “tiết lộ
bí mật về ý đồ của mình cho địch biết” (lời của Lê Duẩn).
Thêm một bằng chứng khác, đó là bài tùy bút “Bác Hồ với
tết Mậu Thân năm ấy” của Vũ Kỳ, Bí thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đăng trên báo
Văn Nghệ , số báo tết Mậu Dần 1998. Bài viết cho thấy những tháng trước
tết Mậu Thân, trong khi Hà Nội đang ráo riết thi hành kế hoạch chuẩn bị tổng
công kích tại Miền Nam thì ông Hồ Chí Minh đang nghỉ dưỡng bệnh ở Bắc Kinh và
vợ chồng Võ Nguyên Giáp đang đi nghỉ bồi dưỡng ở Hung Ga Ri. Chứng tỏ hai
ông không được cho phép dự bàn vào những chuyện “quốc gia đại sự”.
Cuối cùng, nếu ai còn hồ nghi vào các tiết lộ của Bùi
Tín, Vũ Thư Hiên, Trần Quỳnh, Vũ Kỳ thì còn có hồi ký “Mùa xuân toàn thắng”của
Võ Nguyên Giáp mà trong đó có những chi tiết xác nhận cho tới tháng Giêng năm
1975 Võ Nguyên Giáp vẫn còn đứng ngoài các hoạt động chỉ huy quân sự của Hà
Nội:
Đại Thắng Mùa Xuân và Mùa Xuân Toàn Thắng:
Sau 30 tháng 4 năm 1975 báo chí thế giới ca ngợi
chiến thắng của quân CSVN thì ít nhưng ca ngợi Võ Nguyên Giáp thì
nhiều. Sự kiện này khiến cho người thực sự điều động cuộc chiến
chống Mỹ là ông Lê Duẩn cảm thấy chạnh lòng bởi vì ông biết rõ hơn ai hết
: Ông biết người làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ là Tướng Vi Quốc Thanh
với đoàn cố vấn 79 người của Trung Quốc nhưng vì sỉ diện của ĐCSVN mà ĐCSVN đã
để cho Võ Nguyên Giáp hưởng trọn vinh quang. Và vì biết Võ Nguyên Giáp
chẳng có tài cán gì cho nên Lê Duẩn để cho Võ Nguyên Giáp ngồi chơi xơi nước
trong suốt cuộc chiến với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên Lê Duẩn cũng thừa thông minh để biết rằng
oai danh của Võ Nguyên Giáp có thể hù dọa được các chuyên gia quân sự Thế giới
cũng như Hoa Kỳ, vì vậy ông ta quyết định duy trì chiếc ghế của Võ Nguyên Giáp
trong Bộ chính trị cũng như trong Bộ Quốc phòng mà thực chất chỉ là hư vị để
đánh lừa dư luận trong nước cũng như đánh lừa con mắt nhòm ngó của tình báo và báo
chí Quốc tế.
Trong khi đó người thực sự đáng được hưởng vinh quang
trong cuộc chiến Miền Nam là Lê Duẩn chứ không phải Võ Nguyên Giáp. Ông
ta đã lao tâm khổ tứ chỉ huy cả dân sự lẫn quân sự để làm nên chiến thắng,
trong khi đó Võ Nguyên Giáp không có một đóng góp nhỏ nào hết, bởi vì từ 1960
đến 1975 ông ta đang là người bị kỷ luật ngầm trong nội bộ ĐCSVN vì tội làm
gián điệp cho Liên Xô.
Lẽ ra nếu VNG biết chuyện, cứ tuyên bố kín đáo rằng mọi
chuyện do tổng bí thư Lê Duẫn lãnh đạo thì xong rồi. Nhưng đằng này ông
ta cứ ưỡn ngực ra trả lời phỏng vấn của báo chí Quốc tế, vô tư nhận lấy vinh
quang về mình, khiến cho ông Tổng bí thư dầu có là thánh cũng không nhịn nổi
cho nên ông ta mới xúi ông Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng viết sách kể rõ
người chỉ huy trực tiếp tại chiến trường Miền nam trong chiến dịch Mùa Xuân năm
1975 là Văn Tiến Dũng chứ không phải Võ Nguyên Giáp.
Nhưng do vì Văn Tiến Dũng không có khả năng viết lách cho
nên Lê Duẩn chỉ định Đại tá Hồng Hà lập ra một ban biên tập, phỏng vấn Văn Tiến
Dũng, đối chiếu với các tài liệu của Quân ủy Trung ương, rồi viết ra cuốn sách
Đại Thắng Mùa Xuân để tung ra cho dư luận trong và ngoài nước biết rõ về vai
trò của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc chiến Miền Nam.
Khi kể lại cho các nhà văn để viết sách, Đại tướng Văn
Tiến Dũng đã khéo léo quy mọi công lao cho Tổng bí thư Lê Duẩn, kể cả các mệnh
lệnh quyết định chiến trường. Về phần Đại tá Hồng Hà và ban biên tập cũng
biết ý Tổng bí thư cho nên lựa trong tài liệu của quân đội những chứng cớ nào
có ghi lại quyết định quan trọng của Tổng bí thư mà đưa vào sách. Tinh
thần của toàn bộ quyển sách cho thấy cuộc chiến thắng quân Mỹ là do công lao
của Bộ chính trị (Lê Duẩn) và Quân ủy Trung ương (Lê Duẩn). Đặc biệt Văn
Tiến Dũng khiêm tốn không nhận công về mình nhưng luôn luôn kín đáo đề cao vai
trò chỉ huy của Tổng bí thư Lê Duẩn.
