23.10.2013
Phiên tòa mở màn cho chiến dịch
xét xử các blogger vi phạm điều 258 Bộ luật Hình sự “lợi dụng quyền tự do dân
chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” sẽ khai diễn vào thứ ba tuần sau, 29/10.
Gia đình blogger Đinh Nhật Uy
vừa gửi thư đến các cơ quan ngoại giao, truyền thông, và nhân quyền quốc tế mời
gọi mọi người tham gia phiên xử mà nhà nước gọi là ‘công khai’ tại Tòa án Nhân
dân tỉnh Long An, số 116 Trương Định.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của Đinh Nhật Uy, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Họ nói đây là phiên xử ‘công khai’. Phiên tòa của cháu Uy là phiên xử đầu tiên về điều 258 đối với các blogger. Là mẹ của Uy, tôi mời tất cả mọi người những ai có quan tâm về tham dự để xem họ xử con tôi như thế nào vì vụ án của Uy được rất nhiều người quan tâm.”
Bà Liên chia sẻ thêm về những trăn trở của bà trước phiên xử con trai mình:
“Chiều nay tôi nộp giấy xin tham dự phiên tòa mà tòa án họ chưa trả lời. Điều thứ hai, tôi gửi giày và quần áo cho con tôi mặc ra tòa, họ trả lại giày, không cho con tôi mang giày (ra tòa) và không cho con tôi bỏ áo vô quần khi ra tòa. Điều thứ ba, nếu họ xử tù nó, tôi nghĩ sau phiên xử này sẽ còn có nhiều người nữa bị vô tù, cô à.”
Tính tới ngày phiên xử diễn ra, Uy bị bắt giam đúng 4 tháng rưỡi. Bà Liên cho biết cuộc thăm gặp Uy gần đây nhất diễn ra hôm 15/10. Bà nói:
“Cháu Uy kêu tôi về an tâm, đừng lo lắng. Uy nói: ‘Hai anh em con chấp nhận làm hai nấc thang cho mọi người bước lên trong cuộc tranh đấu này.’ Điều họ ép buộc cháu tội 258 là mơ hồ, phi lý, cho nên cháu không nhận tội.”
Uy là anh trai của nhà hoạt động vừa lãnh án 4 năm tù giam với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” trong vụ án Đinh Nguyên Kha-Nguyễn Phương Uyên gây chú ý công luận trong và ngoài nước.
Sau khi em trai bị bắt giữ, Uy đã dùng phương tiện truyền thông xã hội như Facebook để đánh động sự quan tâm của công luận, lên tiếng chỉ trích bản án bất công, và kêu gọi bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến tại Việt Nam.
Đinh Nhật Uy bị bắt giữa tháng 6 năm nay và là người bị bắt sau cùng trong loạt bắt giữ liên tiếp 3 blogger bị Hà Nội cáo buộc cùng tội danh vi phạm điều 258. Trước Uy có blogger Trương Duy Nhất bị bắt ngày 26/5 và blogger Phạm Viết Đào bị bắt ngày 13/6.
Cáo trạng của Đinh Nhật Uy nói Uy ‘xúc phạm’ đến các tổ chức, cá nhân thông qua việc phản bác phiên tòa buộc tội Đinh Nguyên Kha.
Nhà cầm quyền cáo buộc Uy đăng tin trên Facebook vốn được nhiều người vào xem và chia sẻ “có nội dung cổ suý các cá nhân có hoạt động chống đối nhà nước đã bị các cơ quan chức năng bắt, xử lý” như “ảnh bìa trang Facebook của Uy thực hiện giữa tháng 5/2013 có nội dung kêu gọi hướng về phiên tòa xét xử vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, kêu gọi trả tự do cho Kha, Uyên.”
Trong các điểm Uy bị buộc tội có các bài viết bày tỏ quan điểm chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông.
Trong số những vật chứng được dùng để khởi tố Uy có quyển sách nhan đề ‘Chết bởi Trung Quốc’ của dịch giả Trần Diệu Chân và một số áo thun ghi dòng chữ ‘Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam’ hay ‘Xóa đường lưỡi bò-Bảo vệ biển đảo Việt Nam.’
