Saturday, 26 October 2013

QUA VÁCH NGĂN GIỮA HAI ĐẢNG (Banyan - The Economist)




Banyan
The Economist   Oct 26th 2013

"Qua vách ngăn giữa hai đảng": Bài bình luận trên tờ Economist ngày 26/10/2013 về tình hình Việt Nam
Phương Anh dịch
Thứ bảy, ngày 26 tháng mười năm 2013


Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang khá lúng túng, nhưng Trung Quốc sẽ không thể giúp được gì.

Nếu những chủ đề nóng bỏng sau đây khiến bạn nghĩ đến Trung Quốc, thì cũng xin nhớ đến Việt Nam nữa: cuộc tranh luận về Hiến pháp, những nỗ lực kiềm chế đặc quyền của doanh nghiệp nhà nước; sự phẫn nộ về tham nhũng; cưỡng chiếm đất đai của người dân bằng việc bồi thường rẻ mạt, những quy định mới nhằm hạn chế sự đối kháng trên mạng; sự công nhận rằng cần phải cải cách kinh tế hơn nữa, và, về mặt chính trị, những bằng chứng cho cuộc đấu tranh giữa các phe phái khốc liệt giữa các nhà lãnh đạo cấp cao.

Trung Quốc và Việt Nam là hai trong số ít ỏi các Đảng Cộng sản vẫn còn nắm quyền, vì vậy hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi họ phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự. Tuy nhiên, điều có lẽ làm cho họ lo ngại nhất là họ không thấy được các giải pháp rõ ràng. Cả hai đảng đều đã lên kế hoạch tiến hành ​​cuc hp ca trung ương đảng trong mùa thu này. Cả hai đều xem phiên họp này là rất quan trọng để đưa ra những đường hướng mới trong việc cải cách. Hội nghị trung ương của ĐCS Trung Quốc sẽ họp vào tháng tới.  Hội nghị trung ương của ĐCS Việt Nam vừa chấm dứt, và hầu như không có dấu hiệu rõ ràng nào của tư duy mới. Có vẻ như Đảng Cộng sản Việt Nam đang vô cùng lúng úng.

Một vấn đề quan trọng trong nghị trình của những người cộng sản Việt Nam là đề xuất thay đổi Hiến pháp của đất nước. Phiên bản hiện nay của HP được thông qua vào năm 1992 và sửa đổi lần cuối cùng vào năm 2001 không còn phản ánh tình hình kinh tế và xã hội VN hiện nay. Dự thảo sửa đổi HP đã được đưa ra góp ý công khai vào đầu năm nay. Kết quả thật đáng ngạc nhiên: có hơn 26 triệu lượt ý kiến ​​đã được gi đến. Rt nhiều ý kiến trong số đó không phải là những điều mà người ta muốn nghe.

Có ba điều khoản trong Hiến pháp đặc biệt thu hút sự chú ý. Những người cấp tiến bày tỏ hy vọng rằng hiến pháp mới sẽ đảm bảo một ngành tư pháp độc lập. Hiến pháp hiện nay hứa hẹn rằng nhà nước "không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa". Một số người cũng đã hy vọng có sự thay đổi quy định tại Điều 4, trong đó nêu vai trò của Đảng Cộng sản là "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" trong một hệ thống độc đảng. Ngoài ra, nhiều người cho rằng Điều 19 trong HP hiện hành, trong đó tuyên bố rằng "khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia", là vừa lỗi thời vừa có hại. Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng nợ mà phần lớn là do sự lãng phí của các doanh nghiệp nhà nước gây ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay, vào khoảng 5% một năm, là quá chậm để có thể cung cấp việc làm cho một dân số trẻ, và rất khó để hy vọng nền kinh tế sẽ cải thiện trong những năm tiếp theo.

Cải cách khu vực kinh tế nhà nước, có thể là bằng cách tư nhân hóa các lãnh vực hoạt động có lợi nhuận (sản xuất bia, chẳng hạn) và cắt giảm những lãnh vực hoạt động thua lỗ (tức là hầu hết các hoạt động còn lại), là một điều kiện tiên quyết để trở lại tăng trưởng nhanh hơn. Điều này có lẽ cũng cần thiết nếu như Việt Nam thành công trong việc tham gia một thỏa thuận thương mại tự do do Mỹ đứng đầu - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.  Nhưng đối với nhiều người, việc tháo bỏ "khu vực kinh tế nhà nước" là điều đáng lo ngại. Và không chỉ đáng lo ngại đối với các đối tượng hưởng lợi từ việc tham nhũng của các quan hệ kinh doanh, mà hệ thống kinh tế này còn giúp biện minh cho nguyên tắc độc đảng nữa.

Sau khi hội nghị trung ương, Ủy ban sửa đổi HP sẽ tiếp tục mày mò với các từ ngữ của bản dự thảo sửa đổi, nhưng rõ ràng là có nhiều điều sẽ được người ta tránh né. Dân Việt Nam vẫn sẽ gánh chịu một bản HP hầu như không chấp nhận sự biến đổi sâu sắc mà đất nước đã trải qua với việc đổi mới vào năm 1986, chưa nói đến những thay đổi nhanh chóng từ đó đến nay.


