Nguyễn Hoàng Đức
17/10/2013
Xin có lời trao đổi lại với BS
của Bà Đầm Xòe khi đối thoại với bài “Sự kiện Võ Nguyên Giáp phơi ra dân trí
Việt quá yếu, không có khả năng công bằng” của tôi.
Trước hết tôi bất đắc dĩ phải
đối thoại với người có tên là BS nghe nó cộm lên như phải đối thoại với comment
giấu mặt. Trong ngoại giao người ta lấy tướng đối tướng, quân đối quân, đem
comment ra đọ với comment, đằng này tôi phải đọ với anh BS chẳng khác nào quân
chính qui đọ với quân du kích, quần sắn móng lợn, bắn được một hai phát đòm đòm
rồi chạy. Vấn đề của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vấn đề rất lớn, đó như một
vũ đài mà tôi muốn người tranh luận phải có tên đeo số đàng hoàng, “đánh” vậy
mới đã, khi xong còn biết kẻ thua người thắng , chứ không lại ù ù cạc cạc, nghe
như trận chiến của vài con vịt, chán lắm. Nhưng BĐX và tôi là chỗ thân tình
chẳng lạ gì nhau nên tôi đành thượng đài đấu với một bên đeo mặt nạ.
Bài của BS – BĐX có cái tên rất
to tát như “NGUYÊN LÝ CHÂN LÝ KHÔNG PHẢI LÀ CHÂN LÝ”, nhưng cả bài chẳng đề cập
gì đến chân lý hay nguyên lý cả. Nói “nguyên lý chân lý” không bao giờ là “chân
lý” thì có khác gì bảo “thịt lợn không phải là lợn”. Nguyên lý là cái xuyên
suốt vạn vật vậy mà chân lý sau khi đi qua nó lại không còn là chân lý nữa thì
chân lý có phải là đồ giả không? Tôi nghĩ đây không phải là thế mạnh của BS, mà
chỉ là cách trưng diện cái không thuộc sở trường của mình?!
BS không đưa ra luận cứ cụ thể
nào của mình, nghĩa là lên đài không có chính kiến mà lại đưa ra 5 câu hỏi, tôi
xin trích cả lại đây:
1. Chiến dịch Điện Biên Phủ gồm
bao nhiêu trận đánh? Thắng thua mỗi trận thế nào?
2. Tại sao chiến dịch kéo dài
quá lâu, gây tổn thất quá lớn về nhân mạng?
Do khách quan hay do yếu kém về
khả năng chỉ huy?
3. Ai chỉ huy chiến dịch?
4. Chiến thuật trong mỗi trận
đánh do ai thiết kế? Ai quyết định? Hay hay dở?
5. Súng ống, đạn dược ở đâu ra?
Nếu do viện trợ thì ai viện trợ? Tại sao viện trợ?
Về các câu hỏi này tôi xin nói:
chúng là thông tin (informations) chứ không phải nhận thức. tôi nghĩ cuộc đối
thoại của chúng ta những người trưởng thành thì phải ở mức “ban tham mưu” chứ
không phải thông tin. Thông tin được đưa về qua các lên lạc viên, điện thoại,
báo chí hay vệ tinh, để cho ban tham mưu xử lý đưa ra phán đoán, thì đó mới là
bộ não của lãnh đạo. Còn nếu thông tin chỉ là thông tin thì nó là các ngăn kéo
lưu trữ mốc meo không có gì để bàn. Để biết thông tin xin BS tìm gặp các cơ quan
lưu trữ hay gõ Google. Người Pháp lưu nhiều số liệu về Điện Biên Phủ có lẽ còn
tốt hơn Việt Nam. Vậy mà căn cứ trên những số liệu đó, họ đã không ngừng xác
định Đại tướng VN Giáp là một thiên tài quân sự đã lãnh đạo và đánh thắng trận
Điện Biên Phủ.
Theo các triết gia “câu hỏi
không bao giờ sai”. Muốn hiểu sao Hỏa người ta phải tiến hành biết bao công
nghệ vũ trụ và nghiên cứu. Nhưng để hỏi chỉ cần khẽ nhếch môi: trên sao Hỏa thế
nào và có những gì nhỉ? Khi tôi đã viết bài trước, thì BS cứ thế thấy điểm nào
chưa ổn thì phản biện, việc gì lại đi đặt câu hỏi lại. Trong môn bóng bàn khi
người ta đã service cho mình, thì cứ thế đánh trả, việc gì lại hỏi lại hay bắt
đánh lại nữa???