Khi cuốn sách Đại Thắng Mùa Xuân được tung ra thì cả thế
giới bật ngữa, kể cả CIA. Người ta nửa tin nửa ngờ, cứ cho rằng có thể
Văn Tiến Dũng viết bịa, cố tình cướp công của Võ Nguyên Giáp. Và người ta
chờ đợi phản ứng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Quả nhiên sau khi đọc sách của Đại tướng Dũng thì Đại
tướng Giáp bèn nhờ Trung tá Hữu Mai là người chuyên viết hồi ký cho ông, viết
một cuốn sách tựa đề là Mùa Xuân Toàn Thắng để chứng tỏ rằng ông ta là người
thực sự chỉ huy Văn Tiến Dũng vào thời điểm đó. Và mọi mệnh lệnh, cho dầu
có ghi là lệnh của Tổng bí thư, cũng đều là do ý kiến đề xuất của Võ Đại tướng.
( Sau này sách được in lại với tựa đề “Tổng Hành Dinh Trong
Mùa Xuân Toàn Thắng” )
Cuốn sách được in năm 1978, nhưng vừa phát hành thì Lê
Duẩn cho lệnh tịch thu.
Sau đó là căng thẳng do chiến tranh với Campuchia và
Trung Quốc cho nên mọi chuyện được xếp lại. Nhưng khi cuộc chiến với
Trung Quốc vừa xong thì Lê Duẩn đuổi Võ Nguyên Giáp ra khỏi Bộ Chính Trị, cách
chức Bộ trưởng Quốc phòng, đưa xuống làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch sinh đẻ Nhà
nước.
Thực ra khi viết ra cuốn sách đó Đại tướng đã rào trước
đón sau; một điều “anh Ba bảo”, hai điều “anh Ba nói” . Nhưng nội
dung toàn quyển sách đều toát lên một ý là “tôi đã bàn với anh Ba” và “anh Ba
đồng ý với tôi”, nghĩa là mọi chiến lược chiến thuật là do tôi nghĩ ra, anh Ba
chỉ là người tuyên bố những kế hoạch của tôi. Dĩ nhiên là Lê Duẩn đủ
thông minh để thấy ra sự léo lận của Đại tướng, nhưng khổ nỗi Đại tướng nói có
lý quá, với bề dày thành tích có sẵn từ trận Điện Biên Phủ thì ai mà không tin.
Ngay trong tựa đề Mùa Xuân Toàn Thắng đã cho thấy mục
đích của cuốn sách là nhằm chọi lại cuốn Đại Thắng Mùa Xuân, là cuốn sách ca
ngợi Lê Duẩn. Vì vậy chẳng những Lê Duẩn bị chạm nọc mà cho tới Văn Tiến
Dũng và mấy ông viết sách cho Văn Tiến Dũng cũng phẫn nộ vì lối viết léo lận,
không thành thật của Võ Nguyên Giáp :
Trong chương 3, Võ Nguyên Giáp cho biết đầu năm 1974 ông
ta bị bệnh đường ruột phải đi chữa bệnh tại Liên Xô, cho tới tháng 4 mới trở về
nhưng còn dưỡng bệnh cho nên mọi tình hình quân sự ông chỉ nghe ngóng qua các
sĩ quan làm việc trong bộ Tổng tham mưu. Từ tháng 5 cho tới tháng 7 ông
dưỡng bệnh tại nhà nghỉ mát dành cho Trung ương Đảng ở bãi biển Đồ Sơn, tại đây
Đại tướng thường gặp Tổng bí Thư cũng ra nghỉ ở đây ( Theo Trần Quỳnh thì Lê
Duẩn vừa nghỉ vừa làm việc với quân ủy Trung ương hoặc Cục tác chiến tại nơi
nghỉ ). Đến tháng 8 Đại tướng Văn Tiến Dũng bị bệnh phải đi trị bệnh ở
nước ngoài thì VNG mon men đến “xin việc” nơi Tổng bí thư :
Mùa hè năm 1974, anh Văn Tiến Dũng và tôi đều không được
khỏe. Anh Dũng ốm phải đi nghỉ ở nước ngoài. Tôi vẫn còn trong kỳ dưỡng bệnh
thường ra nghỉ ở Đồ Sơn. Tình hình chuyển biến rất nhanh. Không một ai có
thể ngồi yên. Tôi tranh thủ làm việc với đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn hồi
này cũng thường nghỉ ở đấy.
Anh Ba bàn với tôi về một loạt vấn đề chiến
lược. Chúng tôi trao đổi cùng tìm đáp án cho những câu hỏi nóng bỏng:
Cuộc chiến tranh ở miền Nam đã đến giai đoạn nào? Thời cơ lớn đã xuất hiện
chưa? Đã có điều kiện chín muồi cho một cuộc tổng tiến công chưa? Nếu có, tiến
công và nổi dậy như thế nào? Phương hướng chiến lược ra sao?. Ý của Đại tướng
là ngay mùa hè 1974 ông ta đã có bàn chuyện tình hình chiến sự với TBT, nghĩa
là ông ta đã truyền cho TBT mọi chiến lược chiến thuật của ông ta.
Thấy sức khỏe của tôi đã dần dần hồi phục, một hôm
anh Ba bảo: “Công việc rất quan trọng, khẩn trương. Anh nắm lấy mà làm”.
Nghĩa là TBT không giao cho một việc cụ thể nào mà chỉ nói “anh coi có việc gì
đó làm được thì làm”. Chứng tỏ là từ trước tới giờ Đại tướng chẳng có
việc gì để làm cả. Thậm chí Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đi chữa
bệnh ở nước ngoài cũng không cho VNG tạm thay thế.