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của Đinh Nhật Uy, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Họ nói đây là phiên xử ‘công khai’. Phiên tòa của cháu Uy là phiên xử đầu tiên về điều 258 đối với các blogger. Là mẹ của Uy, tôi mời tất cả mọi người những ai có quan tâm về tham dự để xem họ xử con tôi như thế nào vì vụ án của Uy được rất nhiều người quan tâm.”
Bà Liên chia sẻ thêm về những trăn trở của bà trước phiên xử con trai mình:
“Chiều nay tôi nộp giấy xin tham dự phiên tòa mà tòa án họ chưa trả lời. Điều thứ hai, tôi gửi giày và quần áo cho con tôi mặc ra tòa, họ trả lại giày, không cho con tôi mang giày (ra tòa) và không cho con tôi bỏ áo vô quần khi ra tòa. Điều thứ ba, nếu họ xử tù nó, tôi nghĩ sau phiên xử này sẽ còn có nhiều người nữa bị vô tù, cô à.”
Tính tới ngày phiên xử diễn ra, Uy bị bắt giam đúng 4 tháng rưỡi. Bà Liên cho biết cuộc thăm gặp Uy gần đây nhất diễn ra hôm 15/10. Bà nói:
“Cháu Uy kêu tôi về an tâm, đừng lo lắng. Uy nói: ‘Hai anh em con chấp nhận làm hai nấc thang cho mọi người bước lên trong cuộc tranh đấu này.’ Điều họ ép buộc cháu tội 258 là mơ hồ, phi lý, cho nên cháu không nhận tội.”
Uy là anh trai của nhà hoạt động vừa lãnh án 4 năm tù giam với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” trong vụ án Đinh Nguyên Kha-Nguyễn Phương Uyên gây chú ý công luận trong và ngoài nước.
Sau khi em trai bị bắt giữ, Uy đã dùng phương tiện truyền thông xã hội như Facebook để đánh động sự quan tâm của công luận, lên tiếng chỉ trích bản án bất công, và kêu gọi bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến tại Việt Nam.
Đinh Nhật Uy bị bắt giữa tháng 6 năm nay và là người bị bắt sau cùng trong loạt bắt giữ liên tiếp 3 blogger bị Hà Nội cáo buộc cùng tội danh vi phạm điều 258. Trước Uy có blogger Trương Duy Nhất bị bắt ngày 26/5 và blogger Phạm Viết Đào bị bắt ngày 13/6.
Cáo trạng của Đinh Nhật Uy nói Uy ‘xúc phạm’ đến các tổ chức, cá nhân thông qua việc phản bác phiên tòa buộc tội Đinh Nguyên Kha.
Nhà cầm quyền cáo buộc Uy đăng tin trên Facebook vốn được nhiều người vào xem và chia sẻ “có nội dung cổ suý các cá nhân có hoạt động chống đối nhà nước đã bị các cơ quan chức năng bắt, xử lý” như “ảnh bìa trang Facebook của Uy thực hiện giữa tháng 5/2013 có nội dung kêu gọi hướng về phiên tòa xét xử vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, kêu gọi trả tự do cho Kha, Uyên.”
Trong các điểm Uy bị buộc tội có các bài viết bày tỏ quan điểm chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông.
Trong số những vật chứng được dùng để khởi tố Uy có quyển sách nhan đề ‘Chết bởi Trung Quốc’ của dịch giả Trần Diệu Chân và một số áo thun ghi dòng chữ ‘Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam’ hay ‘Xóa đường lưỡi bò-Bảo vệ biển đảo Việt Nam.’
Cáo trạng của Uy còn bao gồm
tội trả lời các đài báo nước ngoài trong đó có đài VOA mà qua đó Uy đã lên án
bản án của em trai Đinh Nguyên Kha là phi lý, đi ngược lại các công ước quốc tế
về nhân quyền mà Việt Nam đã ký với thế giới.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ Đinh Nhật Uy:
"Họ có nêu cuộc phỏng vấn của Uy trả lời cô Trà Mi đài VOA, trong đó Uy nói phiên xử Kha-Uyên rất là vô lý, bất công. Tuy nhiên, nếu không vô lý, bất công thì tại sao cháu Uyên lại được thả?"
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ Đinh Nhật Uy:
"Họ có nêu cuộc phỏng vấn của Uy trả lời cô Trà Mi đài VOA, trong đó Uy nói phiên xử Kha-Uyên rất là vô lý, bất công. Tuy nhiên, nếu không vô lý, bất công thì tại sao cháu Uyên lại được thả?"