BS còn đặt câu hỏi thế này “Thắng
như thế nào mới là điều kiện để đánh giá?” Thắng – thua là khái niệm kinh
điển, hỏi thế khác nào hỏi “điểm” là gì? Còn thắng thế nào ư, quân do tướng
Giáp chỉ huy đã leo lên nóc hầm tướng De Castries phất cờ,
chui vào hầm tiếp quản tài liệu, bắt sống toàn bộ ban chỉ huy… như vậy không
phải những thứ thực chứng sờ sờ ư?
Còn chiến thắng mà không phải
hy sinh ư? Có phương ngôn “có chiến thắng nào không phải trả giá”. Người phương
Tây còn nói “Muốn ăn ốp lếp thì phải đập trứng”. Chẳng lẽ muốn ăn ốp lếp mà quả
trứng vẫn còn nguyên.
Tôi nghĩ chấp nhận người khác
cũng có gì khó lắm đâu vì “cái gì của Sê da hãy đem trả Sê da”, làm sao tôi có
thể không chấp nhận Đặng Thái Sơn chơi piano giỏi, Ngô Bảo Châu giỏi toán học,
và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cầm quân tài ba? Thắng trận có nhiều kiểu thắng,
thắng nhẹ nhàng thì ít hy sinh, thắng sát nút thì sứt đầu mẻ trán, dù sao vẫn
là thắng. Trong chiến trận kẻ thắng thì luôn hơn kẻ thua. Tất nhiên đó là khía
cạnh quân sự chứ không phải khía cạnh nhân đạo. Nhưng bàn về nhân đạo thì lại
sang chuyện khác và lạc đề mất rồi. Muốn có tâm hồn khoa học thì không nên lạc
đề.
Tôi xin trao đổi những gì chính
yếu. Và tôi thấy thế cũng đủ nhiều, đủ rõ. Anh BS lần sau nên đưa ra
chính kiến của mình. Tôi xin hỏi BS một câu thật rõ ràng: anh đề cử ai là tướng
giỏi nhất Việt Nam trong thế kỷ 20. Chỉ một câu này thôi nếu BS không thích hợp
trả lời, thì tôi nghĩ chúng ta chẳng còn lý do nào để đối thoại nữa. Cám ơn!
NHĐ 17/10/2013
Tác giả gửi cho NTT blog
-----------------------------------------
BS - Bà Đầm xòe
17/10/2013
Phản biện bài “Sự kiện Võ Nguyên Giáp phơi ra dân trí Việt quá yếu, không có
khả năng công bằng”của Nguyễn Hoàng Đức.
*
Thưa anh Nguyễn Tường Thụy,
Bài viết này của một người có
bí danh là BS vừa gửi cho trang blog Bà Đầm xòe hôm nay. BĐX dự tính chờ cho
nước mắt dân Việt cùng nỗi niềm đau thương trong lòng trước cái chết của một kỳ
nhân, đại tướng sống tới 103 năm, khô cạn đi một chút mới đăng cho đỡ bị bà con
“ném đá”.
Sáng nay (19.10) đọc trên blog
của anh bài “Sự kiện Võ Nguyên Giáp phơi ra dân trí Việt quá yếu,
không có khả năng công bằng” của nhà phê bình “toàn diện và tất cả” mang
tên Nguyễn Hoàng Đức với những “tràn cung mây” về “nguyên lý chân lý” tài năng
và anh hùng, đành gửi bài này sang blog của anh, mong anh đăng giùm như là bài
phản biện lại bài của ông Nguyễn Hoàng Đức cùng một phản biện riêng của Bà Đầm
xòe là “nguyên lý chân lý” không bao giờ là chân lý mà chỉ có những cụ thể bản
chất mới dẫn đến nhận thức, đó là chân lý hay không là chân lý.
BĐX
***
Hix, ngay cả mấy trang “lề
trái” cũng khóc, ví dụ blog Ngô Minh. Tui đang tự hỏi hay đó là mấy tay “dư
luận viên” cao cấp.