Vì vậy ngày 20-9-1974 Lê Duẩn cho gọi hai ông Tổng tham
mưu phó là Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn xuống Đồ Sơn để chuẩn bị tài liệu cho
hội nghị Trung ương Đảng sắp tới mà chẳng kêu Võ Nguyên Giáp để cùng bàn
bạc. Do vì có thân tình giao hảo với Tướng Giáp cho nên trước khi đi gặp
Tổng bí thư, hai ông tướng có ghé qua nhà của Tướng Giáp. Sau khi gặp
xong, ngày 22 hai ông trở về và cho Tướng Giáp biết TBT đã hỏi những gì, nói
những gì. Khi viết lên chuyện này, Tướng Giáp cho rằng TBT đã biết được ý
kiến riêng của ông qua ông Thái và ông Tấn, trong đó có 2 ý quan trọng là “Đánh
ở Nam Tây Nguyên và sẽ chiến thắng trong vòng vài ba năm tới”. Không biết
có thật như vậy hay không nhưng có một sự thật hiển nhiên là TBT chỉ làm việc
với hai ông Phó của tướng Dũng mặc dầu Tướng Dũng đang nghỉ bệnh, còn Tướng
Giáp thì chỉ biết “nghe ngóng” qua hai ông kia. Nếu Tướng Giáp thực sự có
làm việc thì hai tướng kia phải gặp ông tại Văn phòng Quân ủy Trung ương hoặc
Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng trước khi đi gặp TBT hay sau khi gặp TBT.
Trong một buổi làm việc, anh Hoàng Minh Thảo, với nhãn
quan một nhà nghiên cứu khoa học quân sự, đã nêu ý kiến: khi đã chọn
hướng chiến lược là Tây Nguyên thì trước hết nên đánh Buôn Ma Thuột, vì đây là
thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi địch sơ hở nhất. Khó khăn phải
vượt qua để tiến công trên hướng này là thiếu đường hành quân và thiếu nước.
Tôi rất tán thành.
Mấy hôm sau, tôi mời cơm anh Võ Chí Công và anh Chu Huy
Mân tại gia đình. Lúc đó, trong cán bộ ta có hai ý kiến tranh luận chưa ngã
ngũ: một số đồng chí chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu, một số
khác chọn đồng bằng Nam Bộ. Trong lúc chuyện trò thân mật tôi đã nói với
hai anh: “Thế nào ta cũng đánh Tây Nguyên trước” ( Mùa Xuân Toàn Thắng, chương
3 ). Nghĩa là sáng kiến đánh Ban Mê Thuột là của Tướng Hoàng Minh
Thảo. Rồi Tướng Giáp mới đem ý đó mà nói với Tướng Võ Chí Công và Tướng
Chu Huy Mân nhưng lúc nói ra thì mọi người hiểu đó là ý kiến của chính ông..
Sở dĩ Tướng Giáp phải mời cơm Tướng Công và Tướng Mân bởi
vì hai ông từ chiến trường Miền Nam ra, chỉ làm việc với TBT và Tham mưu Trưởng
Văn Tiến Dũng chứ không được phép cùng làm việc, cùng bàn bạc với chuyên gia
quân sự Võ Nguyên Giáp mặc dầu trên danh nghĩa Tướng Giáp là Bộ trưởng Quốc
phòng kiêm Bí thư quân ủy trung ương. Vì vậy tướng Giáp đành phải mượn cớ
mời cơm hai ông tướng để nghe ngóng xem tình hình Miền Nam ra sao và TBT đã
quyết định ra sao. Đây là một bằng chứng cho thấy Tướng Giáp không có làm
việc đúng như chức vụ của ông; nếu ông thực sự làm việc thì ông sẽ gặp
hai tướng tại Văn phòng Quân ủy Trung ương hay Văn phòng Bộ trưởng Quốc Phòng.
Sáng thứ ba tuần sau, trước khi thảo luận, anh Tấn
nói lại ý của anh Dũng và anh Văn cho toàn tổ: “Anh Dũng chỉ thị đánh đúng vào
Buôn Ma Thuột là chỗ yếu chí tử của địch. Đánh được vào đấy mới thắng to. Làm
đường là rất hợp “khẩu vị” của anh Văn, vì có đường mới sử dụng được pháo lớn,
xe tăng, mới đánh lớn được Anh Văn bảo mình bàn kỹ với anh em công binh, cố
gắng làm đường để đánh vào Buôn Ma Thuột. Anh còn nhắc kinh nghiệm Điện Biên
Phủ, bắc Quảng Trị. Đường quan trọng lắm”. Tới đây thì ý kiến đánh Ban Mê Thuột
không còn là ý kiến của Tướng Hoàng Minh Thảo nữa, mà là ý của anh Văn, tức là
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Người ta có thể thấy rõ trình tự léo lận của tướng Giáp
qua 2 đoạn văn trên : Đoạn đầu ông cho rằng sáng kiến đánh Ban Mê Thuột
là của Tướng Hoàng Minh Thảo, và ông chỉ là người rất đồng ý. Nhưng sang
đến đoạn sau thì sáng kiến đó được phát đi từ của miệng của Tướng Văn Tiến
Dũng. Nhưng khi ông Dũng nói ra thì “hợp với khẩu vị” của tướng Giáp, có
nghĩa là món này là do tướng Dũng xào nấu theo công thức nấu ăn của tướng
Giáp. Mà công thức này tướng Giáp từng áp dụng tại Điện Biên Phủ, Bắc
Quảng Trị.
Nếu Tướng Hoàng Minh Thảo không phản đối về chuyện Tướng
Giáp nhận vơ thì có lẽ mọi chuyện cũng yên xuôi và cuốn sách của Tướng Giáp
không đến nỗi bị tịch thu. Nhưng khổ nỗi là ban biên tập cuốn Đại Thắng
Mùa Xuân lại không chịu yên. Họ mang cuốn sách của Tướng Giáp đến cho Lê
Duẩn xem và họ xin lỗi TBT bởi vì trong cuốn Đại Thắng Mùa Xuân họ đã lỡ gán
cho Tổng bí thư Lê Duẩn là người đầu tiên tuyên bố phải đánh Ban Mê Thuột:
Sau khi phân tích tình thế suy yếu của địch, đồng chí Lê
Duẩn nói tiếp: “Ta phải giáng đòn chiến lược trong năm 1975. Ở Nam Bộ ta
phải tạo thế liên hoàn trong toàn miền, áp sát vào Sài Gòn hơn nữa, tiêu diệt
quân chủ lực địch nhiều hơn nữa, làm cho các địa phương có sức bung ra khi có
thời cơ. Còn ở đồng bằng sông Cửu Long, ta phải áp sát vào Mỹ Tho hơn nữa.
