Tâm 8x
Tác
giả gửi tới Dân Luận
Chủ Nhật, 20/10/2013
Báo Đất Việt (baodatviet.vn)
mới cho đăng tải bài viết với nhan đề “Nỗi đau người Nga và bài học cho Việt
Nam”.
Thú thực, đọc cái tiêu đề, tôi
nhận cái cái mùi định hướng của nó.
Đầu tiên, bài báo dẫn dắt người
đọc bằng câu từ “Ngày càng có nhiều người Nga hoài niệm về thời Liên Xô. Đó là
sự tiếc nuối quá khứ, song cũng là ước vọng cho tương lai”.
Sở dĩ người Nga hoài niệm, vì
nước Xô Viết trước kia là cường quốc về quân sự - kinh tế; nó và với Mỹ được
xem là 2 cực lớn của thế giới; so với nước Nga ngày nay thì đúng là một trời
một vực. Nhưng kéo theo đó, tính “cường quốc” luôn đi kèm với sự độc tài – phi
dân chủ. Chính điều đó đã giết dần – giết mòn Xô Viết – đưa đến việc nước này
sụp đổ mà điển hình là tình trạng tham nhũng hóa – độc tài hóa kinh tế khiến
cho nền kinh tế trở nên phát triển xơ cứng… Vì thế nên mới có chuyện “Lãnh đạo
các xí nghiệp này luôn hoạt động trung thành với nguyên tắc “Tiền thì bao nhiêu
cũng thiếu” và vì thế luôn tìm mọi cách để tăng giá sản phẩm.”
Và khi nghĩ về Việt Nam, tôi
giật mình, sao mà giống thế: Vinashin, EVN, Agribank… “Tiền thì bao nhiêu cũng
thiếu”… - Chính cái nguyên tắc ấy đã khiến cho “‘Thành phần chủ đạo’ của nền
kinh tế đang vắt kiệt sức dân”:
Agribank cũng là một trong
những doanh nghiệp làm ăn bết bát nhất với tỷ lệ nợ xấu luôn dẫn đầu, lên đến
6,14% (báo cáo đến ngày 30/6/2012 - Ngân hàng Nhà nước). Thậm chí, theo thông
tin từ beforeitsnews.com, tính đến hết tháng 8/2013, nợ xấu của Agribank lên
tới 33.500 tỷ đồng, vượt 13,1% so với 29.605 tỷ đồng vốn điều lệ!
là EVN với khoản lỗ tính riêng
cho năm 2010 là 8.416 tỷ đồng, năm 2011 là 8.000 tỷ đồng (lỗ lũy kế đến năm
2010 xấp xỉ 25.000 tỷ đồng). Chỉ sang năm 2012, EVN mới bất ngờ tuyên bố có lãi
thông qua một lộ trình tăng giá điện dày đặc: Năm 2009, giá điện tăng 8,92%;
năm 2010, tăng 6,8%; năm 2011, từ tháng 1-3, tăng 15,3%, tháng 12/2011, giá
điện tăng lần hai 5%; tháng 07/2012, tăng thêm 5%, tháng 12/2012, giá điện tăng
lần hai 5%; và từ 1/08/2013, giá điện tăng 5%.
Viettel - một tập đoàn kinh tế
Nhà nước nhưng được tổ chức và điều hành với đặc thù riêng của quân đội - đang
dính tới không ít khoản đầu tư ngoài ngành - vốn bị xem chính là một trong các
thành phần cấu thành nên “lỗ thủng” cho nhiều Tập đoàn nhà nước - trong lĩnh
vực xây dựng (với Vinaconex), năng lượng (với EVN Quốc tế), tài chính (với Công
ty Tài chính CP Vinaconex), sản xuất-chế biến (với Công ty CP Công nghiệp cao
su Coecco)…
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex) lại “chơi chiêu” với các cơ quan quản lý và người tiêu dùng. Theo
báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2013 của tập đoàn này, 6 tháng đầu năm, lợi
nhuận hợp nhất trước thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 898 tỷ đồng. Lãi lớn, nhưng
liên tục phát ra thị trường thông điệp thua lỗ, lãi ít, kể khổ để tiện bề tăng
giá xăng dầu tùy hứng.
EVN tăng giá bán điện trung
bình 2 năm /lần, Petrolimex tăng giá bán xăng 5 lần chỉ trong vòng 3 tháng năm
2013, Viettel/MobiFone/Vinaphone tăng cước 3G 2 lần trong 6 tháng... với lý do
bù lỗ trước đó!