Ai cũng biết trận Điện Biên Phủ
đã phải trả 1 cái giá quá đắt, không có gì đáng tự hào. Ông Võ Nguyên Giấp không
có tài năng gì hết, toàn là thổi phồng vô căn cứ. (vào blog chauxuannguyen để
đọc, có phân tích + dẫn chứng chứ ko nói suông như bọn dlv. Có 1 chi tiết đáng
chú ý nhất: trong khi miền Bắc đang đói ăn, tiền đâu mua súng đạn? Toàn do Tàu
viện trợ. Vậy tại sao nó viện trợ? Trả lời câu hỏi này thì sẽ lộ rõ hết chân
tướng).
Tại sao dân mình bị gạt lâu
quá, nhiều quá mà vẫn không tỉnh ngộ. Là do chính sách ngu dân quá hiệu quả?
Giờ nhìn lại 12 học phổ thông mới thấy cách học đọc chép, không tư duy, không
phản biện là có mục đích. Nó làm tê liệt bộ não, nên về sau nghe tuyên truyền
không ai thắc mắc, không ai đặt câu hỏi.
Tôi muốn lấy vấn đề thời sự ông
Võ Nguyên Giáp làm ví dụ. Hai lề trái, phải đều ca tụng Võ Nguyên Giáp là
“thiên tài quân sự”. Vậy thiên tài quân sự ở chỗ nào? Là đã thắng Pháp
trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Chung chung quá. Thắng như thế nào mới là điều
kiện để đánh giá? Tôi chưa thấy blog nào hay sách nào làm rõ “thiên tài quân
sự” của ông Võ Nguyên Giáp; trong khi đây phải là đoạn hay nhất, hấp dẫn nhất,
đáng tung hê nhất.
Tôi đoan chắc những người đang
tôn sùng, bái lạy khi được hỏi như trên sẽ ngắc ngứ, ấp úng. Vì họ không biết
nên không thể trả lời. Họ sẽ dùng những chiêu ngụy biện cũ rích như là:
1. “cả nước tôn vinh thì không
bao giờ sai” – Kim Jong Il cũng “được” cả dân Triều Tiên khóc lóc vật vã. Mao
Trạch Đông hay Lenin cũng vậy. Thêm nữa, dùng từ “cả nước” là một cách nói ngụy
biện khác. Cách nói này rất đáng khinh bỉ vì nó nhét chữ vào mồm người khác.
Cho phép tôi dông dài chút xíu: Nói “cả nước” nghĩa là anh đã thực hiện nghiên
cứu xã hội học. Vậy phương pháp lấy mẫu là gì? Cỡ mẫu bao nhiêu? Phương sai bao
nhiêu? Quan trọng hơn là anh dựa vào đâu để kết luận “cả nước”? 80%, 70% hay
50% dân số tôn vinh là kết luận được? Chuẩn này được ai công nhận? Hỏi vậy thôi
chứ thật ra cách nói quy chụp này bị báo chí nước ngoài cấm tiệt.
2. “ăn phải bã tư bản” – câu
này thấp dưới mức tranh luận, không cần bàn.
3. “không có chiến thắng thì
giờ có mày không mà ngồi sủa bậy” – câu này thì không nhịn được cười, hóa ra
thế hệ người Việt sau này được sinh ra từ chiến thắng Điện Biên Phủ.
Quay lại vấn đề “thiên tài quân
sự”, tôi không nêu ra ở đây vì đã có rất nhiều tài liệu trên mạng. Tuy nhiên
tôi rất mong ông Nguyễn Hoàng Đức, những bạn tôn sùng Võ Nguyên Giáp tự mình
trả lời những câu hỏi sau:
1. Chiến dịch Điện Biên Phủ gồm
bao nhiêu trận đánh? Thắng thua mỗi trận thế nào?
2. Tại sao chiến dịch kéo dài
quá lâu, gây tổn thất quá lớn về nhân mạng?
Do khách quan hay do yếu kém về
khả năng chỉ huy?
3. Ai chỉ huy chiến dịch?
4. Chiến thuật trong mỗi trận
đánh do ai thiết kế? Ai quyết định? Hay hay dở?
5. Súng ống, đạn dược ở đâu ra?
Nếu do viện trợ thì ai viện trợ? Tại sao viện trợ?
Trả lời xong những câu hỏi
trên, ông Nguyễn Hoàng Đức và bạn sẽ có được kết luận cho câu hỏi quan trọng
nhất: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ông Võ Nguyên Giáp có tài không? Nếu có
thì thể hiện ở chỗ nào?
PS: mong các bạn phát huy tinh
thần phản biện, dù bạn ở lề trái hay lề phải, dù quan điểm khác nhau đến thế
nào. Trái tốt hay phải tốt, tôi chỉ tin rằng, tinh thần phản biện mới giúp dân
tộc mình phát triển.