Chúng ta đồng ý năm nay mở đầu bằng đánh Tây Nguyên”. Đồng chí chỉ tấm
bản đồ treo phía sau lưng nói: “Cần đánh mở ra ở Buôn Ma Thuột và Tuy Hoà. Ở
Khu 5 ta phải giải phóng từ Bình Định trở ra. Ở Trị Thiên, ta phải làm chủ từ
Huế đến Đà Nẵng ( Đại Thắng Mùa Xuân, chương 2 ).
Theo sách Đại Thắng Mùa Xuân thì đây là lời của Tổng bí
thư Lê Duẩn đúc kết hội nghị Trung ương Đảng vào ngày 8-1-1975. Nhưng
sách Mùa Xuân Toàn Thắng của Tướng Giáp lại chơi ác; kể lại từng câu từng
chữ của Tổng bí thư vào buổi sáng kết thúc hội nghị đó, nhưng Lê Duẩn phát biểu
huyên thuyên như một người điên :
Vui vẻ, linh hoạt, anh Ba nói:… … Về cách đánh chiến
lược, anh Ba nhắc lại cần nắm vững phương châm, phương pháp của ta là: Tiến
công, nổi dậy, nổi dậy, tiến công, ba mũi giáp công, ba vùng chiến lược, tiêu
diệt, làm chủ, làm chủ, tiêu diệt, tiến lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa.
Vẻ quyết tâm và nhiệt tình hiện rõ trên nét mặt, anh nói
rất nhanh: Phải nắm vững chiến lược tổng hợp để tạo ra sức mạnh tổng hợp, luôn
luôn tạo ra sức mạnh mới, thế mới, đánh liên tục và bất ngờ, tiến tới tổng phản
công và nổi dậy… … Ở Nam Bộ, có ba nhiệm vụ quan trọng: vừa đánh đồng bằng, vừa
đánh chủ lực, vừa ép đô thị. Ở Khu 5, Tây Nguyên thì đồng tình đánh mạnh ở Tây
Nguyên, mở đầu từ Buôn Ma Thuột…
Câu “đồng tình đánh mạnh ở Tây Nguyên, mở đầu từ Ban Mê
Thuột”, có nghĩa là ý kiến đánh Ban Mê Thuột không phải là sáng kiến của TBT Lê
Duẩn, mà TBT chỉ đồng ý với ý kiến của Quân ủy Trung ương mà Võ Nguyên Giáp là
Bí thư quân ủy.
Ngoài ra sách Đại Thắng Mùa Xuân của tướng Văn Tiến Dũng
cũng đã nhấn mạnh ý kiến đánh Ban Mê Thuột là của Lê Duẩn qua cửa miệng của Lê
Đức Thọ :
Hội nghị Bộ Chính trị vừa bế mạc thì hôm sau, ngày
9-1-1975, Thường trực Quân uỷ Trung ương họp, có mời thêm các đồng chí Võ Chí
Công, Chu Huy Mân, Hoàng Minh Thảo, Lê Trọng Tấn để quán triệt và thực hiện
nghị quyết của Bộ Chính trị…. …
Cuộc họp vừa bắt đầu thì đồng chí Lê Đức Thọ bất ngờ mở
cửa vào và ngồi họp với chúng tôi. Sau chúng tôi hiểu rằng Bộ Chính trị
(Lê Duẩn) chưa thật yên tâm vì thấy ý định đánh Buôn Ma Thuột chưa được thể
hiện rõ ràng trong kế hoạch tác chiến, cho nên đã cử đồng chí Lê Đức Thọ đến
tham gia góp ý kiến với chúng tôi là nhất quyết phải đánh Buôn Ma Thuột. Đồng
chí Lê Đức Thọ nói sôi nổi: “Phải đặt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma
Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế
nào?”. Đoạn văn này cho thấy Lê Đức Thọ quyết tâm đánh Ban Mê Thuột còn
hơn cả Lê Duẩn.
Thế nhưng sách của Tướng Giáp lại ghi :
Ngay hôm sau, ngày 9-1-1975, Thường trực Quân uỷ Trung
ương họp để quán triệt và triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị. Cùng tham dự
có các đồng chí Võ Chí Công, Chu Huy Mân, Lê Trọng Tấn, và Hoàng Minh Thảo… …
Qua trao đổi, thảo luận, mọi người đều thấy việc chọn Tây Nguyên làm hướng tiến
công chủ yếu trong đó Buôn Ma Thuột là mục tiêu tiến công đầu tiên là một điều
tất yếu, không thể khác…( Nghĩa là một đứa con nít nó cũng phải biết rằng đương
nhiên phải đánh Ban Mê Thuột, ai đó có nhấn mạnh cũng bằng thừa. Chỉ mong
rằng CIA và Ngũ Giác Đài không biết được bằng đứa con nít mà thôi )…Chúng tôi
đang họp thì anh Lê Đức Thọ đến. Biết hội nghị đang bàn về đánh Buôn Ma
Thuột, anh Sáu cũng nhất trí như vậy…Nghĩa là ông Thọ đến nghe ké và sau khi
nghe xong thì cũng đồng tình. Vô tình Tướng Giáp đụng chạm luôn đến ông Lê Đức
Thọ, một con người hám quyền lực và khắc nghiệt còn hơn cả Lê Duẩn.
Đến nông nỗi này thì Tổng bí thư Lê Duẩn chịu hết thấu,
rõ ràng là Tướng Giáp chơi ông ta sát ván. Vậy thì ông ta còn nhân từ gì
nữa mà không cho Tướng Giáp xuống làm Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình cho biết
nhục. Lâu nay ông ta đã nhân nhượng và dung dưỡng cho VNG quá nhiều nhưng
VNG không hề biết ơn mà giờ đây lại còn ló mòi phản bội.