Bài học của Trung Quốc hầu như không thể giúp ích gì cho VN ở đây, mặc dù quốc gia này cũng đang tranh luận về hiến pháp. Sự khác biệt quan trọng giữa hai nước này ở chỗ các nhà phê bình của ĐCS TQ chỉ đơn giản mong muốn hiến pháp hiện nay được tôn trọng. Những điều khoản hứa hẹn quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp, quyền tự do tôn giáo và tư pháp độc lập, tất cả đều được ĐCS TQ bỏ qua. Ngay cả vai trò lãnh đạo của đảng cũng chỉ được nhắc đến trong Lời mở đầu chứ không phải là trong các điều khoản cụ thể. Vì vậy, trong thời gian gần đây có thể thấy truyền thông chính thống của TQ đang ra sức chống lại "chủ nghĩa hợp hiến"- tức là, quan niệm "đáng phẫn nộ" (!) rằng hiến pháp cần phải được tôn trọng - chính là cách thức mới nhất mà phương Tây đang sử dụng để tìm cách làm suy yếu đất nước bằng cách lén lút đưa vào các khái niệm tự do hòng lật đổ chính quyền.

Điều 4 trong HP của Việt Nam sẽ không phải là một vấn đề nếu như hiện nay ĐCS VN không bị người dân thiếu tôn trọng đến như vậy. Điều này một phần là hậu quả của sự quản lý yếu kém về kinh tế của những năm gần đây. Phần khác, điều này phản ánh sự chán ghét của người dân đối với nạn tham nhũng công khai và được xem là phổ biến, đặc biệt là ở cấp trung ương của chính phủ. Đây là một lý do tại sao, trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào mùa xuân năm nay, trong đó người ta thấy các đại biểu quốc hội của VN tỏ ra dũng cảm và tự tin hơn nhiều so với các thành phần tương đương của Trung Quốc, trong đó gần một phần ba các thành viên bày tỏ sự tín nhiệm thấp đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sự phẫn nộ đối với một chính quyền tham nhũng cũng giải thích lý do tại sao Đoàn Văn Vươn, một nông dân ở một tỉnh phía Bắc đã bị kết án tù 5 năm vào tháng Tư vừa qua, đã trở thành một anh hùng trong dân gian. Cái tội của ông ta là đã dám, để bảo vệ mảnh đất của mình, sử dụng khẩu súng tự chế và vật liệu nổ để chống lại các quan chức địa phương khi thu hồi đất của ông. Chiếm đoạt đất đai cũng là nguyên nhân chính của các cuộc biểu tình tại Trung Quốc, và việc cải cách hệ thống luật về sở hữu đất đai hiện nay vốn đang dung dưỡng cho những vi phạm có lẽ sẽ là (hoặc, đúng hơn, phải là) một trong những quyết định lớn công bố tại hội nghị trung ương của ĐCS TQ.

Hãy cho chúng tôi biết người lãnh đạo là ai

Ở Trung Quốc cũng vậy, những nhân vật chống đối thường được dân chúng tung hô như những vị anh hùng qua các mạng tiện truyền thông xã hội. Ở Việt Nam, hệt như ở Trung Quốc, đã có một cuộc đàn áp diễn ra trong năm nay với những người bày tỏ sự bất đồng quan điểm trên mạng
, vi hàng chc người b b tù cùng vi vic ban hành nhng quy đinh mi gii hn quyn t do bày t quan đim trên mng. Tại Việt Nam người dân chỉ được phép chia sẻ "thông tin cá nhân", chứ không được quyền trao đổi tin tức qua mạng. Điều này dường như là một nỗ lực tất yếu về phía nhà cầm quyền nhằm lấy lại sự độc quyền trên các nguồn thông tin đại chúng vốn tồn tại trước khi có Internet. Nhưng ngay cả khi cuộc đàn áp đã được thi hành thì điều này vẫn sẽ là quá muộn để làm giảm sự mất lòng tin vào Đảng và Chính phủ đang âm ỉ ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc.  

Sự mất lòng tin này được thúc đẩy bởi nhận thức rằng lãnh đạo đảng không quan tâm đến lợi ích quốc gia cho bằng việc bảo vệ quyền lực của mình khỏi mọi cuộc tấn công của các đối thủ cạnh tranh. Tại Trung Quốc, sự sụp đổ của Bạc Hy Lai, một nhà lãnh đạo tham vọng ở cấp tỉnh , đã thu hút sự chú ý hiếm hoi của công chúng vào một trận đấu quyền lực đầy khốc liệt trong giới chính trị chóp bu. Tại Việt Nam, Thủ tướng NTD dường như đang là mục tiêu của một chiến dịch do các lãnh đạo đảng bảo thủ hơn như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chẳng hạn. Sự khác biệt là ở Trung Quốc, cuộc đấu tranh giữa các phe phái đã tạo ra một chiến thắng rõ ràng cho Tập Cận Bình, người lãnh đạo đảng. Một phần vấn đề của Việt Nam hiện nay là dường như không có ai chắc chắn là người đang thực sự chịu trách nhiệm.

 ----------

Ghi chú

1. be in a pickle = to be in disagreeable position; to be in a condition of embarrassment, difficulty, or disorder. http://www.thefreedictionary.com/To+be+in+a+pickle
2. dodge = avoid (someone or something) by a sudden quick movement. https://www.google.com/search?q=dodge+definition&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:vi:official&client=firefox-a&channel=fflb 
3. rail against = to complain vehemently about someone or something. http://idioms.thefreedictionary.com/rail+against 
4. subversive = intended or serving to subvert, especially intended to overthrow or undermine an established government. http://www.thefreedictionary.com/subversive
 5. gumption = courage and confidence. http://www.merriam-webster.com/dictionary/gumption
6. lionise, lionize = to treat (someone) as a very important and famous person. http://www.merriam-webster.com/dictionary/lionize
7. bareknuckle = having a fierce unrelenting character <bare–knuckle politics>. http://www.merriam-webster.com/dictionary/bareknuckle

--------------------------------

MỘT BẢN DỊCH KHÁC :

By: Banyan-The Economist, Asia - Việt-Long dịch thuật
2013-10-25


No comments:

Post a Comment

View My Stats