Asia
News | 19/10/2013
Bản dịch của Lê Thiên
Hà (Defend the Defenders)
Posted
on October 20, 2013 by VNHRDs
Hà
Nội ( AsiaNews) – Khác xa với việc trở những “công cụ pháp lý” để đảm bảo cho
tự do tín ngưỡng, những chuẩn mực mà nhà cầm quyền cộng sản áp dụng trong mấy
năm gần đây liên quan đến vấn đề thờ phượng đã trở thành một công cụ đàn áp,
buộc các tín hữu và cả cộng đồng phải lệ thuộc và phục tùng nhà nước. Thực tế
này đã được nêu bật trong bản Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo tôn giáo ở
Việt Nam – soạn thảo đầu tháng 10 và được Eglise d’Asie (EDA) công bố – phê
phán mạnh mẽ các chuẩn mực tôn giáo có hiệu lực từ năm 2004 và việc thực hiện
Nghị định 92 năm 2012. Bản tuyên bố được soạn thảo và ký bởi một nhóm gồm các
phật tử Phật giáo Hoà Hảo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Cao Đài, các
mục sư Tin Lành và các linh mục Công giáo. Bản tuyên bố nhằm vào các quan chức
chính phủ ở Hà Nội, Quốc hội, các nhân sỹ, trí thức Việt Nam trong và ngoài
nước, cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền lớn trên thế giới.
Thông
qua bản Tuyên bố – vốn được soạn thảo một cách kịp thời và cẩn trọng – những
người kiến nghị cho thấy cái cách mà hai văn bản, khác xa với việc bảo vệ tự do
tin ngưỡng, đã chứng tỏ là những “công cụ” trong tay nhà nước và Đảng Cộng sản
để kiểm soát giáo dân và sự thực hành thờ phượng. Đây là một sự phê phán mà cả
phong trào Phật giáo lẫn các thành viên của Giáo hội Công giáo Việt Nam đều đã
bày tỏ trong một số dịp.
Đối
với các nhà lãnh đạo tôn giáo, Đảng và chế độ cộng sản coi tôn giáo và thế giới
tâm linh là “kẻ thù số một “ và vẫn tiếp tục chống lại, sử dụng “bạo lực” hoặc
những luật lệ mang bản chất hành chính và trừng phạt. Đây là môt yếu tố có thể
tìm thấy ở Việt Nam, trong các văn bản pháp luật năm 2004 và năm 2012 về thực
hành tôn giáo.
Đặc
biệt, những quy định mới nhất lại ràng buộc giáo dân và cộng động tôn giáo về
địa vị pháp lý, nhân sự, hoạt động, hàng hoá và các quan hệ với nước ngoài. Mỗi
hành vi vi phạm đều bị trừng phạt bằng bạo lực, như đã từng xẩy ra một số lần
thời gian gần đây đối với các tổ chức Phật giáo hay các nhóm Tin lành và Công
giáo, qua các vụ bắt bớ, bắt cóc, giam giữ, hay các chiến dịch bôi nhọ trên báo
chí (xem cuộc tấn công trong mấy tuần gần đây nhằm vào Giáo phận Vinh).
Chính
quyền muốn sử dụng giáo hội và các tổ chức tôn giáo như là “công cụ” để phục vụ
chế độ hay để che dấu những vấn đề và bất cấp vốn là đặc trưng của xã hội Việt
Nam. Đồng thời, các lãnh đạo tôn giáo bổ sung, để ngăn chặn việc giải phóng tôn
giáo thực sự khỏi nhà nước, một trong những điều kiện cần thiết cho việc xây
dựng một “nhà nước dân chủ đích thực”. Quyền tự do tín ngưỡng được Hiến pháp
bảo hộ, vì thế “những luật lệ đặc biệt” liên quan đến hoạt động thờ phượng như
đang diễn ra hiện nay là không hợp pháp. Điều đó giải thích tại sao, Tuyên bố
kết luận, một sự “tự do” đích thực và sự “độc lập” trong hành động là cần
thiết, cũng như cơ hội thuyết giảng kinh thánh mà không bị cản trở và hạn chế,
quyền sở hữu đầy đủ đối với tất cả tài sản và sự bồi hoàn các “tài sản vật chất
và tinh thần” đã bị tước đoạt một cách bất hợp pháp. Điều này cũng bao gồm cả
những người đã bị bắt và bị kết án tù vì đấu tranh cho “tự do tôn giáo, dân chủ
và nhân quyền”.
Nguồn: Asia
News
No comments:
Post a Comment