Những chi tiết vô tình lẫn cố ý trong sách của Tướng Giáp
cho thấy đến tháng Giêng năm 1975 ông vẫn còn ở ngoài bộ chỉ huy quân sự của Hà
Nội, mọi hoạt động của ông chỉ là nghe ngóng mọi mệnh lệnh của Lê Duẩn qua Cục
tác chiến và qua Quân ủy Trung ương. Chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và
Bí thư Quân ủy Trung ương chỉ là hư vị, mọi việc đều do Lê Duẫn chỉ huy các ông
tướng khác, mà đứng đầu là Tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng.
( Hết trích )
Võ Nguyên Giáp và sách vở quân sự học của Hoa Kỳ
Người đời không rõ tình hình nội bộ ĐCSVN nên thường thắc
mắc tại sao một nhân vật đầy uy tín, đầy công lao của chế độ như VNG lại bị hạ
một cách tàn tệ như vậy. Người ta cũng thắc mắc tại sao người hùng của
Điện Biên Phủ và cũng là người hùng của Mùa Xuân 75 lại chịu lép vế một cách
nhục nhã, hoàn toàn không đáng mặt con nhà binh. Đâu có ai ngờ rằng ông
tướng cũng có nỗi khổ tâm riêng của ông tướng. Chỉ buồn cười cho các ông
tướng Pháp và tướng Mỹ luôn luôn xem ông Giáp là người đã hạ họ một cách oanh
liệt, họ tự cho rằng họ thua Tướng Giáp cũng là xứng đáng.
Mãi cho tới năm 2005 các nhà viết sử Hoa Kỳ sắp xếp cho
ông McNammara là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sang Hà Nội gặp Đại
tướng Võ Nguyên Giáp trên tinh thần cùng nhau rút kinh nghiệm về chiến
tranh. Dĩ nhiên một khi McNamara đã cất công sang Việt Nam thì các nhà
đạo diễn đã liên lạc trước với Đại tướng và hai bên đã thỏa thuận những điều sẽ
tuyên bố. Thế nhưng các ông bô lão như Lê Đức Anh, Đỗ Mười sợ ông Giáp
phát ngôn “chệch hướng”, ( lợi dụng diễn đàn để tố cáo trước dư luận việc ông
bị Tổng cục 2 vu oan giá họa trong năm 1990 ) nên vận động Ban bí thư Trung
ương ĐCSVN không cho VNG gặp McNamara.
Đại tướng quá tức mình nhưng đành phải chờ 2 năm sau mới
có dịp trả lời cho ký giả Walter Cronkite của cơ quan truyền thông CBS Hoa Kỳ :
“ Cho tới nay tôi vẫn không hiểu nổi tại sao người Mỹ các
anh lại chấm dứt thả bom Hà Nội (1972). Các anh đã tròng cổ được chúng tôi
rồi. Nếu các anh nhấn thêm một chút nữa, chỉ một hoặc hai ngày nữa, chúng
tôi đã sẵn sàng đầu hàng. Cũng giống như trận tết Mậu Thân, các anh đã
đánh bại chúng tôi rồi”. Nguyên văn : “What we still don’t understand why
you Americans stopped the bombing of Hanoi. You had us on the rops.
If you had pressed us a little harder, just another day or two, we were ready
to surrender. It was the same at the battles of Tet. You defeated us”. (
Cuộc phỏng vấn tại Hà Nội ngày 812-2007. Nguyên văn do Tiến sĩ Nguyễn
Ngọc Tấn sưu tầm và đăng trong tác phẩm “Chiến Tranh Việt Nam, Một Nước Cờ
Độc”, trang 24 ).
Đây không phải là suy nghĩ của một Đại tướng bộ trưởng Bộ
quốc phòng CSVN, mà là dư luận của dân chúng Hà Nội thời đó; sau năm 1975
những người Hà Nội vào thăm thân nhân của mình ở Miền Nam cũng đã cho biết
chuyện này. Vậy mà 30 năm sau ông
Đại tướng lại phát biểu quan điểm của ông giống hệt như
quan điểm của người ngồi ở vĩa hè Hà Nội vào thời 1972. Điều này chứng
minh sự hiểu biết về bí mật quốc phòng của Tướng Giáp thời 1960-1975 chẳng khác
gì sự hiểu biết của những người dân thường.
Dầu sao thì lời xác nhận của Tướng Giáp giúp cho giới
nghiên cứu quân sử của thế giới có được kết luận sau cùng về cuộc chiến Việt
Nam : Mỹ thua không phải vì các tướng CSVN quá giỏi, mà vì tình báo của
Hoa Kỳ quá dở. Vì thế các chiến lược gia Hoa Kỳ cảm thấy không thể nào
nuốt trôi được điều này. Họ đành giả vờ coi như Tướng Giáp quá già cho
nên phát biểu không chính xác, và họ quyết định giữ nguyên các sách vở về cuộc
chiến Việt Nam tại các thư viện của các trường đại học Hoa Kỳ, mà trong đó quân
đội Hoa Kỳ đã thua do Tướng Võ Nguyên Giáp quá giỏi.
Một bằng chứng là cho tới năm 2009 báo chí Hoa Kỳ vẫn đưa
tin một cách vô tư về lời phát biểu của ông Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng
viện Hoa Kỳ John MacCain trong một cuộc viếng thăm Hà Nội :
Khi đi ngang qua bức hình của vị tướng có nhiều huyền
thoại của Việt Nam là tướng Võ Nguyên Giáp, ông McCain đã ca ngợi ông Giáp,
người đã “đạo diễn” những chiến thắng cả người Pháp lẫn người Mỹ trên chiến
trường, và cả hai sau đó đã rút quân ra khỏi Việt Nam. “Ông ta là một
thiên tài quân sự,” McCain nói ( Bản dịch của Phan Tường Vi ). Trong khi ông
MacCain cũng là dân nhà binh, và đang là chuyên gia quân sự hàng đầu trong
chính phủ Hoa Kỳ.
