Mặc Lâm,
biên tập viên RFA
2013-10-19
2013-10-19
Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Việt Nam trong khi quốc
tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa chấm dứt nhưng hai phía Việt-Trung cũng
đạt được thỏa thuận về nhiều phương điện kinh tế và chính trị qua tuyến bố
chung của hai nước.
Mặc Lâm phỏng vấn TS kinh tế Phạm Chí Dũng để tìm
hiểu thêm những chi tiết quan trọng bên trong bản tuyên bố chung này.
Xu hướng xem thường dư luận
Mặc
Lâm: Trong một thời gan dài vì ngần ngại dư luận trong
nước Việt Nam không công bố những ngôn từ như “Láng giềng hữu nghị, hợp tác
toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “Láng giềng tốt,
bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. (16 chữ vàng, 4 tốt)... tuy nhiên VN đã
công khai lập lại nhóm từ này trong tuyên bố chung giữa hai thủ tướng VN và TQ
vừa mới ký xong. Phải chăng đã đến thời điểm mà Hà Nội không còn xem dư luận là
quan trọng nữa?
TS
Phạm Chí Dũng: Tôi cũng có nhận xét như vậy. Tôi chú ý đến một điều
là từ giữa hai năm 2011 đến gần giữa năm 2013 thì 16 chữ vàng và 4 tốt gần như
mờ nhạt và biến mất trong khẩu ngữ quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung
Quốc. Trước đó hàng loạt động tác gây hấn của Trung Quốc trong khu vực biển
Đông đã gây bức xúc trong dân chúng Việt Nam và đã tạo ra 11 cuộc biểu tình vào
giữa năm 2011. Trong suốt hai năm từ 2011 đến 2013 lãnh đạo và giới quân
sự Trung Quốc đã liên tục gây sức ép buộc Việt Nam phải nhân nhượng về một số
vấn đề chủ quyền biển kể cả những vấn đề thuộc về chính trị. Trước sự gây hấn
đó lãnh đạo Việt Nam đã làm gì?
Tôi cho là có một sự xem thường dư luận nhất định
trong giới lãnh đạo Việt Nam và xu hướng xem thường dư luận này ngày càng rõ
hơn. Tại vì sau nhiều hành động gây ấn của Trung Quốc như là đưa hàng ngàn tàu
cá, tàu hải giám xâm phạm vùng biển Trường Sa của Việt Nam, những hành động như
bắn đuổi ngư dân Việt Nam, bắt và đâm hòng tàu cá của ngư dân kể cả phá hoại
tàu khảo sát của Việt Nam rồi diễn ra 11 cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại
Hà Nội... sau đó lãnh đạo Việt Nam xem như là không có vấn đề gì và thực tế cho
tới nay vẫn xem như thế sau khi đã ra hai tuyên bố chung.
Giới lãnh đạo cũng bỏ qua kiến nghị của các cán bộ,
đảng viên đặc biệt là những cán bộ lão thành cách mạng như là ông Nguyễn Trọng
Vình. Ông Vĩnh là cựu thiếu tướng quân đội và cũng là cựu đại sứ Việt Nam tại
Trung Quốc và là một người rất có uy tín trong quân đội và trong giới
ngoại giao. Việt Nam đã không những xem thường dư luận mà còn có xu hướng,
chiều hướng càng ngày càng xem thường dư luận hơn.
Mặc
Lâm: Trong tuyên bố chung hình như mọi cụm từ thuộc lĩnh
vực nhà nước như: công an, an ninh, tình báo, quốc phòng, báo chí, tuyên
giáo... đều thoải mái mang ra hết cho thấy VN đã mở hết gan ruột ra để hợp tác
với TQ. Điều này có ý nghĩa thế nào?
TS
Phạm Chí Dũng: Riêng cá nhân tôi thì tôi không cho rằng lãnh đạo
Việt Nam dám mở hết gan ruột để đối tác với Trung Quốc lần này bởi hai lý do.
Một là vẫn còn nhiều người trong giới lãnh đạo Việt Nam e ngại tâm địa sâu xa
thâm hiểm của Trung Quốc. Hai nữa dù có muốn mở hết gan ruột thì họ vẫn e ngại
sự phản ứng của dư luận trong nước. Sự phản ứng này từ năm 2011 đến năm 2013 đã
cho thấy không chỉ là 11 cuộc biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn mà còn rất nhiều
trí thức và tướng lĩnh đã ký tên kiến nghị với lãnh đạo nhà nước cần hết sức
thận trọng trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Ngoài ra nó còn có thâm ý như thế này: hiện nay dư
luận nhắm vào chuyến đi của thủ tướng Lý Khắc Cường và cho là có thể tác động
tích cực đến một nhóm lãnh đạo có xu hướng thân thiện với Trung Quốc và do đó
có thể làm giảm sức ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây đối với một nhóm lãnh đạo khác
có thể thân thiện với Mỹ và phương Tây.