Vì thế, khi nhớ đến lời ông
Nguyễn Hạnh Phúc (chủ nhiệm Văn phòng – người phát ngôn của Quốc hội) tái khẳng
định: Dù tập đoàn nhà nước, kinh tế nhà nước có làm ăn bê bết kiểu nào thì
“đương nhiên kinh tế nhà nước phải chủ đạo chứ không thể giao cho tư nhân được”
trong cuộc họp báo về kỳ họp Quốc hội thứ sáu, chiều 17/10 thì cảm giác đắng
ngắt – Quan thế đấy – Đại diện phát ngôn của Quốc hội (cơ quan quyền lực nhất
của nhà nước – tập trung đại biểu của nhân dân) là thế đấy – Hỏi sao dân không
cơ khổ???.
Thứ hai là, bài học nào cho Việt
Nam? – Ý bài báo là gì? Là phủ định các tiến triển trong phong trào dân chủ
hiện nay ở nước ta (trongd dó có sự thay đổi Hiến pháp, luật đất đai...??) với
đe dọa ngầm “nếu đòi dân chủ, đòi lật đổ ĐCS VN thì chắc chắc sẽ đưa Việt Nam
đi vào “bờ vực của một cuộc nội chiến” và chắc chắc sau này nhiều người sẽ nuối
tiếc hoài niệm!
Nga – Xô Viết thời kỳ đó còn
làm được “cường quốc” – điều này tạo ra sự “hoài niệm” – vì so với Nga bây giờ,
thì tính chính trị - kinh tế của Xô Viết hơn hẳn. Nhưng còn Việt Nam ta, sau
công lao thống nhất quốc gia thì đến nay nền kinh tế chúng ta có được như thế
hay không? Nó nằm đâu trong bản đồ kinh tế thế giới?
Lại nói, Nga – Xô Viết từng là
“cường quốc”, nhưng nó chỉ dừng ở một thời kỳ nhất định, quan trọng là càng về
sau đó thì Xô Viết càng tụt hậu để rồi cuối cùng bị phân rã về mặt lãnh thổ. Sự
phân rã này là tất yếu, vì bản chất nó không bắt nguồn từ bên ngoài mà nó nằm
trong chính cái thể chế - chính trị sai lầm dẫn đến tê liệt nền kinh tế, khoa
học, văn hóa lẫn xã hội. Chính di chứng này đã trải dài qua hàng chục năm – và
nước Nga hiện tại đang cố gắng khắc phục hậu quả mà Xô Viết để lại.
Do thế, nếu người dân nước Nga được khảo sát mà kết quả trên 50% hoài
niệm về Xô Viết thì không có gì là lạ. Nhưng hoài niệm chứ không phải là muốn
quay trở lại thời Xô Viết (do thế mà ĐCS Nga chưa bao giờ đạt đủ phiếu để nắm
quyền từ sau hậu Xô Viết cả). Và cũng như thế, Ukraina gần đây cũng tổ chức
trưng cầu dân ý về cấm đảng Cộng sản. Giống như Việt Nam, nhiều người có thể
hoài niệm về thời bao cấp, nhưng nói họ về lại thời kỳ đó sống thì KHÔNG BAO
GIỜ.
Lại nghĩ về Việt Nam, từ sau
khi thống nhất quốc gia đến nay – tài nguyên thiên nhiên bị vơ vét đến cạn kiệt
– nền giáo dục ngày yếu kém – văn hóa thì suy đồi – xã hội thì hỗn loạn. Cái
chính trị mà nhiều ông/ bà lãnh đạo hay đề cao rằng nó “ổn định” thực ra lại là
sự “bất ổn định” – bất ổn định ở mọi khía cạnh, nó chỉ ổn định ở vị trí ghế
ngồi và sự lãnh đạo của ĐCS – là sự ổn định cướp đất của dân – là sự ổn định
của lạm dụng quyền lực ở tất cả các vị trí mà công-nhân viên nhà nước đang ngồi
(từ cấp cơ sở đến TW) và tất nhiên không thể không nhắc đến sự kiềm tỏa bởi lực
lượng an ninh – quân đội.
Do vậy, bài học cho Việt Nam là
gì, thưa quý tòa soạn – Báo Đất Việt?
Riêng tôi, tôi cho rằng, bài
học cho Việt Nam (người Việt Nam) bây giờ là: Hãy tập hợp lại – Thay đổi cái
chế độ này, trước khi Đảng CS phá nát đất nước. Đừng để tương lai đất nước như
Liên Bang Nga bây giờ: Phải mất hàng thập kỷ khắc phục hậu quả do Đảng CS mang
lại.
No comments:
Post a Comment