Ông MacCain phát biểu như trên sau khi Tướng Giáp viết 2
cuốn sách thú nhận rằng mình không phải là người làm nên chiến thắng Điện Biên
Phủ cũng như chiến thắng Xuân 75. Không có một nhà báo nào thắc mắc về
câu này của ông MacCain bởi vì hiện nay sử sách Hoa Kỳ và quân đội Hoa Kỳ vẫn
cứ khư khư cho rằng quân Mỹ rút khỏi Việt Nam bởi vì CSVN có được một “thiên
tài quân sự” bẩm sinh (sic). Có lẽ các sử gia Hoa Kỳ sẽ sửa lại quan niệm
này sau khi ông Võ Nguyên Giáp qua đời, lúc đó dư luận sẽ đánh giá lại sự
nghiệp của ông Đại tướng và phát hiện ra ông ta không phải là kẻ làm nên chiến
thắng trong cả hai cuộc chiến.
Nhưng nếu như vậy thì hơi kẹt cho sử sách Hoa Kỳ, bởi vì
quân đội Pháp thua Tướng Trần Canh và Tướng Vi Quốc Thanh của Trung Quốc thì
còn có lý. Trong khi đó tại chiến trường Miền Nam chỉ có Nữ tướng Nguyễn
Thị Định là người được CSVN công nhận có công đầu trong cuộc chiến Miền
Nam. Không lẽ lịch sử Hoa Kỳ lại ghi rằng quân đội Hoa Kỳ thua bà Nguyễn
Thị Định với câu nói nổi tiếng : “Đánh Mỹ cho tới còn cái lai quần cũng
đánh”(sic). Nghĩa là các ông tướng Mỹ thua một bà nhà quê Việt Nam,
mà bà nhà quê này chẳng qua một trường lớp quân sự nào cả.
Nói một cách nghiêm chỉnh thì quả thực quân đội Mỹ không
chết vì xe tăng T.54 hay đại bác 130 ly của CSVN, mà chết vì bị pháo kích, bị
sụp hầm chông, bị bà già gài mìn trong quán bar và bị các em bé chăn trâu bắn
tỉa. Những hoạt động này do bà Nguyễn Thị Định chỉ huy (sic).
Các bạn thân mến .
Qua cái chết của ông Võ Ngyên Giáp, đài RFI và RFA đều ca
tụng vị đại tướng thiên tài của Việt Nam. Điều này chú không lạ vì đã
đoán trước.
Mới đây chú đọc được trên website của RFI một bài viết ca
tụng Tướng Giáp :
VIỆT NAM -
Bài đăng : Thứ ba 08 Tháng Mười 2013 – Sửa đổi lần cuối
Thứ ba 08 Tháng Mười 2013
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain gợi lại một số hồi ức cá
nhân về Tướng Giáp
Tr HYPERLINK “http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia”
HYPERLINK “http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia”
HYPERLINK “http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia”ọ
HYPERLINK “http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia”
HYPERLINK “http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia”
HYPERLINK “http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia”ng
Ngh HYPERLINK “http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia”ĩa
HYPERLINK “http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia”
HYPERLINK “http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia”
HYPERLINK “http://www.viet.rfi.fr/auteur/trong-nghia”
Nguyên là một tù binh chiến tranh Việt Nam, ngay
sau khi được tin Tướng
Võ Nguyên Giáp qua đời, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain,
cựu ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ là một trong những nhân vật đầu tiên lên
tiếng ca ngợi người quá cố qua mạng xã hội Twitter.
Sau đó, trong một bài viết dài hơn được trang mạng báo Mỹ
Wall Street Journal công bố hôm 06/10/2013, ông đã nhắc lại một số kỷ niệm và
đánh giá của ông về cựu đối thủ của mình mà ông đã có dịp gặp gỡ.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, ngay từ thứ Sáu,
04/10, ngay sau khi tin Tướng Giáp qua đời được tiết lộ, trên trang mạng
Twitter, ông John McCain đã ca ngợi vị tướng quá cố là một « chiến lược gia
quân sự tài ba ».
Hai hôm sau, viên cựu phi công bị bắt làm tù binh ở Việt
Nam ( máy bay của ông bị bắn rơi vào năm 1967 trên bầu trời Hà Nội) đã đánh giá
sâu hơn về người đã thành công trong việc đánh bật lực lượng Mỹ ra khỏi Việt
Nam, và nhắc lại các kỷ niệm mà ông còn giữ được sau hai lần gặp Tướng Giáp.
Giải thích về lý do vì sao Mỹ bị thua tại Việt Nam, ông
John McCain nêu lên « quyết tâm sắt đá » của Tướng Giáp, sẵn sàng chấp nhận
những « tổn thất to lớn » và « sự tàn phá gần như hoàn toàn của đất nước mình »
để chiến thắng « bất kỳ đối thủ nào, cho dù đối phương có hùng mạnh đến đâu
chăng nữa ». Tuy nhiên, đối với ông McCain : « Khó mà có thể bảo vệ chiến lược
đó trên bình diện đạo đức, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự thành công của
nó ».
Sau đó Trọng Nghĩa lược dịch bài viết của ông MacCain
được đăng trên báo Wall Street Journal. Dĩ nhiên là chú không tin ông Mac
Cain thực sự ngợi khen Tướng Giáp, cho nên chú đã vào Website của WJ để đọc bài
đó. Sau đây là nguyên văn của Mac Cain với lời dịch từng câu từng chữ của
chú :
He Beat Us in War but Never in Battle
To defeat any adversary, the late North Vietnamese Gen.
Vo Nguyen Giap permitted immense casualties and the near total destruction of
his country.
Để đánh bại bất cứ đối thủ nào, Giáp được phép thí quân
và tha hồ tàn phá sứ sở của ông ta
I met Gen. Vo Nguyen Giap—who died on Friday—twice. The
first time was in the Vietnamese military hospital where I was taken shortly
after my capture in 1967. My father commanded all U.S. forces in the Pacific,
which made me an object of curiosity in some quarters of the North Vietnamese
government.
