14.10.2013
Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam Võ Văn Ái phát biểu tại một
cuộc họp báo tại Geneva.
Một nhà hoạt động gốc Việt được nhiều người biết đến kêu
gọi thế giới cảnh giác, chớ bị đánh lừa trước những "cải cách giả vờ"
của Việt Nam.
Trong bài bình luận đăng trên nhật báo quốc tế bằng Anh Ngữ The Wall Street Journal mới đây, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris, cho rằng Hà Nội có chủ ý khi tăng cường cuộc trấn áp quyền tự do ngôn luận trong nước song hành với cơn lốc ngoại giao con thoi với hàng chục chuyến công du của lãnh đạo cấp cao ra nước ngoài trong bốn tháng qua.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, ông Võ Văn Ái, cho biết như sau:
Trong bài bình luận đăng trên nhật báo quốc tế bằng Anh Ngữ The Wall Street Journal mới đây, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris, cho rằng Hà Nội có chủ ý khi tăng cường cuộc trấn áp quyền tự do ngôn luận trong nước song hành với cơn lốc ngoại giao con thoi với hàng chục chuyến công du của lãnh đạo cấp cao ra nước ngoài trong bốn tháng qua.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, ông Võ Văn Ái, cho biết như sau:
Ông Võ Văn Ái: Chính sách 2 mặt của Việt Nam là với quốc tế luôn nói tôn trọng
nhân quyền-dân chủ nhưng trong nước vẫn tiếp tục cuộc đàn áp khốc liệt. Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang đã nói tại Đan Mạch rằng có những khuyết điểm của chế
độ này và hứa sẽ cải cách. Thế nhưng, theo quan sát của chúng tôi, không có một
sự cải cách thật sự nào. Vấn đề quan trọng nhất của người dân Việt hiện nay là
nói lên ngưỡng vọng của mình để xây dựng đất nước, thế mà tự do ngôn luận lại
bị đàn áp phũ phàng. Nghị định 72 của chính phủ chứng tỏ thêm là không có sự
liên hệ nào với những gì Hà Nội hứa hẹn thay đổi với các nước viện trợ Tây
phương. Chính vì vậy, tôi đã viết bài xã luận đăng trên tờ The Wall Street
Journal.
VOA: Việt Nam tăng cường chiến
dịch ngoại giao với quốc tế cùng lúc tăng cường chiến dịch đàn áp những người
bất đồng chính kiến trong nước. Theo ông, sự song hành này là ngẫu nhiên hay có
chủ ý?
Ông Võ Văn Ái: Đây là một chủ trương có hệ thống, chứ không phải xảy ra ngẫu
nhiên. Điều này đã diễn ra hàng chục năm nay rồi. Ví dụ, trước khi cựu Tổng
thống Mỹ Geogre W. Bush sang Hà Nội dự thượng đỉnh APEC cuối năm 2006, Hà Nội
cho một sự bùng vỡ thông tin với rất đông những lời tố cáo, rồi cho 3 đảng
chính trị không phải cộng sản được ra đời trong thời gian đó. Khi ông Bush trở
về Mỹ, tháng 3/2007, tất cả những lãnh đạo của 3 đảng chính trị đó đã bị bắt,
những người phê phán chính phủ bị cầm tù hết. Điều đó chứng tỏ rằng Hà Nội có
chủ trương rất rõ ràng là làm sao cho Tây phương thấy có một sự ‘cởi mở’, ‘cải
cách’ trong nước, nhưng sự ‘cải cách’ đó chỉ nằm trong bàn tay của đảng cộng
sản mà thôi. Trong một giai đoạn nào cần tuyên truyền chính sách ‘cởi mở’ của
Hà Nội trên trường quốc tế thì người ta cho mở rộng một chút tiếng nói, một
chút phê bình, nhưng sẽ dập tắt tức khắc. Trong năm nay, 51 nhà hoạt động tại
Việt Nam đã bị bắt. Sắp tới đây, số này còn tăng cao hơn nữa.
VOA: Có ý kiến cho rằng Hà Nội
đang vận động ráo riết tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế về nhiều mặt, mà lại
tăng cường trấn áp, bắt bớ những tiếng nói bất đồng trong nước. Liệu chăng nó
chỉ đem lại tác dụng ngược, càng dễ bị quốc tế chú ý hơn đến tình hình nhân
quyền Việt Nam, càng bị tăng áp lực, đâu có lợi gì? Ý kiến ông ra sao?