Những từ ngữ mà anh vừa đặt ra như công an, an ninh,
quốc phòng, tuyên giáo...thật ra những từ ngữ này là quá trình đã diễn ra từ
khoảng gần giữa năm tới nay. Chẳng hạn như chuyến đi của Trưởng ban Tuyên giáo
Trung ương Đinh Thế Huynh đến Trung Quốc hợp tác với Ban Tuyên giáo Trung ương
của Trung Quốc. Chuyến đi của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng Việt Nam hợp tác về quốc phòng với Bộ Quốc phòng Trung Quốc và một số
hoạt động khác về hợp tác an ninh giữa ngành công an Việt Nam và công an Trung
Quốc.
Thực ra vấn đề quốc phòng Việt - Trung vẫn chỉ hợp
tác ở mức độ bình thường mà thôi và chưa có gì gọi là mở gan mở ruột ra vì họ
vẫn đang thăm dò lẫn nhau. Có điều là Việt Nam và Trung Quốc đang thiên về hợp
tác an ninh đối nội vì hiện nay bối cảnh của hai nước đang phải đối mặt với làn
sóng dân chủ, nhân quyền và những phản ứng xã hội diện rộng và sâu đang dâng
lên, do đó họ thấy cần phải xiết chặt an ninh và đỉnh cao là không khí an ninh
đối nội.
Bất lợi kinh tế cho VN
Mặc
Lâm: Là một TS kinh tế ông có đồng ý qua tuyên bố chung
này VN và TQ có được thế lưỡng lợi trong những hợp đồng xuất nhập khẩu hay
không?
TS
Phạm Chí Dũng: Việc Việt Nam có thể hưởng lợi trong cái thế tương
đương với Trung Quốc là điều không tưởng, ít nhất cho tới thời điểm hiện nay.
Một điều đơn giản như thế này: chúng ta căn cứ vào tình hình nhập siêu thì mới
8 tháng đầu năm 2013 mà Việt Nam đã nhập siêu gần 15 tỷ đô la của Trung Quốc
rồi, trong khi vào năm 2002 thì nhập siêu lúc đó chỉ 1 tỷ rưỡi đô la. Sau 10
năm giá trị nhập siêu tăng 10 lần điều đó cho thấy một sự bất cân xứng rất lớn
trong quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Về mặt kinh tế, kim ngạch song phương càng tăng,
nhập siêu càng lớn và càng bất lợi cho Việt Nam. Việc quan hệ song phương như
thế này và nhập siêu với Trung Quốc không có lợi cho Việt Nam. Cộng với hiện
trạng Trung Quốc đang lũng đoạn thị trường Việt Nam, hàng hóa tràn ngập kể cả
hàng hóa độc hại chèn ép hàng hóa Việt Nam. Dư luận cũng đang nói tới điều hiểm
ác của Trung Quốc đó là đã thông qua thương lái để phá hoại kinh tế của Việt Nam.
Mặc
Lâm: Cũng trong lĩnh vực kinh tế nhưng liên quan rất sâu
tới chinh trị, đó là sự nguy hiểm được gọi là hợp tác trên biển mà nhiều người
đã cảnh báo. Tại sao Trung Quốc lại cần tới sự hợp tác này của Việt Nam khi họ
đã có sẵn phương tiện, tiền bạc? Phải chăng Việt Nam đem chủ quyền của mình ra
để hợp tác?
TS
Phạm Chí Dũng: Trung Quốc muốn hợp tác với Việt Nam thì tất nhiên
có một điều gì đó hơi phi lý, trừ khi họ có ý đồ chính trị. Sự có mặt ngày càng
đông và rộng của người Trung Quốc trong việc hợp tác ở một số khu vực, một số
dự án chắc chắn sẽ làm giảm hình ảnh chủ quyền của Việt Nam.
Theo tôi đối với lãnh đạo Việt Nam thì có lẽ chưa
tới mức họ đem chủ quyền ra để mà hợp tác, nhưng cũng không loại trừ vấn đề này
bời hiện nay các nguồn tài nguyên ở Việt Nam đã gần như cạn kiệt.
Tôi cũng muốn đề cập là nếu có hợp tác với Trung
Quốc thì tất cả sự hợp tác không phải chỉ dựa trên sự chủ quan duy ý chí của
một nhóm cá nhân, một nhóm quyền lực không đại diện cho toàn bộ dân chúng, mà
toàn bộ sự hợp tác phải dựa trên cơ sở Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm
1982 vì đây là một văn bản pháp lý có tính công bằng nhất. Khi dựa vào công ước
này thì Việt Nam sẽ có lợi thế tương đối so với Trung Quốc, còn nếu không thì
VIệt Nam chắc chắn sẽ bị phụ thuộc vào Trung Quốc với các dự án khai thác dầu
khí kể cả cảng quân sự và sau đó chắc chắn khó thoát khỏi sự ràng buộc lệ thuộc
vào lãnh thổ kể cả dân tộc đối với Trung Quốc.
Mặc
Lâm: Xin cám ơn TS Phạm Chí Dũng về cuộc phỏng vấn này.
---------------------------------------
BÀI
LIÊN QUAN :
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - 19/10/2013
No comments:
Post a Comment