Tôi gặp tướng Giáp, người vừa mới từ trần hôn thứ Sáu,
hai lần. Lấn đầu tại một bệnh viện quân sự sau khi tôi bị bắt làm tù binh vào
năm 1967. Do vì cha tôi chỉ huy quân lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương cho
nên tôi trở thành mục tiêu chú ý của một số thành viên trong chính phủ Bắc
Việt.
I remember several high-ranking visitors in addition to
the guards and interrogators I saw daily. Giap, North Vietnam’s minister of
defense, was the only one I recognized. He stayed only a few moments, staring
at me, then left without saying a word.
Trong số các quan chức cao cấp ghé tới cùng với các nhân
viên canh giữ và thẩm vần tôi hằng ngày; tôi nhớ có Giáp, Bộ trưởng Quốc
phòng của Bắc Việt. Ông lưu lại chỉ vài khoảnh khắc, nhìn thằng vào tôi, rồi
thì quay đi không nói tiếng nào.
Our second meeting was in the early 1990s, during one of
many trips I made to Hanoi to discuss the POW/MIA issue and the normalization
of relations between our countries. I had asked thenForeign Minister Nguyen Co
Thach and his deputy, Le Mai, to arrange a brief interview with the legendary
commander of the People’s Army of North Vietnam.
Lấn gặp gỡ thứ hai là đầu những năm 1990, một trong những
chuyến ghé đến Hà Nội để bàn về vấn đề tìm người Mỹ mất tích và bình thường hóa
quan hệ giữa hai nước, tôi đã yêu cầu Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch và phụ tá
của ông là Lê Mai sắp xếp cho tôi được gặp và phỏng vấn người chỉ huy thiên tài
của quân đội Bắc Việt.
The next day I was ushered into the grand reception room
of the Beaux-Arts presidential palace the French had built for their colonial
governors, where the general was waiting. Smiling, diminutive, aged but spry,
and dressed in a gray suit and tie, he hardly looked like his wartime
reputation as a ruthless fighter with a fierce temper.
Ngày hôm sau tôi được dẫn vào phóng tiếp tân của cung Văn
hóa, nơi trước đây là Bắc Bộ Phủ của Thống sứ Pháp tại Bắc Kỳ. Tại đây
Tướng Giáp đang đợi sẵn. Ông mĩm cười tiến về phía tôi với dáng vẻ nhỏ bé,
nhanh nhẹn; trong một bộ đố màu xám, thắt cà vạt. Khó mà tưởng tượng rằng
ông là một ông tướng hét ra lửa trong thời chiến.
Giap greeted me warmly beneath an enormous bust of Ho Chi
Minh, who had led Vietnam in the wars against the French and the United States.
Both of us clasped each other’s shoulders as if we were reunited comrades
rather than former enemies.
Giáp quàng vai thân mật với tôi dưới bức tượng bán thân
to lớn của ông Hồ Chì Minh, người đã lãnh đạo Việt Nam trong hai cuộc chiến
tranh chống pháp và chống Mỹ. Cả hai chúng tôi xiết vai nhau như thể là
hai đồng chí lâu ngày gặp lại chứ không phải là hai cựu thù.
I had hoped our discussion would concentrate on his
historical role. After I came home from Vietnam in 1973, I read everything I
could get my hands on about both the French and American wars there, starting
with Bernard Fall’s “Hell in a Very Small Place,” his classic study of the 1954
siege of Dien Bien Phu, where French colonial rule effectively ended and Giap’s
genius first became apparent to an astonished world.
Tôi hy vọng cả hai chúng tôi sẽ tập chú vào vai trò lịch
sử của ông ta. Kề từ khi tôi ra khỏi trại giam tù binh năm 1973, tôi đã
có trong tay tất cả những tài liệu nói về chiến tranh Dông Dương và chiến tranh
Việt Nam, bắt đầu là quyển “Địa ngục trong một mảnh đất tí xíu”, một khảo cứu
kinh điển của Bernard Fall về trận Điện Biên Phủ. Nơi đặt dấu chấm hết
cho chế độ thực dân Pháp, và lần đầu tiên “thiên tài quân sự” của Tướng Giáp đã
làm thế giới kinh ngạc.
I wanted to hear Giap describe that nearly two-month long
battle, to explain how his forces had shocked the French by managing the
impossible feat of bringing artillery across mountains and through the densest
jungles. I wanted to talk to him about that other marvel of logistics, the Ho
Chi Minh Trail.
Tôi mong được nghe Tướng Giáp diễn tả lại cuộc chiến kéo
dài trong hai tháng để biết vì sao lực lượng của ông đã gây sốc cho người Pháp,
với cách điều động súng nặng vượt qua núi cao và xuyên qua rừng rậm dày
dặc. Tôi cũng mong được bàn luận với ông về một bí thuật tiếp vận khác,
đó là tiếp tế trên đường mòn Hồ Chí Minh.
I knew he was proud of his reputation as the “Red
Napoleon,” and I presumed he would welcome an opportunity to indulge my
curiosity about his triumphs. I wanted us to behave as two retired military
officers and former enemies recounting the historical events in which he had
played a critical part and I a small one. But he answered most of my questions
briefly, adding little to what I already knew, and then waved his hand to
indicate disinterest.
Tôi biết ông tự hào về danh tiếng của mình như là một
“Napoleon đỏ” , và tôi tin rằng những câu hỏi tò mò của tôi sẽ là cơ hội để cho
ông tâm đắc với chiến công của mình. Tôi muốn chúng tôi nói chuyện với
nhau trên danh nghĩa hai cựu chiến binh, và cũng là hai cựu thù, về lịch
sử; mà ông đóng một vai vai quan trọng, còn tôi đóng một vai khiêm
tốn. Nhưng ông đã trả lời tôi thật ngắn, chỉ nhỉnh hơn một chút so với
những gì tôi đã biết. Sau đó ông xua tay để tỏ ý không quan tâm.
That is all in the past now, he said. You and I should
discuss a future where our countries are not enemies but friends. And so we
did, two politicians discussing the business between our countries that had
brought me to Vietnam.