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
Human Rights Watch cho biết đang theo sát phiên xử sắp tới của Đinh Nhật Uy.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, khẳng định:
“Đinh Nhật Uy không có tội gì để bị xử. Nhà cầm quyền Vệit Nam nên bỏ cáo trạng và phóng thích Uy ngay lập tức. Phiên xử Uy là một phần trong chiến dịch đàn áp tiếp diễn của Hà Nội nhắm vào những người chỉ trích nhà nước. Chính phủ Việt Nam nên chấm dứt các hành động tùy tiện vi phạm quyền tự do căn bản của con người trong đó có quyền tự do bày tỏ ý kiến.”
Ủy ban Chống bắt giữ tùy tiện thuộc Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nói “blogger Đinh Nhật Uy bị bắt vì thể hiện quan điểm là vi phạm quyền căn bản của con người, quyền tự do ngôn luận.”
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, khẳng định:
“Đinh Nhật Uy không có tội gì để bị xử. Nhà cầm quyền Vệit Nam nên bỏ cáo trạng và phóng thích Uy ngay lập tức. Phiên xử Uy là một phần trong chiến dịch đàn áp tiếp diễn của Hà Nội nhắm vào những người chỉ trích nhà nước. Chính phủ Việt Nam nên chấm dứt các hành động tùy tiện vi phạm quyền tự do căn bản của con người trong đó có quyền tự do bày tỏ ý kiến.”
Ủy ban Chống bắt giữ tùy tiện thuộc Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nói “blogger Đinh Nhật Uy bị bắt vì thể hiện quan điểm là vi phạm quyền căn bản của con người, quyền tự do ngôn luận.”
Luật sư Hà Huy Sơn, đại diện
pháp lý cho blogger Đinh Nhật Uy trong phiên toà sắp tới kêu gọi sự quan tâm hỗ
trợ của mọi người, nhất là giới luật sư, đối với vụ án của Uy để bảo vệ pháp
luật, bảo vệ công lý.
Trao đổi với VOA Việt ngữ về lời kêu gọi này, luật sư Sơn giải thích:
“Từ vụ án này, từ đây người ta sẽ xác định hướng ứng xử đối với các blogger tiếp theo. Việc xét xử tội theo điều 258 không rõ ràng, dễ xâm phạm vào điều 69 quy định quyền tự do dân chủ của công dân trong Hiến pháp 1992 của Việt Nam, dễ xâm phạm điều 19 Công ước quốc tế 1966 về Quyền Dân sự và Chính trị mà nhà nước Việt Nam tham gia ký kết năm 1982, và nó cũng dễ xâm phạm điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hiệp quốc 1948. Đó là những điều căn bản với các vụ án xét xử điều 258 mà tôi thấy cần quan tâm.”
Trang Facebook của Đinh Nhật Uy, chứng cớ chính khiến blogger này bị buộc tội ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’, có ghi rõ tôn chỉ của chủ nhân là không quan tâm đến chuyện chính trị, mà chỉ lên tiếng vì công lý, bảo vệ em trai Đinh Nguyên Kha.
Trao đổi với VOA Việt ngữ về lời kêu gọi này, luật sư Sơn giải thích:
“Từ vụ án này, từ đây người ta sẽ xác định hướng ứng xử đối với các blogger tiếp theo. Việc xét xử tội theo điều 258 không rõ ràng, dễ xâm phạm vào điều 69 quy định quyền tự do dân chủ của công dân trong Hiến pháp 1992 của Việt Nam, dễ xâm phạm điều 19 Công ước quốc tế 1966 về Quyền Dân sự và Chính trị mà nhà nước Việt Nam tham gia ký kết năm 1982, và nó cũng dễ xâm phạm điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hiệp quốc 1948. Đó là những điều căn bản với các vụ án xét xử điều 258 mà tôi thấy cần quan tâm.”
Trang Facebook của Đinh Nhật Uy, chứng cớ chính khiến blogger này bị buộc tội ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’, có ghi rõ tôn chỉ của chủ nhân là không quan tâm đến chuyện chính trị, mà chỉ lên tiếng vì công lý, bảo vệ em trai Đinh Nguyên Kha.
No comments:
Post a Comment