@Bà Đầm: rất mong BĐX có bài
viết về hiện tượng “lề trái” tung hô ông Võ Nguyên Giáp. Tôi cứ thắc mắc hoài.
Tại sao với những chứng cứ rõ ràng, những phân tích cụ thể đầy trên mạng, họ
vẫn tung hô Võ Nguyên Giáp. Hay đây thực sự là “Não trạng nô lệ”, đã làm tê
liệt tư duy của họ? Những chủ trang như Ngô Minh, Quechoa, … làm tôi phải giật
mình suy nghĩ lại, và thấy cần cảnh giác. Tôi sợ. Sợ đang gặp phải những tay
Trùm DLV.
BS
Bài viết do Bà Đầm Xòe gửi
------------------------------
Nguyễn Hoàng Đức
17/10/2013
Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đã
rộ lên hai luồng tư duy Khen và Chê. Khen nghiêng về phía các chuyên gia
nước ngoài có tên tuổi hắn hoi như chuyên gia Giáo sư Carlyle A.Thayer
thuộc Học viện Quốc phòng Australia, các báo đài lớn có uy tín như BBC,
RFA, VOA, và nhiều chuyên gia Tây phương đánh giá dựa trên số liệu và sở
cứ.
Chê nghiêng về đa số là dạng
cảm tính, không có thói quen luận lý và lô gic, lèo tèo ao chuôm rổ rá vặt
vãnh. Có thể ví thế này:
Ý kiến Khen thuộc các học viện
uy tín trên thế giới có dựa trên những đánh giá mang tầm vĩ mô và tổng
quan lịch sử, dựa trên cả những đối phương bại trận nhưng “tâm phục khẩu
phục” biết lịnh lãm nhìn nhận. Ý kiến chê là những cái lều tranh phên vách
hở tứ tung chẳng có sở cứ gì ngoài cảm xúc và đố kỵ. Tôi sẽ chứng tỏ rõ
ràng điều đó trong bài viết này.
Người đời nói “ngọc còn có
vết”, không ai ở trên đời hoàn hảo cả. Tướng Giáp cũng không phải một
ngoại lệ, ông không phải là thần thánh, ông có quyền được khiếm khuyết như
người bình thường. Giờ chúng ta hãy ngắm một loạt các danh tướng nổi danh
mà vẫn không tránh khỏi những điều kém cỏi:
1- Hàn Tín giúp Lưu Bang giành
ngôi cho nhà Hán thống nhất Trung Hoa. Lúc trẻ ông luồn chôn thằng hàng
thịt. Chẳng lẽ ta cứ bảo “đại tướng đánh đông dẹp bắc cái gì, lúc trẻ
không những thua mà còn bị nhục trước một thằng bán thịt tép riu?”
2- Napoleon dù là một hoàng đế
lừng danh đánh dẹp thiên hạ, nhưng sống tại Paris hoa lệ ông vẫn chỉ được
coi là một kẻ thiếu văn hóa ở đảo Corse hoang dợ. Rồi thua trận bị đầy ra
đảo Helen, trên đường đi ông được nhìn thấy một con tàu nhả khói chạy vù
vù. Một bằng chứng tỏ cho ông là người thiển cận vì chính ông đã cậy mình
có sở trường về bộ binh, mà từ chối bản thiết kế tầu thủy của người chế
tạo. Hoàng đế thiên tài ư? Văn hóa thì mọi rợ! Trí tuệ thì thiển cận ngu
dốt! Liệu người đời có nhìn nhận ông như thế không?
3- Tổng thống Lincon được coi
như cha đẻ của nước Mỹ với hai sự nghiệp lớn, giải phóng nô lệ và hiệp
nhất hai miền Nam Bắc. Nhưng ngay trong cái ngày khánh tiết lễ chào mừng
thống nhất vẫn nhiều kẻ ghét ông đến mức cho xơi ngay đạn chì. Liệu ta có
thể đọc phương ngôn “con chó sống còn hơn con sư tử chết” để dè bỉu sự
nghiệp của ông?