Ông nói, tất cả chỉ là quá khứ. Giờ đây chúng ta
hãy bàn về tương lai mà hai quốc gia không còn là kẻ thù, mà là bạn bè.
Và thế là chúng tôi, hai chính trị gia, ngồi bàn với nhau về vần đề giao thương
giữa hai nước, cũng vì vần đề này mà tôi đã đến Việt Nam.
Giap was a master of logistics, but his reputation rests
on more than that. His victories were achieved by a patient strategy that he
and Ho Chi Minh were convinced would succeed—an unwavering resolve to suffer
immense casualties and the near total destruction of their country to defeat
any adversary, no matter how powerful. “You will kill 10 of us, we will kill
one of you,” Ho told the French, “but in the end, you will tire of it first.”
Giáp là bậc thầy về tiếp tế tiếp liệu ( Dân công với xe đạp thồ và kéo pháo qua
núi bằng tay ). Nhưng danh tiếng của ông còn hơn thế nữa. Chiến
thắng mà ông đạt được là do chiến lược bệnh hoạn mà ông và Hồ Chí Minh tin rằng
sẽ đưa tới chiến thắng, đó là thí quân vô tội vạ và nếu cần thì hủy diệt toàn
bộ đất nước để đánh bại bất cứ một đối thủ nào, cho dù hùng mạnh tới đâu chăng
nữa. Hồ đã nói với người Pháp : “Các anh giết chúng tôi mười người, chúng
tôi sẽ giết các anh một người. Nhưng cuối cùng chúng tôi cũng thắng bởi
vì các anh sẽ nãn lòng trước”.
Giap executed that strategy with an unbending will. The
French repulsed wave after wave of frontal attacks at Dien Bien Phu. The 1968
Tet offensive against the U.S. was a military disaster that effectively
destroyed the Viet Cong. But Giap persisted and prevailed.
Giáp thực hiện chiến lược đó của Hồ Chí Minh với một niềm
tin cứng nhắc. Làn sóng chống Pháp đưa tới trận đại hống thủy Điện Biên Phủ.
Trong khi đó cuộc tần công Mậu Thân chống lại quân đội Hoa Kỳ là một thảm họa
đối với quân CSVN nhưng rốt cuộc Giáp vẫn tiếp tục tồn tại và chiếm ưu thế.
The U.S. never lost a battle against North Vietnam, but
it lost the war. Countries, not just their armies, win wars. Giap understood
that. We didn’t. Americans tired of the dying and the killing before the
Vietnamese did. It’s hard to defend the morality of the strategy. But you can’t
deny its success.
Hoa Kỳ không bao giờ thất bại trong cuộc chiến chống lại
Bắc Việt, nhưng thua trong chiến tranh. Một đất nước chiến thắng không
phải chỉ nhờ vào quân đội, Giáp hiểu rõ điều đó. Nhưng chúng ta không
hiểu. Người Mỹ đã mệt mõi vì tàn sát và chết chóc trước người Việt
Nam. Thật khó để bênh vực cho cái ác của mưu đổ chiến lược, nhưng chúng
ta không thể phủ nhận sự thành công của nó.
Near the end of our meeting, I made another attempt to
test Giap’s candor. I asked him if it were true that he had opposed Vietnam’s
invasion of Cambodia. He dismissed that too, with something like, “the party’s
decisions are always correct.”
Gần cuối của cuộc gặp mặt, tôi đã thử cố gắng rà lại sự
thẳng thắn của Tướng Giáp. Tôi hỏi ông rằng có phải ông phản đối Hà Nội
xâm lăng Campuchia ? Ông lại bác bỏ với những lời đại loại như “đảng luôn
luôn quyết định đúng”.
With that, our meeting came to an end. We stood up, shook
hands, and as I turned to leave, he grasped my arm, and said softly, “you were
an honorable enemy.”
Tới đó thì cuộc họp kết thúc, chúng tôi đứng lên bắt
tay; ông ôm lấy cánh tay của tôi và nói nhỏ “Ông là một kẻ thù đáng
kính”.
I don’t know if he meant that as a comparison to
Vietnam’s other adversaries, the Chinese, the Japanese or the French, who had
killed his wife, or if it was an implicit recognition we had fought for ideals
rather than empire and that our humanity had played a part in our defeat. Maybe
he just meant to flatter me. Whatever his meaning, I appreciated the sentiment.
Tôi không hiểu ông nói câu đó với ý nghĩa gì : có thề là
so sánh với các đối thủ khác như Trung Quốc, Nhật hay Pháp, những người đã giết
vợ của ông. Hoặc có thể là ông muốn nói chúng tôi chiến đấu cho lý tưởng
tự do chứ không phải là cho chủ nghĩa đề quốc, và nhân dân của chúng tôi đã
đóng một vai trò đưa đến thất bại của chúng tôi. Có thề ý nghĩa này chỉ
là để lấy lòng tôi; nhưng dù sao đi nữa, tôi vẫn cám ơn tình cảm của ông
dành cho tôi.
Mr. McCain is a Republican senator from Arizona
Các bạn thân mến, so với bài viết thực sự của Mc Cain thì rõ ràng Trong Nghĩa đã biến trằng thành
đen, bẻ ngay thành cong:
Ông Mac Cain chê bai ông Giáp chỉ biết đẩy quân của ông
ta vào chỗ chết với chiến thuật biển người. Ngoài ra Tướng Giáp thực sự
không có quyến hành và không được trọng nể đối với nhà cầm quyền CSVN, ông
không được phép tự ý nói chuyện ngoài lề, chỉ được nói những gì mà người ta căn
dặn trước. Hơn nữa, ông ta luôn luôn né tránh sự thật, không dám xác nhận
những gì mà ĐCSVN đã từng tuyên truyền về ông. Chứng tỏ những chiến công
của ông ta chỉ là thổi bóng bóng.
BÙI
ANH TRINH
No comments:
Post a Comment