Ông Võ Văn Ái: Hiển nhiện nó làm cho thế giới thấy rõ những vụ án vừa qua, nhưng
chúng tôi rất buồn vì quốc tế chỉ nhắm tới trước nhất là các vấn đề buôn bán,
kinh tế, kinh doanh, hay chiến lược của Á Châu. Người ta đã lơ là với sự khủng
bố ở trong nước Việt Nam. Vì vậy, cần phải làm sao cho các cơ quan truyền thông
nói lên rõ ràng, sâu xa hơn về sự đàn áp này. Nếu người Việt không nói lên, các
cơ quan truyền thông quốc tế không giúp đỡ để nói lên những tiếng nói đó, thì
chắc chắn các nước sẽ quên lơ việc đàn áp nhân quyền khốc liệt tại Việt Nam mà
cứ tiếp tục làm ăn như lâu nay. Đây là điều chúng tôi rất quan tâm.
VOA: Như ông vừa nói, giữa các nhu cầu gia tăng không
ngừng về hợp tác, đối tác quốc tế vì lợi ích chung, liệu các nhu cầu đó có thể
lấn át các áp lực của quốc tế đối với nhân quyền Việt Nam về lâu về dài?
Ông Võ Văn Ái: Những áp lực quốc tế, đặc biệt thông tin và
truyền thông, là rất quan trọng. Nó sẽ làm cho các nước quan tâm hơn, đặt nặng
hơn vấn đề áp lực trong các cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với Hà Nội. Nếu
không có đủ thông tin, các nước sẽ xem vấn đề nhân quyền là thứ yếu. Đã nhiều
lần, mỗi khi có một áp lực quốc tế lớn, Hà Nội phải thay đổi. Nhưng áp lực đó
chưa đủ để Hà Nội phải thay đổi như mong mỏi của người Việt và của thế giới.
Cho nên, trong bài xã luận của mình, tôi có nói khi viện trợ cho Việt Nam, các
nước hãy đặt điều kiện về cải cách thật sự, chứ không phải là một sự cải cách
giả vờ.
VOA: Chính phủ Việt Nam cần thế giới hỗ trợ họ về kinh
tế, chính trị giữa tình hình kinh tế hiện nay và giữa tình hình Biển Đông, còn
người dân Việt cần qucố tế đặt điều kiện nhân quyền cho sự hỗ trợ đó, như ông
nêu lên trong bài viết của mình. Đối với quốc tế, đáp ứng nhu cầu nào sẽ có lợi
hơn cho họ?
Ông Võ Văn Ái: Nếu họ hỗ trợ cho người dân Việt nghĩa là đẩy
mạnh tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Nếu Việt Nam có một chính phủ dân chủ
thật sự, đa đảng-đa nguyên, thì việc làm ăn của quốc tế sẽ có lợi hơn rất nhiều
lần hiện nay. Tất cả nhà đầu tư quốc tế đều thấy rõ Việt Nam hiện nay không có
luật lệ, cho nên muốn phát triển làm ăn chỉ có thể bằng phương pháp hối lộ, đào
sâu quốc nạn tham nhũng của Việt Nam. Nếu quốc tế ủng hộ cho người dân Việt để
có một chính phủ dân chủ, đa nguyên, theo luật lệ, thì các nước sẽ có quyền lợi
kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn là làm ăn với những người không biết luật lệ.
Hoạt động của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người chúng tôi hướng tới những nơi có
đông đảo chính phủ trên thế giới như tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hay
các cuộc điều trần ở Quốc hội Châu Âu, Quốc hội Mỹ. Đầu năm tới, Việt Nam phải
trình bày vấn đề thi hành Công ước Quốc tế về Dân quyền tại Cuộc Kiểm điểm
Thường kỳ Toàn diện ở Liên hiệp quốc 4 năm một lần. Chúng tôi cũng sẽ có mặt để
trình bày. Nếu tất cả những người đấu tranh trong nước cùng với những người hoạt
động ở nước ngoài kết hợp với nhau làm việc, hiệu quả sẽ tăng lên lớn hơn
nhiều.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho
cuộc trao đổi này.
No comments:
Post a Comment