4- Giờ đến đại tướng Võ Nguyên
Giáp tại sao lại lấy toàn bộ những gì nước Việt Nam còn chưa làm được cất
lên đầu đại tướng? Vậy còn chúng ta thì sao? “Quốc gia hưng vong thất phu
hữu trách”. Chẳng lẽ 90 triệu dân Việt lại vô can trong tình trạng nghèo
và dốt nát của mình. Nghèo còn tha thứ được. Dốt nát là không chịu học có
xuê xoa bỏ qua cho nhau rồi thấy ai đạt được thành tựu gì cũng chê, ngay
cả Ngô Bảo Châu đạt được giải Fields toán học hàng đầu thế giới cũng chê
là nó chẳng ăn thua?
Văn hào Dostoievski dứt khoát
cho rằng: người vĩ đại như cái cây lớn vươn lên bầu trời. Cây càng vươn
cao đón ánh sáng thì rễ càng chui sâu vào nơi tối tăm để hút nước và dinh
dưỡng đất. Người phương Tây còn dứt khoát rằng “Bóng tối luôn còn ở dưới
chân đèn”. Nghĩa là, dù cây đèn đồng hay bạc, đẹp cỡ nào, thì bóng tối vẫn
ngự ngay dưới chân đèn của nó. Nghĩa bóng của nó là: dù ai vĩ đại đến đâu
vẫn còn bóng khuất tối ngay trong cuộc đời họ.
Triết gia Kant có bàn đến thuật
ngữ “Hoàn hảo tương đối”. Một cái xe đạp chẳng hạn, khi nó lăn bánh tức nó
đã hoàn hảo tương đối. chẳng hạn, nếu thủng săm, hay lệch ghi đông, hay
mất tay phanh sẽ không ai dám đi, cũng như nó không thể lăn bánh. Một khi
nó lăn bánh tức là nó hoàn hảo. Hoàn hảo như một chiếc xe đạp. Nhưng người
ta không thể nói, xe đạp hoàn hảo đã là cái gì, làm sao tiện lợi và đắt
như ô tô, rồi ô tô so với máy bay, máy bay lại so với tầu vũ trụ… Đấy là
lối ù xọe không khoa học.
Khi bàn về tài năng quân sự của
Đại tướng V N Giáp, lại bàn đến sao chịu nhẫn nhục, sao lại lo sinh nở của
đàn bà, sao lại thế nọ rồi lại thế kia… là ấm ớ vớ vẩn, chơi gian. Có một
phương ngôn chắc chắn rằng: “Mọi cái vĩ đại đều phải đặt trên sự cực đoan.
Mọi cái vững chắc thì đặt trên sự bình thường”. Cái diều muốn bay lên thì
phải làm bằng giấy yếu ớt. Hòn gạch chắc chắn thì không bay lên được.
Xã hội loài người chắc chắn
không khoa học và đạo đức bằng xã hội của bầy ong và bầy kiến. Con kiến
biết hợp tác khiêng mồi về tổ, biết chăn nuôi ấu trùng, xã hội ngăn nắp
trật tự và không có tội phạm. Con ong hoạt động theo chức năng. Con truyền
giống suốt ngày bấu lấy ong chúa để sờ soạng tí toáy kiếm chác dục lạc.
Con ong chiến vừa nhìn thấy vật lạ đã lăn xả vào châm đứt cả nọc mà hy
sinh. Như vậy, tổ ong không thể suốt ngày phê bình ong thụ giống là hủ hóa
trụy lạc, còn ca tụng ong chiến là hy sinh quên mình… Con vật dù tinh vi
thế nào thì cũng chẳng bao giờ chúng làm nên lịch sử. Vì theo triết gia
Hegel, loài vật sinh thành và hủy diệt theo lịch trình bất biến tạo hóa an
bài cho chúng.
Chỉ có con người mới có lịch
sử, vì đó không phải thời gian đều đặn trôi mà là biên niên sử với những
dữ kiện thăng trầm của nó. Có một phương ngôn bao trùm của lịch sử rằng:
“Hòa bình chỉ là những trang trắng của lịch sử”. Trong sử Việt Nam, năm
hòa bình chỉ có một dòng: “năm giáp – ất được mùa, hay lũ lụt…” Chiến
tranh có thể nói cách nào đó là “nội dung của lịch sử”, nói chính xác là
“đột biến gien của lịch sử” (tôi xin tự nhắc tôi không phải người cổ xúy
chiến tranh, tôi rất sợ chết và cũng rất yêu sinh mạng của mình. Những
điều tôi nói chỉ cố nhân danh kiến thức chung của nhân loại).
Cuộc Thập tự chinh rất đẫm máu,
thắng thua không rõ, nhưng chính nhờ có nó thế giới mới biết đến thời Phục
Hưng huy hoàng (Phục hưng tức là muốn hồi phục lại những giá trị trước
chiến tranh). Trước thế chiến một và hai, châu Âu rất mâu thuẫn, nhưng sau
đó châu Âu hiệp nhất chưa từng có, thậm chí còn tiêu chung một đồng tiền.
Chủ nghĩa thuộc địa của Pháp tại Việt Nam, vào lúc Việt Nam chỉ là nước
nông nghiệp lạc hậu nhưng đã xây cầu Long Biên lớn bậc nhất thế giới.
Thánh Gandhi nói với dân Ấn Độ rằng: chúng ta chống lại người Anh nhưng không
chống lại thể chế Anh. Nghĩa là, nhờ thể chế Anh mà người Ấn Độ biết đến
khoa học hành chính.
Trong Kinh thánh Chúa Trời nói
với Áp-ra-ham rằng: Hãy lên thành Sô-đôm tìm được mười người công chính,
Chúa Trời sẽ tha cho cả thành. Con người không có công lý, không có lịch
sử, thì khác gì bầy ong, bầy kiến, con cung quăng hay bọ gậy? Muốn có công
lý thì sao?
Tiếng Latin có câu: “Sự đồng ý
của những người thông thái là bằng chứng của chân lý”. Triết gia Hegel
nói: Những người có học, người ta thường ứng xử với sự vật theo bản tính
chung của chúng, nghĩa là theo qui luật chung và giá trị chung. Còn kẻ ít
học thì xử sự theo ý mình một cách lập dị kỳ cục, vì họ ít học nên không
biết làm theo cái chung.
Đánh giá tài năng của Đại tướng
Võ Nguyên Giáp cần phải được dựa trên những tiêu chí chung, tức công lý
chứ không thể theo cảm xúc “bụng”. Giờ hãy đặt câu hỏi, nếu ông không xứng
đáng vị tướng giỏi nhất thế kỷ 20 của Việt Nam thì ai xứng đáng hơn? Nào
xin mời các vị có khả năng đề cử?! Hay là à uôm để rồi muốn ai cũng bằng
mình? Người Trung Quốc có câu “Người quân tử muốn kéo người khác lên ngang
bằng mình. Còn kẻ tiểu nhân luôn mong kéo người khác thấp xuống ngang
mình”. Người Việt mang nặng căn tính nô tài, đến Ngô Bảo Châu thành công
rõ ràng như vậy, nhiều người còn hiềm tị. Than ôi một chín một mười hãy
nên đố kỵ, đằng này chiều cao hòn sỏi cứ đòi đọ đỉnh núi làm gì. Ở đời, đo
người khác bằng thước, thì đến lượt mình mới được đo bằng thước. Đằng
này muốn xí xóa tất cả những người tài thì vị trí của ta sẽ được đặt ở
chỗ nào? Văn mình thành phố là trật tự vì có nhà cao nhà thấp. Còn giá
trị nhà quê là những ngôi nhà sàn sàn nhau nên không cần phân biệt
trật tự. Không phân biệt trật tự, à uôm mọi người bằng mình chính là
nét văn hóa tiểu nông, tiểu trí căn bản của người Việt. Một văn hóa lè
tè như vậy làm sao có thể trao tặng lời khen cho người khác? Có câu:
chê người dễ lắm, ai cũng làm được. Khen người khó lắm vì phải bao
dung hơn hẳn người mới làm được điều đó. Cái trí thì thấp! Cái tâm
không sáng thì sao có thể bàn đến các bậc thiên tài? Theo chữ Conscience
thì kiến thức chính là lương tri. Kiến thức thấp, tiểu trí, sao có thể
có lương tri cao mà bàn tới các việc vĩ mô?
Bao giờ nước ta mới hùng cường
nếu không biết sống theo lẽ công bằng? “Có lý đi khắp thiên hạ. Không có
lý không vượt qua được một bước chân”. Không công bằng như máy bay không
cân làm sao bay? Không đi quá bước chân, không ngóc đầu lên trời, còn bàn
việc lớn làm gì? Chẳng qua khua môi múa mép khoe mẽ tí chút vậy thôi.
Mời các bạn nào biết lẽ công lý
xin trao đổi đến cùng. Cám ơn!
.
NHĐ 16/10/2013
Tác giả gửi cho Nguyễn Tường Thụy's Blog
No comments:
Post a Comment